LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, được tổng hợp từ quá trình thu
thập điều tra khảo sát và sao chép tại địa phương. Những số liệu này tôi đảm bảo
chưa có bất kỳ tác giả nào sử dụng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Những tài liệu, thông tin, số liệu mà tôi tham khảo, số liệu dẫn chứng từ các luận văn,
báo cáo, công trình được tải, phát hành phổ biến, tôi sử dụng có trích dẫn rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014
Sinh Viên
Ngô Văn Diện
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè người
thân, đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ, chỉ bảo của giảng viên hướng dẫn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới ThS. Hà Thị Thanh Mai
giảng viên bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, khoa Kinh tế và Phát
triển Nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới: UBND xã Cẩm
Đàn, chính quyền thôn Cẩm Đàn, thôn Rộc Lẩy, thôn Răng đã hết sức giúp đỡ
tôi trong thời gian tôi thực tập, thu thập số liệu và điều tra khảo sát tại địa
phương.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới bạn bè, người thân, gia
đình đã an ủi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn
thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014
Sinh Viên
Ngô Văn Diện
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HỘP vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
CÁC DÂN TỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.2 Nội dung sự tham của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a 8
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình
30a 10
2.2 Cơ sở thực tiễn 13
2.2.1 Kinh nghiệm sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở Việt Nam
13
2.2.3 Bài học kinh nghiệm 18
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ 20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu 20
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 21
3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 25
3.2.2 Thu thập thông tin, số liệu 26
3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 27
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 27
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1.1 Hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập 29
4.1.2 Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí 31
4.1.3 Bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý và các tổ công tác 33
4.1.4 Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã 33
4.2 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a tại xã Cẩm Đàn, huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 34
4.2.1 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong xác định nhu cầu 34
4.2.2 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong khâu lập kế hoạch 37
4.2.3 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào khâu triển khai thực hiện 38
iii
4.2.4 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong khâu giám sát, đánh giá 41
4.2.5 Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong quản lý, hưởng lợi sản phẩm của chương
trình 30a 42
4.3 Nhân tố ảnh hưởng sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a tại xã
Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 46
4.3.1 Phong tục tập quán, đặc điểm riêng của cộng đồng 46
4.3.2 Điều kiện kinh tế 47
4.3.3 Trình độ văn hóa 49
4.3.4 Giới tính 52
4.3.5 Cơ chế, chính sách giảm nghèo 53
4.3.6 Năng lực cán bộ thực thi chính sách 54
4.3.7 Giám sát, kiểm tra đánh giá từ cấp trên 56
4.3.8 Các chương trình hỗ trợ khác 57
4.5 Giải pháp tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình
giảm nghèo 30a 58
4.5.1 Nhóm giải pháp dựa trên nội dung sự tham gia của cộng đồng các dân tộc 58
4.5.2 Nhóm giải pháp dựa trên yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc
60
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63
5.2 Kiến nghị 64
5.2.1 Đối với nhà nước 64
5.2.2 Đối với cấp tỉnh, huyện 64
5.2.3 Đối với cấp xã, thôn bản 64
3.2.4 Đối với người dân 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 67
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Cẩm Đàn năm 2013 21
Bảng 3.2: Tình hình dân số, nhân khẩu của xã Cẩm Đàn năm 2013 so với 2012 22
Bảng 4.1: Hỗ trợ thiết bị máy móc cho sản xuất nông nghiệp (đvt: cái) 29
Bảng 4.2: Hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi cho sản xuất nông, lâm nghiệp 30
Bảng 4.3: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng từ chương trình 30a 33
Bảng 4.4: Tỷ lệ người dân tham gia xác định nhu cầu 35
Bảng 4.5: Tỷ lệ người dân tham gia xác định nhu cầu theo nhóm dân tộc 36
Bảng 4.6: Tỷ lệ người dân tham gia lập kế hoạch 37
Bảng 4.7: Tỷ lệ người dân tham gia khâu triển khai thực hiện 39
Bảng 4.8: Các lớp khuyến nông, lớp tập huấn kĩ thuật với sự tham gia 39
Bảng 4.9: Tỷ lệ người dân tham gia khâu triển khai theo nhóm dân tộc 40
Bảng 4.10: Người dân đóng góp nguồn lực xây dựng công trình 40
Bảng 4.11: Tỷ lệ người dân tham gia khâu giám sát 42
Bảng 4.12: Tỷ lệ người dân hưởng lợi chương trình 30a 43
Bảng 4.13: Tỷ lệ người dân hưởng lợi chương trình 30a theo nhóm dân tộc 44
Bảng 4.14: Tỷ lệ người dân tham gia khâu quản lý 44
Bảng 4.15: Tỷ lệ người dân tham gia khâu quản lý theo nhóm dân tộc 45
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của số lao động tới số ngày công đóng góp 47
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ đến đóng góp bằng tiền trong công trình trạm
y tế xã 49
Bảng 4.18: Trình độ của người dân theo nhóm dân tộc 49
Bảng 4.19: Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc theo trình độ văn hóa 50
Bảng 4.20: Sự tham gia của người dân trong chương trình 30a theo giới tính 52
Bảng 4.21: Nhận xét của người dân về năng lực của cán bộ 55
Bảng 4.22: Mức độ giám sát đánh giá của cán bộ huyện 56
v
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1: Ý kiến của cán bộ Khuyến nông xã Cẩm Đàn 37
Hộp 4.2: Ý kiến của cán bộ Địa chính xây dựng xã Cẩm Đàn 38
Hộp 4.3: Ý kiến của chị Dung phó chủ tịch xã Cẩm Đàn 51
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBGN : Cán bộ giảm nghèo
CSHT : Cơ sở hạ tầng
CT : Chương trình
CT/DA : Chương trình/dự án
ĐVT : Đơn vị tính
KH : Kế hoạch
LHQ : Liên hợp quốc
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy ban nhân dân
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
XĐNC : Xác định nhu cầu
vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nghèo đói là một trong những vấn đề hiện nay đang được quan tâm và
giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính phủ Việt Nam hiện nay đã
và đang dành sự quan tâm đặc biệt với những nỗ lực cao nhất để tấn công vào
nghèo đói. Tuy nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác XĐGN,
nhưng nghèo đói và sự phân hóa giàu nghèo vẫn diễn ra, đặc biệt là khu vực
miền núi.
Cẩm Đàn là một xã đặc biệt khó khăn của huyện nghèo Sơn Động, là nơi
có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ giảm
nghèo của nhà nước. Đặc biệt Cẩm Đàn đang nỗ lực giảm nghèo theo nghị quyết
30a của chính phủ, tuy nhiên sự tham gia của người dân vào chương trình còn
nhiều hạn chế. Vì vậy cần có các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng
đồng các dân tộc trong chương trình 30a.
Mục tiêu chung của đề tài là: đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng
các dân tộc trong chương trình 30a, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trò và
sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo. Các mục
tiêu cụ thể gồm: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham
gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo, đánh giá được
thực trạng tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a và đề
xuất giải pháp nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong
chương trình giảm nghèo.
Đề tài làm rõ các khái niệm: cộng đồng, dân tộc, cộng đồng các dân tộc,
đặc điểm của cộng đồng các dân tộc, sự tham gia của cộng đồng các dân tộc, hỗ
trợ giảm nghèo, bản chất và ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng các dân tộc
trong chương trình giảm nghèo, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a. đồng thời đưa ra bài học
viii
kinh nghiệm phát huy sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình
30a ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Trong chương trình 30a của chính phủ, cộng đồng các dân tộc tham gia
xây dựng các công trình CSHT và hưởng các hỗ trợ của chương trình 30a. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, cộng đồng các dân tộc chủ yếu đóng góp tiền, ngày
công, nguyên vật liệu xây dựng CSHT. Người dân chỉ tham gia nhiều nhất ở
khâu triển khai thực hiện và hưởng lợi từ các hoạt động, các khâu còn lại rất ít
tham gia. Trong các hoạt động hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục của
chương trình 30a, cộng đồng các dân tộc tham gia với vai trò là người hưởng lợi
nên tham gia chủ yếu ở khâu xác định nhu cầu, tham gia thực hiện và hưởng lợi,
các khâu còn lại hầu như không tham gia.
Qua nghiên cứu cho thấy nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
cộng đồng các dân tộc vào các khâu của chương trình là: phong tục tập quán,
giới tính, điều kiện kinh tế, văn hóa của cộng đồng, cơ chế chính sách, năng lực
của cán bộ, giám sát đánh giá từ cấp trên và sự hỗ trợ bên ngoài. Từ đó đề tài đã
đưa ra các giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong
chương trình 30a là tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia tích cực vào tất
cả các khâu của chương trình 30a từ khâu xác định nhu cầu, công tác lập kế
hoạch, triển khai thực hiện chương trình, công tác giám sát đánh giá, hưởng lợi
và tổ chức quản lý sử dụng sản phẩm chương trình; xóa bỏ phong tục lạc hậu;
nâng cao năng lực cho cộng đồng (kinh tế, văn hóa); xóa bỏ bất bình đẳng giới,
nâng cao vai trò người phụ nữ; nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi; tăng
cường mức độ đánh gia giám sát của cấp trên xuống cơ sở; khuyến khích các
hoạt động hỗ trợ cộng đồng đi lên thoát nghèo.
ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một trong những vấn đề hiện nay đang được quan tâm và
giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính phủ Việt Nam hiện nay đã
và đang dành sự quan tâm đặc biệt với những nỗ lực cao nhất để tấn công vào
nghèo đói (B. T. Ngoan, 2012). Nghèo đói gây hậu quả rất nghiêm trọng không
chỉ cho chính bản thân người nghèo mà cả nền kinh tế- xã hội, cả cộng đồng đó
cũng bị ảnh hưởng rất nhiều như: nghèo đói là gánh nặng của cả xã hội, làm tăng
tệ nạn xã hội, làm tăng sự chênh lệch giàu nghèo, giảm trình độ dân trí, khai thác
các nguồn tài nguyên bừa bãi…Còn đối với chính người nghèo, nghèo đói làm
họ không có điều kiện chăm sóc sức khỏe, đầu tư cho giáo dục, bất bình đẳng
giới, tinh thần mặc cảm tự ti…Nhiều chương trình (CT) quốc gia nhằm giảm
nghèo đã và đang được thực hiện trên các vùng miền cả nước như CT 134, CT
135 giai đoạn 2 hỗ trợ giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn và đặc biệt từ đầu
năm 2009 đến nay, các địa phương đã và đang thực hiện các nỗ lực giảm nghèo
ở các huyện nghèo theo nghị quyết 30a của Chính phủ.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi Đông Bắc có điều kiện kinh tế còn nhiều
khó khăn, địa hình dốc, chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thất thường,
kinh tế kém phát triển, trong đó nông nghiệp vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong
cơ cấu kinh tế. Đặc biệt huyện Sơn Động là huyện nghèo duy nhất của tỉnh Bắc
Giang, cũng là huyện nằm trong 62 huyện nghèo nhất nước, là khu vực có số
lượng lớn đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp so với
các huyện khác trong tỉnh, hiện nay đang nằm trong diện cần được giảm nghèo
nhanh theo chương trình 30a của chính phủ. Điển hình Xã Cẩm Đàn là một
trong các xã đầu tiên được triển khai chương trình này.
Đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo được triển khai ở
xã này như chương trình 134, chương trình 135,… Song kết quả giảm nghèo từ
1
các chương trình, chính sách chưa cao, chưa bền vững, còn rất nhiều hạn chế và
chưa được như mong đợi, tỷ lệ nghèo còn cao, từng năm giảm xuống chậm. Có
rất nhiều nguyên nhân của hiện trạng này, một trong những nguyên nhân là do
cộng đồng các dân tộc chưa phát huy hết vai trò của mình trong giải quyết vấn
đề đói nghèo. Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các chương trình xóa
đói giảm nghèo còn hạn chế.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm về xoá đói giảm nghèo của các địa phương
trong cả nước cho thấy, muốn chương trình xoá đói giảm nghèo thành công cần
có sự tham gia đông đảo của người nghèo, bởi họ chính là đối tượng hướng tới
đồng thời là đối tượng hưởng lợi trực tiếp sản phẩm từ các chương trình giảm
nghèo. Đặc biệt, đối với xã Cẩm Đàn huyện Sơn Động phần lớn người dân là
dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao thì xoá đói giảm
nghèo là vấn đề cấp thiết. Để thành công trong chiến lược giảm nghèo của địa
phương thì các chương trình xóa đói giảm nghèo nói chung, chương trình 30a
nói riêng cần phát huy khả năng tham gia của cộng đồng người dân(đặc biệt là
dân tộc thiểu số).
Vì vậy, từ những vấn đề cấp thiết trên tôi xin nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a ở xã Cẩm
Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng
các dân tộc trong chương trình 30a, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao vai trò và
sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo ở xã Cẩm
Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo.
2
• Đánh giá được thực trạng tham gia của cộng đồng các dân tộc trong
chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
• Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng các
dân tộc trong chương trình giảm nghèo ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến sự tham gia
của cộng đồng các dân tộc vào chương trình 30a ở xã Cẩm Đàn, huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang.
Chủ thể nghiên cứu là cộng đồng các dân tộc, các cơ quan quản lý và thực
thi chính sách, các bên liên quan tới chính sách giảm nghèo ở địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành tại xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
• Thời gian thu thập số liệu từ 1/2014- 5/2014
• Số liệu thứ cấp là số liệu từ năm 2009 đến năm 2013.
1.3.2.3 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng các dân
tộc trong chương trình 30a, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao sự tham gia của
cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo ở xã Cẩm Đàn, huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM
NGHÈO
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm sự tham gia của cộng đồng các dân tộc về chương trình
giảm nghèo
2.1.1.1 Khái niệm cộng đồng và cộng đồng các dân tộc
- Khái niệm cộng đồng
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về cộng
đồng và có rất nhiều khái niệm về cộng đồng khác nhau.
Theo T.s Nguyễn Văn Phương (2003) cho rằng, mỗi văn bản pháp luật lại
có khái niệm khác nhau về cộng đồng, Luật Đất đai quan niệm cộng đồng theo
hướng này, Luật Dân sự xác định theo hướng kia. Điều đó có nghĩa là không thể
coi khái niệm cộng đồng ở văn bản pháp luật khác là cơ sở để xác định nội hàm
về cộng đồng trong Luật này.
Theo Korten (1987) cho rằng cộng đồng là một nhóm người sống trong
một môi trường có những đặc điểm tương đối giống nhau, có những mối quan
hệ nhất định với nhau.
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) thì cộng đồng là một thực thể xã hội
có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia
sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông
qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên.
Theo th.s Phạm Quỳnh Thanh Vân (2002) lại cho rằng Cộng đồng là một
nhóm người chung sống trên một lãnh thổ (xóm, ấp, làng, xã,…) và cùng chia sẻ
những lợi ích chung.
Theo Nguyễn Thị Hồi Quyên (2009) thì Cộng đồng là một nhóm người
sống trên cùng một khu vực có những điểm tương đồng nhau, có những mối
4
quan hệ nhất định với nhau và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các
luật lệ xã hội chung hoặc có quan hệ gia đình với nhau. Cộng đồng, nói chung
có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối, có những đặc trưng về
tên gọi, ngôn ngữ, văn hóa…, có thể gồm một hay nhiều tộc người thân thuộc.
Tổng hợp từ những khái niệm trên tôi xin đưa ra khái niệm về cộng đồng:
Cộng đồng là một nhóm người sống gắn bó với nhau trong một khu vực, có
những đặc điểm tương đồng và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm đó, có các
quan hệ trong đời sống gắn bó với nhau và cùng chia sẻ những lợi ích chung.
- Khái niệm cộng đồng các dân tộc
- Khái niệm về dân tộc
Dân tộc trong đề tài được hiểu như cộng đồng của các tộc người, ví dụ:
dân tộc Tày, dân tộc Nùng,… Cộng đồng này có thể là bộ phận chủ thể hay
thiểu số của một dân tộc sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau, được
liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự
giác tộc người (Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam).
Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin thì khái niệm dân tộc thường được dùng với
hai nghĩa: dân tộc của một quốc gia và quốc gia- dân tộc
Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó
có mối liên hệ chặt chẽ bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ
chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với
cộng đồng khác.
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định,
bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung nền kinh tế
thống nhất, quốc ngữ chung, có nền văn hóa truyền thống đấu tranh chung trong
quá trình dựng nước và giữ nước.
Tổng hợp từ những khái niệm tôi xin đưa ra khái niệm về dân tộc: dân tộc
là tộc người cụ thể như người Mông, Dao, Tày, Nùng,… Được hình thành và
5
phát triển với những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và ý thức tự
giác.
- Khái niệm cộng đồng các dân tộc
Cộng đồng các dân tộc là những nhóm dân tộc cùng sống chung trong
một khu vực; có những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và ý thức
tự giác; có mối quan hệ ràng buộc tác động qua lại lẫn nhau và cùng chia sẻ lợi
ích chung.
2.1.1.2 Đặc điểm của cộng đồng các dân tộc
- Đặc điểm về kinh tế
Mỗi cộng đồng dân tộc đều có đặc điểm kinh tế đặc trưng được thể hiện
qua quy mô về vốn, trình độ phát triển kinh tế, nguồn lực về lao động và đất đai.
Cộng đồng người Kinh, người Tày có đời sống cao hơn so với cộng đồng dân
tộc thiểu số. Họ có lợi thế hơn về nguồn lực đất đai, vốn sản xuất, trình độ dân
trí, điều kiện cơ sở hạ tầng,…Vì vậy họ có khả năng tham gia đóng góp tích cực
hơn so với các dân tộc khác vào chương trình giảm nghèo. Do đó, đặc điểm về
kinh tế của cộng đồng ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của cộng đồng các dân
tộc trong chương trình 30a.
- Đặc điểm về văn hóa
Hiện nay Đảng và nhân dân ta đang xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc. Bản sắc đó được thể hiện qua hệ giá trị tinh thần của cộng
đồng dân tộc Việt Nam: “ Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân
tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ
chức; lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo
trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong đời sống,…”. Đó là
nền tảng tinh thần to lớn để nhân đân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ,
công bằng, nhân ái. Vì vậy văn hóa có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến
sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo. Giá trị
truyền thống, giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc là một trong những yếu
6
tố góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững nên cần được khai thác và phát huy
tích cực.
- Đặc điểm về dân tộc
Mỗi một cộng đồng dân tộc đều có những đặc điểm riêng được thể hiện
qua các khía cạnh về văn hóa như ngôn ngữ, tập quán sinh hoạt, điều lệ luật lệ
cộng đồng, tập quán canh tác,… Các đặc điểm này có thể làm cản trở hay thúc
đẩy sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào chương trình giảm nghèo. Vậy
muốn giảm nghèo nhanh thì cần có những chính sách phù hợp đặc điểm riêng
của cộng đồng mỗi dân tộc và có những giải pháp nâng cao sự tham gia của
cộng đồng.
2.1.1.3 Khái niệm sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình
giảm nghèo
- Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc
Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc là hình thức tham vấn của người
dân đối với các quyết định về hoạt động phát triển sẽ được thực thi; hay cộng
đồng các dân tộc tham gia, đóng góp cùng với các chính quyền để xây dựng,
thực hiện chương trình hoạt động. Sự tham gia có thể bằng đóng góp về ý tưởng,
mối quan tâm, tiền bạc, nguyên vật liệu, lao động, thời gian…
- Hỗ trợ giảm nghèo
Hỗ trợ giảm nghèo là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lực của
Chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ cho
quá trình xóa đói giảm nghèo thông qua thực hiện các cơ chế chính sách, các
giải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật chất và nhân lực tạo điều kiện
cho người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát triển nhanh và bền vững, giải
quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng nhóm mục tiêu và xây dựng tính
bền vững và tự lập cho cộng đồng. Hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện trên nhiều
nội dung, tập trung vào những lĩnh vực kém hấp dẫn đầu tư tư nhân như phát
triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giảm nghèo trong nông nghiệp…
7
- Bản chất sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình
giảm nghèo
Sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình giảm nghèo
chính là sự tham gia đóng góp ý tưởng, mối quan tâm, vật liệu tiền bạc, lao
động… Của cộng đồng các dân tộc vào xây dựng, thực hiện chương trình giảm
nghèo. Cụ thể là sự tham gia của cộng đồng các dân tộc vào tất cả các khâu
trong chương trình giảm nghèo; từ việc xác định nhu cầu giảm nghèo, rồi lập kế
hoạch, tham gia trực tiếp thực hiện chương trình, đóng góp nguồn lực, đến giám
sát, đánh giá chương trình và cuối cùng là quản lý và sử dụng những sản phẩm
của chương trình giảm nghèo.
- Ý nghĩa sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình
nghèo
Sự tham gia của cộng đồng là phương tiện hữu hiệu để huy động tài
nguyên địa phương, tổ chức và vận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính sáng tạo
của quần chúng vào các hoạt động phát triển.
Giúp xác định nhu cầu ưu tiên của cộng đồng và tiến hành những hoạt
động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này.
Giúp cho dự án hay hoạt động được thừa nhận, khuyến khích người dân
đóng góp nguồn lực thực hiện, và đảm bảo khả năng bền vững.
2.1.2 Nội dung sự tham của cộng đồng các dân tộc trong chương trình 30a
2.1.2.1 Cộng đồng tham gia xác định nhu cầu thiết yếu
Sự tham gia của người dân vào các chương trình xóa đói giảm nghèo đã
được thực tế chứng minh là rất quan trọng và góp phần đảm bảo tính thiết thực
và bền vững của những chương trình đầu tư cho người nghèo ngay từ khâu xác
định nhu cầu. Người dân được tham gia vào các lớp tập huấn, khuyến nông
thông qua hình thức tham vấn người dân đóng góp ý kiến, quan điểm của mình.
Biết được nhu cầu thực tế của họ, vấn đề hiện nay họ quan tâm, những khó khăn
8
họ gặp phải, để xác định được nhu cầu thiết yếu từ đó lập kế hoạch triển khai
chương trình.
2.1.2.2 Cộng đồng tham gia khâu lập kế hoạch
Khâu lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình giảm
nghèo, được coi là xương sống của chương trình, khâu xác định nhu cầu thiết
yếu tổng hợp các thông tin có chọn lọc rồi được cụ thể hóa thành các kế hoạch
cụ thể áp dụng với năng lực tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương.
Kế hoạch cần được xây dựng phải phù hợp với thể chế chính sách của nhà nước,
phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân.
2.1.2.3 Cộng đồng tham gia triển khai thực hiện
Khâu triển khai thực hiện là một khâu rất quan trọng, cần thực hiện triển
khai đồng thời các hoạt động chính sách của chương trình giảm nghèo, với mỗi
chính sách thì đều có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng các dân tộc, tùy theo
năng lực của thành viên trong cộng đồng mà sự tham gia ở mức độ khác nhau.
Những người dân, hộ gia đình hay các tổ chức trong thôn bản có thể tham gia
đóng góp như: đóng góp công lao động; đóng góp vật tư, vật liệu mà địa phương
hoặc gia đình có như: đất, đá, cát, sỏi, cây cối, cây giống, con giống, phân
chuồng Có thể đóng góp bằng tiền (nếu có); đóng góp kiến thức và kinh
nghiệm thông qua việc tham gia vào nhóm quản lý hay chỉ đạo thực hiện. Do đó
người dân tự quyết định cách thức thực hiện phù hợp với địa phương và có trách
nhiệm hơn với việc quản lý, trông coi các công trình đang thực hiện.
2.1.2.4 Cộng đồng tham gia khâu giám sát và đánh giá
Sau khi thực hiện triển khai chương trình thì cộng đồng theo dõi và đánh
giá việc thực hiện chương trình nhằm giám sát đồng thời phản hồi ý kiến với cơ
quan thực thi chính sách. Tuy nhiên đây là khâu rất khó thực hiện với sự tham
gia của người dân, giám sát và đánh giá đòi hỏi người có trình độ chuyên môn
mới làm được mà người dân tộc thì phần lớn trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết
9
cho nên việc giám sát, đánh giá phải chọn lọc người dân và cần đào tạo kiến
thức cũng như kỹ năng tốt.
2.1.2.5 Cộng đồng tham gia quản lý và sử dụng các sản phẩm
Chương trình giảm nghèo hoàn thành đạt được kết quả như mong đợi
không thể thiếu vai trò của người dân tham gia vào chương trình từ khâu xác
định nhu cầu, lập kế hoạch triển khai, tham gia trực tiếp chương trình, giám sát
đánh giá chương trình. Tuy nhiên, để bảo vệ kết quả đó được lâu dài và bền
vững thì việc quản lý và sử dụng các sản phẩm của chương trình giảm nghèo giữ
vai trò hết sức quan trọng. Để làm tốt điều này thì cần thực hiện tốt các công tác:
Hướng dẫn người dân tham gia sử dụng, bảo vệ công trình đúng quy định đồng
thời huy động sự đóng góp của người dân tham gia các hoạt động bảo trì, sửa
chữa công trình.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong
chương trình 30a
2.1.3.1 Phong tục tập quán, đặc điểm riêng của cộng đồng
Mỗi cộng đồng dân tộc lại có phong tục tập quán đặc trưng, chính sự đặc
trưng về phong tục tập quán đó lại ảnh hưởng đến mức độ tham gia của cộng
đồng. Mức độ tham gia quyết định bởi các đặc điểm riêng của cộng đồng về
điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, tập quán canh tác, chiến lược kinh tế… Các
tập tục tập quán càng tiến bộ thì cộng đồng càng tích cực tham gia hơn. Vì vậy
cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động để cộng đồng các dân tộc thiểu
số thay đổi các tập tục không có lợi cho giảm nghèo.
2.1.3.2 Điều kiện kinh tế
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, nguồn lực của mỗi thành viên trong cộng
đồng mà quyết định mức độ tham gia. Kinh tế hộ yếu kém, nguồn lực càng hạn
chế thì sự tham gia đóng góp vào các chương trình hoạt động càng hạn chế;
những thành viên có điều kiện kinh tế khá giả, nguồn lực dồi dào thì lại tham gia
tích cực hơn. Ngoài ra điều kiện kinh tế của một thành viên cũng ảnh hưởng rất
10
lớn đến sự tham gia của các thành viên khác, giữa các thành viên luôn có sự tác
động qua lại và bị ảnh hưởng lẫn nhau bởi đó là đặc trưng của cộng đồng. có thể
làm cản trở hoặc thúc đẩy cho sự tham gia của các thành viên bởi. Vì vậy cần
nâng cao năng lực tham gia của các thành viên trong cộng đồng.
2.1.3.3 Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của cộng đồng, trình
dộ văn hóa càng cao thì càng ý thức được tầm quan trọng của giảm nghèo và
nhu cầu giảm nghèo càng cao do đó họ tham gia cũng như tiếp thu tích cực hơn.
Trên thực tế thì các dân tộc thiểu số thường có trình độ văn hóa thấp hơn do chi
phí giáo dục còn cao so với khả năng trang trải của họ, hay do quan điểm bảo
thủ lạc hậu của họ. Cũng chính vì tri thức thấp, hiểu biết kém nên người nghèo
tiếp cận với các chính sách giảm nghèo còn hạn chế như: Các dịch vụ phục vụ
sản xuất như khuyến nông hay tín dụng còn nhiều hạn chế, dịch vụ y tế hiện còn
chưa tiếp cận được tất cả người nghèo, hoặc tiếp cận các nguồn lực thì cũng
chưa biết vận dụng nguồn lực vào đúng việc, đúng mục đích làm cản trở chính
sách giảm nghèo. Vì vậy cần có những biện pháp nâng cao trình độ văn hóa của
người dân.
2.1.3.4 Giới tính
Bất bình đẳng giới trong cộng đồng là một vấn đề rất quan trọng nhưng lại
ít được quan tâm. Vai trò của phụ nữ đặc biệt dân tộc thiểu số trong chương
trình giảm nghèo còn hạn chế. Tỷ lệ nữ giới tham gia vào chương trình giảm
nghèo thấp hơn nhiều so với nam giới do nữ giới có trình độ văn hóa thấp hơn
nhiều. Phụ nữ dân tộc thường không biết tiếng phổ thông nên không muốn đi
họp và có đi họp cũng không hiểu nội dung cuộc họp như thế nào, đây có thể là
hệ quả của phong tục tập quán và quan niệm của những nhóm dân tộc thiểu số,
phụ nữ chỉ có nhiệm vụ chăm sóc gia đình, con cái và đôi khi là những công
việc nặng nhọc trong gia đình, tuy nhiên lại ít được tham gia vào các hoạt động
xã hội. Do vậy sự tham gia của nữ giới trong chương trình giảm nghèo còn rất
11
nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế trên cần có những giải pháp nâng cao sự
tham gia của nữ giới trong giảm nghèo đồng thời đề xuất giải pháp bình đẳng
giới trong cộng đồng.
2.1.3.5 Cơ chế, chính sách giảm nghèo
Cơ chế, chính sách giảm nghèo có đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực
tế, với tâm tư nguyện vọng của người dân thì mới thực sự nhận được sự ủng hộ
của người dân qua đó huy động được sự tham gia đóng góp tích cực từ người
dân. Kết hợp cơ chế, chính sách của nhà nước với sự tham gia của người dân
chương trình giảm nghèo mới thực sự đem lại hiệu quả cao và bền vững.
2.1.3.6 Năng lực của cán bộ thực thi chính sách
Một vấn đề nổi lên rất rõ qua các cuộc tham vấn với cán bộ và người dân
địa phương là vai trò rất quan trọng của chính quyền xã trong sự nghiệp giảm
nghèo. Là cấp chính quyền sát dân nhất, cán bộ thôn, xã có khả năng đưa ra
những chủ kiến rất có giá trị của mình để nâng cao chất lượng các chính sách
dành cho người nghèo. Do tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với nhân dân địa
phương, cán bộ cấp xã có hiểu biết tốt hơn về tác động của các chính sách và
chương trình giảm nghèo đối với cuộc sống các hộ dân. Đồng thời, do trực tiếp
phải đối mặt với các vấn đề tại chỗ, cán bộ địa phương hiểu biết sâu sắc hơn về
nhu cầu của người dân và môi trường sống tại địa phương, nhờ đó họ có thể đề
ra các sáng kiến vượt nghèo phù hợp với mong muốn và khả năng của dân hơn.
Vì vậy năng lực cán bộ thực thi chính sách là nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng
đến sự tham gia của cộng đồng trong chương trình giảm nghèo.
2.1.3.7 Giám sát, kiểm tra đánh giá từ cấp trên
Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá từ cấp trên giữ vai trò rất quan trọng
đảm bảo cộng đồng được tham gia hữu hiệu vào các khâu của chương trình giảm
nghèo từ xác định nhu cầu, lập kế hoạch, trực tiếp tham gia chương trình đóng
góp nguồn lực, giám sát đánh giá đến quản lý và sử dụng sản phẩm. Ngoài ra,
việc thường xuyên giám sát, kiểm tra của cấp trên người dân sẽ nhìn nhận được
12
tầm quan trọng của chương trình giảm nghèo do đó mà nâng cao được sự tham
gia của người dân.
2.1.3.8 Các hỗ trợ từ bên ngoài
Bên cạnh sự hỗ trợ của chương trình 30a còn có các chương trình giảm
nghèo khác của chính phủ, hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức
quốc tế cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảm nghèo như CT 134,
CT 135, các công ty tư nhân giúp giải quyết công ăn việc làm cho bà con, ngân
hàng tín dụng tư đầu tư nguồn vốn cho nông dân… Đặc biệt dân tộc thiểu số với
các điều kiện khó khăn đặc thù, nơi có tỷ lệ nghèo đói rất cao, tập trung đông
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên nhận được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ
giảm nghèo của nhiều tổ chức trên thế giới.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình
30a ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá cao về công tác xóa
đói giảm nghèo. Từ các CT, dự án xóa đói giảm nghèo cũng đã đạt được những
thành tựu đáng kể nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân
đồng thời cũng rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho xóa đói giảm nghèo.
Hiện nay, chương trình giảm nghèo 30a đang được triển khai trên 62 huyện
nghèo của cả nước trong đó vai trò về sự tham gia của cộng đồng các dân tộc
luôn đề cao. Dưới đây là một số thực trạng từ các địa phương:
Bắc Hà là 1 trong 3 huyện của tỉnh Lào Cai được hưởng lợi từ Nghị quyết
30a của Chính phủ. Qua 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết, được ưu tiên đầu
tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, làm nhà ở, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
ngày một nâng lên, nhiều hộ nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đã vươn
lên thoát nghèo, diện mạo nông thôn vùng cao Bắc Hà đang có bước đổi thay
đáng kể. Có được kết quả trên một phần là do sự đóng góp, tham gia tích cực
của cộng đồng người dân vào chương trình.
13
Ông Vàng Văn Hợi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nậm
Mòn, huyện Bắc Hà cho biết: Là xã thuần nông, nên nguồn thu nhập của các hộ
gia đình dựa vào sản xuất nông nghiệp, từ Nghị quyết 30a xã Nậm Mòn ưu tiên
đầu tư kiên cố hệ thống thủy lợi, làm động lực phát triển sản xuất. Nậm Mòn có
8 tuyến trải dài ở 7 thôn, với tổng chiều dài 27 km không chỉ cung cấp nước
tưới cho 144 ha lúa nước mà còn cung cấp nước tưới cho một phần diện tích
cây thuốc lá, rau màu trong mùa khô. Cùng với đó, thực hiện chương trình hỗ
trợ sản xuất, xã đã nhanh chóng triển khai các mô hình trồng thí điểm cây thuốc
lá, giống ngô lai mới như: 9698, 9034, NK 4300 tại các thôn, bản. Do đó, các
giống ngô địa phương năng suất thấp đã được thay thế bằng các giống mới, lúa
lai cho năng suất cao, với diện tích ngô hàng hóa lên tới 320 ha; diện tích cây
thuốc lá hơn 50 ha. Nhờ sự đầu tư này, đời sống kinh tế của người dân đã được
nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6% - 7%/năm.
Ông Tạ Công Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà cho
biết: Trong 5 năm qua, từ nguồn vốn của Chương trình 30a, huyện Bắc Hà đã
được đầu tư mỗi năm hơn 100 tỷ đồng ở nhiều hợp phần khác nhau. Để việc
triển khai đạt được hiệu quả cao, huyện đã xây dựng chương trình mục tiêu
giảm nghèo lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của
tỉnh đang được triển khai ở địa phương và cũng được sự hưởng ứng của người
dân. Từ đó, huyện đã phân bổ nguồn vốn được giao và sử dụng hợp lý vào việc
đầu tư xây dựng đường giao thông, công trình thủy lợi, nước sạch sinh hoạt,
trường học; hỗ trợ phát triển sản xuất và chăn nuôi gia súc. Với việc triển khai
thực hiện một cách tích cực đúng tiêu chí, đối tượng hưởng thụ, tạo được niềm
tin và sự hưởng ứng của nhân dân, Nghị quyết 30a tạo sức bật cho huyện phát
triển.
Tinh Quảng Nam triển khai chương trình 30a cũng rất hiệu quả, đạt được
nhiều thành tựu mong muốn như đối với chính sách giáo dục, dạy nghề nâng cao
dân trí: toàn tỉnh đã xây dựng hoàn thành 03 Trung tâm dạy nghề của 03 huyện
14
nghèo và đi vào hoạt động, bước đầu đã có hiệu quả (Nam Trà My năm 2011;
Phước Sơn và Tây Giang năm 2012), góp phần thực hiện chức năng đạo tạo
nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tăng thu nhập, giúp các địa
phương giảm nghèo nhanh và bền vững. Điều đáng nói đến ở đây là người dân
đã xác định được nhu cầu cần được giảm nghèo và nhanh chóng bắt nhịp với
chính sách của nhà nước.
Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cũng nhanh chóng thoát nghèo nhờ
chương trình hỗ trợ giảm nghèo 30a, huyện mở các lớp đào tạo tập huấn khuyến
nông, khuyến lâm trong đó hỗ trợ tài liệu và 10.000 đồng/ngày/người cho người
dân tham gia từ đó người dân được hiểu thêm về chương trình giảm nghèo 30a,
họ được tham gia đưa ra ý kiến của riêng mình cũng như những thắc mắc thì
được trao đổi và giải đáp từ cán bộ khuyến nông. Từ đó cán bộ cũng có thể hiểu
thêm về người dân biết họ cần gì, những đặc điểm nào của họ có làm cản trở hay
thúc đẩy chương trình 30a.
Trưởng thôn Mý Hôp Tủa Chử xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải
nói:“Thôn chưa có giám sát, trưởng thôn tự làm giám sát mà không có người
dân tham gia. Thôn tôi muốn lâp kế hoạch không phải chỉ có ý kiến trưởng thôn
mà cần có ý kiến người dân cho phù hợp ý muốn của họ, có biên bản rõ ràng,
sau đó có tiền đến đâu triển khai đến đó chắc chắn sẽ góp phần giảm nghèo
nhanh và bền vững hơn.” Như vậy vai trò sự tham gia của cộng đồng người dân
trong chương trình 30a là rất quan trọng, góp phần rất lớn cho giảm nghèo
nhanh.
Qua tìm hiểu về thực trạng triển khai các chương trình 30a có sự tham gia
của cộng đồng các dân tộc tại một số địa phương, chúng tôi xin đưa ra một số
kinh nghiệm sau: các chương trình 30a thành công không thể không kể đến sự
đóng góp của cộng đồng các dân tộc trong thực hiện chương trình bằng cách
đóng góp sức người, sức của, nguồn lực vốn, đất đai, nguyên vật liệu, chia sẻ
thông tin. Vì vậy cần nâng cao hơn nữa sự tham gia của cộng đồng các dân tộc
15
vào chương trình, bằng cách tổ chức những buổi tập huấn có sự tham gia của
cộng đồng người dân, làm tốt công tác khuyến nông, công tác dân vận, hay
truyền thông trên các thông tin loa đài thôn bản để tư tưởng trông chờ ỷ lại, tự
ty mặc cảm, chấp nhận đói nghèo được xóa bỏ khỏi suy nghĩ của một số người
dân, tạo sự hiểu biết về 30a, từ đó xác định được nhu cầu giảm nghèo, để họ
mạnh dạn đưa ra ý kiến trao đổi kinh nghiệm giảm nghèo với nhau.
2.2.2 Kinh nghiệm sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong chương trình
giảm nghèo ở nước ngoài
2.2.2.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc đã chính thức
khởi động chương trình xóa đói giảm nghèo bằng dự án phát triển với quy mô
lớn, có kế hoạch và có tổ chức trong phạm vi cà nước. Kinh nghiệm thành công
của Trung Quốc trong xóa đói giảm nghèo cho thấy tầm quan trọng của việc
người dân tham gia vào chương trình giảm nghèo mang lại hiệu quả giảm nghèo
một cách bền vững.
Có được những thành quả trên đó là do Trung Quốc có chính sách xóa đói
giảm nghèo hợp lý, kết hợp khai thác tổng hợp nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, phát triển ngành nghề địa phương, phòng chống cơ bản về phổ cập
giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa trình độ kỹ thuật cho người lao động, khống
chế tốc độ gia tăng dân số, nhà nước tăng các khoản đầu tư vào các vùng nghèo
khó, động viên lực lượng xã hội chi viện cho vùng nghèo khó giúp đỡ các xã
nghèo và thôn nghèo như phổ biến kinh nghiệm, hợp tác kinh tế giúp đỡ lẫn
nhau. Đặc biệt là nhờ một phần rất lớn vào sự tham gia của cộng đồng vào thực
hiện chính sách.
2.2.2.2 Kinh nghiệm của Châu Phi
Trong khi nhiều nước châu Á những năm qua đã vươn lên trở thành
cường quốc về nông nghiệp, thì ở châu Phi, lục địa có rất nhiều tiềm năng về
thiên nhiên và con người thì nông nghiệp chưa phát triển. Đây là một trong
16