Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kiến trúc thiền viện Trúc Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.32 KB, 9 trang )

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - Chốn Phật môn thanh tịnh

Nằm cách Hà Nội khoảng 85km về phía Tây, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba Thiền
Viện lớn nhất của cả nước (Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện
Trúc Lâm Tây Thiên). Được xây dựng ngay bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự, nơi đây
không chỉ được biết đến là nơi đất linh mà còn là địa danh thu hút không ít những du khách hành
hương về cõi Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình.
Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường lên khúc khuỷu, quanh
co, bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi, thoáng rộng và thanh sạch. Cảnh vật thanh tịnh đến lạ
lùng. Nơi đây đã hút hồn du khách bởi những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao
vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối khi
tỏa ra khi thu lại, chảy quanh co Thiền viện Trúc Lâm mọc lên nguy nga giữa ngàn cây như mở
rộng con đường thiền đưa con người tìm về với thế giới tâm linh.
Với diện tích rộng khoảng 4,5ha, và rừng ngoại vi rộng 50 ha, nằm trên độ cao khoảng 300m so
với mực nước biển. Từ chính điện, nhà tổ, nhà khách, nhà trưng bày, cổng tam quan, lầu
chuông, lầu trống đến khu nội viện gồm: tăng đường, thiền đường, trai đường và các thất
chuyên tu được xây dựng rất kỳ công và độc đáo mang đậm dấu ấn của kiến trúc Á Đông. Thư
viện hình bát giác nằm trên đồi và một tượng phật cao 35m. Tất cả các tranh tượng, phù điêu
trên vách tháp chuông, tháp trống trong và ngoài chánh điện đều ẩn chứa những tích xưa thiền
sử.
Theo thầy Thích Thông Văn thì đây là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt
Nam. Khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng người Ấn Độ tên là Khương Tăng Hội dừng
chân ở đây, dựng chùa truyền giáo. Vì thế nơi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, chứa đựng
trong lòng nó một địa danh Tây Thiên, lưu truyền suốt hơn hai ngàn năm qua cho phật tử người
Việt thành kính hướng tâm về nước Phật.
Tây Thiên tổ ấn khơi nguồn Phật
Vĩnh Phúc Thiền tông thắp sáng tâm.
Thầy Thích Thông Văn cho biết, Đại Hùng
Bửu điện cao 17m, diện tích 673,2 m2, 4 trụ
đỡ có đường kính gần 1m, ở giữa là 3 tượng
phật nói lên đường lối tu thiền: Phật tại tâm,


cứu kính của sự tu hành là khai mở tuệ giác,
phát triển tâm tử, đi đến giác ngộ phật
pháp… Ngôi chính điện này có thể dành cho
600 phật tử, du khách viếng chùa vào những
ngày lễ hội.
Bên trái Đại Hùng Bửu điện là Nhà trưng bày
các hiện vật có niên hiệu Lý, Trần, Lê,
Nguyễn… Nhà tổ ở phía sau Đại Hùng Bửu
điện có pháp thân 4 vị sư tổ là Khương Tăng
Hội và Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông,
Pháp Loa và Huyền Quang).
Những công trình to lớn này đã được xây
dựng với thời gian kỷ lục: 15 tháng. Riêng
tòa Đại Hùng Bửu điện chỉ thi công trong
vòng 9 tháng. Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn
người, trong đó có các nghệ nhân và làng nghề hầu khắp trong cả nước: tthợ mộc Hà Tây, Bắc
Ninh; thợ đá Non Nước, Ninh Bình; thợ hồ Nam Định, Hà Nội…
Chuông và trống do các nghệ nhân ở Huế, Nha Trang,
Đồng Nai phụ trách Các bức tượng phật đều được làm
từ đá sa thạch (loại đá người Chăm và người Ai Cập
thường dùng để tạc tượng), độ nét sâu và có sức vượt
thời gian hàng trăm năm. Trống được làm từ gỗ mít rừng
Gia Lai, có đường kính lên đến 1,5m, dài 2m; và Chuông
có trọng lượng 2 tấn, được đúc từ một làng nghề nổi
tiếng về đúc chuông đồng ở Huế…
Trong dịp tháng Giêng, mỗi ngày có hàng ngàn khách hành hương tới vãn cảnh. Thiền viện quy
định, phật tử vào thắp hương không đặt lễ tiền vàng. Thiền viện dành khoảng 40 phòng để khách
tăng và khách ni ở xa đến có thể nghỉ lại chùa tham quan và nghiên cứu phật pháp trong khoảng
thời gian từ 1 - 2 tuần. Việc ăn ở, thiền viện không thu bất cứ khoản phí nào.


Có thể nói, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và khu danh thắng Tây Thiên mang trong mình tiềm
năng du lịch rất lớn, đặc biệt là du lịch tâm linh. Nếu ai đã một lần đến nơi đây chắc sẽ không
quên cái cảm giác hư hư, thực thực với mây “ôm ấp núi”, thông reo, gió thổi…, thanh tịnh đến lạ
lùng. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên mang đến những giây phút thư giãn tuyệt vời cho những ai
đã một lần đặt chân đến.
Dưới đây là một số hình ảnh về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên:

Khách

Thầy Thích Thông Văn trò chuyện cùng du khách
Ở nước ta hiện có khoảng 20 thiền
viện Trúc Lâm, chủ yếu nằm ở phía
Nam. Ngoài Bắc chỉ có 3 thiền viện và
thiền tự là Tây Thiên (Vĩnh Phúc),
Yên Tử (Quảng Ninh) và Sùng Phúc
(Hà Nội).
du lịch
thanh
thản
ngắm
mây
trời từ
vòm
cổng -
Ảnh:
GIANG
HẢI
Nét đẹp
tháp
chuông

với mái
cong cổ
kính -
Ảnh:
GIANG
HẢI
Những
bài
giảng
giản dị,
gần
gũi mà
khai
sáng
cõi tâm
- Ảnh:
GIANG
HẢI
Nụ
cười
chân
thiện -
Ảnh:
GIANG
HẢI
Tới giờ
thọ trai
- Ảnh:
GIANG
HẢI

Cổng
thiền
viện Tây
Thiên
đón chào
du khách
bằng bốn
câu thơ -
Ảnh: HẢI
DƯƠNG
Gác
chuông
với mái
cong cổ
kính -
Ảnh:
HẢI
DƯƠNG
Đại
Hùng
bửu
điện,
trung
tâm của
thiền
viện, nơi
cử hành
những
nghi lễ
trọng đại

- Ảnh:
HẢI
DƯƠNG
Tượng
Trúc
Lâm tam
tổ trong
Tổ
đường
(Trần
Nhân
Tông,
Pháp
Loa và
Huyền
Quang)
- Ảnh:
HẢI
DƯƠNG
Thư
pháp
trên đá
giữa cỏ
cây hoa
lá - Ảnh:
HẢI
DƯƠNG
Những
con
đường

quanh
thiền
viện rợp
mát -
Ảnh:
HẢI
DƯƠNG


Từ trên nhìn xuống quang cảnh tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đẹp như


Đại Hùng Bửu điện cao 17m - Điện chính của Thiền viện

Tượng Phật bằng đá sa thạch trong Đại hùng Bửu điện

Chuông đồng (Đại Hồng Chung) nặng 2 tấn

Tranh tượng trên vách tháp chuông ẩn chứa những tích xưa thiền sử

Nhà sách của Thiền viện luôn luôn đông đúc du khách

Phong cảnh hữu tình đẹp đến nao lòng du khách

Phương Mai
(Nguồn: VnMedia)

×