Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng kiến thức, kĩ năng công tác xã hội trong tiến trình quản lý trường hợp trợ giúp trẻ em khuyết tật vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.05 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN
CUỐI KỲ
MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đề tài:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng công tác xã hội trong tiến trình
quản lý trường hợp trợ giúp trẻ em khuyết tật vận động
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên : 05. Hà Thị Phương Dung
Lớp : CTXH 1
Khóa : QH - 2012
MỤC LỤC
2.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
4.2 Khách thể nghiên cứu 2
4.3 Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp luận 3
5.2 Phương pháp thu thập thông tin 3
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 3
1.3 Khái niệm trẻ em 4
1.4 Khái niệm trẻ khuyết tật 5
1.5 Khái niệm trẻ khuyết tật vận động 5
1.6 Khái niệm quản lý trường hợp với người khuyết tật 5
2. Tiến trình quản lý trường hợp với người khuyết tật 5
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5
1. Thực trạng vận dụng các lý thuyết trong đề tài 5
2. Tiến trình quản lý trường hợp với thân chủ là trẻ khuyết tật vận động 8


2.1 Tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ 8
2.2 Xác minh đánh giá toàn diện 9
2.3 Lập kế hoạch can thiệp 11
2.4 Tổ chức thực hiện và triển khai kế hoạch 15
2.5 Giám sát đánh giá và kết thúc 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi con người khi sinh ra ai cũng muốn hoàn thiện về mọi mặt, song tạo
hoá lại không chiều theo sự mong muốn đó của con người. Sự xuất hiện của
một bộ phận người khuyết tật đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở mọi xã
hội. Một xã hội tiến bộ, văn minh có thể làm giảm đi số lượng người tàn tật bằng
việc làm mất đi nhiều nguyên nhân phát sinh khuyết tật và tạo điều kiện tốt để
chữa trị và phục hồi chức năng, song chính xã hội đó lại tạo lên các nguyên nhân
khác gây lên tật nguyền cho con người.
Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về quyền con người có bổ xung tuyên
ngôn về quyền của những người tàn tật đã nêu rõ: “Những người tàn tật dù có
nguồn gốc gì, bản chất ra sao và sự bất lợi do tật nguyền gây ra như thế nào
cũng đều có quyền bình đẳng như mọi người khác”.
Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu
em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Qua một số khảo sát về đời
sống vật chất và tinh thần ở trẻ em Việt Nam cho thấy: Đa số trẻ khuyết tật còn
chịu nhiều thiệt thòi, hầu hết các em sinh ra và lớn lên trong các gia đình nghèo,
trình trạng vật chất thiếu thốn, khó khăn lại thêm mặc cảm về tật nguyền…nên
hoạt động vui chơi, học hành cùng các trẻ khác vô cùng khó khăn. Mặc khác,
tâm lý chung của nhiều người trong xã hội cũng cho rằng: Trẻ có tật rất khó học
về văn hóa, càng không thể có khả năng học chung được với những trẻ bình
thường - đây là một định kiến xã hội mang tính áp đặt, có ảnh hưởng xấu tới
giáo dục đặc biệt nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng.

Hiện nay, việc giải quyết vấn đề cho người khuyết tật ở Việt Nam nói
chung, trẻ em khuyết tật nói riêng không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhân đạo
thuần thuý mà còn là vấn đề kinh tế xã hội sâu sắc, không chỉ đòi hỏi sự quan
tâm của Nhà nước mà còn là vấn đề chung của toàn xã hội và của mọi người
dân. Đặc biệt, đối với công tác xã hội, vấn đề hỗ trợ, giúp đỡ trẻ tự vượt qua
những khó khăn trong cuộc sống bằng kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù
là rất quan trọng.
1
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức, kĩ
năng công tác xã hội trong tiến trình quản lý trường hợp trợ giúp trẻ em khuyết
tật vận động” nhằm vận dụng những kiến thức, kĩ năng công tác xã hội trong trợ
giúp trẻ khuyết tật vượt qua khó khăn. Qua đây, nhân viên công tác xã hội cũng
rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý báu để nâng cao kiến thức, kĩ năng
nghề để bổ sung lý thuyết, phương pháp đã được học.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Quá trình quản lý trường hợp góp phần làm rõ lý thuyết nhu cầu.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thân chủ và gia đình được tiếp cận với các dịch vụ cần thiết để góp phần
cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giúp cộng đồng và những người xung quanh hiểu rõ hơn về cuộc sống
khó khăn của người khuyết tật để từ đó có thái độ, cách ứng xử bình đẳng, phù
hợp cũng như cùng chung tay giúp đỡ người khuyết tật.
Nhân viên công tác xã hội rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu
để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng tay nghề ngày càng tốt hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Giúp thân chủ khắc phục các khó khăn của mình để tham gia các hoạt
động, hòa nhập được với xã hội.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiến trình quản lý trường hợp đối với thân chủ
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Thân chủ: Em Nguyễn Hương G.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
• Thời gian: Tháng 4/2014
2
• Không gian nghiên cứu: Thôn Cổ Điển, xã Hải Bối,
huyện Đông Anh, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng.
5.2 Phương pháp thu thập thông tin
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để có được thu thập được các thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu,
nhân viên công tác xã hội (viết tắt là NV CTXH) đã nghiên cứu các giáo trình,
tài liệu liên quan tới lĩnh vực công tác xã hội, các tài liệu liên quan tới sức khỏe
của thân chủ.
5.2.2 Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin sơ cấp về thân chủ,
quan sát thái độ, hành vi của thân chủ.
5.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp phỏng vấn từng cá nhân, giúp chúng ta hiểu sâu, kĩ về
các vấn đề của cá nhân. Sử dụng phương pháp này nhằm thu nhận những thông
tin cụ thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết về các nhu cầu,
tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của trẻ.
3
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm công cụ

1.1 Khái niệm khuyết tật
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Khuyết tật là thuật ngữ
chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận động và tham gia, thể hiện
những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (về mặt
tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố
môi trường và các yếu tố cá nhân khác).
1.2 Khái niệm người khuyết tật
Theo Tuyên nguôn về quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc:
“Người khuyết tật có nghĩa là bất cứ những người nào không có khả năng tự
đảm bảo cho bản thân từng phần hay toàn bộ những sự cần thiết của một cá nhân
bình thường hay cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh
trong những khả năng về thể chất hoặc trí tuệ của họ”
Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
định nghĩa người tàn tật như sau: “không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật,
người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức
năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt
động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.
1.3 Khái niệm trẻ em
Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em: Trẻ em là người dưới mười tám
tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên
sớm hơn.
Theo Điều 1, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) đã được
Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004: Trẻ em là công dân Việt Nam
dưới mười sáu tuổi.
4
1.4 Khái niệm trẻ khuyết tật
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) đã được Quốc
hội thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004: Trẻ bị khiếm khuyết một hoặc nhiều
bộ phân cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm
suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp

nhiều khó khăn.
1.5 Khái niệm trẻ khuyết tật vận động
Trẻ bị khuyết tật vận động là những trẻ từ 0 đến dưới 18 tuổi bị khuyết tật
tay chân, khó khăn trong việc đi đứng, làm việc như người bình thường.
1.6 Khái niệm quản lý trường hợp với người khuyết tật
Quản lý trường hợp là một quá trình tổ chức dịch vụ giúp đỡ thân chủ
(người khuyết tật và gia đình họ) giải quyết vấn đề khó khăn và đáp ứng các nhu
cầu cơ bản của họ một cách hiệu quả. Trong quá trình này nhân viên CTXH làm
nhiệm vụ điều phối các dịch vụ xã hội để hỗ trợ thân chủ vượt qua những khó
khăn về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội nhằm giúp họ phục hồi các
chức năng xã hội, phòng chống các vấn đề xảy ra.
2. Tiến trình quản lý trường hợp với người khuyết tật
Có 5 bước cơ bản trong quản lý trường hợp, gồm:
1. Tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ
2. Xác minh đánh giá toàn diện
3. Lập kế hoạch can thiệp
4. Tổ chức thực hiện và triển khai kế hoạch
5. Giám sát đánh giá và kết thúc
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng vận dụng các lý thuyết trong đề tài
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn, trường phái
5
này được xem là thế lực thứ 3 khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái
tâm lý chính: Phân tâm học và Chủ nghĩa hành vi.
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng
của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu của con
người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ
thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện

thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu
của con người theo 5 cấp bậc:
* Nhu cầu cơ bản: bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn,
uống, ngủ, không khí để thở, tình dục…Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và
mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu
này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu
cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này
6
được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một
người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
* Nhu cầu về an toàn, an ninh: Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện
trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống
còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động
trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên
tai, gặp thú dữ…
* Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn
thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình
thương. Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các
bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.
* Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự
trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông
qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân,
danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
* Nhu cầu được thể hiện mình: Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện
mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên
mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Nhu cầu của một cá nhân
mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”.
Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng,
tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong

xã hội.
Thông qua lý thuyết về Thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý
học Abraham Maslow, nhân viên công tác xã hội sẽ đi tìm hiểu và chỉ ra hệ
thống những nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động. Từ đó, nhân viên CTXH xác
định các nhu cầu phù hợp với thân chủ để nhằm huy động tài nguyên, dịch vụ xã
hội cần thiết cho thân chủ.
7
2. Tiến trình quản lý trường hợp với thân chủ là trẻ khuyết tật vận
động
2.1 Tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ
a. Giới thiệu sơ lược về thân chủ
• Thân chủ: NGUYỄN HƯƠNG G.
• Ngày sinh: 10/01/2006
• Thân nhân: mẹ Nguyễn Thị S.
• Địa chỉ: Thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội
• Tình trạng vận động hiện nay:
Em G. không phải bị dị tật bẩm sinh mà nguyên nhân do lúc sinh mẹ khó
đẻ nên em G. bị mooc- xep gây biến chứng khiến tay chân bị co quắp, khó khăn
khi di chuyển và cầm nắm các vật. Sức khoẻ cũng như tình trạng bệnh hiện tại
ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của em.
• Trình độ học vấn:
Do sức khỏe em như vậy nên mẹ em không cho em đi học như các bạn
cùng trang lứa.
• Tình trạng gia đình:
G. không có cha, ông bà ngoại đều đã mất, họ hàng thì ở xa đã không liêc lạc
từ lâu, gia đình có một mẹ một con nương tự vào nhau để sống. Mẹ em không có
nghề nghiệp ổn định, ai gọi đi làm thuê gì thì làm. Đời sống gia đình rất khó
khăn
• Mối quan hệ xã hội:
G. rất tự ti về bản thân mình nên em không dám tiếp xúc với các bạn cùng

lứa vì sợ các bạn chê mình tật nguyền.
• Việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội:
Gia đình em sống khép kín, không liên hệ nhiều với hàng xóm xung quanh.
Em cũng chưa được tiếp cận với các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, y tế.
8
2.2 Xác minh đánh giá toàn diện
a. Vấn đề thân chủ đang gặp phải:
- Mặc cảm, tự ti về bản thân
- Gặp khó khăn trong việc vận động
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn, đời sống vật chất không được đảm bảo.
- Không được đi học
- Chưa được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ trợ giúp người khuyết tật.
b. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ
* Điểm mạnh:
- Có nhận thức tốt về cuộc sống xung quanh mặc dù bị khuyết tật nhưng trí tuệ
em khỏe mạnh giống người bình thường.
- Vui vẻ, trong sáng hiền lành.
- Gắn bó với mẹ và đặc biệt rất yêu mẹ.
* Hạn chế:
- Tự ti vào bản thân
-Vận động khó khăn
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn
- Không có bố
c. Mối quan hệ tương tác của thân chủ
9
Qua biểu đồ sinh thái cho thấy, G. và mẹ có quan hệ hai chiều, rất yêu thương
nhau. Tuy nhiên, G. lại có mối quan hệ xa cách với những người xung quanh và
các tổ chức xã hội. Nói chung, thân chủ hầu như cách ly với thế giới bên ngoài.
Thân chủ không có bạn bè chơi cùng, không giao tiếp nhiều với hàng xóm,
không đến trường học, không tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh, không liên lạc

với họ hàng bên ngoại, không nhận được sự trợ giúp nào từ các tổ chức xã hội.
Do vâỵ, việc lập kế hoạch trợ giúp thân chủ cần tổng hợp tất cả các thông tin
liên quan tới thân chủ để có kế hoạch phù hợp.
d. Các thông tin cần thiết khác cần tìm hiểu
Thân chủ có muốn đi học văn hóa không?
Thu nhập bình quân hàng tháng của mẹ thân chủ là bao nhiêu?
10
Em G
Bạn bè
Họ hàng
bên ngọai
Hàng
xóm
Bệnh
viện
Trườn
g học
Các tổ
chức xã
hội
Mẹ G
Chú thích:
Mối quan hệ tốt
Mối quan hệ xa cách
Thân chủ có nhận được trợ cấp xã hội hàng tháng không?
e. Xác định vấn đề ưu tiên cần thực hiện
Đầu tiên Nhân viên CTXH cần giúp thân chủ thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm về
bản thân. Vấn đề tiếp theo là tăng cường chất lượng cuộc sống vì gia đình G rất
khó khăn, tiếp đó là việc vận động của thân chủ và cuối cùng là vấn đề học văn
hóa của G.

2.3 Lập kế hoạch can thiệp
11
12
STT Mục tiêu Hoạt động Nguồn lực
Thời
gian
Kết quả mong đợi
1 Giúp thân chủ thoát
khỏi sự tự ti, mặc
cảm về bản thân
- Trò chuyện, chia sẻ với em những
khó khăn trong cuộc sống
- Kể cho G. về những tấm gương vượt
lên trên số phận
- Khuyến khích G tham gia hoạt động
tập thể như chơi ngoài sân cùng các
bạn, tham gia các buổi sinh hoạt văn
nghệ do thôn tổ chức…
- Nhân viên công
tác xã hội.
- Lãnh đạo thôn
1 tuần G. dần dần bớt đi sự tự ti,
mặc cảm về những khiếm
khuyết của bản thân
2 Chất lượng cuộc
sống của thân chủ
ngày càng cải thiện
- Giới thiệu mẹ của G. tới làm việc tại
cơ sở sản xuất mây tre đan xuất khẩu
của 1 doanh nghiệp trong thôn

- Nhân viên
CTXH.
- Lãnh đạo thôn
- Chủ doanh
nghiệp sản xuất
mây tre đan
1 tuần Mẹ G. có công việc với
nguồn thu nhập ổn định để
đảm bảo cho cuộc sống
của G ngày càng cải thiện
hơn
3 Thân chủ ngày càng
vận động linh hoạt
hơn
- NV CTXH giới thiệu thân chủ tới
trung tâm y tế huyện để được đăng ký
khám chữa bệnh miễn phí và phục hồi
chức năng vận động.

- Nhân viên
CTXH
- Trung tâm y tế
huyện Đông Anh
Lâu dài Có thể đi lại, viết và cầm
các đồ vật dễ dàng hơn
4 Thân chủ được đến
trường để học kiến
thức
Giới thiệu thân chủ tới Trung tâm
nuôi dưỡng trẻ khuyết tật thành phố

Hà Nội (nếu thân chủ có nhu cầu)
- Nhân viên
CTXH
- Cán bộ trung tâm
Lâu dài Thân chủ được học văn
hóa và sống trong môi
trường bạn bè cùng trang
lứa
13
Bảng kế hoạch trên đặt mục tiêu ưu tiên hàng đầu đó là Giúp thân chủ
thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm về bản thân bởi vì khi thân chủ không còn mặc cảm,
tự ti nữa thì thân chủ mới có động lực để thực hiện những mục tiêu khác, ngoài
ra mục tiêu này là mục tiêu ngắn hạn. Để đạt được mục tiêu này chủ yếu dựa
vào kiến thức kĩ năng của nhân viên công tác xã hội để giúp thân chủ chia sẻ cởi
mở những suy nghĩ, khó khăn của mình để vượt qua sự mặc cảm tự ti.
Mục tiêu tiếp theo là Chất lượng cuộc sống của thân chủ ngày càng cải
thiện. Hoàn cảnh của thân chủ rất khó khăn, nghề nghiệp của mẹ G. không ổn
định nên bữa ăn bữa đói bữa no, không đủ chất dinh dưỡng. Do vậy mục tiêu ưu
tiên thứ 2 là tìm một công việc ổn định, phù hợp với khả năng của mẹ G. để tạo
việc làm, kiếm thêm thu nhập để nuôi G. NV CTXH nhận thấy trong thôn có cơ
sở sản xuất mây tre đan xuất khẩu khá nổi tiếng, làm ăn rất phát đạt nên đã đề
cập vấn đề với cán bộ thôn và nhờ cán bộ thôn giới thiệu mẹ G. vào làm việc.
Khi mẹ G. có công việc ổn định, G. cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn
Tiếp theo là mục tiêu Thân chủ ngày càng vận động linh hoạt hơn, mục
tiêu này rất quan trọng. Hiện nay ở các trung tâm y tế huyện đều có chính sách
khám chữa bệnh miễn phí cho người khuyết tật, không những vậy ở đó còn có
máy móc, phương tiện trong việc phục hồi chức năng vận động. Do đó, nhân
viên CTXH kết nối với phía trung tâm, giới thiệu thân chủ tới đăng ký khám
chữa bệnh và phục hồi chức năng tại trung tâm. Mỗi tuần 2 lần, thân chủ sẽ lên
trung tâm y tế để tập luyện. Không chỉ vậy, tại trung tâm còn có các công tác

viên phục hồi chức năng sẽ tới tận nhà để hướng dẫn G. thực hiện các bài tập
phục hồi chức năng tại nhà.
Cuối cùng là mục tiêu Thân chủ được đến trường để học kiến thức. Nếu
thân chủ đồng ý thì mới thực hiện mục tiêu này bởi vì do thân chủ khuyết tật vận
động nên việc đi học tại các trường học bình thường đối với thân chủ là rất khó
khăn. Do vậy, thân chủ học tại các trường chuyên biệt dành cho người khuyết tật
thì sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện để phát triển hơn. Nhưng có một hạn chế ở đây
là trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật lại không nằm ở huyện Đông Anh mà có
14
2 địa điểm là huyện Ba Vì và huyện Chương Mỹ. Nếu thân chủ đi học ở trung
tâm thì sẽ phải xa mẹ và sống trong trung tâm. Nếu thân chủ quyết định đi học
thì thỉnh thoảng mẹ thân chủ sẽ lên thăm. Do vậy, nhân viên CTXH để thân chủ
tự quyết định sẽ đi học hay không đi học. Điều này thể hiện sự tôn trọng nhu
cầu, quyền quyết định của thân chủ.
2.4 Tổ chức thực hiện và triển khai kế hoạch
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhân viên CTXH là người điều phối,
giám sát, theo dõi, định hướng cho các hoạt động của thân chủ. Ngoài ra, nhân
viên CTXH còn là người kết nối thân chủ với các dịch vụ xã hội.
Nhân viên CTXH tiến hành thực hiện các hoạt động theo như bản kế
hoạch đã đề ra. Mục tiêu 1 (Giúp thân chủ thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm về bản
thân) đã đạt được nhanh chóng. Ban đầu nhân viên CTXH tới nhà thân chủ làm
quen và tạo sự tin tưởng ở thân chủ. Qua một thời gian trao đổi, trò chuyện, chia
sẻ thân chủ dần dần lấy lại được sự tự tin ở bản thân, cảm thấy vui vẻ hơn trước.
Ở mục tiêu 2 (Chất lượng cuộc sống của thân chủ ngày càng cải thiện),
nhân viên CTXH nhận được sự hợp tác rất nhiệt tình từ bác Trưởng thôn, bác rất
sẵn sàng liên lạc với chủ doanh nghiệp sản xuất mây tre đan để giới thiệu mẹ G.
vào làm việc, tuy nhiên có một khó khăn ở đây đó là mẹ G. không muốn đi làm
ở đó vì mẹ G. vốn là một người sống khép kín, ít giao tiếp với hàng xóm và
những người xung quanh, bây giờ lại đi làm ở một môi trường có nhiều người
mẹ G. không muốn đi. Nhân viên CTXH sau một thời gian cố gắng thuyết phục

và cùng mẹ G. tới cơ sở mây tre đan một vài ngày để mẹ G. dần quen với công
việc và mọi người ở đó, hiện tại mẹ G. đã có công việc ổn định.
Ở mục tiêu 3 (Thân chủ ngày càng vận động linh hoạt hơn). Nhân viên
CTXH tiến hành làm việc với ủy ban xã để ủy ban xã xác nhận trường hợp của
thân chủ, sau đó nhân viên CTXH lên trung tâm y tế huyện làm việc với ban
lãnh đạo trung tâm về trường hợp của G và đăng ký cho G được khám chữa
bệnh miễn phí, được làm bảo hiểm y tế và được tham gia các hoạt động phục hồi
chức năng tại đây. Nhân viên CTXH nhận được sự hợp tác rất tận tình của các y
15
bác sĩ tại trung tâm. Nhân viên CTXH nhận thấy ở trung tâm cũng có khá nhiều
người khuyết tật phục hồi chức năng tại đây. Về phía thân chủ, G. rất quyết tâm
và mong muốn mình sẽ cải thiện được hoạt động của mình. Do đó khi được biết
là sẽ được lên trung tâm y tế huyện hỗ trợ phục hồi chức năng, G. đồng ý ngay.
Hoạt động phục hồi chức năng đòi hỏi thời gian lâu dài nên 2 lần/tuần, mẹ G.
đưa G đi điều trị tại đây.
Mục tiêu cuối cùng là việc học kiến thức của thân chủ. G rất muốn được
học văn hóa, tuy nhiên em lại không muốn xa mẹ, do đó mục tiêu này không đạt
được. Do vậy, trong thời gian tới nếu G. mong muốn học văn hóa mà vẫn không
muốn đến trường học, nhân viên CTXH sẽ giới thiệu G. cho nhóm tình nguyện
để đến dạy văn hóa tại nhà hoặc sẽ thành lập một nhóm trẻ khuyết tật vận động
để dạy văn hóa cho các em.
2.5 Giám sát đánh giá và kết thúc
Khi kết thúc một mục tiêu sẽ tiến hành lượng giá kết quả đạt được, chưa
đạt được, những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện, đã giải quyết được
vấn đề của thân chủ chưa và tiếp tục tiến hành các mục tiêu sau được hay không.
• Kết quả đạt được:
- Thân chủ G. đã vượt qua sự mặc cảm tự ti của mình, tự tin vào bản thân
và có ý chí nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
- Mẹ G. có công việc ổn định, cải thiện thu nhập gia đình và đời sống vật
chất của hai mẹ con. Khi đi làm, tinh thần và tâm lý của mẹ G. cũng thoải

mái hơn trước rất nhiều.
- G. được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế đó là phục hồi chức năng. Sau một
thời gian, em đã có thể đi lại được mặc dù vẫn còn khó khăn, tay em đã
cầm nắm được một số đồ vật đơn giản.
• Hạn chế:
- Do G. bị khuyết tật vận động và em còn nhỏ nên nhiều khi khả năng tư duy
còn thấp.
- Mục tiêu 4 của bản kế hoạch không đạt được.
16
C. KẾT LUẬN
Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật vận động nói riêng hiện nay còn
gặp nhiều khó khăn về cả đời sống vật chất cũng như tinh thần. Vì vậy, rất cần
sự quan tâm của xã hội, cộng đồng tới người khuyết tật để họ không còn cảm
thấy tự ti mặc cảm và ngày càng hòa nhập hơn với cuộc sống xã hội.
Qua tiến trình quản lý ca, nhân viên công tác xã hội sẽ rút ra được nhiều bài
học kinh nghiệm quý báu để ngày càng trau dồi hơn kiến thức, thái độ, kĩ năng
nghề để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tiến trình trợ giúp những
người có hoàn cảnh khó khăn.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Phạm Huy Dũng, Bài giảng Công tác xã hội- Lý thuyết và thực
hành công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại Học Sư Phạm.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà. Đề cương chi tiết môn Công tác xã hội với
người khuyết tật.
3. Malcolm Payne, ThS Trần Văn Kham (dịch giả) (1997), Lý thuyết Công
tác Xã hội hiện đại, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
4. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Bản thảo Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật.
5. GS.TS Trần Đình Tuấn (2009), Công tác xã hội lý thuyết và thực hành,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (2005), tập 4, NXB Từ điển bách
khoa Hà Nội.
7. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (2005), tập 4, NXB Từ điển bách
khoa Hà Nội.
18

×