BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ngiên cứu về ảnh hưởng của chính
sách kích câu tới nguy cơ lạm phát của
việt nam hiện nay
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Thời gian qua tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh theo chiều
hướng suy thoái từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây xáo trộn lớn
về kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia nhất là các quốc gia đang phát triển và
kém phát triển trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động
mạnh mẽ và cũng có dấu hiệu suy thoái mạnh.
Để chặn đà suy giảm kinh tế, giúp nền kinh tế phục hồi sau khủng
hoảng, chính phủ các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại;
trong đó hệ thống các chính sách kích cầu là một trong những giải pháp vô
cùng quan trọng. Thực tế trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách kích
cầu ở Việt Nam đã đem lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế, đưa nền
kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bắt đầu có những khởi sắc về phát
triển sản xuất, thị trường và thương mại.
Tuy nhiên, bên cạnh đó khi nền kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng trở
lại thì một vấn đề đặt ra là nguy cơ lạm phát đang tiềm ẩn và có thế gây ảnh
hưởng không tốt cho nền kinh tế vừa mới phục hồi. Điều này đặt ra những
thách thức mới cho chính phủ Việt Nam cũng như các nhà quản lý kinh tế vĩ
mô.
2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Xuất phát từ những vấn đề mang tính cấp thiết trên nên nội dung chính
của đề tài là “Ảnh hưởng của chính sách kích cầu đến nguy cơ lạm phát của
Việt Nam hiện nay”. Qua trình phân tích những ảnh hưởng này sẽ là cơ sở để
có thể giữ ổn định được nền kinh tế hiện nay
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tà được thể hiên trên các khía cạnh:
Thứ nhất: chỉ ra đươc những tích cực của kích cầu để phát triển nền kinh
tế trong năm 2009
Thứ hai: qua phân tích ta thấy nền kinh tế đang phát triển trở lại giá cả
bắt đầu tăng lên có thể làm cho lạm phát tăng trở lại.
Thứ ba: nghiên cứu nguy cơ lạm phát hiện nay đồng thời đề xuất các giải
pháp, kiến nghi với nhà nước về các chính sách điều tiết vĩ mô nhằm ổn định
kinh tế
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tâp trung vào phân ticgs các chính sách
kích cầu mà Việt Nam đã sử dung trong giai đoạn qua và nguy cơ lạm phát
do kích cầu gây ra
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cộng cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
của chính phủ nhằm mục đích giữ ổn định nền kinh tế
5 kết cấu báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần giới thiệu các tài liệ tham khảo và các phụ lục. Đề
tài gồm 4 chương
ChươngI : Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương II: Một số lý luận về chủ đề nghiên cứu
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
Chương IV: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu
Chương II : Một số lý luận về chủ đề nghiên cứu
1. Một số định nghĩa khái niệm cơ bản.
Chính sách kinh tế vĩ mô là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế.
Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa ,
chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Nhưng quan trọng hơn cả
là chinh sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
1.1.1. Chính sách tiền tệ
*Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ
hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm
chế lạm phat duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động
hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi
các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các
nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị
trường ngoại hối.
Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung
tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để
điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được
lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ
sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền.
* Công cụ của chính sách tiền tệ
Công cụ thường dùng của chính sách tiền tệ là lượng cung về tiền và lãi
suất
- Lượng cung tiền
Khái niệm :là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM
không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định(một
năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra
hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế
vĩ
mô(tốc độ tăng trưởng ,lạm phátiêu thụ )sau đó NHTW sẽ phân bổ cho các
NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định
.
Cơ chế tác động:Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với
lượng tiền cung ứng,việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho
nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục
tiêu của NHTM.
Đặc điểm:Giúp NHTW điều chỉnh ,kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi
các công cụ gián tiếp kém hiệu quả ,đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất
cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng,tỷ lệ lạm phát quá cao của
nền kinh tế .Song nhược điểm của nó rất lớn : triệt tiêu động lực cạnh tranh
giữa các NHTM,làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế ,dễ phát
sinh nhiều hình thức tín dụng ngoàI sự kiểm soát của NHTW và nó sẽ trở
nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên
- Lãi suất
Khái niệm :NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất
cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó,từ đó ảnh
hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản
lý mức cung tiền của mình.
Cơ chế tác động:Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho
lượng tiền cung ứng thay đổi theo.
Đặc điểm:Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục
tiêu của từng thời kỳ,đIều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều
kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làm mất đi
tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãI suất là “giá cả”
của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn
trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãI suất dễ
làm cho các NHTM bị động,tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.2: Chính sách tài khoá
* Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên
định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi
tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính
sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn
định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai
công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống
thuế.
* Công cụ của chính sách tài khóa
Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ
thống thuế.
-Chi tiêu của chính phủ
Chi tiêu của chính phủ được các nhà kinh tế học phân ra làm 3 loại
chính:
(1) Các khoản mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng hiện tại được gọi là
Tiêu dùng của chính phủ (Government consumption);
(2) Các khoản chính phủ để mua các hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra lợi
ích trong tương lai, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu, được gọi là
Đầu tư của chính phủ Government investment.
(3) Các khoản không phải để mua hàng hóa dịch vụ, mà chỉ là hành động
di chuyển tiền, như trả cho phúc lợi xã hội, được gọi là Transfer payments.
Các khoản chi tiêu của chính phủ có thể được tài trợ bởi lãi do phát hành
tiền, thuế và vay mượn.
Hai loại chi tiêu trên của chính phủ hợp thành những bộ phận chính của
Tổng sản phẩm quốc nội.
- Thuế
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của con người (thông qua thể nhân,
pháp nhân) cho Chính phủ được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp
luật, được thực hiện mà không đề cập đến một lợi ích cụ thể đối với người
đóng thuế. Thuế thường được đóng bằng tiền và thể hiện việc chịu từ bỏ sức
mua một cách trực tiếp nhưng cũng có thể đóng thuế thông qua sức lao
động, ngày công lao động, hiện vật như gạo muối, dầu mỏ, trà nhằm mục
đích chuyển quyền kiểm soát các nguồn lực kinh tế từ ngồn lực kinh tế từ
người nộp thuế sang người nhà nước để nhà nước sử dụng hay chuyển giao
cho những người khác. Thuế có hai chức năng chính là phân phối lại và chức
năng điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội. Sự ra đời của thuế gắn liền với
sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà
nước.
Thuế quốc gia và thuế địa phương:
Do chính quyền gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.
Các cấp chính quyền đều có ngân sách riêng, và được phân quyền các nhiệm
vụ chi (cung ứng hàng hoá công cộng) riêng, nên có thuế quốc gia (nộp vào
ngân sách trung ương), và thuế địa phương (nộp vào ngân sách chính quyền
địa phương).
Thuế thông thường và thuế đặc biệt:
Thuế thông thường: là thuế nhằm các mục đích chính là thu ngân sách và
điều tiết thu nhập, chứ không nhằm mục đích đặc biệt nào khác.
Thuế đặc biệt: là thuế nhằm mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt
đánh vào bia rượu, thuốc lá nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hoá này,
hay phí thuỷ lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, duy tu hệ thống
thuỷ lợi địa phương.
Thuế phụ thu: Bên cạnh thuế chính thức còn có thuế phụ thu. Thuế này
không nhằm điều tiết trực tiếp đối tượng thu mà chỉ lợi dụng đối tượng thu
để huy động một nguồn tài chính phục vụ mục đích nào đó không nhất thiết
liên quan đến đối tượng thu. Ví dụ chính phủ Pháp đánh thuế phụ thu đối với
người đi máy bay ở Pháp ( thu thuế này khi họ mua vé máy bay) để có
nguồn tài chính tài trợ cho hoạt động phòng chống dịch bệnh, nhất là
HIV/AIDS, ở nước nghèo.
2, Lạm phát và giảm lạm phát
2.1 ) Khái niệm lạm phát và giảm lạm phát
a) Khái niệm lạm phát
Lạm phát được định nghĩa là quá trình tăng gia liên tục tức là mức giá
chung tăng lên hoặc là quá trình đòng tiên liên tục bị giảm giá.
- Trong thực tế , dù có bất kì sự gia tăng của một vài hàng hoá riêng lẻ nào
đó thì chưa thể gọi là lạm phát , khi gia tăng của một vài hàng hoá khác lại
giảm mà mức giá chung không tăng chỉ có thể kết luận là lạm phát khi
mức giá chung tăng lên lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi.
-Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát
gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu
thành tổng sản phẩm quốc dân.Nó chính là GNP
danh nghĩa
/GNP
thực tế
+)Tỷ lệ lạm phát : tỷ lệ lạm phát là thứơc đo chủ yếu cảu lạm phát trong
một thời kỳ ,quy mô và sụ biến đọng của nó phản ánh quy mô và xu hướng
lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát được tính như sau :
1001
1
×
−=
−p
p
p
I
I
g
Trong đó : g
p
: tỷ lệ lạm phát
I
p
: chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu
I
p-1
: chỉ số giá cả của thời kỳ trước đó
b) Khái niệm giảm phát
Giảm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi ,giảm phát là sụ xuống
liên tục cảu mức giá chung bình theo thời gian.
Trong thực tế ,dù có bất kỳ sự giảm giá nào của một vài hàng hoá riêng lẻ
nào thì đó chưa thể gọi là lạm phát khi giá của j vài hàng hoá khác lại tăng
và mức giá chung không giảm chỉ có thể kết luận giảm phát khi mức giá
chung giảm
2.2) Phân loại lạm phát
a) Căn cứ theo loại lạm phát : theo nguyên nhân lạm phát
+ ) Lạm phát cầu kéo
+ ) Lạm phát chi phí đẩy
+) Lạm phát dự kiến
+) Lạm phát do tiền
-Lạm phát cầu kéo : lạm phát cầu kéo thực chất là do sự mất cân đối giữa
tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ.Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ
có khả nằng thanh toán lớn hơn tổng hàng hoá va dịch vụ đã đẩy giá tăng lên
để thiết lập một sự cân bằng mới trên thị trường , trong đó tổng cung bằng
tổng cầu.
Lạm phát do tổng cầu tăng lên trong trrường hợp nguồng ngoại tệ để nhập
khẩu bị hạn chế , các năng lực sản xuất đã huy động hết làm cho tổng cung
không thể nào tăng lên để cân bằng được với tổng cầu ở mức giá cố định ,
buộc giá phải tăng lên để tạo cân bằng mới cao hơn, tức là lạm phát đã xuất
hiện.Như vậy bản chất của lạm phát cầu kéo là chỉ tiêu quá nhiều và để mua
một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được, trong thị trường
lao động đã đạt cân bằng .
- Mô hình : khi sản lượng vượt tiềm năng , đương AS có độ dóc lớn
nên khi cầu tằng mạnh đưòng AD dịch chuyển lên trên ( AD1 ) giá cả tăng
nhanh từ P0 → P1.
Y*
ASRL
ASRL
ASRL0
AD
P0
P1
P
Y
Y1 Y0
ASRL
ASRL
AD1
AD0
Y*
Y
P
chi tieu qua kha
nang cung ung
chi phi phat trien
day gia len cao
Lạm phát chi phí đẩy : Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi có tác động cảu các
yếu tố bên ngoài tác động vào không gắn với tình hình tổng cung va tổng
cầu nền kinh tế .Đây là tình trạng khi chi phí sản xuất tăng quá mức trung
bình mà nền kinh tế có thể chịu đựng được đẩy giá tăng lên .
Lạm phát chi phí đẩy bao gồm cả lạm phát do tiền lương tăng lên (lạm phát
tiền lương đẩy ).
Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào - đặc biệt là các vật tư cơ bản là
nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao duy tổng cầu không thay đổi nhưng
giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống.
Lạm phát dự kiến : Trong nền kinh tế tiền tệ ,trừ siêu lạm phát và lạm phát
phi mã , lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá
cả trong trường hợp này tăng đều đều vơí 1 tỷ lệ tương đối ổn định. tỷ lệ lạm
phát này người ta gọi là gọi là tỷ lệ lạm phát dự kiến vì người ta có thể dự
tính trước mức độ của nó nên còn gọi là lạm phát dự kiến , giá cả tăng theo
gần như một tỷ lệ nhất định người ta có thể dự kiến được tốc độ giá cả theo
thời gian.
Lạm phát do tiền tệ :
Ngưyên nhân của lạm phát trong trường hợp này : là do cung tiền quá
nhiều , quá mức cầu của nền kinh tế.
Lịch sử lạm phát đã chỉ ra rằng ,không ó tiền lạm phát cao nào mà không có
sự tăng trưởng mạnh mẽ về ngoại tệ , lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm
phát càng cao ,và bất kỳ một chính sách vi mô nào giảm được tốc độ tăng
tiền cung dần đến giảm đựơc tỷ lệ lạm phát và phù hợp với thời kỳ ngắn hạn.
b ) Căn cứ theo quy mô : Người ta chia ra làm 3 loại lạm phát đó là :
+ ) Lạm phát vừa phải
+) Lạm phát phi mã
+ ) Siêu lạm phát
Lạm phát vừa phải ( lạm phát chấp nhận đựơc ) : Là lạm phát ở mức dưới
một con số ( không quá 10% ) , lạm phát ở mức độ này không gây ra những
tác động đáng kể với nền kinh tế
Lạm phát phi mã : Xảy ra khi giá cả tăng tương đối mạnh với tỷ lệ 2 hoặc 3
con số trong một năm. Lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra
những biến dạng kinh tế nghiêm trọng đây là mức lạm phát phá vỡ hoàn toàn
mọi cân đối với hệ thống tài chính - tiền tệ rối loạn , kinh tế - xã hội có
nhiều biến động xấu.
Siêu lạm phát : Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa
lạm phát phi mã . Lạm phát ở Đức năm 1992 -193 là hình ảnh siêu lạm phát
điển hình trong lịch sử lạm phát thế giới , giá cả tăng từ 1→ 10 lần. Siêu lạm
phát thường gây ra những thiệt hại rất nghiêm trọng và sâu sắc tuy nhiên
siêu lạm phát ít xảy ra .
c ) Theo quy mô và độ dài thời gian . Căn cứ theo quy mô và độ dài thời
gian người ta chia lạm phát thành 3 loại sau :
Lạm phát kinh niên : thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% /
năm.
Lạm phát nghiêm trọng : thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên
50% / năm.
Siêu lạm phát : kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm.
2.3 ) Các thước đo lạm phát
- Người ta có thể dùng chỉ số gái để đo lường lạm phát tuy nhiên trên thực
tế việc sủ dụng chỉ số giá để đo lượng lạm phát không chính xác bởi nó luôn
luôn có xu hướng phóng đại lạm phát thực . Co s 2 lý do để khẳng định chỉ
số giá bán lẻ phóng đại lạm phát :
+ ) Một là : nó không phản ánh đầy đủ sự cải thiện chất lượng sản
phẩm.
+ ) Hai là : nó không phản ánh sự cải thiện kỹ thuấtản xuất sự lệch
lạc giữa lạm phát và chỉ số giá không phải không có hại ,bởi khi công bố chỉ
số giá cao ( dự kiến ) sẽ khuyến khích dân chúng mua sắm ngay lúc công bố
chỉ số giá chứ không đợi đến khi lên giá mới mua giá hạ thì NTD sẽ ít mua
hơn bởi lợi tức cổ phần sẽ trội hơn lợi tức hàng hoá mang lại.
Mặc dù tính tỷ lệ lạm páht còn nhiều vấn đề phải bàn nhưng có thể tính
theo công thức sau :
1
1
−
−
−
=
t
tt
t
P
PP
L
Trong đó : L
t
: tỷ lệ lạm phát giai đoạn t
t : là giai đoạn tính lạm phát
P
t
: là tổng giá cả giai đoạn t
P
t-1
: là tổng giá cả giai đoạn t-1
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số quan trọng mà 1 số nước thường lấy để đo
tỷ lệ lạm phát và được xem là để đo lường chi phí liên quan đến số hàng hoá
và dịch vụ cụ thể được người mua tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng CIP được
tính theo công thức sau :
0
1
0
0
1
i
n
i
i
i
n
i
it
QP
QP
CPI
×
×
=
∑
∑
−
−
Trong đó : P
it
: là giá hàng hoá sản phẩm i trong giai đoạn t
P
i0
:là p hàng hoá sản phẩm i trong giai đoạn cơ sở
Q
i0
: tổng lượng hàng hoá sản phẩm i ( i = 1 → n ) trong giai đoạn cơ sở.
Chỉ số giảm GDP được coi là chỉ số giá phản ánh bình phân giá của tất cả
các hàng hoá và dịch vụ đựơc sản xuất trong nước do vậy chỉ số này có thể
nói là toàn diện hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI vì bao quát hết các loại hàng
hoá và dịch vụ .Chỉ số này được dùng để tính giảm phát GDP danh nghĩa và
GDP thực .có thể tính chỉ số lạm phát GDP theo công thức sau :
thuc
danhnghia
GDP
GDP
GDP
L
=
Ngoài ra người ta còn sử dụng một số chỉ số khác để đánh giá mức độ lạm
phát đó là chỉ số biên độ lạm phát. Tuy nhiên trong thực tế các nước lấy chỉ
số CPI là cơ sở để xem xét mức giá tăng lên trong nền kinh tế ,các chỉ số
khác cũng quan trọng nhưng áp dụng có trừng mực. Lạm phát thường được
chia làm 3 loại : Lạm phát chấp nhận được ( lạm phát vừa phải ) ; lạm phát
phi mã và siêu lạm phát.
2.Một số lý thuyết của vấn đề nhgiên cứu
a. Cơ chế tác động của các chính sách trong nền kinh tế
* Chính sách tài khóa
Trường hợp 1: Khi nền kinh tế bị suy thoái, trì trệ kém phát triển chính phủ
sử dụng chính sách tài khóa lỏng
Chính sách tài khóa rộng dùng để chống suy thoái, khi sản lượng giảm
xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp cao.
Chính phủ mở rộng tài khóa bằng cách tăng G, giảm T, điều này sẽ
làm cho tổng cầu AD tăng => đường IS dịch chuyển sang phải từ IS
1
đến IS
2
.
IS
2
∩ LM = E
2
: điểm cân bằng mới của nền kinh tế.
Ta xác định được:
Mức sản lượng cân bằng: Y
o2
> Y
1
Lãi suất cân bằng: i
o2
> i
1
=> nền kinh tế có tăng trưởng, thất nghiệp giảm
Tuy nhiên, tác động này chỉ trong ngắn hạn. Trong dài hạn, khi sản lượng
tăng thì dẫn đến cầu về tiền tăng lên, cụ thể là i
o2
> i
1
. Khi lãi suất tăng lên,
sẽ làm cho cầu đầu tư tư nhân giảm => tác động làm cho AD giảm.
Trường hợp2: chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp khi
nền kinh tế phát triển nóng
Nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng tại E
1
. Tại trạng thái này ta thấy Y
1
> Y
*
=> nền kinh tế đang ở trong tình trạng tăng trưởng nóng, áp lực lạm
phát cao.
=> để giảm áp lực lạm phát => chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thu
hẹp bằng cách giảm G, tăng T => AD giảm => IS dịch chuyển sang trái từ
IS
1
đến IS
2
.
Kết quả: lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng cùng giảm. Sản lượng cân
bằng trở về mức tiềm năng sẽ làm giảm được áp lực của lạm phát. Tuy
nhiên, tác động này chỉ trong ngắn hạn.
Trong dài hạn: Khi Y giảm => cầu tiền giảm => lãi suất giảm. Khi lãi
suất giảm thì lại làm cầu đầu tư tăng lên => I↑ => AD↑
* Chính sách tiền tệ
Trường hợp1: Chính sách tiền tệ mở rộng
Bối cảnh đưa ra chính sách: khi nền kinh tế suy thoái, sản lượng giảm xuống
thấp hơn sản lượng tiềm năng, thất nghiệp nhiều, NHTW có thể chống suy
thóai bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng.
Chính sách tiền tệ mở rộng được sử dụng bằng cách tăng lượng cung
tiền bằng cách mua chứng khóan của chính phủ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
giảm lãi suất chiết khấu, tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Khi cung tiền tăng lên, nó sẽ tác động làm cho đường LM dịch chuyển
sang phải từ LM
1
đến LM
2
.
Biểu diễn trên đồ thị:
- Giả sử ban đầu nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng tại E
1
= LM
1
∩ IS
Y
1
< Y
*
biểu hiện 1 nền kinh tế đang suy thoái.
- Giả sử chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng: LM↑→ từ LM
1
đến
LM
2
.
Kết quả là: điểm cân bằng sẽ dịch chuyển từ E
1
đến E
2
, sản lượng cân bằng
tăng từ Y
1
đến Y
*
, lãi suất giảm từ i
1
đến i
2
.
Trường hợp 2: Chính sách tiền tệ thu hẹp
Khi sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị lạm phát,
NHTƯ có thể thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp để chống lạm phát.
Thu hẹp tiền tệ có nghĩa là giảm lượng cung tiền MS bằng cách bán
trái phiếu chính phủ trên thị trường mở, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi
suất chiết khấu, giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Kết quả: làm cho cung tiền giảm, đường LM dịch chuyển lên trên, sang trái
=> lãi suất cân bằng tăng, sản lượng cân bằng giảm.
Biểu diễn trên đồ thị:
Nền kinh tế ban đầu cân bằng tại E
1
: Y
1
> Y
*
thể hiện trạng thái tăng trưởng
nóng của nền kinh tế.
Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ chặt: LM
1
→ LM
2
=> xác định điểm
cân bằng mới của nền kinh tế E
2
với sản lượng cân bằng giảm về mức sản
lượng tiềm năng, lãi suất cân bằng tăng lên.
* Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể được phối hợp với
nhau để thực hiện mục tiêu ổn định và mục tiêu tăng trưởng, việc phối hợp
các chính sách này giúp tạo ra những kết quả mà khi sử dụng từng loại chính
sách sẽ không thể nào có được.
Trường hợp 1: Phối hợp chính sách tài khóa lỏng và chính sách tiền tệ lỏng
Khi nền kinh tế suy thoái ( Y < Y
*
), để chống suy thoái thì áp dụng chính
sách tài khóa lỏng và chính sách tiền tệ lỏng.
Mở rộng tài khóa sẽ làm tăng tổng cầu, do đó, đường IS sẽ dịch chuyển sang
phải.
Mở rộng tiền tệ làm tăng lượng cung tiền => đường LM dịch chuyển sang
phải.
Kết quả là: sản lượng cân bằng tăng, lãi suất cân bằng có thể tăng, giảm hoặc
không đổi.
Biểu diễn trên đồ thị
Ban đầu: nền kinh tế đang cân bằng tại E
o
= IS
o
∩LM
o
với sản lượng cân
bằng Y
o
< Y
*
biểu hiện 1 nền kinh tế đang suy thoái.
=> chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng G, giảm T). Kết
quả là làm cho sản lượng tăng từ Y
o
đến Y
1
, và lãi suất cân bằng cũng tăng
lên từ i
o
đến i
1
. Như vậy với việc chính phủ sử dụng chính sách tài khóa lỏng
cũng đã làm cho sản lượng cân bằng tăng lên. Tuy nhiên, nếu chi sử dụng
chính sách tài khóa mở rộng thì nền kinh tế có nguy cơ gặp phải cơ chế thóai
lui đầu tư trong dài hạn do i tăng => đầu tư giảm, tiêu dùng giảm => tổng
cầu AD sẽ giảm làm cho đường IS có xu hướng dịch chuyển về trạng thái
ban đầu.
Để tránh việc thóai lui đầu tư, suy giảm tổng cầu thì nhà nước cần
phối hợp với chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng cung tiền MS: kết
quả là sẽ làm đường LM dịch chuyển sang phải từ LM
o
đến LM
1
=> trạng
thái cân bằng mới của nền kinh tế dịch chuyển từ E
1
đến E
2
.
Kết quả là: lãi suất giảm từ i
1
đến i
2
, sản lượng tiếp tục tăng từ Y
1
đến Y
2
.
Kết quả của việc phối hợp 2 chính sách là:
Lãi suất ổn định,
Sản lượng tăng nhanh
Trường hợp 2:Phối hợp chính sách tài khóa chặt với chính sách tiền tệ chặt
Khi sản lượng lớn hơn sản lượng tiềm năng (Y > Y
*
), nền kinh tế rơi
vào tình trạng lạm phát cao, muốn chống lạm phát thì có thể sử dụng phối
hợp chính sách tài khóa chặt với chính sách tiền tệ chặt.
Thu hẹp tài khóa làm giảm tổng cầu => IS dịch chuyển sang trái
Thu hẹp tiền tệ làm giảm cung tiền => LM dịch chuyển sang trái
Kết quả: sản lượng cân bằng giảm, lãi suất cân bằng có thể tăng, giảm hoặc
không đổi.
Biểu diễn trên đồ thị
Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E
o
với mức sản lượng cân bằng là Y
o
. Mức
sản lượng này > Y
*
biểu hiện cho 1 nền kinh tế đang tăng trưởng nóng, mục
tiêu của chính phủ là kiềm chế lạm phát.
Khi Nhà nước sử dụng chính sách tài khóa chặt => AD giảm => IS
dịch chuyển sang trái từ IS
o
đến IS
1
=> điểm cân bằng của nền kinh tế được
xác định tại E
1
với Y
1
< Y
o
=> giảm được áp lực lạm phát. Tuy nhiên, trong
dài hạn khi lãi suất cân bằng giảm xuống thì lại có tác dụng kích thích đầu tư
tăng lên => làm cho AD tăng => IS lại có xu hướng dịch chuyển sang phải
về trạng thái ban đầu, sản lượng cân bằng lại có xu hướng tăng lên.
Để tránh hiện tượng trên và làm cho sản lượng giảm hơn nữa người ta
sử dụng kết hợp với chính sách tiền tệ chặt. Khi chính phủ sử dụng chính
sách tiền tệ chặt thì MS giảm => LM dịch chuyển sang trái, lãi suất cân bằng
có xu hướng tăng lên. Điểm cân bằng mới được dịch chuyển từ E
1
đến E
2
:
Kết quả là làm cho lãi suất có xu hướng tăng: i↑ từ i
1
→ i
2
, đồng thời làm cho
sản lượng cân bằng tiếp tục giảm từ Y
1
đến Y
2
.
Kết quả chung của việc sử dụng phối hợp 2 chính sách là:
Lãi suất không đổi
Sản lượng giảm nhanh
b.Nguyên nhân của lạm phát đến nền kinh tế
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng rộng
lớn đến các mặt của đời sống kinh tế hiện đại. Trong những thập kỉ qua hầu
hết các nước công nhgiệp phát triển đều phải đương đầu với tình trạng lạm
phát cao kéo dài trong một số nămvà một số nước kém phát triển thậm chí
còn trải qua siêu lạm phát
Điều gì gây ra lạm phát là một câu hỏi phổ biến, song các nhà kinh tế vẫn
còn những bất đồng, có nhiều lý thuyết giải thích nguyên nhân gây ra lạm
phát,nhưng chúng ta sẽ xem xét một số lý thuyết chính
Lạm phát do cầu kéo
AS
P1
P2
hình 4
P
YY2 Y1
AD2
AD1
E2
E1
Lạm phát docầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tạimức sản
lượng đã đạt được hoặc vượt quá tiềm năng. Các yếutốtác độnglàm cho tổng
cầu tăng phải kể đến tiêu dùng và đầu tư (C và I), chi tiêu chính phủ (G),
nhu cầu xuất khẩu (X)
Thứ nhất: Lạm phát có thể hình thành dốc sự gia tăng đột biến nhu cầu
về tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn khi có những làn sóng mua sắm mới làm
tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng sẽ tăng, làm cho lạm phát
tăng lên và ngược lại. Tương tự lạm phát cũng phụ thuộc vào biến động
trong nhu cầu đầu tư: Sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu
tư và do đó đẩy giá cả lên.
Thứ hai lạm phát bắt nguồn từ sự gia tăng quá mực trong các chương
trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu
dùng và đầu tư nhiều hơn cho cơ sỏ hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại
khi chính phủ cắt giẳm các chi tiêu cho công cộng, hoặc các công trình đầu
tư lớn kết thúc thì mức giá sẽ giảm.
Thứ ba, lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Khi nhu
cẩu xuất khẩu tăng lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm do vậy làm
tăng mức giá trong nước. Nhưng nếu xuất khẩu giảm, nguồn vốn từ nước
ngoài chảy vào giảm do chế độ tỷ giá hối đoái cố định cũng có thể dẫn đến
lạm phát.
Trong hình bên ta thấy do các nguyên nhân như: C,I,G.X tăng làm cho AD
tăng dẫn tới Y tăng và P tăng.
Lạm phát do chi phí đẩy
AD
AS1
hình 5
E1
E2
Y1Y2 Y
P
P2
P1
AS2
Lạm phát xảy ra do cơ sốc giá c ủa thị trường đầu vào, đặc biệt là các vật
tư cơ bản ( xăng, dầu,điện) khiến các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, dẫn
tới tổng cung giảm. Trong trường hợp này tuy tổng cầu không thay đổi
nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm đi: AS ↓: AS1→ AS2→ Y↓ (
Y1→Y2)→ P↑ ( P1→ P2)
Lạm phát dự kiến
AS2
AS1
AS0
AD2
AD1
AD0
P0
P1
P2
P
YY*
hình 6
Trong nền kinh tế hiện đại, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã,lạm phát
vừa phải ổn định theo thời gian, giá cả trong trường hợp này tăng đều đều
với một tỷ lệ tương đối ổn định.
Hình bên cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào, đó là đường AD và
AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến lên
chi phí sản xuất và nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với
tốc độ lạm phát. Nhưng tổng sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng
lên theo dự kiến
c.Tác động của lạm phát
Tác động đối với sản lượng
Lạm phát do cầu thì sản lượng có thể tăng nhưng tăng bao nhiêu
nhiều ít thế nàolại còn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cung
Khi sản lượng cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm năng, dịch chuyển của
đường tổng cầu sang phải sẽ làm cho sản lượng gia tăng. Nhưng khi mức sản
lượng cân bằng cao hơn mức sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng tổng cầu sẽ
tẩo sự tănglên nhanh chóng của mức giá, lạm phát tăng nhanh
Nếu lạm phát do cung gây ra thì sản lượng giảm,giá cả tăng cao,nền kinh tế
rơi vào tình trạng đình trệ -lạm phát.Sự giảm sản lượng như thế nào còn tuỳ
thuộc vào độ dốc của đường tổng cầu.
Nếu do cả cung và cầu thì tuỳ theo mứcđộ dịch chuyển của 2 đường tổng
cầu và tổngcung, sản lượng có thể tăng giảm hoặc không đổi
Tác động đối với phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động đến người cho vay và người đi vay
Khi nền kinh tế có lạm phát thì mối quan hệ giữa người vay và người cho
vay được xem xét theo lãi suất thực.Thu nhập được chuyển từ người đi vay
sang người cho vay khi lạm phát trong thực tế khác với mứcdự kiến và
ngược lại.Chênh lệch giữa lạm phát thực tế và lạm phát dự kiến càng cao thì
mức độ phân phối lại càng nhiều.Muốn tránh được sự phân phối lại thì quá
trình cho vay phải được xác định theo lãi suất thả nổi. Mức lãi suất này phải
luôn luôn được xác địnhtheo công thức:
Lãi suất thả nổi =Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát
Tác động giữa người hưởng lương và ông chủ
Nói chung thì tốc độ tăng tiền công hầu như chậm hơn so với tốc độ tăng của
gía. Vì vậy những người lao động hưởng lương bao giờ cũng bị thiệt thòi và
người được lợi là các ông chủ.Quá trình phân phối này chỉ không diễn ra khi
tốc độ tăng của tiền công bằng tốc độtăng của giá
Tác động giữa người muavà người bán tài sản tài chính
Đa số các loại tài sản tài chiónh có mức lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy
khi có lạm phát xảy ra người nắm trong tay lượng trái phiếu sẽ bị thiệt và
người lợi là người phát hành trái phiếu
Tác động giữa người mua và người bán tài sản thực
Những người bán tài sản thực để lấy tài sản tài chính hoặc tiền mặt trước khi
lạm phát xảy ra thì khi có lạm phát những người bán sẽ bị thiệt thòi và người
được lợi là người mua.Nếu lạm phát xảy ra thì người bán tră gópcũng rất
thiệt thòi…nói chung thì phần thiệt của người bán chuyển sang cho người
mua.
Tác động giữa các doanh nghiệp với nhau
Do tỷ lệ tăng giá hàng hoá trong khi lạm phát không giống nhau,vì vậy
những doanh nghiệp nào mà sản xuất và tồn kho những hàng hoá có tỷ lệ
tăng giá chậm sẽ bị thiệt thòi. Giữa
chính phủ và công chúng
Đa phần thì khi xảy ra lạm phát,thu nhập của dân chúng sẽ chuyển sang tay
chính phủ.
Tác động đến cơ cấu kinh tế
Ngay cả trong thời kỳ lạm phát giá của các hàng hoá không thay đổi theo
cùng mộy tỷ lệ.Vì vâylnhững ngành có giá tăng nhanh sẽ nâng tỷ trọng của
ngành trong tổng sản lượng,thay đổi vị thế kinh doanhn của ngành mình.Khi
lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnhmẽ của giá cả tương đối,có
những doanh nghiệp,ngành nghề phất lên được,nhưng có những doanh
nghiệp ngành nghề bị suy sụp,phá sản thậm chí còn chuyển hướng kinh
doanh khác,dẫn đến cơ cấu kinh tế thay đổi.
Những tác động đến tính hiệu quả kinh tế
Lạm phát làm biến dạng cơ cấu đầu tư
Lạm phát làm suy yếu thị trường
Lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá
Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá
Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá của
tiền tệ
Lạm phát làm giảm mức cạnh tranh với nước ngoài
Lạm phát kích thich người nước ngoài rút vốn về nước
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại WTO Việt Nam ngày 04/01/2010 GS-TS Mai Ngọc Cường đã nghiên
cứu phân tích tổng quan tình hình kinh tế tại Việt Nam trong năm 2009. Ông
đã đánh giá bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2009 từ góc độ vĩ mô dựa trên
diễn biến nền kinh tế trong năm. Ông cũng nêu ra những hiệu quả và mặt trái
của việc kích thích tăng trưởng kinh tế trong năm vừa qua: “Trước những tác
động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngăn chặn suy giảm
kinh tế, từ đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế. Gói
kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các cấu phần sau: (i) gói hỗ
trợ lãi suất 4%; (ii) gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân
và hỗ trợ người nghèo ăn Tết; (iii) gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm,
giãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân vay
vốn không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp; (iv) đầu
tư công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu
chung cư cho người thu nhập thấp. Tuy chưa được đánh giá một cách sâu sắc
và toàn diện về hiệu quả của gói kích thích kinh tế, nhưng về cơ bản nó đã
đạt được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế. Trong đó,
các cấu phần có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi xuất 4% và chính sách
miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. Các gói này được xem như một
liều thuốc “giải cứu” giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn để phục hồi và
duy trì sản xuất và giải quyết việc làm. Đồng thời, chúng còn góp phần quan
trọng làm cho hệ thống ngân hàng cải thiện được tính thanh khoản và duy trì
khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, gói
kích thích kinh tế vẫn bộc lộ nhiều tồn tại và hệ lụy. Thứ nhất, làm phát sinh
tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp được vay và không được
vay vốn hỗ trợ lãi suất, tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng. Thứ hai,
việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực hiện chính sách tài
khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tổng phương tiện thanh
toán và tín dụng tăng ở mức cao gây nguy cơ tái lạm phát, gây đột biến trên
thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản. Thứ ba, hiệu
quả của gói đầu tư công và cho nông dân vay vốn mua thiết bị máy móc còn
rất hạn chế do những khó khăn về nguồn vốn và thủ tục. Vì vậy, những
thành công và hạn chế của gói kích thích kinh tế quả thật là những vấn đề rất
đáng được nghiên cứu và đánh giá để đưa ra những chính sách phù hợp
trong thời gian tới.”
Và tại báo Tuổi Trẻ số ra ngày 17/05/2009 cũng nghiên cứu về chính sách
kích cầu của trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc đại học kinh
tế đại học Quốc Gia Hà Nội. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những câu hỏi
cần được quan tâm lúc bấy giờ: “chính sách kích cầu của chính phủ liệu có
hiệu quả không? Và kích cầu vào đâu là hiệu quả?” Những câu trả lời đã
được đưa ra bởi các chuyên gia kinh tế để giả quyết những thắc mắc đó.
“báo cáo của CAF-DEPOCEN(trung tâm nghiên cứu chính sách phát triển
theo yêu cầu của ủy ban kinh tế quốc hội) khẳng định chính sách kích cầu là
đúng đắn và kịp thời. Báo cáo của CAF-DEPOCEN cho rằng dư địa để
chính sách tiền tệ tác động tới nền kinh tế Việt Nam hiện nay là hạn chế và
kích cầu qua ngân sách bằng các công cụ như giảm thuế, tăng chi tiêu công
là rất cần thiết”
Chương III : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng vấn đề nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu các vấn đề
1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong quá trình tìm kiếm thông tin phục vụ cho viêc nghiên cứu chúng
em đã thu thập dữ liệu bằng các cách sau:
Thu thập dữ liệ sơ cấp: từ giáo trình,sách báo những vấn đề cơ bản có liên
quan trong đề tài.
Thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Thông tin từ các trang web,của chính phủ và các bộ ngành
+ Các bài báo cáo tài chính ,báo cáo tổng hợp các kết quả tình hình thực
trạng của nền kinh tế
+ Các bài báo cáo và phân tích tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam
+ Các bài viết phân tích và dự báo tình hình lạm phát hiện nay
1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu sử dung trong đề tài này là phân tích tổng hợp
2 Đánh giá tổng quan tình hình kinh tế hiện tại
* Môi trường ngoài nước: Đã có thể lạc quan về triển vọng 2010
Ngay từ cuối năm 2008, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã
lan rộng ra khắp thế giới. Với các quốc gia mà tăng trưởng kinh tế phụ thuộc
nhiều vào vòng quay của nguồn vốn trên thị trường tài chính như Mỹ, EU,
Nhật Bản…đã nhanh chóng chuyển thành suy thoái kinh tế. Bước sang năm
2009, nỗ lực của các quốc gia nói trên chủ yếu là tập trung vào việc ngăn
chặn đà suy thoái và từng bước phục hồi kinh tế.
Điểm nổi bật trong năm 2009 là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU,
Trung Quốc, Hàn Quốc… đã tung ra những gói kích thích kinh tế rất lớn để
có thể nhanh chóng phục hồi kinh tế. Thực tế cho thấy những biện pháp cấp
bách và thiết thực này đã khắc phục được những khó khăn trước mắt và đưa
nền kinh tế thế giới thoát khỏi suy thoái. Nhưng mặt trái của các chính sách
này - chính sách tiền tệ nới lỏng - đã tạo ra nguy cơ lạm phát trong tương lai
cũng như quan ngại đồng đô la tiếp tục mất giá đã ảnh hưởng đến yếu tố bền
vững trong quá trình phục hồi. Kết quả của Chính phủ các nước trên thế giới
cho thấy quá trình phục hồi kinh tế trong năm 2010 là rõ nét.
IMF đã lạc quan dự báo về triển vọng năm 2010 với mức tăng trưởng GDP
toàn cầu lên tới 3,1%, thay vì 2,1% trước đó. Theo dự báo của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) và IMF, thương mại toàn cầu năm 2009 giảm từ
10% - 12%, sang năm 2010 sẽ tăng trưởng từ 5% - 6%. Tình hình hiện nay
cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã được kiểm soát, kéo theo
sự hồi phục của kinh tế thế giới. Như vậy, kinh tế thế giới năm 2010 sẽ nổi
bật những điểm có sau:
- Nhu cầu tiêu dùng được cải thiện, sức mua sẽ tăng nhanh và lại mở ra
nhiều cơ hội cho các nước xuất khẩu. Tuy nhiên, tranh chấp thương mại sẽ
gay gắt hơn và hiện tượng bảo hộ mậu dịch vẫn phổ biến.
- Lĩnh vực sản xuất phục hồi và ổn định. Cần lưu ý đến các “công
xưởng” như Trung Quốc, ấn Độ với nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô rất
lớn. Nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và hàng hóa tăng nhanh, ổn định sẽ
khiến giá cả tăng. Giá dầu thô, vàng sẽ ổn định ở mức cao nhưng mang tính
chất hàng hóa nhiều hơn là phương tiện đầu cơ nhằm an toàn vốn như năm
2009.
- Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng vẫn sẽ lớn. Bởi đây là
nguồn tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định cho phần lớn
lực lượng lao động.
- Các chính sách tiền tệ sẽ có xu hướng thắt chặt dần, nhằm giảm thiểu
nguy cơ lạm phát và mất ổn định hệ thống tài chính. Cạnh tranh về nguồn
vốn có thể sẽ gay gắt hơn bởi sau khủng hoảng, nhu cầu về vốn thường là rất
lớn. Trên góc độ này, vấn đề thâm hụt ngân sách năm 2010 sẽ tạo ra nhiều
ảnh hưởng hơn so với năm 2009.
* Môi trường trong nước: Ngăn chặn suy giảm kinh tế một cách hiệu quả
và hướng đến tăng trưởng bền vững
- Quyết liệt ngăn chặn suy giảm, phục hồi kinh tế hiệu quả
Theo Tổng cục Thống kê, trong quý IV/2009, GDP của Việt Nam tăng 6,9%
và quan trọng là tốc độ tăng trưởng kinh tế 2009 nhích dần qua mỗi quý, đưa
cả năm lên 5,32%, cao hơn kế hoạch đề ra. Năm 2009, vốn đầu tư toàn xã
hội ước tính tăng 15,3% so với 2008 và bằng 42,8% GDP. Các quyết định
131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và 497/QĐ-TTg về hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh
nghiệp cả ngắn hạn lẫn trung hạn, hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn đã
phát huy tác dụng rất lớn. Gần đây nhất là quyết định 2072/QĐ-TTg hỗ trợ
lãi suất 2% tạo “bước đệm” cần thiết cho nền kinh tế. Nguồn vốn tập trung
đúng hướng là yếu tố then chốt giúp kinh tế Việt Nam giảm thiểu được tác
động của suy thoái và từng bước phục hồi vững chắc.
Năm 2009, khó khăn kinh tế trong và ngoài nước là rất lớn, nhưng kinh tế
Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng khả quan. Trong khi xuất khẩu khó
khăn thì thị trường trong nước chính là động lực quan trọng để vực dậy nền
kinh tế. Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam cùng một lúc tạo ra 2 hướng đi
phát triển: xuất khẩu và thị trường nội địa. Phát triển song song 2 hướng đi
này sẽ đòi hỏi những chính sách quản lý vĩ mô mới như tái cơ cấu nền kinh
tế, kiểm soát để duy trì lạm phát thấp, ổn định đồng nội tệ… Đây là những
việc khó khăn, nhưng sẽ là tiền đề để tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo nền
tảng thuận lợi để vươn lên nhanh chóng sau khủng hoảng.
Hiện nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua “đáy” suy giảm, nhưng tốc độ phục
hồi còn chậm và đang chịu ảnh hưởng của những biến động của thị trường
thế giới, đặc biệt là xuất khẩu, nên khả năng tăng trưởng trong nửa đầu năm
2010 sẽ chậm. Vấn đề trọng tâm của giai đoạn hậu suy thoái là tái cơ cấu
nền kinh tế nhằm tăng tính hiệu quả.
- Suy thoái kinh tế thế giới tác động mạnh đến xuất khẩu
Sức mua sụt giảm từ các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ… đã ảnh
hưởng trực tiếp đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm nay. Theo ước
tính của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 của nước ta
chỉ đạt 56,7 tỷ USD (đã bao gồm cả hơn 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu
vàng), giảm 9,5% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ
lực thuộc “Câu lạc bộ tỷ USD” đều giảm.
Tuy nhiên, sang đến năm 2010, triển vọng kinh tế toàn cầu sáng sủa hơn, với
2 điểm nhấn quan trọng là nhu cầu được cải thiện và giá cả hàng hoá sẽ tăng.
Điều này sẽ giảm bớt sức ép phải lấy lượng để bù giá như xuất khẩu của Việt
Nam trong năm 2009. Dự báo, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 60 +
60,5 tỷ USD và mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt bởi các nước Trung Quốc, ấn
Độ, ASEAN, Mỹ Latinh… cũng lấy xuất khẩu là động lực khôi phục tăng
trưởng GDP của mình và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của các quốc gia này
cũng có nhiều nét tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Sản xuất công nghiệp các ngành then chốt phục hồi nhưng công nghiệp
chế biến vẫn còn chậm
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2009 ước đạt 696.577 tỷ đồng, tăng
7,6% so với cùng kỳ năm 2008. Cũng như xuất khẩu, giá trị sản xuất công
nghiệp tăng thấp phản ánh rõ những khó khăn từ suy thoái kinh tế thế giới.
Một số điểm đáng chú ý trong sản xuất công nghiệp năm 2009:
+ Mặc dù thấp hơn so với chỉ tiêu (16,5%) nhưng điểm quan trọng là xu
hướng phục hồi trong sản xuất công nghiệp đã rõ nét. 3 tháng cuối năm, tăng
trưởng giá trị sản xuất công nghiệp liên tục đi lên, tháng sau cao hơn tháng
trước: tháng 10 tăng 3,2% so với tháng trước; tháng 11 tăng 3,6% ; tháng 12
tăng 4,6%.
+ Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhưng tăng trưởng ở mức
thấp hơn tăng trưởng chung toàn ngành. Cụ thể, công nghiệp chế biến tăng
7,3% chiếm tỷ trọng 88,84%. Lĩnh vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của
việc xuất khẩu trong năm 2009 suy giảm. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ
lực, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng
trưởng khá cao. Điển hình là những sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá
trị sản xuất công nghiệp, như dầu thô đạt mức tăng 9,8%; than đá tăng 9,9%.
Đặc biệt, nhóm hàng tiêu dùng như điều hoà nhiệt độ (tăng 41,8%), tủ lạnh,
tủ đá (tăng 29,5%), xà phòng (tăng 20,2%), xi măng (tăng 19,2%), thép (tăng
19,1%), điện (tăng 11,9%)… cho thấy xu hướng phục hồi của sản xuất và
tiêu dùng khu vực dân cư.
+ Giá cả các mặt hàng công nghiệp đang diễn biến theo chiều hướng có
lợi cho sản xuất công nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, với lý do là tỷ giá
USD/VNĐ tăng, nhiều mặt hàng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu
như thép, phân bón, thức ăn gia súc, sữa… đã tăng giá và ảnh hưởng nhiều
đến việc kiềm chế lạm phát.
+ Đóng góp lớn nhất vào sự phục hồi sản xuất công nghiệp là khối doanh
nghiệp ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Từ kết quả
này, có thể thấy hiệu quả sản xuất của khu vực doanh nghiệp Nhà nước thấp
hơn so với hai khu vực còn lại của nền kinh tế.
- CPI và chi tiêu tiêu dùng cho hàng hoá và dịch vụ đều tăng thấp
CPI cả năm 2009 tăng 6,88%, thấp nhất trong vài năm gần đây. Nhưng đáng
chú ý là CPI trong tháng 12/2009 đã tăng tới 1,38% - mức cao nhất trong
năm 2009. Trong khi đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ toàn xã hội cả
năm cũng chỉ đạt gần 1.197.5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% - thấp hơn so với
những năm trước.
Cả 2 chỉ tiêu này tăng thấp là do xu hướng hạn chế chi tiêu của người dân và
doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn giữa năm. Thời gian gần đây, giá
hàng hoá vẫn có chiều hướng tăng bởi những quyết định tăng giá xăng dầu,
điện và các loại đầu vào cho sản xuất khác và cả tăng lương. Bởi vậy, khi
CPI trong thời điểm “nhậy cảm” là tháng 12/2009 tăng tới 1,38% đã khiến
nhiều lo ngại về triển vọng CPI tăng mạnh trong quý I/2010 và cả năm 2010.
Kinh tế thế giới phục hồi khiến giá cả tăng và giá hàng hoá thế giới đang có
nguy cơ thiết lập một mặt bằng giá mới sẽ là nguyên nhân cơ bản tác động
đến mức tăng CPI trong năm 2010. Đồng thời, một loạt “tác dụng phụ” từ
diễn biến kinh tế năm 2009 cũng sẽ ảnh hưởng đến diễn biến CPI năm 2010.
Bao gồm: Các chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn khiến lượng tiền
trong lưu thông tăng; Dư nợ tín dụng vượt chỉ tiêu; Giá vàng, USD tăng và
sẽ đứng ở mức cao…
- Đầu tư nước ngoài sụt giảm
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, các dòng vốn có xu hướng “co
cụm” và tiêu chí bảo toàn vốn là ưu tiên hàng đầu của giới đầu tư quốc tế.
Điều này lý giải tại sao FDI vào Việt Nam năm 2009 chỉ đạt 21,482 tỷ USD,
bằng 30% so với năm 2008. Cả ODA lẫn kiều hối năm 2009 đều đạt thấp
hơn so với dự kiến. Nguồn vốn FII năm nay cũng không cao bởi TTCK cũng
khá trầm lắng.
Tuy nhiên, diễn biến thu hút FDI trong năm 2009 cũng phát đi nhiều tín hiệu
tích cực. Trong cơ cấu vốn FDI, tổng vốn tăng thêm đạt 5,137 tỷ USD, bằng
98,3% so với con số tương ứng của năm ngoái. Việc các dự án FDI mở rộng
đầu tư cho thấy góc nhìn tích cực của nhà đầu tư nước ngoài đối với triển
vọng đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, đa phần vốn đầu tư tập trung nhiều vào
những ngành như BĐS và du lịch, công nghiệp nặng cho thấy các nhà đầu tư
quốc tế nhìn nhận thị trường Việt Nam có nhiều triển vọng dài hạn và ở
nhóm các nước phục hồi nhanh sau khủng hoảng. Điểm đáng chú ý là mặc
dù vốn thực hiện thấp nhưng tốc độ giải ngân lại rất tốt. Giải ngân vốn FDI
năm 2009 vẫn đạt 10 tỷ USD, chỉ giảm 13% so với năm 2008 - con số thống
kê cho thấy năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế ngày càng tốt lên. Điều
này đã góp phần làm tăng tính hiệu quả từ các nguồn vốn quốc tế.
Năm 2010, Bộ KH&ĐT đặt mục tiêu thu hút FDI tăng 10%, đạt từ 22 – 25
tỷ USD. Chủ trương chung đối với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài năm
2010 là tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã
cam kết; định hướng thu hút vào các vùng một cách hợp lý, vào các lĩnh vực
ưu tiên với trọng tâm là thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao và có khả
năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Đáng chú ý sẽ là vốn thực hiện
có triển vọng tăng cao, ước tính cũng sẽ tăng 10% so với năm 2009.
- Thị trường chứng khoán phục hồi, nhưng chưa bền vững
Tiếp tục đà suy giảm của năm 2008, trong nửa đầu năm 2009 TTCK “trượt
dốc”. Nửa cuối năm, dù vẫn có những thời điểm giảm nhưng các chỉ số đều
cho thấy xu hướng phục hồi của TTCK. Đây là kết quả của những nỗ lực
vực dậy nền kinh tế, sản xuất kinh doanh thời gian qua của Nhà nước và
doanh nghiệp.
Theo UBCKNN, tính đến ngày 22/12/2009, lượng vốn huy động qua TTCK
năm 2009 đạt 18.668 tỷ đồng, đấu giá cổ phần hóa đạt 2.124 tỷ đồng. Mặc
dù là kênh huy động vốn hết sức quan trọng nhưng TTCK Việt Nam vẫn phụ
thuộc quá nhiều vào tâm lý của các nhà đầu tư. Bởi vậy, tình trạng thao túng,