Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vận dụng tiến trình quản lý trường hợp với người khuyết tật (nghiên cứu trườnghợp bà Trịnh Thị Quyên – Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.17 KB, 15 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: XÃ HỘI HỌC
BÀI CUỐI KỲ
MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đề tài:
Vận dụng tiến trình quản lý trường hợp với người khuyết tật
(nghiên cứu trườnghợp bà Trịnh Thị Quyên – Trung tâm bảo trợ xã
hội tỉnh Quảng Ninh)
Học viên: Mai Thị Ngọc Anh
Lớp : Cao học công tác xã hội - 2012
Giảng viên: P.GS. TS Nguyễn Thị Thu Hà
Hà Nội 4/2014
MỞ ĐẦU
Tiến trình quản lý trường hợp là một quá trình bao gồm các hoạt động được tiến
hành tạo nên sự thay đổi ở thân chủ. Hiệp hội quản lý trường hợp Mỹ xem quản
lý trường hợp như một tiến trình bao gồm các hoạt động đánh giá, xây dựng kế
hoạch, thúc đẩy và biện hộ. Có 6 bước cơ bản trong quản lý trường hợp bao gồm:
đánh giá thân chủ; đề ra mục tiêu và lập thứ tự ưu tiên; chọn lựa dịch vụ chuyển
tiếp phù hợp; chuẩn bị người khuyết tật tiếp cận dịch vụ chuyển tiếp; theo dõi hỗ
trợ người khuyết tật; duy trì mối quan hệ với các cơ sở cung cấp dịch vụ.
Với mục đích kết nối, điều phối và duy trì các dịch vụ dành cho người khuyết tật
một cách hiệu quả nhân viên quản lý trường hợp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt
theo một tiến trình cụ thể. Trong phạm vi bài tiểu luận này tôi xin được đề cập
đến vấn đề: “Vận dụng tiến trình quản lý trường hợp với người khuyết tật
(nghiên cứu trường hợp bà Trịnh Thị Quyên – Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh
Quảng Ninh)
2
NỘI DUNG


1. MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP
Bà Trịnh Thị Quyên sinh năm 1949, bị mù hai mắt từ năm 3 tuổi, không có khả
năng lao động. Năm 1981, bà có tham gia học nghề và làm trong hội người mù
như đan chổi, vót tăm… nhưng sau đó, hết nguyên liệu nên không thể duy trì lớp
học nghề này được. Bà quay về sống nhờ cậy người anh trai út nhưng người anh
đã cao tuổi, yếu đau, không thể đảm đương được cuộc sống gia đình. Lúc đó,
được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như hội người mù của huyện,
bà được vào trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, bà Quyên là
người rất khó tính, thường hay gây gổ với người khác. Mặc dù sống ở trung tâm
đã quen nhưng bà luôn mong muốn được về thăm anh trai.
Để hỗ trợ bà Quyên, giúp bà giải quyết những vấn đề về mối quan hệ với những
người khác, tiến trình quản lý trường hợp đã được sử dụng. Cụ thể:
Bước 1: Đánh giá thân chủ.
1.1 Mục đích
Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu nhằm xây dựng kế hoạch trợ giúp thân
chủ. Nhân viên quản lý trường hợp tiếp cận với bà Quyên qua những buổi trò
chuyện trong phòng ở của các đối tượng. Chính trong quá trình gặp gỡ đó đã
giúp nhân viên quản lý trường hợp thu thập được những thông tin cần thiết.
1.2 Nội dung thực hiện
Ở giai đoạn này, nhân viên quản lý trường hợp cần đạt được 3 mục tiêu:
- Xây dựng mối quan hệ với bà Quyên để bà cảm thấy tin tưởng vào khả
năng giúp đỡ của nhân viên quản lý trường hợp.
- Làm rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà bà Quyên đang gặp phải
- Xác định kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề khó khăn của bà và hỗ
trợ bà thực hiện kế hoạch đó.
3
Để đạt được những mục tiêu này nhân viên quản lý trường hợp phải thực
hiện các yêu cầu về:
+ Thu thập thông tin về thân chủ
+ Xác định những nhu cầu của thân chủ mà có thể quan tâm và giải quyết

ngay trước mắt.
+ Chuẩn bị giải quyết những nhu cầu này
+ Xác định những điểm mạnh của thân chủ
+ Cung cấp thông tin về cách thức và phương pháp can thiệp.
1.3 Các khía cạnh đánh giá
Thông tin về thân chủ
Bà: Trịnh Thị Quyên
Sinh năm: 1949
Nơi sinh: Thôn Chí Linh – xã Yên Đức, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Sức khỏe thể chất: Bị xoang mũi
Tình trạng khuyết tật: 2 mắt bị mù
Noi ở hiện tại: Trung tâm Bảo trợ xã hội Quảng Ninh – phường Nam Khê –
Uông Bí – Quảng Ninh.
Khi vào trung tâm bà Quyên thường rất thân thiết với ông Cử và bà Liên
Thông tin về gia đình thân chủ
Bố thân chủ:
Họ và tên: Trịnh Đọc – hiện nay đã chết
Mẹ của thân chủ:
Họ và tên: Vũ Thị Truyện – hiện nay đã chết
4
Chị gái: Trịnh Thị Đoan
Lấy chồng ở thôn Đồn Sơn - Yên Đức – Đông Triều – Quảng Ninh
Nghề nghiệp: làm ruộng
Anh trai: Trịnh Đôn Luân – liệt sỹ
Anh trai: Trịnh Văn Tuyền – liệt sỹ.
Anh trai: Trịnh Văn Tuyển
Hiện nay đang sống ở Chí Linh – Yên Đức – Đông Triều – Quảng Ninh
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Từ những thông tin trên đây, có thể đưa ra 2 sơ đồ phả hệ và sơ đồ sinh
thái của than chủ:




SƠ ĐỒ PHẢ HỆ CỦA THÂN CHỦ
Chú thích:
Đàn ông Phụ nữ Chết
Kết hôn Thân thiết
5
T.C
1.3 Môi trường sống hiện tại của thân chủ
SƠ ĐỒ SINH THÁI CỦA THÂN CHỦ
Chú thích:
Mối quan hệ tốt
Mối quan hệ rời rạc
Mối quan hệ thân thiết
Những thông tin thu thập được qua việc nghiên cứu hồ sơ và việc trò chuyện với
thân chủ, vấn đề của bà Quyên hiện nay chính là:
+ Thứ nhất: Buồn vì cảm thấy nhớ nhà: Do bản thân bà bị mù lòa từ tấm bé
mặc dù được các thành viên trong gia đình quan tâm nhưng bà luôn cảm thấy
mình là gánh nặng cho gia đình. Bà rất thân với người anh trai út của mình. Từ
khi vào trung tâm (1998), bà chưa được về thăm nhà lần nào
+ Thứ 2: Mâu thuẫn với những đối tượng khác trong trung tâm. Có 1 điểm
đáng lưu ý về vấn đề sức khỏe, đó là bà bị xoang mũi rất khó chịu. Bà kể những
6
Trung tâm bảo trợ xã
hội Quảng Ninh
Người thân
Các đối tượng khác
trong trung tâm
Hội người mù

Các tổ chức cá nhân
từ thiện
Bệnh viện các tuyến
Thân
chủ
Hội người cao tuổi
lúc bệnh tái phát, bà thường có tâm trạng cáu gắt và do đó dễ gây mâu thuẫn với
những người xung quanh.
Để xác định được mục tiêu và lập kế hoạch trợ giúp:
+ Điểm mạnh của bà Quyên: rất thương yêu gia đình
+ Điểm yếu:
Luôn buồn vì không được về thăm nhà
Khi bệnh xoang mũi tái phát thì gây mâu thuẫn với người khác.
+ Cơ hội: Bà Quyên nhận được sự trợ giúp của nhân viên quản lý trường hợp,
trung tâm; được các dịch vụ trợ giúp tốt nhất
+ Thách thức: Về việc mâu thuẫn với những đối tượng khác trong trung tâm ban
đầu có thể mọi người chưa thông cảm cho bà Quyên. Tâm trạng buồn khi nhớ
nhà nêu kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch trợ giúp
2.1 Xác định các mục tiêu
- Liên kết các nguồn lực hỗ trợ để cải thiện cuộc sống vật chất tinh thần của bà
Quyên và các đối tượng khác trong trung tâm.
- Giúp bà Quyên gặp người thân
- Cải thiện mối quan hệ với người xung quanh trong trung tâm
- Liên kết nguồn lực hỗ trợ để bà được chữa bệnh xoang mũi triệt để
2.2 Lập thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu
Sau khi liệt kê những mục tiêu nói trên, Nhân viên quản lý trường hợp cùng thân
chủ thảo luận vấn đề ưu tiên, từ đó xác định thứ tự thực hiện các mục tiêu. Ở đây,
nhân viên quản lý trường hợp có thể hỏi thân chủ “Bà muốn làm gì trước”; hay
“những việc nào bà nghĩ có thể làm trước và làm được”… Qua phân tích và

7
đánh giá từ những thông tin thu thập được có thể thấy vấn đề của bà Quyên nổi
lên 2 vấn đề chính:
+ Thường xuyên gây gổ mâu thuẫn với người khác trong trung tâm
+ Hay buồn vì nhớ nhà, nhớ anh trai, muốn được gặp anh trai thường xuyên.
Từ đây, có thể xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu như sau:
Thứ nhất: Cải thiện mối quan hệ với người xung quanh trong trung tâm
Thứ 2: Muốn gặp người thân đặc biệt là anh trai
Thứ 3: Liên kết nguồn lực giúp bà điều trị xoang mũi
Thứ 4: Liên kết nguồn lực để cải thiện cuộc sống vật chất, tinh thần của bà
Quyên và các đối tượng khác.
Ở đây, qua tiếp xúc với bà Quyên có thể xác định được vấn đề về sức khỏe thể
chất cũng có liên quan tới sức khỏe tinh thần. Cụ thể, bà Quyên bị xoang mũi
nặng cộng với bản thân bị khuyết tật có ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ, hành động
của bà. Bà kể lúc bệnh xoang mũi tái phát, bà có tâm trạng rất khó chịu vì vậy bà
hay cáu gắt gây mâu thuẫn với những người xung quanh.
Khi ở trung tâm, bà thường xuyên được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các
ngành cũng như cán bộ trong trung tâm. Tuy nhiên, bà Quyên vẫn cảm thấy buồn
vì rất ít có cơ hội gặp anh trai. Lúc đầu và trung tâm, anh trai của bà thỉnh thoảng
vào thăm bà nhưng hiện nay do tuổi cao, sức yếu nên anh trai bà không đến thăm
bà được.
2.3 Xác định người tham gia vào thực hiện
Thông qua những thông tin đã thu thập được, có thể xác định những thành phần
sau là nguồn lực trợ giúp cho bà Quyên:
+ Cán bộ trung tâm bảo trợ xã hội Quảng Ninh
+ Hội người mù
8
+ Hội người cao tuổi
+ Các đối tượng khác trong trung tâm
+ Các tổ chức, cá nhân từ thiện

+ Bệnh viện các tuyến.
+ Người thân
Trong đó, để giải quyết 2 vấn đề trên thì những thành phần tham gia trực tiếp trợ
giúp bà Quyên là: nhân viên quản lý trường hợp, các đối tượng trong trung tâm,
bản thân bà Quyên và người thân của bà.
Bước 3: Chọn lựa giới thiệu dịch vụ
Chọn lựa dịch vụ chuyển gửi là một bước quan trọng. Bởi nó quyết định tới sự
thành công hay thất bại khi thực hiện kế hoạch đã đặt ra. Trong số các nguồn lực
trợ giúp bà Quyên, nhân viên quản lý trường hợp đánh giá cao các dịch vụ sau
đây:
+ Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh: Cán bộ trong trung tâm là những
người thường xuyên tiếp xúc với bà Quyên, nên hiểu được những tâm tư tình
cảm của bà. Bên cạnh đó, các đối tượng trong trung tâm cũng là một nguồn trợ
giúp bà Quyên rất lớn. Thực tế thì bà Quyên rất thân với ông Cử và bà Liên. Hai
đối tượng này sẽ là nguồn lực không thể thiếu khi thực hiện kế hoạch trợ giúp bà
Quyên.
Bên cạnh đó, trung tâm bảo trợ Quảng Ninh có thể kết hợp với hội người cao tuổi
và hội người mù huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh trợ giúp về cơ sở vật chất
cũng như làm phong phú hơn nội dung, hình thức của các hoạt động văn hóa tinh
thần cho thân chủ nói riêng và các đối tượng khác trong trung tâm nói riêng,
+ Bệnh viện đa khoa huyện Đông Triều: Hỗ trợ điều trị viêm xoang cho thân chủ.
Như trên đã phân tích, viêm xoang là một trong những lý do lớn khiến bà Quyên
cảm thấy khó chịu. Mỗi khi bệnh tái phát, bà lại hay cáu gắt. Do đó, bà thường
gây mâu thuẫn với mọi người xung quanh. Vì vậy, việc điều trị bệnh này dứt
9
điểm sẽ rất có thể cải thiện được mối quan hệ với mọi người trong trung tâm.
Tuy nhiên, bệnh viện đa khoa Đông Triều ở khá xa nên nhân viên quản lý trường
hợp sẽ liên lạc với giám đốc bệnh viện cho xe đến hỗ trợ bà Quyên đến bệnh viện
mỗi khi điều trị bệnh.
+ Nguời thân của bà Quyên: bà rất hay buồn vì nhớ nhà, nhớ anh trai. Do đó,

nhân viên quản lý trường hợp giúp bà liên lạc với người thân của bà. Có thể nhờ
sự giúp đỡ của trung tâm, đưa bà Quyên về thăm nhà một thời gian ngắn.
Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ được giới thiệu
Nhân viên quản lý trường hợp cùng người khuyết tật lập bảng kế hoạch sau:
STT Mục tiêu Hoạt động Thời
gian
Người liên
lạc
Mong đợi/kêt quả
1 Giảm bớt cảm xúc
khó chịu của thân
chủ, cải thiện mối
quan hệ với những
người xung quanh
-Tham vấn cá
nhân cho thân
chủ.
- Thảo luận
nhóm với các
đối tượng khác
trong trung
tâm: Thông
qua các hoạt
động trò
chuyện, cùng
nhau nghe đài,
cũng nhau
nghe đọc
báo…
4/2014 -Trung tâm

bảo trợ xã
hội Quảng
Ninh
- Các đối
tượng khác
trong trung
tâm
- Giúp thân chủ
làm chủ được
cảm giác khó
chịu, kiểm soát
được hành vi của
bản thân khi giao
tiếp với mọi
người tránh sự
mâu thuẫn có thể
xảy ra. Thân chỉ
học được cách tự
kiềm chế bản
thân
- Qua những buổi
thảo luận nhóm,
mọi người trong
trung hiểu lẫn
nhau hơn. Từ đó,
giúp cho các đối
10
-Làm việc với
các cán bộ
trong trung

tâm
tượng hiểu rằng
bản chất bà
Quyên không
phải là người khó
tính mà chỉ do bà
bị ảnh hưởng bởi
bệnh tật mà thôi
(bệnh xoang
mũi).
- Đề xuất ý kiến
theo nguyện vọng
của thân chủ: sắp
xếp cho bà
Quyên, ông Cử,
bà Liên ở cùng 1
phòng.
2 Giúp thân chủ thực
hiện được mong
muốn liên lạc với
người thân
-Liên lạc với
người thân của
bà Quyên
-Đề xuất ý
kiến cho bà
Quyên được
về thăm nhà
cho ban quản
lý trung tâm

4/2014 Trung tâm
bảo trợ xã
hội Quảng
Ninh
-Ông Trịnh
văn Tuyển
– anh trai
bà Quyên
-Thân chủ cảm
thấy bớt đi nỗi
buồn, sự cô đơn
khi được về thăm
nhà.
3. _ Giúp thân chủ điều
trị triệ để bệnh
xoang mũi
Đề nghị bệnh
viện giúp đỡ
thân chủ điều
trị triệt để
bạnh viêm
xoang mũi
5/2014 Liên lạc với
giám đốc
bệnh viện
đa khoa
huyện
Đông Triêu
Thân chủ khỏi
bệnh, tinh thần

thoải mái hơn, cải
thiện mối quan hệ
với mọi người.
11
– Quảng
Ninh.

Bước 5: Theo dõi hỗ trợ người khuyết tật khi chuyển gửi.
a) Nguyên tắc khi theo dõi và hỗ trợ người khuyết tật
- Không phán xét về quyết định không sử dụng dịch vụ của thân chủ
- Thảo luận cởi mở với thân chủ về các rào cản và các giải pháp thay thế
- Không áp đặt khi phân tích trường hợp, mỗi cá nhân là một trường hợp
riêng biệt cần phải được tôn trọng
b) Cách thức theo dõi, hỗ trợ thân chủ
- Đối với từng trường hợp sẽ áp dụng những cách thức theo dõi hỗ trợ thân
chủ khác nhau:
+ Khi thân chủ đi điều trị bệnh xoang mũi: Có thể gọi điện hỏi thăm tình
hình sức khỏe của thân chủ xem tiến triển đến mức độ nào (cứ khoảng 1
tuần1 lần cho tới khi than chủ khỏi). Sau đó, đến tận trung tâm hỏi thăm
thân chủ. Điều này sẽ làm cho bà Quyên cảm thấy tin tưởng và cảm nhận
được sự quan tâm hết mình của nhân viên quản lý trường hợp
+ Khi tiến hành các hoạt động thảo luận nhóm với các đối tượng khác: nhân
viên quản lý trường hợp nên theo dõi trược tiếp để nắm bắt được sự tiến triển
trong cái thiện mối quan hệ với những người xung quanh từ đó rút ra được
những rào cản và cùng thân chủ tìm giải pháp giải quyết vấn đề phát sinh.
+ Khi thân chủ được hỗ trợ về thăm nhà: Nhân viên quản lý trường hợp có
thể gọi điện cho người thân của bà Quyên để biết được cảm xúc của bà khi
về thăm nhà. Đồng thời trực tiếp hỏi thăm bà Quyên để nắm được chi tiết
những vấn đề có liên quan…
Bước 6: Duy trì mối quan hệ với các cơ sở cung cấp dịch vụ

Ở đây, nhân viên quản lý trường hợp cần giữ mối liên hệ với trung tâm bảo
trợ xã hội Quảng Ninh, bệnh viện đa khoa huyện Đông Triều và cả người
12
thân của bà Quyên. Việc duy trì mối quan hệ với các nguồn lực trên có vai
trò quan trọng trong việc thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt,
sau quá trình làm việc lâu dài, nhân viên quản lý trường hợp sẽ cùng thân
chủ lương giá lại những gì đã làm được những gì chưa làm được từ đó có thể
liên hệ trực tiếp với các cơ sở cung cấp dịch vụ đưa ra các giải pháp thay
thế… nhằm trợ giúp cho thân chủ đạt được mục tiêu ban đầu.
13
KẾT LUẬN
Như vậy, bài tiểu luận đã đề cập đến vấn đề “Vận dụng tiến trình quản lý trường
hợp với người khuyết tật (nghiên cứu trường hợp bà Trịnh Thị Quyên – Trung
tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh)” . Qua các bước của tiến trình ta thấy rằng
mỗi một than chủ đều có những vấn đề khác nhau do đó những nguồn lực trợ giúp
cũng khác nhau. Nhiệm vụ của nhân viên quản lý trường hợp là giúp thân chủ tiếp
cận nguồn lực, giải quyết được những vấn đề của mình. Để có thể làm được điều
đó, nhân viên quản lý trường hợp phải thu thập được thông tin chính xác và phải
cùng với thân chủ lên kế hoạch giải quyết đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu của
tiến trình làm việc.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Huyền, (2/2010), Người tàn tật được bảo trợ xã hội, Báo người
cao tuổi
2. Hoàng Thía (2008), Người khuyết tật cần chỗ dựa, Báo sức khỏe và đời
sống
3. />4. />cao-tuoi.htm
15

×