Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tham luận đổi mới PP GD và NCCL GD truong THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.78 KB, 7 trang )

Trường THCS Lạc An
PHÒNG GD&ĐT TÂN UYÊN
TRƯỜNG THCS LẠC AN
TỔ XÃ HỘI
Tham Luận
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở NHÀ TRƯỜNG
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Thuận lợi:
- Trong công tác chỉ đạo dạy học của nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo Phòng GD Tân Uyên.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập đang từng bước được cải thiện.
- Sự giúp đỡ về nhiều mặt của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức khác đối với
công tác dạy và học.
- Đội ngũ giáo viên không ngừng tự nổ lực nghiêng cứu, tìm tòi, học hỏi cũng như cùng
nhau trau đổi nhằm nâng cao khả năng vận dụng phương pháp dạy học tích cực.
2. Khó khăn:
- Trường đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa của Huyện, mà đa số các xã có điều kiện
kinh tế văn hoá xã hội khó khăn, trình độ dân trí thấp không đồng đều, ảnh hưởng tới tư duy và nếp
nghĩ của nhân dân đối với việc dạy học của nhà trường.
- Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường chưa đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của
việc áp dụng những công nghệ tiên tiến vào quá trình dạy và học.
- Chất lượng đầu vào thấp, thực tế không thể kiểm tra và chọn lựa đầu vào, nên tính
thích nghi của học sinh khi được đặt vào vị trí chủ động chưa cao.
- Lương của giáo viên còn thấp không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của giáo viên, chế
độ khác ít và không chi trả kịp thời nên giáo viên chưa chuyên tâm vào công việc chính và đầu tư chi
phí cho việc ứng dụng công nghệ phục vụ giảng dạy.
Phân tích nguyên nhân:
a. Chất lượng đầu vào.
Đa số những học sinh xuất sắc ở tiểu học ở địa bàn và lân cận có điều kiện thì hầu


hết đã đăng ký vào những trường trung tâm, hoặc chuyển sang tỉnh Đồng Nai, Thành Phố... chỉ có
rất ít em do hoàn cảnh khó khăn mới học tại trường, do đó chất lượng mũi nhọn của nhà trường rất
hạn chế, tính thích nghi của học sinh chưa tốt.
Tham luận Tổ xã hội
Trang1
Trường THCS Lạc An
b. Chất lượng đội ngũ giáo viên:
Bên cạnh những giáo viên giỏi, hăng say công tác còn tồn tại một số giáo viên có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Một số giáo viên có biểu hiện chủ quan, ngại
đổi mới.
c. Việc chỉ đạo quá trình dạy học:
- Nền nếp dạy học được duy trì , nhưng chưa đều khắp ở tất cả các giáo viên, vẫn còn
một số ngại khó, làm chưa thực chất, còn có tính đối phó, hình thức. Cán bộ quản lý còn e ngại, nể
nang, có nhắc nhở nhưng chưa đôn đốc, uốn nắn một cách kiên quyết.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dựng giáo án điện tử được thực hiện
tương đối tốt nhưng chưa đồng đều, chủ yếu là thử nghiệm, trao đổi kinh nghiệm, chưa thực sự được
sử dụng như một công cụ thực thụ và thường xuyên của giáo viên.
- Phần lớn học sinh chưa chăm học, đáng chú ý là số học sinh này có phương pháp
học tập thụ động, ỷ lại, không chịu khó suy nghĩ, về nhà ít hoặc không học bài và làm bài tập. Thói
quen này có nguyên nhân do không ít giáo viên có tư tưởng thành tích, đánh giá không đúng với
trình độ của học sinh. Điều đó làm ảnh hưởng đến thái độ ngại đổi mới của giáo viên, và việc khó
thích nghi với những phương pháp đổi mới cách học ở học sinh.
- Thực tế số học sinh đang trong tình trạng mất căn bản, rổng kiến thức từ những lớp
dưới ảnh hưởng không nhỏ đến chương trình dạy học. Giáo viên thường xuyên phải vừa dạy vừa
phụ đạo kiến thức cũ nên ảnh hưởng nhiều điều kiện thay đổi phương pháp dạy của giáo viên. Đồng
thời việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém chưa được thực hiện thường xuyên
liên tục, do quá ít giáo viên.
Tuy vậy trong sự cố gắng của tập thể bộ môn, tổ chuyên môn. Qua quá trình thực
nghiệm phương pháp dạy mới, tôi có nhận định như sau:
a. Về thực tế áp dụng phương pháp dạy và học mới.

- Hầu hết giáo viên hiểu rỏ việc đổi mới phương pháp giáo dục với việc nâng cao
chất lương giáo dục. Coi học sinh là trung tâm của quá trình giáo dục. Tính chủ động của học sinh
dần được nâng cao qua việc tổ chức cho các em làm việc nhóm, tự phát hiện kiến thức,...
- Giáo viên trong tổ và bộ môn đều cố gắng dần làm quen với việc áp dụng phương
pháp dạy học mới với sự hổ trợ đắt lực của máy vi tính và những thiết bị dạy học hiện đại làm cho
tiết học sinh động, trực quan hơn, giúp học sinh dể hình dung kiến thức và ghi nhớ bài học lâu hơn.
b. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm:
- Năng lực tổ chức làm việc nhóm cho học sinh thường dừng lại ở việc thảo luận
nhóm, việc lập lại nhiều lần sẽ gây mất hứng thú và việc ỷ lại của một số học sinh lười biếng trong
nhóm. Không có quy chế để học sinh trong nhóm tự đánh giá nhóm học của mình, đánh giá từng học
sinh tham gia vào việc giải quyết vấn đề chung.
Tham luận Tổ xã hội
Trang2
Trường THCS Lạc An
- Việc ứng dụng công nghệ mới vào dạy học đòi hỏi ở người giáo viên có trình độ
nhất định về thao tát trên thiết bị, điều này còn quá mới mẽ, làm giảm nhiều tự tin của giáo viên khi
đứng lớp. Nhưng điều kiện để giáo viên nên cao bản thân gặp phải những vướn mắc như phần trên
đã phân tích.
c. Về kiểm định chất lượng.
- Trên thực tế việc đổi mới phương pháp giáo dục ở Nhà trường, dù được quan tâm
và chỉ đạo sát xao nhưng việc thực hiện ở diện rộng chưa được đồng đều, chủ yếu vướn mắt ở
những nguyên nhân chủ quan như đã phân tích. Nên việc đánh giá chất lượng chung còn nhiều điểm
khó ở thời gian hiện tại.
- Tuy nhiên không phủ nhận việc cần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong
điều kiện phát triển của đời sống, kinh tế xã hội là vô cùng thiết và cấp bách.
Qua đó tôi nhận thấy có một số vấn đề đặt ra là:
1. Cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ công nhân viên
trong trường về việc cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Kiện toàn bộ máy quản lý,
bộ phận chuyên môn trong nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học của người quản


2. Tăng cường xây dựng và củng cố nền nếp dạy học. Phát huy ưu điểm dạy và học
bằng phương pháp mới.
3. Đổi mới phương pháp học của học sinh.
4.Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm phát
huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những điểm yếu đã phân tích ở trên để nâng cao chất
lượng dạy học ở trường THPT.
II . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
THCS LẠC AN
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên về sự cần
thiết phải đổi mới phương pháp dạy học. Kiện toàn hoạt động của các tổ chuyên môn trong
nhà trường, tổ chức lao động một cách khoa học dưới sự điều hành, chỉ đạo của người cán bộ
quản lý.
Để có thể thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trước
hết phải tạo được trong tập thể sư phạm nhà trường một môi trường đoàn kết với tinh thần hăng hái
và ý chí quyết tâm cao .
Tham luận Tổ xã hội
Trang3
Trường THCS Lạc An
a - Tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các văn kiện, nghị quyết của
Đảng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, làm cho mọi người nắm vững và thấm nhuần
quan điểm của Đảng về vấn đề giáo dục.
b- Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản pháp
quy, hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo làm cho toàn thể cán bộ giáo viên thấy rõ thực trạng,
những ưu điểm to lớn cũng như những yếu kém cần phải khắc phục hiện nay.
c- Phân tích rõ thực trạng của nhà trường, khẳng định vai trò quan trọng của nhà
trường đối với sự phát triển của địa phương.
Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ chính của nhà trường mà cốt
lõi là hoạt động dạy và học. Để đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thì cần
thiết phải có bộ máy chuyên môn vận hành đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, cùng hướng tới mục tiêu

chung.
Việc phân công, sắp xếp bộ máy đòi hỏi thể hiện dân chủ và tinh thần trách nhiệm cao.
Để chỉ đạo hoạt động dạy tốt, học tốt thì người lãnh đạo phải là người có năng lực
chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu ngoài ra còn phải nắm vững cơ sở lý
luận của công tác quản lý.
2. Tăng cường xây dựng, củng cố nền nếp dạy học, phát huy ưu điểm day và học bằng
phương pháp mới
Xây dựng nền nếp dạy học là xây dựng tập thể nhà trường có ý thức tự giác và tự quản,
có tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm trong tập thể. Hình thành thói quen làm
việc có tổ chức, có kỷ luật, làm việc theo pháp luật và nội quy, tạo ra nền nếp kỷ cương trong nhà
trường làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học.Để chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học cần
làm tốt các công việc sau:
2.1 Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng và hoàn thiện các nội quy của
nhà trường, thực hiện một cách có nền nếp và đồng đều ở các bộ phận.
Ngay từ đầu năm học, học sinh được học các nội quy, quy định của nhà trường đối với
mỗi học sinh và nhiệm vụ của học sinh THCS. Các giáo viên chủ nhiệm tổ chức đội ngũ cán bộ lớp
duy trì nền nếp sinh hoạt và học tập của lớp mình.
2.2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện nền nếp chuyên môn
- Tổ chuyên môn làm nhiệm vụ phân công giảng dạy một cách hợp lý, phát huy cao
nhất năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần / tháng có
hiệu quả, thường xuyên cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt:
+ Rút kinh nghiệm các giờ dạy, thiết kế giáo án dạy các bài khó trong chương trình.
+ Sinh hoạt theo chuyên đề mà giáo viên đã đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm,
phương pháp chuẩn bị và dạy tốt, hay và mới…
Tham luận Tổ xã hội
Trang4
Trường THCS Lạc An
2.3. Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học:
a. Kiểm tra đánh giá phương pháo dạy của giáo viên do Ban giám hiệu và các tổ
chuyên môn tiến hành:

- Kiểm tra thường xuyên và đột xuất các hoạt động sư phạm của giáo viên: Giảng dạy
trên lớp, soạn bài, chấm trả bài, ghi sổ đầu bài…
- Kết quả các đợt kiểm tra được công bố kịp thời, những sai sót được yêu cầu sửa
chữa và khắc phục ngay sau khi phát hiện. Những ưu điểm cần đươc đánh giá đúng và nhân rộng,...
b. Kiểm tra đánh giá phương pháp và thái độ học tập của học sinh chủ yếu do Đội
TNTP đảm nhiệm:
- Ban Chỉ huy Liên đội trường tổ chức các đoàn kiểm tra bao gồm các uỷ viên Ban
chấp hành, các bí thư chi đoàn, đội thanh niên kiểm tra phân công kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra
việc thực hiện nền nếp của các lớp hàng ngày.
- Kịp thời phát hiện những gương sáng học tập để nêu gương và nhân giống, đồng
thời giúp giáo viên nắm bắt tốt hơn về tâm lý cũng như năng lực học sinh mà vận dụng tốt hơn trong
qua trình dạy học của mình.
3. Đổi mới phương pháp học tập của học sinh:
a. Tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh. Thường là học sinh rất lúng túng
trong khi xác định phương pháp học tập cho mình. Cần phải chỉ rõ cho học sinh 2 nội dung quan
trọng trong phương pháp học tập.
- Phương pháp học tập trên lớp: cần phải tập trung cao độ vào việc nghe giảng để hiểu
rõ nội dung bài, mạnh dạn tham gia xây dựng bài, không nên quá tập trung vào việc ghi bài mà việc
nghe giảng bị gián đoạn dẫn đến không hiểu bài (nhiều học sinh chỉ ra sức ghi chép bài mà không
chú ý phần giảng giải của giáo viên).
- Phương pháp học tập ở nhà: Có 2 bước quan trọng:
+ Bước 1: Xem lại bài giảng trên lớp, tìm hiểu rõ nội dung và nhớ nội dung cơ bản
của bài học.
+ Bước 2: Vận dụng nội dung ấy để trả lời câu hỏi cuối sách giáo khoa, làm các bài
tập trong sách giáo khoa, sách bài tập rồi đến các bài trong sách nâng cao nếu có khả năng và nhu
cầu.
- Các em học sinh giỏi thực hiện rất tốt hai nội dung trên của phương pháp học tập đặc
biệt chú trọng phương pháp học ở nhà. Các em học sinh kém thường bỏ qua việc học ở nhà, hoặc
học bài ở nhà thì bỏ qua bước 1, dẫn đến nắm kiến thức một cách hời hợt, không bản chất. Việc vận
dụng kiến thức để trả lời câu hỏi và làm bài tập khiến cho việc hiểu bài phiến diện , lệch lạc và

chóng quên.
Tham luận Tổ xã hội
Trang5

×