Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

La Gi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.69 KB, 10 trang )

La Gi

La Gi


La Gi
Địa lý
Trực
thuộc tỉnh:

Bình Thuận
Trụ sở Ủy
ban Nhân
dân:
26 Hoàng Diệu,
phường Tân An
Vị trí:
phía Đông Nam
tỉnh Bình Thuận
Diện tích: 182,82 km
2

Số
xã/phường:

5 phường, 4 xã
Dân số
Số dân: 112.558
- Nông
thôn
%


- Thành
thị
%
Mật độ: 616 người/km
2

Hành chính
Thông tin khác
Website: />
Xếp loại {{{Loại đô thị}}}
La Gi (phát âm: /la-zi/) là
một thị xã thuộc tỉnh Bình
Thuận. La Gi vốn là tên thị trấn huyện lị của huyện Hàm Tân và
được nâng cấp, mở rộng thành thị xã (đô thị loại IV) theo quyết
định số 1222/QĐ-BXD ngày 3 tháng 6 năm 2005 của bộ
trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam. La Gi có diện tích là 18.282,64
ha và 112.558 nhân khẩu. Mật độ dân cư: 616 người/km²
Hành chính
Về hành chính, La Gi gồm 5 phường:
 Tân An
 Phước Hội
 Phước Lộc
 Tân Thiện
 Bình Tân
và 4 xã:
 Tân Phước
 Tân Tiến
 Tân Hải
 Tân Bình
Các thắng cảnh: Đồi Dương, Bãi Dương Cam Bình, Ngảnh Tam

Tân, Hòn Bà, Dinh Thầy Thím. Cảng Lagi là một trong những
Cảng cá biển vào loại lớn nhất Tỉnh Bình Thuận và khu vực;
Hiện tại (2010) trong quá trình phát triển của mình đô thị Lagi
nằm giữa hai trung tâm lớn là Phan Thiết (cách Lagi 68km về
hướng Bắc) và Bà Rịa (cách Lagi 50 km về hướng Đông Nam)
và những vùng kinh tế quan trọng như Cảng nước sâu Kê Gà
(Cách thị xã Lagi 10 Km về hướng Đông Bắc), trung tâm dịch
vụ Dầu Khí và công nghiệp Sơn Mỹ (cách Lagi 10 Km về
hướng đông nam) cùng với việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao
thông như QL55, đường giao thông ven biển sẽ tạo cho Lagi
những ưu thế về mặt địa lý và tạo ra cơ hội lớn để cho đô thị này
phát triển mạnh trong vài năm tới.
Khí hậu
đô thị:
Khí hậu của La Gi mang tính chất chuyển tiếp giữa chế độ mưa
của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
Hay nói cách khác khí hậu La Gi là vùng đệm giữa trung tâm
mưa lớn của Miền Nam và đồng bằng ven biển. Tuy nhiên khí
hậu ở đây vẫn diễn biến theo 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa
khô.
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 lượng mưa trung bình
năm 2.185 mm có khi cao tới 2.894 mm. Mùa mưa cây trồng
sinh trưởng và phát triển mạnh, đây là mùa sản xuất chính.
Tuy nhiên mưa lớn thường tập trung vào các tháng 7, 8 và 9,
nên thời gian này thường gây ra lũ quét, ngập úng, ảnh hưởng
lớn đến sản xuất nông nghiệp nhất là những vùng sản xuất lúa
và cây công nghiệp hàng năm.
 Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thường mưa ít
hoặc không có mưa nên gây thiếu nước nghiêm trọng, cây cối
sinh trưởng và phát triển kém, nhiều sâu bệnh ảnh hưởng

nhiều đến năng suất cây trồng.
 Nhiệt độ không khí cao đều quanh năm và tương đối ổn
định. Nhiệt độ trung bình năm: 22–26°C. Tổng tích ôn trung
bình năm là 9.300°C.
 Độ ẩm không khí trung bình năm 70-85%. Từ tháng 6 đến
tháng 12 độ ẩm không khí 84,3-86,9%. Các tháng 1, 2 và 3
độ ẩm trung bình 75,6-76,9%. Hàng năm độ ẩm không khí
trung bình cao nhất vào khoảng 91,8%. Độ ẩm trung bình
thấp nhất là 61,3%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối xuống dưới
15% vào mùa khô.
 Gió mùa: Có 2 hướng gió chính là Tây Nam và Đông Bắc,
gió Tây nam từ tháng 5 đến tháng 10. Gió Đông Bắc (gió
mùa đông) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung
bình 2-3 m/s.
Địa lý
Tính đến đầu năm 2010 La Gi có diện tích là 18.282,64 ha và
khoảng 120.350 nhân khẩu. Mật độ dân cư: 650 người/km²
Tọa độ địa lý
 Từ 19°50'24" đến 21°20'56" vĩ độ Bắc
 Từ 109°30'50" đến 109°51'21" kinh độ Đông
Địa giới hành chính
Phía Tây và phía Nam giáp huyện Hàm Tân, phía Bắc giáp
huyện Hàm Thuận Nam, phía Đông giáp Biển Đông.
Nhìn chung
Thị xã La Gi có địa hình thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc
vào Nam, được chia thành 4 dạng địa hình chính như sau:
1. Địa hình núi cao trung bình: Có độ cao từ 500 đến 600 m
phân bố ở phía Bắc Thị xã và phía Đông Nam giáp với huyện
Hàm thuận Nam, Hàm Tân. Bao gồm các ngọn núi Nhọn cao
478 m, núi Đất (452 m), núi Bể (570 m).

2. Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao dao động từ 100 đến 200 m
tập trung ở phía nam của Thị xã.
3. Địa hình đồi thoải lượn sóng: Có độ cao từ 20 đến 150 m bao
gồm đồi đất xám, đất đổ vàng, chạy theo hướng Bắc -Nam, hoặc
xen kẽ những vùng đất thấp.
4. Dạng địa hình đồng bằng: gồm 2 loại
 Bậc thềm sông: Có độ cao 2-5 m, có nơi cao 5-10 m, phân
bố dọc theo sông Dinh.
 Đồng bằng phù sa: Phân bố ở dọc các sông và các nhánh
suối nhỏ, là vùng trọng điểm Thủy sản, Du Lịch của tỉnh
Bình Thuận.
Trong khu vực đất đồng bằng, đất có địa hình trung bình thấp và
thấp trũng chiếm diện tích kha lớn, trên địa hình này thuận lợi
cho việc tưới nước, song thường hay ngập lụt vào mùa mưa.
Đất đai
Đất đai La Gi hình thành trên tập hợp đá mẹ và mẫu chất sau:
1. Đá granit bao phủ một diện tích khá lớn trên địa bàn. Đá
Granite có thành phần hóa học với hàm lượng SiO2 tương đối
cao (60-70%), Fe2O3 thấp (0,2-1,4%), chứa nhiều K2O. Đá bị
phong hóa tạo nên sườn tích rất thô, gồm có cát silic với mảnh
đá vụn trôi thành lớp, nằm theo triền và vây quanh chân núi. Đá
granit hình thành ra 3 nhóm đất là đất đỏ vàng, đất xám và đất
xói mòn trơ sỏi đá, trong đó nhóm đất xám và đất đỏ vàng là chủ
đạo, với đặc tính rửa trôi, hoạt tính thấp và thành phần cơ giới
nhẹ, chủ yếu là cát pha, thịt nhẹ.
2. Đá sét phát hiện thấy trong lớp vỏ thổ nhưỡng ở Bình Thuận
nói chung và LaGi nói riêng, chiếm khoảng 5-6% diện tích lãnh
thổ. Đá sét rất cổ (tuổi Mezôzôi), là nền móng của lãnh thổ
nhưng một phần lớn diện tích bị Aluvi Neogen và bazan phủ lấp
lên. Đá có màu thay đổi, mức độ phong hóa cao. Đất trên đá sét

thường có màu đỏ vàng hay vàng nhạt, thành phần cơ giới trung
bình đến nặng, các chất dinh dưỡng khá. Tuy nhiên do phong
hóa mạnh cùng với quá trình xói mòn rửa trôi mạnh nên đất
thường có tầng mỏng, nhiều nơi đất trơ sỏi đá hoặc đá non mục
nát trơ trên mặt đất.
3. Mẫu chất phù sa cổ (Pleistocene) chiếm một diện tích không
lớn khoảng 10-15% diện tích vùng nghiên cứu. Tầng dầy của
phù sa cổ từ 2-3 đến 5-7 mét, vật liệu của nó màu nâu vàng, gần
lên tầng mặt chuyển sang màu xám. Cấp hạt thường thô tạo cho
đất có cấp hạt cát là chủ yếu (cát pha, thịt nhẹ). Các loại đất hình
thành trên phù sa cổ có thành phần cơ giới nhẹ, cùng với điều
kiện nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung, làm cho đất bị rửa
trôi mạnh, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp. Nên phần lớn
đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất đỏ vàng và nhóm
đất xám.
4. Phù sa sông, suối là loại trầm tích trẻ hơn cả với tuổi Holocen
muộn - hiện đại (QIV). Phù sa thường có màu nâu sẫm đến nâu
vàng nhạt, phân bố không liên tục làm thành các dải hẹp dọc ven
các sông suối vùng nghiên cứu. Hình thành trên trầm tích này là
nhóm đất phù sa sông Phan, Sông Dinh, bao gồm phần lớn khu
vực Tân Phước.
Nguồn nước
Nước mặt
 Sông Dinh: Đây là con sông chính lớn nhất của thị xã và
cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông
nghiệp trong vùng, là phụ lưu cấp 1 của hệ thống sông Đồng
Nai bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Sông
Dinh chảy qua LaGi có chiều dài chừng 30 km, diện tích lưu
vực khoảng 417,4 km², mực nước trung bình năm 11.699-
12.163 mm.

 Ngoài sông Dinh còn có sông Phan dài 30 km, sông Cái,
hồ Núi Đất, đập Đá Dựng, nhiều hồ và suối nhỏ. Các suối
nhỏ chỉ có nước vào mùa mưa.
Nhìn chung La Gi có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, đảm
bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động
kinh tế khác. Tuy nhiên do sông, suối, hẹp, ngắn dốc lại chảy
qua nhiều địa hình phức tạp nên vào mùa mưa thường gây ra lũ
lụt, ngập úng cục bộ, nhất là những nơi có địa hình thấp, trũng.
Hoặc lũ quét, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người
dân.

Thảm thực vật
Thảm thực vật rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên bao gồm các kiểu
sau:
1. Kiểu rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa phân bố
chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc của thị xã.
2. Kiểu rừng nửa rụng lá nhiệt đới: phân bố ở vùng núi phía
Nam và phía Đông của LaGi. Hình thái và cấu trúc kiểu rừng
này chiếm tỷ lệ 25-75% cá thể là những loài cây rụng lá.
3. Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới: Phân bố ở vùng núi phía
Tây và phía Đông Bắc của Thị xã gồm các cây họ đậu, tre nứa,
4. Thảm thực vật rừng trồng: chủ yếu ở phía nam gồm các loại
như keo lá tràm, bạch đàn,
5. Thảm cây trồng nông nghiệp: bao gồm cây lúa tập trung chủ
yếu ở thung lũng các sông lớn, cây ăn quả phân bố ở các khu
vực bậc thềm sông và xen lẫn trong khu dân cư. Cây công
nghiệp như điều, cao su, tiêu, phân bố rải rác ở các xã trong thị
xã.
Xe buýt


Hiện đang hoạt động các tuyến:
 La Gi - Hàm Thuận Nam - Phan Thiết
 La Gi - Tân Nghĩa
 La Gi - Tân Tiến
 La Gi - Sơn Mỹ
 La Gi - Tân Minh
Lịch sử hình thành
Quá trình hình thành dân cư ở Lagi mang tính đặc thù của một
vùng đất tụ nghĩa. Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, địa thế
hẻo lánh, Lagi là nơi thu hút nhiều người dân miền Trung phiêu
tán, tha phương cầu thực và không ít những người bất mãn
chống đối nhà cầm quyền phong kiến địa phương về đây nương
náu, khai phá, định cư lập nghiệp.
Thuở đầu triều Nguyễn trung hưng, những xóm làng lần lượt
mọc lên ở các cửa sông Tam Tân, LaGi có đặt các dịch trạm như
trạm Thuận Phước ở Phước Lộc, trạm Thuận Trình ở Tam Tân
và trạm Thuận Lâm ở Khe Cả. Một số nhóm đồng bào dân tộc
thiểu số như Cơ Ho, Raglai, Châu Ro từ phía Đông Di Linh di
cư xuống vùng Suối Kiết, Bà Giêng, Sông Phan. Trước đó, đã
có một nhóm người Chăm lánh nạn chiến tranh dạt về phía
Nam, lập làng định cư ở Hiệp Nghĩa, Phò Trì.
Năm 1867, khi 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ rơi vào tay thực dân
Pháp, nhiều đồng bào Nam bộ "tị địa" ra Bình Thuận đã dừng
chân sinh sống tại La Gi.
Từ đó, với sức khai phá và tính cần cù, những người tứ xứ nói
trên đã biến vùng đất màu mỡ này thành các làng mạc sầm uất.
Trong kháng chiến 9 năm, LaGi trở thành căn cứ địa vững chắc
của tỉnh, thu hút nhiều đồng bào Hàm Thuận, Phan Thiết, Bà
Rịa, Xuyên Mộc bỏ vùng địch đến đây lánh cư, sinh sống.
Trong bối cảnh đất nước bị thực dân, đế quốc xâm lược qua các

đợt di dân, di cư, LaGi lần lượt tiếp nhận hàng vạn người tứ xứ
đến sinh sống làm ăn: 6.000 đồng bào công giáo miền Bắc di cư
năm 1955, 5.000 Việt kiều từ Campuchia hồi hương năm 1970,
khoảng 25.000 đồng bào Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam
di dân năm 1973 theo kế hoạch lấn chiếm của Mỹ - ngụy, làm
cho dân số LaGi tăng nhanh; năm 1975 đã có 68.422 người.
Địa hình Lagiđược thiên nhiên cấu tạo đa dạng gồm nhiều mỏm
đồi thoai thoải, lượn sóng thấp dần theo hướng Bắc Nam tạo ra
mạng lưới sông suối rải khắp đồng bằng ven biển. Sông lớn có
sông Phan (còn gọi là sông Đợt) ở Tân Hải, sông Dinh, sông Cô
Kiều, sông Trạm, sông Chùa ở Tân Phước.
Núi tương đối cao có núi Bể (874m) và núi Nhọn (570m). Ngày
trước vốn rừng tự nhiên ở Hàm Tân (cũ) rất lớn, hầu như bao
bọc cả huyện, tiếp giáp tận bờ biển và nối liền với rừng miền
Đông Nam bộ.
Ngày nay rừng LaGi vẫn còn các loại gỗ quí như cẩm lai, gõ đỏ,
giáng hương, bằng lăng, sao, dầu và lâm sản dầu rái, lá buông,
song mây là nguồn nguyên liệu phổ biến trong sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ và cung ứng nhu cầu sửa chữa ghe thuyền.
Sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá, các thời kỳ địch di dân
lập ấp cư dân phát triển và khai thác bừa bãi, nên rừng bị đẩy lùi
cạn kiệt, độ che phủ rất thấp. Động vật rừng ngày xưa có nhiều
như voi, cọp, beo, nai, đỏ, khỉ và các loại chim, bò sát nhưng
nay trở nên hiếm hoi.
Đồng ruộng LaGi không rộng, địa hình lại bị chia cắt bởi những
quả đồi lượn sóng có độ cao từ 50 - 190 m, tạo ra những lòng
chảo cục bộ, độ phì nghèo, khả năng bị rửa trôi lớn.
Sản xuất nông nghiệp chỉ tập trung ở hạ lưu các sông, suối xen
kẽ theo chân núi, sườn đồi theo thời vụ, lệ thuộc nguồn nước
mưa. Về hệ thống thủy lợi, những đập thời vụ có từ trước: Suối

Dứa, Láng Đá với khoảng 6.500m kênh; nhưng kinh tế chủ yếu
vẫn là Thủy sản và dịch vụ du lịch,
hiện tại ở Lagi có Cảng Cá Biển, trong tương lai không xa khi
Lagi trở thành trung tâm dịch vụ dầu khí của cả nước với Cảng
nước sâu Khe Gà và Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Sơn Mỹ
hình thành cách lagi không xa thì đô thị này sẽ vươn vai lớn
mạnh.
Ven biển Lagi có Hồ Tôm (Tân Phước), Bà Đăng (Tân Hải), Hà
Lãng (Tân Tiến) và nhiều ao, mặt nước có những điều kiện sinh
thái tự nhiên rất thuận lợi cho việc khai thác nuôi tôm nước lợ
và sản xuất muối với qui mô lớn. Đây cũng là tiềm năng kinh tế
đáng kể của Lagi.
Khoáng sản đa dạng về chủng loại như Ilmenit, ziacon, sỏi đỏ,
cát trắng, than bùn, đá ốp lát (Núi Nhọn) với trữ lượng tập
trung, là nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp
và xây dựng.
Lagi có đặc điểm khí hậu, thủy văn khá điển hình, trữ lượng
nước mặt cũng như nước ngầm không lớn, nên nông nghiệp
chậm phát triển.
Nhưng với bờ biển dài 29 km kéo dài từ Tân Hải đến Tân
Phước, chiếm một phần ba chu vi toàn thị xã và lãnh hải rộng
13.000 km2,
Lagi giàu về ngư nghiệp. Biển Lagi nằm trong khu vực thềm lục
địa bằng phẳng thuộc hệ nhiệt đới, hội tụ bởi hai dòng nước
chảy nóng lạnh, được tiếp nhận nhiều nguồn phù sa từ sông suối
đổ ra tạo nên môi trường sinh sản phong phú cho các loài hải
sản; ngư trường Lagi có nhiều bãi cá tôm, mật độ dày, đa dạng.
Họ cá nục, cá cơm, cá chỉ, cá mối, cá thiều, cá ngừ chiếm tỷ lệ
lớn trong sản lượng khai thác. Đặc biệt trữ lượng hải sản có giá
trị kinh tế và chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao như nục, tôm, sò,

điệp, ốc hương phân bố dày ở độ sâu 6- 14m, tạo nguồn thu
nhập lớn cho ngư dân. Duy các loài cá có tính đặc trưng và sinh
sản nhiều trước đây như cá mòi, cá bẹ, cá đỏ dạ dần dần không
còn nữa.
Từ các phương tiện đánh bắt thô sơ: Lưới bén, lưới rừng, câu
tay ngư dân Lagi đã phát triển các thuyền nghề mành chà, lưới
cảng, giã cào, vây rút chì qui mô lớn và năng suất cao.
Qua quá trình xây dựng và phát triển, Lagi đã biết khai thác lợi
thế về vị trí địa lý và tiềm năng biển, rừng, đất đai, khoáng sản,
tạo nên những bước chuyển biến đáng kể, trong đó việc xác định
đúng đắn ưu thế hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn đã mang lại
những hiệu quả cao trong công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Những năm gần đây, diện mạo mới của Lagi về hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, văn hóa bắt đầu phát triển rõ
rệt. Nhiều công trình có ý nghĩa phục vụ sản xuất đời sống như
thủy lợi, đường sá, lưới điện quốc gia, đài truyền thanh, trạm
tiếp phát truyền hình, trường học, bệnh viện được đầu tư xây
dựng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngư, nông, lâm nghiệp,
công nghiệp chế biến đã hòa nhập với nhịp độ tăng trưởng kinh
tế của tỉnh nhà.
Năm 2005, thị trấn La Gi tách ra khỏi huyện Hàm Tân (cũ)
thành thị xã trực thuộc tỉnh. Một đô thị mới ra đời với nhiều
triển vọng mới.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×