Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Chuyên đề 4 : Tìm hiểu việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng trong nông nghiệp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.03 KB, 29 trang )


CHUYÊN ĐỀ 4:
Tìm hiểu việc sử dụng chất kích
thích sinh trưởng trong nông
nghiệp

Clenbuterol

Danh pháp: 4-Amino-alpha-[(tert-
butylamino)methyl]-3,5-dichlorobenzyl
alcohol hydrochloride (IUPAC)
Cấu trúc:

Cấu tạo phân tử: C12H9OCL3
Trọng lượng phân tử: 313.65
Nhiệt độ nóng chảy: 174 – 175.5
º
C
Hình dạng: bột tinh thể nhỏ không màu
Tính tan: tan nhiều trong nước và rượu, ít
tan trong Chloroform, không tan trong
Benzen.

Clenbuterol là một chất thuộc nhóm
Beta agonist có tác dụng giãn phế quản,
giãn cơ trơn ở cuống phổi (được sử dụng
để điều trị bệnh về phổi), điều khiển các
chất dinh dưỡng hướng tới mô cơ, tăng
sinh quá trình tổng hợp protein để tích lũy
nạc và giảm tích lũy mỡ trong cơ thể.


Trong mạch máu: Clenbuterol kết hợp
với Gs-protein làm tăng hoạt động cAMP,
cAMP làm hoạt động cAMP-dependent
protein kinase (PK-A) dẫn đến lượng Ca
++

đi vào tế bào tăng lên ảnh hưởng đến
màng cơ tim, làm tăng nhịp tim


Trong phổi: Clenbuterol được hoạt hóa ở
phế nang, Clenbuterol làm tăng sự hoạt
hóa glycogen ở gan và tụy, ảnh hưởng tới
glucose trong huyết tương.
Trong thận: Clenbuterol kích thích tạo ra
aldosterone ở vỏ thượng thận

Trong một thí nghiệm trên gia súc, khi
được cho uống, tiêm bắp và tiêm ven
bằng
14
C-clenbuterol thì có sự đào thải qua
nước tiểu (50 – 80% của liều sử dụng);
qua phân (5 – 30% của liều sử dụng). Có
sự đào thải qua sữa (0.9 -3% liều sử
dụng) một cách điều đặng sau khi sử
dụng 4 đến 15 ngày


Nhưng sự chưa tiêu hóa hết của các

chất này trong các sản phẩm chăn nuôi
gây những rối loạn chức năng tim và phổi
như tim đạp nhanh, run cơ, đau đầu, buồn
nôn
Ngoài ảnh hưởng nói trên, chưa có tài
liệu khoa học nào nói chất Clenbuterol
cũng như dư lượng của chúng trong sản
phẩm chăn nuôi gây ung thư cho người.
Clenbuterol bị cấm sử dụng trên toàn thế
giới.


Tác hại đối với người sử dụng:
Những năm cuối của thập kỷ 1980 và
thập kỷ 1990, người ta phát hiện ra sự tồn
dư Clenbuterol trong thịt và phủ tạng, đặc
biệt là gan, của những thú được nuôi
bằng thực phẩm có chứa Clenbuterol đã
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu thụ,
đôi khi có thể gây ngộ độc cấp tính. Đã có
nhiều báo cáo về các trường hợp ngộ độc
trên người sau khi tiêu thụ gan kể cả thịt
nhiễm các chất tồn dư như Clenbuterol


Năm 1995, ở Italy có 16 người ngộ độc
sau khi ăn thịt bò chứa Clenbuterol. Trước
đó, ở Pháp có 22 bệnh nhân bị run cơ
bắp, đau đầu, tim đập nhanh trong cùng
một ngày sau khi ăn thịt bê chứa chất này.

Trung Quốc cũng đã có hàng nghìn người
dân ngộ độc vì Clenbuterol.

Trong một trường hợp ngộ độc trên người do ăn
phải gan bê có tồn dư Clenbuterol (nồng độ
500ppb) tại Tây Ban Nha vào năm 1997, bác sỹ
Bilbao Gary và các cộng sự thuộc bệnh viện
Mostoles, Madrid, đã ghi nhận sau khi ăn phải
gan bê bệnh nhân xuất hện các triệu chứng như
run cơ, tim đập nhanh, khó thở, hồi hộp, choáng
váng, căng thẳng thần kinh, buồn nôn và đôi khi
ngứa. Thời gian xuất hiện triệu chứng tùy bệnh
nhân, từ 30 phút đến 2 giờ. Sau 72 giờ thì đa số
các bệnh nhân không còn các triệu chứng trên.
Một số còn các triệu chứng nhẹ như nhức đầu,
đau cơ, mệt mỏi và kém ăn.

Theo báo cáo của một bác sỹ thuộc Trung
Tâm Phân Tích Độc Chất Thú Y Lyons ở
miền nam nước Pháp, những người ăn
phải thực phẩm có chứa Clenbuterol
thường xuất hiện các triệu chứng ngộ độc
trong thời giantừ 30 đến 360 phút, trung
bình khoảng 101 phút. Thời gian xuất hiện
triệu chứng không phụ thuộc vào tuổi tác
và giới tính.

Chính vì những hậu quả không mong
muốn trên, hiện nay Mỹ, Canada và các
nước thuộc Liên Minh Âu châu cấm sử

dụng Clenbuterol.
Ở Việt nam, Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn cũng đã ra quyết định số
54/2002/QĐ-BNN, ngày 20 tháng 06 năm
2002, cấm sử dụng Clenbuterol trong sản
phẩm chăn nuôi.


Tình hình sử dụng:
Lạng Sơn - một trong những địa phương được
cảnh báo về tình trạng thuốc tăng trọng nhập lậu từ
Trung Quốc. Các loại thuốc tăng trọng mang nhiều
tên khác nhau như: "Bạch nhật đại", "Khai vị" "Tăng
gia phức đại"…
Gói "Bạch nhật đại" quảng cáo: "Lợn trên 15kg
sử dụng thức ăn này trong vòng 3 tháng có thể tăng
cân lên 100kg. Còn nếu sử dụng hỗn hợp nhiều loại
thức ăn của hãng này thì từ 10-15 ngày đã có thể
xuất chuồng".


Theo PGS.TS Lã Văn Kính, Phó viện trưởng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam,
từ tháng 6/2006 đến nay, số mẫu thức ăn chăn
nuôi (TĂCN) của Cục Chăn nuôi, 12 tỉnh thành
và các công ty chế biến TĂCN đã gửi về phân
tích là 428 mẫu. Qua kết quả phân tích cho thấy
có 47 mẫu dương tính, chiếm tỉ lệ 10,98%. Hầu
hết các mẫu dương tính với Beta-Agonist là thức
ăn cho lợn (96,5%) mà nhiều nhất là ở lợn thịt,

chỉ có 3,5% là thức ăn dùng cho gà.

Ông cho biết: kết quả phân tích định lượng cho
thấy hàm lượng Clenbuterol trung bình trong
TĂCN là khá cao (124,82 ppb), trong đó có tới
34,5% số mẫu dương tính có hàm lượng trên
235 ppb.
Ông khẳng định rằng: “hóc môn thuộc nhóm
Beta-Agonist đã và đang được sử dụng trong
TĂCN lợn là khá phổ biến tại khu vực phía Nam,
gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng”.


Điều 27 của Nghị định 15-CP là "Khi
sản phẩm TĂCN không đạt tiêu chuẩn
chất lượng thì cơ quan quản lý Nhà nước
có thẩm quyền đình chỉ xuất xưởng, đình
chỉ tiêu thụ sản phẩm. TĂCN không đảm
bảo an toàn cho vật nuôi thì bị thu hồi và
thông báo trên các phương tiên thông tin
đại chúng"

Tiêu chuẩn quốc tế Codex áp dụng cho
thận bò, ngựa là 0,6 ppb Clenbuterol

ở Mỹ, Cơ quan thuốc và thực phẩm FDA và
FSIS (Food Safety and Inspection Service) thuộc
Bộ nông nghiệp Mỹ, cho là Clenbuterol hoàn
toàn có thể gây chết nếu người ăn phải thịt ngộ
độc vốn nhạy cảm hay đang được trị liệu bằng

một loại thuốc có tác dụng tương tự. FDA cũng
công bố khả năng gây tác hại cho hệ tim mạch
khi vào cơ thể bằng đường tiêu hóa hơn là
đường hít. Từ mùa thu năm 2006, clenbuterol đã
bị Cơ quan thuốc và thực phẩm Mỹ cấm sử
dụng kể cả trong điều trị cho người.

×