Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cần khiêm tốn học hỏi khi làm việc nhóm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.61 KB, 5 trang )

Cần khiêm tốn học hỏi
khi làm việc nhóm

“Chúng ta không nên lấy những
hành động của quá khứ để thay
đổi tương lai. Mỗi người cần vượt
qua những yêu cầu riêng, phát
hiện ra mình đang ở đâu để từ đó
xác nhận vấn đề và điều chỉnh khi giao tiếp nhóm”, ông Lý Trường
Chiến, Chuyên gia cao cấp Tư vấn về Tái cấu trúc, quản trị chiến
lược và phát triển nguồn lực nhận định.

Làm sao để đạt hiệu quả cao khi làm việc nhóm? Người trưởng nhóm
cần làm gì để kết nối các thành viên? Khi đưa ra ý kiến góp ý cần làm
sao? Đây là những thắc mắc mà đa số giới trẻ hiện nay khi được giao
làm việc nhóm hay mắc phải.

Làm sao gắn kết nhóm?

“Trong lớp khi giảng viên đưa ra một đề tài để thảo luận nhóm. Đa số
các bạn mới đầu rất hào hứng, nhưng chỉ được một lúc nhiều người lại
quay qua làm việc riêng. Khi bị nhắc nhở thì luôn cho rằng không biết
làm gì hết” bạn Thanh Minh, sinh viên Đại học Lao động Xã hội CS2
tâm sự.

Chia sẻ nỗi băn khoăn của giới trẻ hiện nay, bà Nguyễn Thị Minh Tâm,
giám đốc công ty tư vấn đào tạo Unity cho rằng: “Tôi cảm thấy một số
nhóm sinh viên chỉ có một nửa làm việc, còn lại thì bị bỏ rơi đâu mất.
Đây là thực trạng chung mà các nhóm làm việc chung ở giới trẻ hay mắc
phải”.


Theo bà Tâm muốn công việc nhóm hiệu quả, vai trò người trưởng
nhóm rất quan trọng. Đây là người kết nối các thành viên, tạo mối quan
hệ và phân chia từng công việc cho hợp lý. Vì thế người trưởng nhóm
cần làm sao cho thành viên không làm việc riêng mà phải chú ý công
việc chung

Đồng tình với ý kiến trên, chị Hồ Thanh Hương, cố vấn phát triển kinh
doanh LSH Group chia sẻ thêm, mỗi khi ngồi thành nhóm nói chuyện
với nhau để tránh việc phân cách nhóm, các bạn hãy ngồi đối diện, mắt
nhìn vào mắt. Đấy là sự nối kết để mọi người cảm thấy có sự cần thiết
với nhau. Còn nếu ngồi bàn luận mà các bạn ngồi quay ngược đầu,
không trực diện vừa gây mỏi cổ, vừa khó hiểu hết những điều cần trao
đổi.

Xem mình đang ở vị trí nào?

“Chúng ta không nên lấy những hành động của quá khứ để thay đổi
tương lai. Mỗi người cần vượt qua những yêu cầu riêng, phát hiện ra
mình đang ở đâu để từ đó xác nhận vấn đề và điều chỉnh khi giao tiếp
nhóm”, ông Lý Trường Chiến, Chuyên gia cao cấp Tư vấn về Tái cấu
trúc, quản trị chiến lược và phát triển nguồn lực nhận định.

Theo ông Chiến, đối với các kỹ năng không bao giờ có nếu không thực
hành, mọi kỹ năng cần rèn luyện tinh thông thuần thục, kể cả kỹ năng
Lắng nghe - Nghe cho đến Lắng, kỹ năng nói - nói để người thông. Đặc
biệt khi giao tiếp mỗi người cần thể hiện tính cởi mở, sẳn sàng chia sẻ
thông tin. Chỉ có như thế các bạn mới làm việc nhóm thành công.

Nói về việc giới trẻ còn co cụm chưa cởi mở, ông Huỳnh Minh Quân,
tổng giám đốc NhanViet Management Group cũng thừa nhận: “Hiện nay

đa số các bạn trẻ nghĩ giao tiếp chỉ là nói nhưng không phải thế mà cần
phải kết hợp với hành động. Trước khi nói chuyện các bạn hãy thử đứng
lên bắt tay với người mình nói chuyện xem sao.

Các bạn cần hiểu rằng nếu không biết tận dụng giao tiếp thì bạn đang bỏ
qua một cơ hội thành công rất lớn trong công việc. Qua giao tiếp nhóm
các bạn sẽ hiểu hơn về những thuận lợi, khó khăn để cùng nhau trao
đổi”.

Cần khiêm tốn học hỏi

Ngoài việc khắc phục vấn đề giao tiếp nhóm, để thành công khi mới vào
nghề cũng được bà Hương lưu tâm: “Các bạn trẻ sau khi học xong, rất
nhiệt huyết, năng lượng của các bạn đang cao trào. Nhiều bạn luôn nghĩ
mình có thể làm được rất nhiều thứ.

Chính vì thế khi mới vào doanh nghiệp, nhiều bạn thấy cái này không
tốt, cái kia có thể thay đổi. Tuy nhiên bạn đừng vội có ý kiến, tỏ thái độ
cần sửa đổi. Nếu làm như thế có nghĩa các bạn đang rơi vào trường hợp
“ngựa non háu đá”.
Là những lính mới vào nghề, bước vào công việc tập thể các bạn cần
phải khiêm tốn và kiên nhẫn học hỏi. Hãy dành thời gian tìm hiểu vấn đề
mình quan tâm. Khi đến thời điểm thuận lợi chia sẻ với mọi người như
thế bạn sẽ đạt nhiều thành công.

Theo jobs.vietnamnet.vn

×