Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cắt giảm thua lỗ - Chìa khóa để có được danh mục đầu tư hợp lý pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.47 KB, 8 trang )

Cắt giảm thua lỗ - Chìa khóa để có
được danh mục đầu tư hợp lý
Một nhà đầu tư thành công không có nghĩa là phải đúng đắn
trong mọi thời điểm. Thường thì cụm từ này có ý nghĩa rằng bạn
có thể tận dụng khi bạn đúng và phản ứng kịp thời khi bạn sai.
Nhà đầu tư nổi tiếng Bernard Baruch đã từng nói: "Chỉ cần đúng
3 hoặc 4 trong số 10 quyết định là nhà đầu tư có thể làm giàu, với
điều kiện anh ta phải ý thức được việc cắt giảm thua lỗ kịp thời
khi anh ta sai."

Bán bất kỳ cổ phiếu nào giảm giá từ 7% đến 8% so với giá
mua vào

Đây là một ngưỡng có thể làm giảm thua lỗ tới mức độ chấp
nhận được, có tính tới việc biến động giá thông thường trong hầu
hết mọi trường hợp. Tuy nhiên, quy tắc này đòi hỏi nhà đầu tư
phải có ý chí cao. Hầu hết những nhà đầu tư thông thường đều
cho rằng nói dễ hơn làm. Để thành công, bạn cần nhận thức
được thời điểm bạn sai lầm và cố gắng khắc phục. Nếu bạn mua
một cổ phiếu tốt ở thời điểm thích hợp thì giá của nó hiếm khi
giảm 8% so với giá mua vào.

Sự thực là, bạn có thể bán cổ phiếu có giá giảm 7 đến 8%, rồi
sau đó cổ phiếu này lại tăng giá. Tuy nhiên đó chính là cái giá mà
bạn phải trả cho chính sách bảo hiểm danh mục đầu tư của mình
khỏi thua lỗ thê thảm.

Tín hiệu đèn đỏ cần theo dõi

Đừng tự cho rằng cổ phiếu của bạn sẽ luôn sinh lời lớn. Bạn cần
phải theo dõi một loạt các quy tắc chủ chốt (chẳng hạn như các


chỉ số tài chính của một công ty) để biết những dấu hiệu nguy
hiểm:

Tăng trưởng lợi nhuận: Liệu tăng trưởng lợi nhuận có đang
xuống dốc nếu so sánh với các công ty khác hay không? Hay liệu
tăng trưởng lợi nhuận của công ty đã giảm tốc rõ rệt trong hai quý
gần đây? Bên cạnh đó, với những cổ phiếu công nghệ không có
lãi nhưng tăng trưởng bán hàng cao thì cần xét yếu tố gì? Trong
trường hợp này, tăng trưởng bán hàng là yếu tố chủ chốt. Ngược
lại, nếu tăng trưởng bán hàng giảm thì có dấu hiệu giảm giá của
những cổ phiếu đó.
Những công ty chủ chốt trong ngành công nghiệp: Công ty phát
hành cổ phiếu của bạn có thuộc ngành công nghiệp có những
công ty đầu ngành đang xuống dốc? Trong trường hợp đó,
những cổ phiếu thuộc ngành công nghiệp rất dễ bị ảnh hưởng
bởi sự bán hạ giá. Khoảng hơn một nửa biến động giá cổ phiếu
của công ty có liên quan chặt chẽ tới ngành công nghiệp mà công
ty đó đang hoạt động.

Chỉ số tài chính: Số liệu bán hàng, biên lợi nhuận hay ROE đang
dao động? Bạn cần kiểm tra những thông số chủ chốt phản ánh
hoạt động tài chính này. Tuy nhiên, đôi khi thông số của các cổ
phiếu công nghệ cao hoặc công nghệ sinh học rất tiềm năng lại
không được tốt lắm. Đó là do công ty phát hành loại cổ phiếu này
mới ra mắt sản phẩm và chưa đem lại lợi nhuận, nên biên lợi
nhuận và ROE bằng 0. Lúc này nhà đầu tư cần nhìn trực tiếp vào
khả năng phát triển của công ty.

Ý kiến chuyên gia: Liệu cổ phiếu bạn đang nắm giữ có mất đi sự
hấp dẫn đối với các quỹ và các nhà đầu tư chuyên nghiệp? Các

quỹ thường nắm giữ một lượng đa số cổ phiếu giao dịch, do đó
quyết định mua hay bán của họ thường ảnh hưởng rất nhiều đến
giá cổ phiếu.

Thất bại trong việc phá băng: Cổ phiếu của bạn bị đẩy ra ngoài lề
trong một vài tuần. Sau đó nó tăng giá, nhưng rất ít, rồi đổi chiều
và giảm giá với khối lượng giao dịch lớn trong vài ngày. Chừng
nào cổ phiếu bắt đầu giảm xuống dưới mức 5% giá mua vào, hay
"điểm chốt" (pivot point), cần xem xét việc bán cổ phiếu đó.

Khối lượng giao dịch đạt đỉnh: Bạn đang sở hữu một cổ phiếu
sinh lời trong một thời gian dài. Rồi một ngày giá giảm và khối
lượng giao dịch lên tới đỉnh điểm kể từ khi cổ phiếu đó bắt đầu
sinh lời. Khi khối lượng giao dịch tăng vọt như vậy, thời điểm đó
đánh dấu một biểu quyết then chốt giữa các nhà đầu tư chuyên
nghiệp. Nếu cổ phiếu giảm giá, đó là dấu hiệu cảnh báo cho thấy
các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang mất hứng thú và giá sẽ có
thể giảm tiếp.

Đường giá trung bình (moving average): Hãy cảnh giác nếu cổ
phiếu của bạn trong vài tuần gần đây đạt mức thấp hơn đường
giá trung bình của nó (một biểu đồ dạng đường, với số liệu là giá
cổ phiếu trong 50 ngày giao dịch gần nhất. Đường này kết nối
những biến động giá cả cổ phiếu, giúp cho nhà đầu tư có một cái
nhìn bao quát hơn về xu hướng chung của một loại cổ phiếu nhất
định). Trường hợp này rất khó hồi phục lại. Đường giá trung bình
có vai trò như một nền tảng "hỗ trợ" cho giá cổ phiếu. Nếu giá cổ
phiếu liên tục giảm dưới đường giá trung bình, điều đó có nghĩa
là nền tảng đã bị xói mòn.


Phân chia cổ phiếu: Cổ phiếu của bạn phân chia hai lần trong
vòng ít hơn 12 tháng. Tình huống này làm thay đổi cán cân cung-
cầu vì nguồn cung cổ phiếu trở nên dồi dào hơn.

Khối lượng giao dịch tăng: Sau một thay đổi trọng yếu, khối
lượng giao dịch tăng nhưng giá cổ phiếu không tăng sau vài ngày
giao dịch. Hiện tượng này được gọi là khuấy động (churning), cho
thấy cổ phiếu này gặp khó khăn trong việc tăng giá, mặc dù hoạt
động giao dịch tương đối sôi động. Và đương nhiên bạn nên cân
nhắc khi trên thị trường bắt đầu manh nha hoạt động bán tháo cổ
phiếu.

Nhảy vọt: Là khi một cổ phiếu luôn tăng giá trong mấy tháng kề
trước, với mức tăng dao động và tương đối cao, rồi sau đó lại
tăng một lần nữa với một mức kỷ lục. Nếu mức tăng cao bất
thường, có lẽ bạn nên cân nhắc bán cổ phiếu đó.

×