Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Sinh học đại cương A 2-P2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.08 KB, 56 trang )

Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
1
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
2
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
Phần 2
C1 TỔ CHỨC CỦA CƠ THỂ ĐỘNG VÀT CÓ XƯƠNG SỐNG-1t
MỤC TIÊU
Nghiên cứu chương này Sinh viên phải:
- Phân biệt được các loại mô.
- Mô tả được cấu tạo của tế bào thần kinh.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Giáo viên sửa bài tập và giải thích các nội dung (10’)
- Các ví dụ về sinh sản vô tính (cho sinh viên xem 1 số hình ảnh về hình thức
sinh sản này)
- 1 số đặc điểm thích nghi của hoa trong thụ phấn (cho sinh viên xem 1 số hình
ảnh về đặc điểm thích nghi này)
- Giải thích hiện tượng thụ tinh kép.
2. Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung Thực vật (5’)
3. Giáo viên giới thiệu nguồn cung cấp tài liệu cho nội dung Động vật. Các tài liệu
này sử dụng xuyên suốt trong phần 2-(5’)
 Thư viện
1. Cơ thể học
2. Động vật không xương sống-Trần Thái Bái
3. Động vật có xương sống -Trần Kiên
4. Giải phẫu học – Quách Văn Tỉnh
5. Giải phẫu sinh lý người –Tạ Thúy Lan
6. Giải phẫu sinh lý trẻ - Phan Thị Ngọc Yến
7. Đặc điểm giải phẫu sinh lý trẻ em – Phan Thị Ngọc Yến


8. Sinh lý học trẻ em- Tạ Thúy Lan
9. Giải phẫu sinh lý vệ sinh phòng bệnh trẻ em – Trần Trọng Thủy
 KLF
10.Giáo trình Sinh học đại cương- Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
3
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
11.Giáo án và giáo trình SH ĐC- ĐHCT: d/cotuyet/SHDC
12.D/cotuyet/SHDCA 2-P2
13.Thư viện ảnh: D/cotuyet/thuvien/SHDC/anh
14.Thư viện ảnh động: d/cotuyet/thuvien/SHDC/media
 Internet
15.
16.
17.
4 Sinh viên tự hoạt động tìm hiểu bài qua các hướng dẫn (15’)
- Đọc mục tiêu bài
- Đọc nội dung bài theo yêu cầu và nêu thắc mắc (nếu có )
câu 1 Tìm một số đặc điểm cấu tạo cơ thể của động vật thể hiện sự thích nghi
của chúng với môi trường sống (liên hệ thực tế)
câu 2 Kể tên các cơ quan trong cơ thể động vật (đặc điểm chung của động
vật từ cá



thú, người).
câu 3 Kể tên các loại mô trong cơ thể động vật, cho biết đặc điểm cấu tạo và
chức năng của các loại mô trong cơ thể động vật.
5.Giáo viên hệ thống bài (5’)
NỘI DUNG

1.1 Cấu tạo chung của cơ thể thích nghi với môi trường sống
1.1.1.Các cơ quan trong cơ thể
Cơ quan của các động vàt đơn bào đơn giản ít có các cơ quan riêng biệt. Ở động vàt đa
bào bậc cao có rất nhiều cơ quan có cùng chức năng thường sắp xếp theo phức hệ gọi là hệ cơ
quan.
Các hệ cơ quan và chức năng của chúng trong cơ thể
- Hệ tiêu hóa: xử lý và hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Hệ hô hấp: có vài trò quan trọng trong trao đổi khí, thu nhận oxy và thải CO
2
.
- Hệ tuần hoàn: là hệ thống chuyên chở bên trong của động vàt.
- Hệ bài tiết-phóng thích các chất thải do sự chuyển hóa, điều hòa các thành
phần hóa học của dịch cơ thể.
- Hệ nội tiết: các tuyến và các hormon của chúng có vài trò quan trọng trong
việc kiểm soát nội môi.
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
4
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
- Hệ thần kinh: hệ thống kiểm soát trong việc điều phối chức năng của một động
vàt đa bào phức tạp.
- Hệ xương: nâng đỡ và xác định hình dạng một số động vàt.
- Hệ cơ: có vai trò quan trọng trong chuyển động của động vàt.
- Hệ sinh dục: sinh sản ra các thế hệ mới.
1.1.2.Các loại mô
Mô là một nhóm tế bào có cùng cấu trúc và chức năng. Mô được chia thành bốn
loại chính: biểu mô, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
Bảng tóm tắt các loại mô động vàt.
Biểu mô Biểu mô đơn (một lớp tế bào)
Biểu mô sừng
Biểu mô khối

Biểu mô trụ
Biểu mô tầng (nhiều lớp tế bào)
Biểu mô sừng
Biểu mô khối
Biểu mô trụ
Mô liên kết Mô mạch
Máu
Bạch huyết
Mô liên kết thật
Mô liên kết thưa
Mô liên kết đặc
Mô sụn
Mô xương
Mô cơ Cơ vân
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
5
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
Cơ trơn
Cơ tim
Mô thần kinh Tế bào thần kinh
Tế bào đệm thần kinh
1.1.2.1. Biểu bì
- Biểu mô tạo một lớp bao bọc hoặc lót tất cả các bề mặt tự do của cơ thể. Các
tế bào biểu mô có tên gọi tương ứng với hình dạng: tế bào sừng, tế bào khối,
tế bào trụ.
- Tính thấm của hai mặt khác nhau. Tính thấm tế bào biểu mô có vài trò quan
trọng trong việc điều hòa sự trao đổi chất giữa các phần khác nhau của cơ thể
và giữa cơ thể với môi trường ngoài.
- Mặt tự do của tế bào biểu mô được chuyên hóa cao, chúng có thể hình thành
lông, tóc và các tuyến.

1.1.2.2. Mô liên kết
- Trong mô liên kết các tế bào thường vùi trong chất cơ bản và phân bố rãi rác.
- Mô liên kết được chia làm bốn loại: Mô liên kết dinh dưỡng (máu và bạch
huyết), mô liên kết đệm- cơ học (mô sợi,mô sụn, mô xương).
1.1.2.3. Mô liên kết dinh dưỡng
- Máu và bạch huyết: là các mô liên kết không điển hình với chất cơ bản lỏng
(huyết tương) và các yếu tố hữu hình (hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu).
- Võng mô: ít phân hóa, tạo cơ sở của các cơ quan tủy xương, tì, hạch bạch
huyết. Võng mô thực bào bảo vệ cơ thể.
- Mô liên kết sợi xốp: tạo mô đệm dưới da hoặc cơ có chức năng đệm cơ học
và là môi trường trao đổi chất giữa mô khác và máu. Yếu tố chủ yếu là các sợi
nguyên bào biến đổi thành tế bào sợi.
- Mô mỡ: có nguồn gốc từ mô liên kết sợi xốp, toàn bộ tế bào chứa mỡ.
1.1.2.4. Mô liên kết đệm cơ học
- Mô liên kết sợi chắc: Yếu tố sợi là chủ yếu. Gồm các loại: tầng bì da, dây
chằng và gân
- Mô sụn: có cấu trúc đặc biệt, yếu tố gian bào phát triển. Gồm các loại: Sụn
trong (hiện diện ở các sụn đầu sườn, sụn mũi, sụn diện khớp,…), sụn đàn hồi
(có ở vành tai, thanh thiệt,…), sụn sợi (tạo các đĩa sụn gian đốt sống).
- Mô xương: là tổ chức liên kết vững chắc, cấu tạo phù hợp chức năng chống
đỡ và đòn bẫy. Yếu tố gian bào gồm các sợi keo và chất cơ bản. Gồm hai loại:
mô xương xốp hiện diện ở các đầu xương dài, ở giữa các xương ngắn và
xương dẹt. Mô xương chắc tạo các màng xương bao bọc tất cả các loại xương.
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
6
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
Màng xương gồm hai lớp, lớp ngoài dày và chắc cho cơ và dây chằng bám,
lớp trong là lớp sinh xương.
1.1.2.5. Mô cơ
 Mô cơ vân

- Thành phần cơ bản là các sợi cơ. Mỗi sợi cơ gồm màng bao quanh khối
nguyên sinh chất, trong nguyên sinh chất có nhiều tơ cơ. Mỗi tơ cơ có các đĩa
sáng tối xếp xen nhau, các đĩa có độ chiết quang khác nhau tạo nên vân.
- Cơ vân được gọi là hỗn bào vì mỗi sợi cơ có nhiều nhân và các nhân dồn về
màng. Các sợi cơ tạo thành bó cơ theo các bậc và cuối cùng họp thành bắp cơ.
Bắp cơ được bọc trong mô liên kết gọi là gân. Trong cơ có nhiều sợi thần
kinh, tận cùng các sợi tạo thành các cơ quan thụ cảm.
 Mô cơ trơn
- Cơ trơn được cấu tạo bằng những tế bào cơ dài. Tế bào chứa một nhân, trong
chất nguyên sinh có nhiều tơ cơ.
- Các tế bào cơ trơn tạo thành bó được bao bọc bởi mô liên kết. Cơ trơn có
nhiều nhánh thần kinh giao cảm, hoạt động chậm chạm không theo ý máu ốn.
 Mô cơ tim
- Là loại cơ đặc biệt, cấu tạo gần giống cơ vân, nhưng hoạt động sinh lý co bóp
tự động giống cơ trơn.
- Những sợi cơ tim phân nhánh và nối với nhau bằng các nhánh nối nguyên sinh
chất. Nhân nằm giữa sợi cơ, trong nguyên sinh chất có tơ cơ. Tơ cơ có các đĩa
tối sáng như cơ vân, cơ tim có cơ chất nhiều hơn cơ tim nên có màu đỏ sẫm.
1.1.2.6. Mô thần kinh
- Mô thần kinh có sự biệt hóa cao. Có khả năng tiếp nhận kích thích và dẫn truyền
dưới dạng xung động thần kinh, truyền các xung thần kinh tới các cơ quan.
- Mô thần kinh gồm tế bào thần kinh và thần kinh đệm.
1.1.2.7. Thần kinh đệm: khung chống đỡ các neuron và tham gia cung cấp dinh
dưỡng cho neuron.
1.2. Tế bào thần kinh-neuron
Một tế bào thần kinh bao gồm một thân và nhiều nhánh thần kinh. Nhánh dài gọi là
sợi trục, các nhánh ngắn goị là đuôi gai.
- Thân tế bào thần kinh: gồm màng, chất nguyên sinh và nhân, trong chất
nguyên sinh có hạt màu xám là thể Niss.
- Đuôi gai là phần kéo dài của chất nguyên sinh, là nơi nối tiếp giữa hai tế bào

thần kinh.
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
7
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
- Sợi trục là phần kéo dài của chất nguyên sinh, bao quanh sợi trục là tế bào
schawnn, những tế bào schawnn xếp với nhau tạo các khe được gọi là eo
Ranvie.
 Bao myelin là những phospholipid xen giữa các lớp chất nguyên sinh của tế bào soan,
quấn quanh sợi trục có tính chất cách điện. Các sợi trục có bao myelin thuộc hệ thần
kinh vàn động. Bao myelin giúp sự dẫn truyền xung động thần kinh trong sợi trục nhanh
hơn. Đa số sợi trục thần kinh không có bao myelin thuộc hệ thần kinh dinh dưỡng, tốc
độ dẫn truyền thần kinh chậm.
Đầu tận cùng của sợi trục thần kinh chia thành nhiều nhánh, tận cùng mỗi nhánh là
cúc tận cùng tham cấu tạo Sinap. Sinap là nơi tiếp xúc giữa cúc tận cùng với thân và
đuôi gai của tế bào thần kinh khác với các cơ quan hiệu ứng.
 Các sợi trục thần kinh liên kết thành bó sợi được gọi là dây thần kinh. Dây thần kinh có
ba loại: dây thần kinh vàn động, dây cảm giác, dây pha.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG
 Mô là tập hợp những yếu tố có cấu trúc tế bào và không có cấu trúc tế bào.
 Phân loại mô theo nguồn gốc, chức năng và cấu tạo:
 Mô thượng bì
 Thành phần chủ yếu là tế bào, ít gian bào.
 Mội loại mô thượng bì có nét riêng, mô thượng bì có nhiều loại như mô thượng bì da,
mô thượng bì thận,…
- Mô liên kết
 Thành phần chủ yếu là chất gian bào, tế bào nằm rãi rác trong chất
gian bào.
 Có hai loại, mô liên kết dinh dưỡng (mô máu và bạch huyết) và mô
liên kết đệm cơ học (mô xương, mô sụn,…)
- Mô cơ

+ Mô cơ vân
 Thành phần cơ bản là các sợi cơ, trong sợi cơ có nhiều tơ cơ.
Trong tơ cơ có các đĩa tối sáng xen nhau.
 Màu sắc sợi cơ phụ thuộc số lượng cơ chất.
 Trong tơ cơ có nhiều mạch máu và sợi thần kinh.
+ Mô cơ trơn
 Cấu tạo từ những tế bào dài hình giun đũa có một nhân, chất
nguyên sinh có tơ cơ.
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
8
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
 Hoạt động bị chi phối bởi thần kinh giao cảm nên hoạt động chậm
chạp không theo ý máu ốn.
+ Mô cơ tim
 Cấu tạo từ những sợi cơ phân nhánh và nối với nhau bằng những
nhánh nối nguyên sinh chất, làm cho đặc tính sinh lý của cơ tim
khác với cơ vân.
- Mô thần kinh
- Bao gồm neuron và tế bào thần kinh đệm.
- Thần kinh đệm có chức năng đệm và cung cấp dưỡng chất
cho neuron.
- Tế bào thần kinh có một thân, nhiều nhánh, trong đó có một
nhánh dài được gọi là sợi trục có chức năng dẫn truyền xung thần kinh.
- Đầu tận cùng sợi trục phân nhiều nhánh và kết thúc bằng cúc
tận cùng.
- Các sợi trục liên kết thành bó được gọi là dây thần kinh.
- Các dây thần kinh có thể có hoặc không có bao myelin. Các
bao myelin giúp sự dẫn truyền xung trên sợi trục xảy ra nhanh hơn.
CÂU HỎI
1, Cơ quan và hệ cơ quan là gì? Có những hệ cơ quan nào trong cơ thể động vàt và

cơ thể người?
2, Toàn bộ mô trong cơ thể phân làm mấy nhóm?
3, Phân biệt các loại mô.
4, Cấu tạo của tế bào thần kinh.
“@”
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
9
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
Chương 2 HỆ THẦN KINH- 3t
MỤC TIÊU
Hoc xong chương này sinh viên phải đạt yêu cầu
- Biết sơ lược cấu tạo hệ thần kinh của động vật
- Biết được hướng tiến hóa của hệ thần kinh của động vật
- Hiểu được hoạt động của hệ thần kinh và hiểu về xung thần kinh
- Giải thích được 1 số hiện tượng về hoạt động của hệ thần kinh trong cuộc
sống
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Giáo viên giải thích và đưa ra bảng hệ thống các loại mô động vật. (5’)
2.Sinh viên hoạt động tìm hiểu bài theo hướng dẫn (50-60’)
- Tìm hiểu mục tiêu bài-5’
- Đọc nội dung bài theo chương trình chi tiết và theo yêu cầu - 40-50’
- Nêu thắc mắc (nếu có )-5’
Câu hỏi
câu 1 Sự tiến hoá của HTK ĐV (xem hình vẽ)
câu 2 Cấu tạo của tế bào thần kinh và hoạt động của nó (xem hình vẽ và ảnh
động trong thư viện ảnh)
câu 3 Xung thần kinh và sự lan truyền của nó. (xem hình vẽ và ảnh động trong
thư viện ảnh)
3.Giáo viên giải thích 1 số kiến thức khó (5-10’)
+ Neuron là gì?

+ Tế bào schwan
+ Hoạt động của neuron
+ Làm bài tập nộp theo yêu cầu-30-40’
câu 1 Bằng các hình vẽ chứng minh sự tiến hoá của Hệ thần kinh động vật.
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
10
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
câu 2 Giải thích xung thần kinh và sự lan truyền của nó.
NỘI DUNG
2.1. Tiến hóa của hệ thần kinh
- Các động vật đơn bào chưa có các tế bào thần kinh, tuy nhiên một số có bào
quan chuyên tiếp nhận cảm giácRuột khoang có Hệ thần kinh lưới đơn
giảnthần kinh chuỗithần kinh hạchthần kinh ống.
- Xu hướng tiến hóa của thần kinh.
+ Sự phát triển của một chuỗi thần kinh: lưới thần kinhbó tập trung các tế
bào thần kinh.
+ Sự chuyên hóa các chuỗi thần kinh cho sự dẫn truyền thông tin.
+ Sự phát triển và gia tăng số lượng các tế bào thần kinh.
+ Sự tiến hóa của não.
+ Mức độ được bảo vệ của tế bào thần kinh
+ Sự tiến hóa của các con đường dẫn truyền thần kinh cảm giác, trung gian
và vận động.
+ Sự tiến hóa của các thụ quan chuyên biệt.
2.2. Cấu tạo đại cương của hệ thần kinh
Các chức năng cơ bản của hệ thần kinh
- Tiếp nhận, xử lý thông tin và đưa ra phản ứng thích hợp.
- Các cấu trúc bên trên của não bộ (não giữa, tiểu não,não trung gian và bán
cầu đại não) làm nhiệm vụ phân công và sắp xếp các công việc cho hợp lý.
Các cấu trúc bên dưới tuân thủ sự điều khiển phần bên trên một cách chính
xác.

- Các tác động được cơ quan thụ cảm phản ánh trung thực, tạo thành các xung
điện truyền tới não bộ.
2.2.1.Sự phát triển của hệ thần kinh
- Hệ thần kinh trong thời kỳ phôi thai
Lá phôi ngoài phát triển thành bản thần kinh, sau cuộn lại thành ống thần kinh.
Phần đầu của ống thần kinh phát triển thành não bộ, phần sau tạo thành tủy sống.
Phần đầu tiếp tục phát triển phân chia thành ba bọng não nguyên thủy. Khoảng trống
bên trong bọng tạo thành não thất và cống não. Bọng 1 phát triển thành nảo trước,
bọng 2 phát triển thành não giữa, bọng 3 phát triển thành não sau. Não trước phát
triển thành bán cầu đại não, các nhân dưới vỏ và não trung gian. Hai bên não trung
gian xuất hiện các bọng thị giác. Não giữa phát triển theo hướng tạo thành các trung
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
11
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
tâm phản xạ chuyên hóa có liên quan đến thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác đau
và điều hòa thân nhiệt. Não sau phát triển thành tiểu não, cầu não và hành tủy.
- Hệ thần kinh trong giai đọan sau phôi thai
Sự phát triển của hệ thần kinh trong giai đọan này liên quan đến sự trưởng thành và
thuần thục của tế bào thần kinh. Nhân của các neuron ở trẻ sơ sinh có kích thước rất lớn
so với nguyên sinh chất. Kích thước của tế bào thần kinh tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng
trưởng của tế bào thần kinh không giống nhau.
Biến đổi tiếp theo của hệ thần kinh thể hiện qua hệ số chất xám. Hệ số chất xám là tỷ
lệ giữa thể tích của chất xám với thể tích của neuron chứa trong đó.
Rễ tế bào thần kinh ở trẻ sơ sinh phát triển kém. Số lượng sợi nhánh và các synap
tăng lên theo tuổi.
- Quá trình myelin hóa các sợi thần kinh.
+ Xảy ra trong giai đọan phát triển phôi thai
+ Các cấu trúc não bộ có hiện tượng myelin hóa các sợi trục xảy ra sau khi
sinh.
+ Hiện tượng myelin hóa các sợi thần kinh trong vỏ bán cầu đại não xảy ra

sớm
+ Các vùng não mới liên quan với việc hình thành các đường dẫn truyền bên
trong vỏ não hình thành sau.
- Sự tăng trưởng của não sau khi sinh: Khối lượng não tăng theo độ tuổi.
2.2.2.Đặc điểm cấu tạo và phân loại hệ thần kinh
2.2.2.1. Cấu tạo chung của hệ thần kinh
- Gồm hai phần, thần kinh trung ương và ngoại biên. Phần ngoại biên do các sợi
thần kinh và hạch thần kinh tạo thành. Theo chức năng có ba loại dây thần kinh:
dây hướng tâm (dây cảm giác), dây ly tâm (dây vận động), dây pha. Theo bộ phận
có 12 đôi dây thần kinh sọ não và 31 đôi dây thần kinh tủy sống.
- Phần trung ương của hệ thần kinh bao gồm não và tủy sống, đơn vị cấu tạo là tế
bào thần kinh (neuron).
- Hệ thần kinh của người được tổ chức như sau:
I. Hệ thần kinh trung ương (TKTU)
A. Não bộ
B. Tủy sống
II. Hệ thần kinh ngoại bin (TKNB)
A. Hệ thần kinh dinh dưỡng
1. 12 cặp dây thần kinh sọ no
2. 31 cặp dây thần kinh tủy sống
B. Hệ thần kinh tự động
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
12
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
1. Hệ giao cảm
2. Hệ đối giao cảm
Hệ TKTU bao gồm não bộ và tủy sống, l trung tâm điều phối, sắp xếp tất
cả các thông tin đến và đi. Các dây thần kinh nối liền nảo bộ và tủy sống đến
các phần ngoại biên của cơ thể tạo thành hệ TKNB
2.2.2.2. Phân loại hệ thần kinh

- Hệ thần kinh động vàt và hệ thần kinh dinh dưỡng (Hệ thần kinh thực vật). Hệ
thần kinh động vàt gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh của nó. Hệ thần
kinh động vàt đảm bảo chức năng chuyển động và mọi hoạt động hành vi.
- Hệ thần kinh thực vật đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như tim,
phổi, sinh dục,…
2.2.2.3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thần kinh
Mọi hoạt động thần kinh đều được thực hiện theo 5 nguyên tắc cơ bản sau
- Nguyên tắc lệ thuộc
- Nguyên tắc phản xạ
- Nguyên tắc ưu thế
- Con đường chung cuối cùng
- Tập cộng
2.2.2.4. Các quy luật hoạt động của vỏ não
- Quy luật chuyển từ trạng thái hưng phấn sang ức chế
- Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ
- Quy luật lan toả và tập trung
- Quy luật cảm ứng và qua lại
- Quy luật hoạt động có hệ thống của vỏ não
2.3. Tế bào thần kinh
- Neuron có cấu tạo đa dạng, dựa vào đặc điểm của rễ thần kinh, có
các loại tế bào thần kinh đơn cực, lưỡng cực, đa cực.
- Đặc điểm cấu tạo: Gồm thân và các rễ. Phần thân gồm màng, tế
bào chất và nhân. Màng có cấu tạo đặc biệt. Nhiệm vụ tiếp nhận các chất dinh
dưỡng và đào thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Các rễ gồm sợi trục và
sợi nhánh. Sợi trục làm nhiệm vụ truyền thông tin từ trung tâm ra ngoại biên (cơ).
Sợi nhánh có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền xung thần kinh đến trung tâm.
- Các sợi thần kinh được 1 lớp màng bao bọc xung quanh. Các sợi
cứng không có myelin. Các sợi mềm có bao mielin.
- Các neuron đơn cực có vai trò cảm giác
- Các neuron lưỡng cực có vai trò thị, thính và khứu giác.

SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
13
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
- Các neuron đa cực là neuron vỏ não.
 Phần ngoại biên: gồm các dây thần kinh và các hạch thần kinh tạo thành.
Phân loại dây thần kinh có nhiều cách chia
- Chia theo chức năng có 3 loại dây thần kinh.
+ Dây hướng tâm (dây cảm giác) có vai trò truyền xung động thần kinh từ cơ
quan thụ cảm đến trung ương thần kinh.
+ Dây thần kinh ly tâm (dây vận động) có vai trò truyền xung động thần kinh
từ trung ương thần kinh đến cơ quan thừa hành.
+ Các dây pha có vai trò liên các phần của hệ thần kinh và hệ thần kinh với các
cơ quan thụ cảm.
- Chia theo bộ phận tạo ra
+ 12 đôi dây thần kinh sọ não
+ 31 đôi dây thần kinh tuỷ sống
 Phần trung ương bao gồm não và tuỷ sống. Đơn vị cấu trúc là các neuron.
Các dây thần kinh não (12 đôi dây thần kinh sọ não)
Các dây thần kinh não có chức năng khác nhau. Đôi số Isố V không liên
quan trực tiếp đến hành tuỷ. Các dây thần kinh chia thành các sợi ly tâm và hướng tâm.
Sợi hướng tâm gồm 3 nhóm: nhóm 1 bắt đầu từ các cơ quan ở đầu-thính-thị-khứu-vị giác,
nhóm 2 bắt đầu từ da và cơ mặt, nhhóm 3 bắt nguồn từ các mạch máu, hệ tiêu hoá và hô
hấp.
- Đôi dây thần kinh não số I (dây thần kinh khứu giác) bắt
nguồn từ niêm mạc mũi đi qua xương sàng đến xương sọ.
- Đôi dây thần kinh não số II (dây thần kinh thị giác) bắt
nguồn từ tế bào hạch ở võng mạc tạo thành bó thị giác và bắt chéo tại não giữa
đi đến gối ngoài của vùng đồi thị và tiếp xúc với các neuron, từ thuỳ chẩm của
bán cầu đại não đi đến củ não sinh tư trên.
- Đôi dây thần kinh não số III (dây thần kinh vận nhãn) có

thân nằm trong não giữa. Dây thần kinh số III tổn thương sẽ bị sụp mi, đồng
tử không chuyển động.
- Đôi dây thần kinh não số IV (thần kinh ròng rọc) có nhân
nằm trong não giữa với các sợi ly tâm điều tiết hoạt động cơ chéo trên của
mắt.
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
14
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
- Đôi dây thần kinh não số V (thần kinh tam thoa) phân bố từ
não giữa đến hành tuỷ. Các sợi vận động của dây thần kinh bắt nguồn từ nhân
vận động nằm trong cầu não. Các sợi hướng tâm của dây thần kinh số V có
nhiệm vụ truyền xung thần kinh từ da, niêm mạc mắt-mũi-miệng. Các cảm
giác xúc giác, cảm giác đau, cảm giác về nhiệt độ hoặc hoá chất.
- Đôi dây thần kinh não số VI (thần kinh vận nhãn ngoài) có
nhân nằm trong cầu não. Các sợi ly tâm điều tiết cơ thẳng bên của mắt các sợi
hướng tâm cũng xuất phát từ các cơ quan thụ cảm này.
- Đôi dây thần kinh não số VII (thần kinh mặt): điều tiết hoạt
động tuyến mang tai, các cơ mặt, các tuyến nước bọt dưới hàm dưới lưỡi.
- Đôi dây thần kinh não số VIII (thần kinh thính giác) sơ đồ
đường đi dây thần kinh thính giác.
- Cơ quan corti-neuron 1hành tuỷ-neuronIIđồi thị neron
IIIvùng 41,42 của vỏ não-IV
- Đôi dây thần kinh não số IX (thần kinh lưỡi hầu) Các sợi
hướng tâm có vai trò nhận các cảm giác đau, xúc giác, nhiệt, các sợi thần kinh
vị giác. Các sợi thần kinh ly tâm có vai trò điều khiển cơ trâm hầu. Các sợi
thần kinh ly tâm điều tiết tuyến mang tai.
- Đôi dây thần kinh não số X (thần kinh mê tẩu) đi đến cơ
quan thanh quản, cơ vòm, thực quản. Rễ số X nhận các xung từ thính giác
ngoài, thanh quản, phế quản, phổi, động mạch chủ và các nội tạng trong
khoang bụng.

- Đôi dây thần kinh não số XI (thần kinh phụ): điều tiết hoạt
động các cơ cổ và gáy.
- Đôi dây thần kinh não số XII (thần kinh dưới lưỡi): vận
động các cơ dưới lưỡi.
Các màng não tuỷ
Thần kinh động vật (thần kinh soma) gồm 31 đôi dây thần kinh tuỷ sống và 12
đôi dây thần kinh não, trong đó có 3 đôi giác quan (IIII), 5 đôi vận động (III, IV,
VI, XI, XII), 4 đôi thần kinh hỗn hợp (V, VII, IX, X). Các đám rối cổ, cánh tay, thắt
lưng, cùng. Từ đám rối này có nhiều dây thần kinh chạy đến các phần khác nhau
điều khiển chức năng của cơ thể.
2.4. Xung thần kinh và sự lan truyền xung
- Các neuron có các chức năng cơ bản: tính dễ bị kích thích,
tính hưng phấn và tính hoạt động điện.
- Tính dễ bị kích thích là khả năng chuyển từ trạng thái tĩnh
sang trạng thái động gây ra các kích thích dẫn đến hoạt hóa tế bào tạo các xung
thần kinh.
- Tính hưng phấn là khả năng trả lời các kích thích. Là sự thay
đổi lý hoá và điện của màng tế bào ban đầu.
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
15
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
- Tính hoạt động điện là sự phân bố không đều của chất điện
phân của màng. Điện thế tĩnh tạo được do màng điện tích âm và bên ngoài màng
điện tích dương tạo trạng thái cân bằng tĩnh.
- Hưng phấn (điện thế hoạt động) là sự chênh lệch điện thế
giữa 2 phía của màng khi xuất hiện kích thích.
2.4.1. Dẫn truyền hưng phấn trên dây thần kinh
Dẫn truyền hưng phấn trên dây thần kinh không có bao myelin là tạo ra các dòng
điện xoáy tại ranh giới của màng nằm phía trước hướng lan truyền của xung thần kinh.
Dẫn truyền hưng phấn trên dây thần kinh có bao myelin theo phương thức nhảy có

c từ eo Ranvie này tới eo Ranvie khác.
Tóm lại: Sự dẫn truyền hưng phấn trên dây thần kinh theo 3 đặc điểm chính sau:
- Dẫn truyền theo phương thức điện học
- Tốc độ lan truyền tỷ lệ thuận với đường kính dây thần kinh.
- Dẫn truyền 1 chiều.
2.4.2.Chuyển giao hưng phấn qua sinap
- Các sinap điện học có màng trước cho phép dòng điện truyền từ màng trước
tới màng sau sinap và cản trở sự truyền xung theo hướng ngược lại.
- Các sinap hoá học: chất môi giới thần kinh được giải phóng vào khe sinap gây
tác động vào màng sau sinap làm xuất hiện điện thế sau sinap và đủ mạnh sẽ
tạo ra điện thế hoạt động tiếp tục lan truyền.
2.5. Hệ thần kinh trung ương
2.5.1.Tủy sống. Cấu tạo và chức năng
2.5.1.1. Cấu tạo
- Tuỷ sống là 1 dãy dài nằm trong hốc của cột sống. Phía trên giáp hành tuỷ,
phía dưới tạo thành đuôi ngựa. Có 2 chỗ phình là cổ và thắt lưng, nơi tập
trung nhiều tế bào thần kinh và các dây thần kinh.
- Đặc điểm cấu tạo là cách phân đốt, cấu tạo màng, cách sắp xếp
các neuron.
Cách phân đốt
- Gồm 31 tiết đoạn xếp chồng lên nhau và có cấu tạo giống
nhau. Mỗi tiết đoạn có 2 đôi rễ thần kinh. Các rễ tạo thành
dây thần kinh.
- Tuỷ sống tham gia vào thực hiện các phản ứng vận động
phức tạp của cơ thể.
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
16
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
Cấu tạo vi thể của tuỷ sống: Các màng tuỷ sống
Tủy sống được bao bọc bởi 3 lớp màng. Lớp màng cứng bên

ngoài gắn chặt với đốt sống, tiếp theo là lớp màng nhện. 2 lớp màng này
có chức năng bảo vệ. Bên trong là màng mềm (màng máu) dính chặt
vào bề mặt tuỷ sống hoặc não bộ qua lớp tế bào hình sao. Màng máu
cung cấp chất dinh dưỡng cho tuỷ sống.
Cấu tạo neuron tuỷ sống: tế bào thần kinh sắp xếp phía trong theo hình
con bướm tạo thành chất xám. Chất xám chia thành 3 sừng, sừng trước,
sừng sau, sừng bên. Sừng trước do thân tế bào thần kinh tạo thành.
Sừng bên tập trung các neuron có các sợi trục ngắn. Sừng sau bao gồm
thân tế bào thần kinh nhỏ có các rễ ngắn. Chất trắng bao quanh chất
xám là các đường dẫn thần kinh.
2.5.1.2. Chức năng
- Chức năng phản xạ, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp, điều
khiển các phản xạ không điều kiện. Các phản xạ của tuỷ sống đều
liên quan đến chức năng vận động được gọi là phản ứng bản thể.
- Chức năng dinh dưỡng do hệ thần kinh dinh dưỡng đảm nhiệm,
trung khu giao cảm, phó giao cảm thuộc trung khu thần kinh thực
vật (các phản xạ bài xuất do tuỷ sống đảm nhiệm).
- Chức năng dẫn truyền đảm bảo sự liên lạc.
2.5.2.Cấu tạo và chức năng hành tủy
2.5.2.1. Cấu tạo
- Chất xám bên trong, bên ngoài là chất trắng. Chất xám là nhân của
các đôi thần kinh sọ não.
- Trong hành tuỷ còn có các trung khu thần kinh khác và các tổ
chức lưới.
2.5.2.2. Chức năng
- Các phản xạ của hành tuỷ quyết định sự sống còn của cơ thể
 Phản xạ bảo vệ (máy và chảy nước mắt), các chuyển động cơ
mặt, bài tiết dịch tiêu hoá, hoạt động cơ lưỡi và hầu, điều tiết
phản xạ của tim và của hệ tiêu hoá và các hệ cơ quan khác.
 Điều tiết trương lực cơ

 Phản xạ trương lực của ốc tai
 Phản xạ co cứng cổ
- Chức năng dinh dưỡng
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
17
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
 Chức năng dẫn truyền hành tuỷ, là trạm truyền thông tin liên lạc
và là điểm xuất phát của các dây thần kinh não IXXII.
 Trung khu sinh mệnh, mọi tổn thương hành tuỷ đều có thể gây tử
vong, làm ngừng hoạt động hô hấp.
2.5.3.Tiểu não. Cấu tạo và chức năng
2.5.3.1. .Cấu tạo
- Chất xám tạo thành lớp vỏ dày bên ngoài, trên bề mặt tạo thành nhiều hồi, vỏ tiểu
não chia thành nhiều thuỳ.
- Gồm 3 phần tiểu não cổ, tiểu não cũ, tiểu não mới. Chất xám của tiểu não là tập
hợp của tế bào thần kinh xếp thành từng lớp. Vỏ tiểu não do các tế bào thần kinh
Purkinhie tạo nên và kết thúc các sợi trục tại chất trắng. Bên trong chất trắng của
tiểu não có tập hợp các neuron tạo thành 4 nhóm nhân (nhân vòm, nhân hình cầu,
nhân nút chai, nhân răng cưa).
2.5.3.2. Chức năng
- Kiểm soát và điều hoà các vận đông không tuỳ ý: trương lực cơ, sự phối hợp các
động tác và duy trì tư thế thăng bằng trong không gian của cơ thể. Mất tiểu não
gây chứng mất đứng: run lẩy bẩy, đung đưa.
- Kiểm soát và điều hoà các vận động tuỳ ý. Nếu tiểu não tổn thương gây chứng
thất điểu: bước đi chuệch choạng, xiêu vẹo, …
- Tham gia các chức năng sinh lý của hệ thần kinh thực vật.
2.5.4.Não giữa. Cấu tạo và chức năng
2.5.4.1. Đặc điểm cấu tạo
Gồm nắp, vòm do 4 củ não sinh tư tạo thành, nóc nãogồm nhiều đường
dẫn thần kinh, các chân của não là các bó sợi thần kinh xuất phát.

2.5.4.2. Chức năng cơ bản
- Các nhân não giữa liên quan trực tiếp đến các chức năng vận động
của tủy sống-hoạt động của các cơ vân. Là trung tâm điều tiết chức
năng vận động nhằm đảm bảo tư thế nhất định.
- Liềm đen tham gia vào việc điều hòa quá trình phân bố sắc tố
melamin trên bề mặt cơ thể, tham gia điều hòa hoạt động các cơ quan
thụ cảm đau.
- Các củ não sinh tư là các trung tâm của phản xạ thị giác và thính
giác nguyên phát chúng cho phép ta quay đầu về hướng có kích
thích âm thanh và nhận biết sự có mặt của ánh sáng khi nhắm mắt.
2.5.5.Não trung gian.Cấu tạo và chức năng
2.5.5.1. Đặc điểm cấu tạo
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
18
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
Tập hợp các thân tế bào thần kinh bao quanh não thất III tạo thành
các vách. Các vách tế bào nằm ở vách bên não thất III là đồi thị. Các vách
dưới và vách dưới-bên của não thất III tạo thành vùng dưới đồi. Nằm giữa
2 vùng đồi thị và vùng dưới đồi thị được gọi là vùng sau đồi. Vách trên
của não thất III là vòm và tuyến trên não. Cuối cùng là các thể gối ngoài
và thể gối trong nằm bên trong não trung gian. Não trung gian được ngăn
cách với các nhân dưới vỏ qua một lớp chất trắng là bao trong.
Vùng dưới đồi chia thành 3 phần: bắt chéo của dây thần kinh thị
giác, phễu được kết thúc bằng tuyến yên và các thể vú.
2.5.5.2. Chức năng cơ bản
- Là trung tâm dinh dưỡng dưới vỏ cao cấp nhất, cùng với các phần
khác của não bộ, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
hình thành hành vi của cơ thể. Sự thỏa mãn các nhu cầu luôn xảy
ra đồng thời với các trạng thái cảm xúc khác nhau.
- Điều hòa thân nhiệt.

- Điều tiết hành vi dinh dưỡng và sinh dục
2.5.6.Đại não.Cấu tạo và chức năng
2.5.6.1. Cấu tạo bán cầu đại não (xem hình trong các sách GPSL người)
2.5.6.2. Chức năng
- Các vùng vận động và thuỳ trán
- Các vùng cảm giác
- Các hiện tượng điện trên vỏ não
- Chức năng phân tích của vỏ não
- Phân tích các tín hiệu cảm giác vận động
 Hệ thần kinh tự động
- Hệ thần kinh tự động không chịu sự kiểm soát theo chủ ý.
Chúng phân bố đến tim, các nội quan, mạch máu và các hệ nội tiết.
- Được chia thành 2 phần hệ giao cảm và phó giao cảm với chức
năng hoạt động đối lập nhau
Cơ quan đích Tác động của hệ giao cảm Tác động của hệ phó giao cảm
Tim Tăng nhịp đập và cường độ co. Giảm
Mạch máu Co phần lớn các mạch. Giãn các
mạch đến tim và cơ xương.
Co các mạch của ống tiêu hóa.
Ống tiêu hóa Ưc chế cử động và sự tiết. Kích thích cử động và sự tiết.
Gan Kích thích sự phân giải glycogen
và phóng thích glucose vào máu.
Không có tác dụng
Phổi Giãn phế quản và ức chế sự tíêt Co phế quản và kích thích sự tiết
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
19
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
của của tuyến nhày. của của tuyến nhày
Mắt Giãn đồng tử. Co đồng tử
Tủy Kích thích sự tiết hormon Không có tác dụng

//
Chương 3 HỆ THỤ QUAN-3t
MỤC TIÊU
- Sinh viên biết được hệ thống các tế bào thụ cảm.
- Sinh viên biết đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan: Cơ quan thị giác, Cơ
quan thính giác, Cơ quan khứu giác, Cơ quan vị giác, Cơ quan xúc giác.
- Ở từng hệ thụ cảm, sinh viên hiểu được cơ chế hoạt động của chúng.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Giáo viên sửa BT và giải thích một số nội dung.
SV xem hình dưới sự thuyết minh của GV (15-20’)
- Sự tiến hoá của HTK ĐV qua hình vẽ
- Sinh viên xem hình vẽ và ảnh động về cấu tạo của tế bào thần kinh và
hoạt động
- Sinh viên xem ảnh động “Xung thần kinh và sự lan truyền”
Giải thích về khái niệm hưng phấn và liên hệ thực tế
2.Tìm hiểu bài theo hướng dẫn (50-60’)
Tìm hiểu mục tiêu bài-5’
Đọc nội dung bài theo chương trình chi tiết và theo yêu cầu- 40-50’
Nêu thắc mắc (nếu có )- 5’
Câu hỏi
câu 1 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng thụ quan.
câu 2 Hoạt động thu nhận âm thanh
câu 3 Hoạt động điều tiết mắt
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
20
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
câu 4 Cơ chế thu nhận hình ảnh và màu sắc của thị giác
(xem hình vẽ và ảnh động về hoạt động của từng thụ quan trong thư viện ảnh)
3.Làm bài tập nộp theo yêu cầu-40’
câu 1 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thụ quan. (vẽ hình và chú thích)

NỘI DUNG
3.1. Hệ thống các tế bào thụ cảm
- Thụ quan là những cơ quan đặc biệt nằm trên cơ quan bản thể và ở ngoại vi
của cơ thể, đảm bảo mối liên hệ mật thiết giữa cơ thể với môi trường. Nguồn
gốc của các thụ quan chủ yếu là ngoại bì và trung bì.
- Gồm 3 phần chính: phần thụ cảm, phần dẫn truyền thần kinh và phần trung
ương.
+ Bộ phận thụ cảm
+ Bộ phận dẫn truyền
+ Bộ phận trung ương
- Phân loại thụ quan
+ Theo vị trí cấu tạo: thụ quan trong, thụ quan ngoài, thụ quan bản thể
+ Theo hình thức thu nhận kích thích: trực tiếp, gián tiếp
+ Theo bản chất kích thích
3.2. Cơ quan thị giác
Bao gồm 3 bộ phận: cầu mắt, dây thần kinh thị giác và trung ương thần kinh.
3.2.1.Cấu tạo và chức phận của mắt
Cầu mắt và các cơ quan hỗ trợ (mi mắt, tuyến lệ, các cơ…)
- Cầu mắt: có đường kính 25mm và có 3 màng (màng cứng, màng mạch,
màng thần kinh) Cầu mắt có đường kính 25mm, có 3 lớp màng và hệ thống
chiết quang
• Màng cứng bảo vệ mắt, phần trước trong suốt
là giác mạc.
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
21
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
• Màng mạch mềm có nhiều mạch máu nuôi
cầu mắt.
• Màng lưới (võng mạc) chứa nhiều tế bào thần
kinh và các thụ quan thị giác thu nhận cảm giác ánh sáng.

• Hệ thống chiết quang gồm giác mạc, thủy
tinh dịch, thủy dịch và thủy tinh thể (nhân mắt).
- Các cấu tạo hỗ trợ: Bộ phận hỗ trợ mắt gồm mi mắt, tuyến lệ, 6 cơ vận động
cầu mắt cơ gân, mô mỡ có vai trò bảo vệ và giúp cho mắt vận động. Dây thần
kinh não, dây thần kinh vận động mắt (III, IV, VI), Hệ thần kinh dinh dưỡng.
- Bộ phận dẫn truyền dây thần kinh thị giác (dây thần kinh não số 2) xuất phát
từ điểm mù đến vỏ não.
- Bộ phận trung ương nằm ở thuỳ chẩm của vỏ não
3.2.2.Cơ chế cảm thụ ánh sáng
3.2.2.1. Thu nhận hình ảnh: Các tia sáng từ vật đến mắt qua môi trừơng chiết quang
(thủy tinh dịch, thuỷ tinh thể, thủy dịch) sẽ khúc xạ và hội tụ trên võng mạc tạo nên
ảnh nhỏ và ngược chiều với vật. Nhờ sự phân tích trên vỏ não ta thu nhận được hình
ảnh cùng chiều, có khoảng cách và sự chuyển động.
- Điều tiết mắt: nếu khoảng cách vật xa hoặc gần hơn bình thường, ảnh của vật
sẽ nằm trước hoặc sau võng mạc nên ta nhìn không rõ. Để nhìn thấy rõ, thủy
tinh thể thay đổi độ phồng để ảnh của vật rơi vào võng mạc. Tính đàn hồi của
thuỷ tinh thể giảm dần theo tuổi.
3.2.2.2. Thu nhận ánh sáng: Thu nhận ánh sáng là 1 hiện tượng quang hóa học.
- Tế bào hình que là những tế bào cảm nhận ánh sáng, khi hưng phấn thì gây
cảm giác thị giác. Khi có ánh sáng tác động lên tế bào hình que Rodopxin
phân giải thành Opxin và Retinen. Retinen chuyển từ dạng six sang dạng trans
làm thay đổi điện thế tế bào và gây các xung động thần kinh. Xung động thần
kinh được truyền đến não và não phân tích cho cảm giác thị giác. Hoạt động
của Iodopxin cũng tương tự. Retinen được tổng hợp từ vitamin A. Tế bào hình
que có độ nhạy cảm cao nên tiếp nhận ánh sáng yếu.
- Tế bào hình nón có khả năng thu nhận màu sắc. Ba loại tế bào tiếp nhận 3
màu sắc cơ bản khác nhau (tím, đỏ, lục). Sự hưng phấn của 3 loại tế bào với tỷ
lệ khác nhau sẽ cho cảm giác màu khác nhau. Não nhận được các xung động,
mã hoá, phân tích và tổng hợp để có các cảm giác màu khác nhau. Tế bào
hình nón có khả năng nhạy cảm yếu nên tiếp nhận ánh sáng yếu và cảm nhận

màu sắc.
- Lớp màng thần kinh của cầu mắt đảm nhiệm chức năng cảm thụ ánh sáng
3.3. Cơ quan thính giác
Cơ quan phân tích thính giác gồm tai, cơ quan dẫn truyền và trung ương
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
22
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
3.3.1. Tai là cơ quan cảm nhận, gồm tai ngoài, tai giữa, tai trong
- Tai ngoài
+ Cấu tạo: Gồm vành tai, ống tai, màng nhĩ mỏng chắc ngăn cách ống
tai và xoang tai giữa.
+ Tai ngoài có nhiệm vụ thu nhận và dẫn âm thanh.
- Tai giữa
+ Cấu tạo: bao gồm xoang nhĩ chuỗi xương tai và xoang nhĩ hầu Ostast,
xoang nhĩ gồm 3 xương nhỏ nối với nhau (xương búa, xương đe,
xương bàn đạp).
+ Xương búa nối liền với mặt trong màng nhĩ, xuơng bàn đạp thông với
tai trong, có nhiệm vụ khuếch đại và truyền sóng âm từ màng nhĩ
vào ống nhĩ hầu Ostast, ống này có chức năng cân bằng áp lực không
khí trong tai giữa và tai ngoài, nhằm bảo vệ màng nhĩ và giúp truyền
sóng âm vào tai trong.
- Tai trong
+ Có cấu tạo phức tạp, gồm mê lộ xương và mê lộ màng nằm trong mê
lộ xương, giữa mê lộ xương có chứa ngoại dịch. Có nhiệm vụ thu
nhận cảm giác thính giác và thăng bằng
+ Tiền đình là 1 khoang nhỏ có 5 lỗ thông với ống bán khuyên, 2 lỗ
thông với ốc tai xương và 1 lỗ thông với ốc tai màng
+ Ba ống bán khuyên hướng vào 3 hướng khác nhau trong không gian
và nối với tiền đình giúp giữ thăng bằng và chuyển động trong không
gian.

+ Ốc tai có đầu bịt kín và đầu thông với tiền đình, có nhiệm vụ thu
nhận âm thanh. Ốc tai màng gồm 2 màng chạy dọc ống xương ốc tai
(màng mỏng: màng tiền đình, màng dày: màng cơ sở). Trên màng cơ
sở có cơ quan Coocti thu nhận kích thích âm thanh phía trên bề mặt
Coocti có màng che.
3.3.2.Bộ phận dẫn truyền
Tế bào thính giác nối liền với tế bào lưỡng cực, sợi trục của tế bào lưỡng cực họp lại
thành dây TK thính giác (TK não số 8) đi về vùng thính giác.
3.3.3.Bộ phận trung ương là vùng thính giác ở thùy thái dương.
3.3.4.Cơ chế truyền âm thanh và thu nhận âm thanh
Âm thanh được thu nhận dưới dạng sóng âm và đập vào màng nhĩ, được
chuỗi xương tai (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) khuếch đại làm rung
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
23
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
động màng cửa sổ bầu dục, gây kích thích ngoại dịch ở ống tiền đình và làm
rung động hàng loạt chất ngoại dịch trong ống nhĩ, ống tiền đình, nội dịch ống
tai màng rồi chuyển sang ngoại dịch và làm rung động dây tương ứng trong
màng cơ sở, kích thích tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Cocácti, và xuất
hiện xung thần kinh truyền theo dây thính giác số VIII lên vùng thính giác
(vỏ não), giúp ta nhận biết và phân biệt các âm.
3.3.5.Cơ quan tiền đình và sự thu nhận cảm giác thăng bằng
- Cơ chế thăng bằng: Khi cơ thể chuyển động quay, nội dịch trong ống
bán khuyên cũng sẽ chuyển dịch làm tế bào thụ cảm trong ống bán
khuyên bị kích thích với mức độ khác nhau. TW thần kinh phân tích
tổng hợp thông tin và cho cảm giác thăng bằng của cơ thể về không
gian.
- Những người có hệ thống tiền đình hưng phấn cao dễ bị say khi đi
tàu, xe, máy bay.
3.4. Cơ quan khứu giác

- Cấu tạo
Cơ quan khứu giác gồm: bộ phận thụ cảm khứu giác, dây thần
kinh khứu giác, vùng khứu giác của não.
- Chức năng
Những tế bào khứu giác nằm trong màng nhày của khoang mũi thu
nhận kích và truyền các xung thần kinh về hành khứu giác của
não theo các dây thần kinh . Vùng khứu giác phân tích các tín
hiệu truyền về.
3.5. Cơ quan vị giác
- Thụ quan vị giác: Gồm các bộ phận thụ cảm nằm trên mặt lưỡi, hầu, vòm
miệng, dây thần kinh và trung ương thần kinh. Gai vị giác ở từng vùng có
khả năng giúp phân biệt các vị khác nhau), các gai vị là dạng biến đổi của
các tế bào biểu mô. Có thể nhận được 4 vị cơ bản phụ thuộc hình dạng và
điện tích của các phân tử đặc biệt khi gắn vào thụ thể.
- Dây thần kinh vị giác dẫn truyền các xung thần kinh về não, vùng vị giác
(vỏ não) giúp phân tích các cảm giác nhận được.
Các cơ quan phân tích có sự tác động lẫn nhau.
3.6. Cơ quan xúc giác
- Thụ quan xúc giác
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
24
Phaàn 2-Cô theå ÑV Trang
+ Cấu tạo sơ lược: Cơ quan thụ cảm xúc giác là các đầu mút dây thần
kinh nằm rãi rác trên da và niêm mạc. Có 3 loại cơ quan thụ cảm xúc giác: thụ
cảm tiếp xúc, thụ cảm về nhiệt độ, thụ cảm đau đớn. Từ cơ quan cảm giác các
xung thần kinh theo dây hướng tâm truyền về vùng cảm giác vận động.
+ Chức năng: Nhận thức thế giới xung quanh, là nguồn gốc của các
phản xạ, có khả năng thay thế cho cơ quan thụ cảm bị thiếu.
- Thụ quan nhiệt
- Thụ quan đau đớn.

“@”
Chương 4 HỆ VẬN ĐỘNG –2t
MỤC TIÊU
- Sinh viên biết đặc điểm cấu tạo chung và Ý nghĩa của quá trình vàn
động.
- Cấu tạo, chức năng của các cơ: cơ vân, cơ trơn.
- Vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng về vận động trong
thực tế
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Giáo viên sửa BT và cho sinh viên xem hình ảnh động minh hoạ về các thụ quan.
GV liên hệ thực tế về nội dung này (10’)
2. Sinh viên tìm hiểu bài theo hướng dẫn (50’)
- Tìm hiểu mục tiêu bài-5’
- Đọc nội dung bài theo chương trình chi tiết và theo yêu cầu -40’
- Nêu thắc mắc (nếu có )- 5’
 Câu hỏi
câu 1 Nêu ý nghĩa của quá trình vận động?
câu 2 Nêu sơ lược về câu tạo của hệ vận động ở ĐVCXS?
câu 3 Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ vân, cơ trơn?
3. SV làm bài tập nộp (30’)
câu 1 Nêu ý nghĩa của quá trình vận động?
câu 2 Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ vân?
SHÑCA 2 Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
25

×