MỘT SỐ THUỐC MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ
BỆNH VẢY NẾN HIỆN NAY
(Kỳ 1)
Vẩy nến là một bệnh da có vẩy thường gặp, tiến triển có tính chất mạn tính
và hay tái phát, ước tính khoảng 2 - 3% dân số thế giới mắc bệnh.
Căn nguyên bệnh sinh của vẩy nến được nghiên cứu từ lâu song vẫn còn
nhiều điểm chưa sáng tỏ, ngày nay người ta cho rằng vẩy nến là một bệnh da di
truyền, gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6, dưới tác động của các yếu tố
khởi động ( như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý ) gen gây bệnh
vẩy nến được khởi động và sinh ra vẩy nến.
Vấn đề điều trị còn nhiều nan giải, nhiều loại thuốc tiêm, uống, bôi ,
nhiều phương pháp được áp dụng song chưa có loại nào chữa khỏi hẳn bệnh, mới
dừng ở mức làm bệnh đỡ, tạm khỏi về lâm sàng, hạn chế tái phát.
Điều trị hệ thống cổ điển:
Thuốc điều trị hệ thống cổ điển
Điều trị tại chỗ:
- Thuốc tiêu sừng: Salicylee’ 5%.
- Thuốc khử oxy: Hắc ín (goudron).
- Vitamine D3 và các dẫn xuất: Calcipotriol (Daivonex).
- Corticoide.
Điều trị toàn thân:
- Vitamine A liều cao, Retionides (Tigason), DDS (Dapsone),
Methrotrexate, Ciclosporin A.
Vật lý trị liệu :
- Ngâm nước ấm 36 - 370.
- Chiếu tia cực tím liều đỏ da (UVB)
- Tắm nắng, tắm biển, tắm bùn, hoặc tắm suối khoáng.
- Liệu pháp P.U.V.A (Quang hóa trị liệu).
Một số thuốc mới trong điều trị vẩy nến:
Alefaceft:
Alefaceft là một protein tái kết hợp, bao gồm đoạn tận cùng IFA-3 (kháng
nguyên liên quan chức năng bạch cầu) và đoạn Fc của IgGI của người. Thuốc này
được Cơ Quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận trong điều trị vẩy
nến mảng trung bình và nặng vào tháng 1/2003.
Alefaceft ngăn chặn sự tương tác giữa LFA-3 (kháng nguyên liên quan
chức năng bạch cầu) nằm trên tế bào nhận diện kháng nguyên và CD2 nằm trên tế
bào T bằng cách ức chế cạnh tranh. Điều này giúp ngăn cản sự dẫn truyền các tín
hiệu đồng kích thích giữa tế bào nhận diện kháng nguyên và tế bào T.Alefaceft
còn có tác dụng ức chế miễn dịch. Alefaceft ức chế sự tăng sinh hoạt hóa của tế
bào T nhớ bằng cách ức chế sự tương tác giữa LFA-3 và CD2, đồng thời gây sụt
giảm lượng tế bào T qua mối liên kết giữa tế bào T và tế bào killer tự nhiên.
Alefaceft có hiệu quả trong điều trị vẩy nến trung bình đến nặng (> 10%
diện tích bề mặt cơ thể). Liều trung bình là 15 mg/tuần (tiêm bắp) trong 12 tuần.
Có thể điều trị đợt 2 nhưng thời gian giữa 2 đợt tối thiểu là 12 tuần.
Bệnh nhân cần được đếm lượng CD4 trước khi điều trị và mỗi tuần trong
lúc điều trị. Nếu CD4 < 250 tế bào/mL, thuốc phải được ngưng cho đến khi
CD4>250 tế bào/mL. Nếu CD4 < 250 tế bào/mL liên tục trong 4 tuần, alefaceft
phải được ngưng lâu dài.
Không có tác dụng phụ nghiêm trọng cũng như nhiễm trùng cơ hội hay
nhiễm độc cơ quan được báo cáo trong các nghiên cứu.
Efalizumab
Efalizumab là một kháng thể đơn clon IgG1 được nhân hóa trực tiếp chống
lại bán đơn vị CD11a trong LFA-1. Efalizumab được điều chế từ tế bào buồng
trứng chuột đồng Trung Quốc và được nhân hóa nhằm làm giảm tính sinh miễn
dịch. Thuốc này được FDA công nhận trong điều trị vẩy nến vào tháng 10/2003.
LFA-1 nằm trên tế bào T và có chức năng như một phân tử kết dính. LFA-1
gồm có hai bán đơn vị: CD18 và CD11a, LFA-1 đóng vai trò quan trọng trong
việc bắt giữ tế bào T và keratinocyte và tế bào nội mô.
Efalizumab ngăn chặn sự kết hợp giữa LFA-1 với ICAM-1 (phân tử kết
dính gian bào) do tác động trực tiếp lên LFA-1 từ đó ngăn cản dòng thác dẫn
truyền tín hiệu đến LFA-1 và mất đi chức năng bạch cầu.
Efalizumab được tiêm dưới da, 1 lần/tuần. Liều khởi đầu là 0,7 mg/kg và
sau đó liều liên tục mỗi tuần là 1 mg/kg.
Thời gian bắt đầu có tác dụng và cải thiện lâm sàng đối với Efalizumab
thường sớm khoảng 14 ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị Efalizumab liên
tục rất có lợi trong việc duy trì và cải thiện đáp ứng của bệnh. Tình trạng tái phát
thường xuất hiện khoảng 2 tháng sau khi ngưng điều trị và có khoảng 5% bệnh
nhân có hiện tượng “rebound”.
Thuốc thường được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường gặp nhất là hội
chứng giống cúm, nhức đầu, lạnh run, sốt, buồn nôn.