Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ỨNG DỤNG CÁC KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG CAN THIỆP TRỢ GIÚP CHO THÂN CHỦ HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.12 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===***===
Môn: Người khuyết tật -
chính sách và thực hành
ỨNG DỤNG CÁC KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CÔNG
TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG CAN
THIỆP TRỢ GIÚP CHO THÂN CHỦ HẢI
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên: Đinh Thị Gấm - CTXH - QH 2012
STT: 07
HÀ NỘI, NĂM 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
LỜI MỞ ĐẦU
Theo thống kê trên thế giới cho biết “Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một
người bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn
thấy ánh sáng”. Người khuyết tật có lẽ là người mà luôn phải trải nghiệm các
trạng thái, cảm xúc không mong muốn trong những tình huống bị loại trừ
khỏi các hoạt động của đời sống hàng ngày. Trong những năm qua, Đảng bộ
và nhân dân các cấp từ Trung ương tới địa phương ở Việt Nam vẫn luôn có rất
nhiều nỗ lực trong công cuộc giúp đỡ người khuyết tật được bình đẳng hơn
trong việc tiếp cận các cơ hội y tế, giáo dục, việc làm, cũng như các chính
sách liên quan đến người khuyết tật. Đã có rất nhiều chương trình và chính
sách trợ giúp trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật, tuy nhiên
trong công tác hỗ trợ vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sót, một số đối tượng là
người khuyết tật vẫn phải sống cuộc sống khó khăn, thiếu thốn về cả vật chất
và tinh thần, sống phụ thuộc vào gia đình trong khi họ rất muốn có việc làm
tạo thu nhập để giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy chúng ta
cần quan tâm hơn nữa tới những người khuyết tật đặc biệt là quan tâm đến
việc giúp người khuyết tật vơi đi phần nào sự mặc cảm tự ti về số phận, tăng


khả năng thích ứng với xã hội, tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động
xã hội và cống hiến tài năng bản thân vào sự nghiệp phát triển chung của đất
nước.
Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn
trong đó NVXH vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình để giúp đỡ những cá
nhân, nhóm, cộng đồng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã
hội để họ có thể thực hành một cách bình thường các chức năng xã hội của
mình. Mục tiêu cao nhất của CTXH là nhân quyền và công bằng xã hội. Một
trong những đối tượng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội là

2
người khuyết tật qua các phương pháp khác nhau thích ứng với từng nhóm
đối tượng khuyết tật cụ thể như: công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội
nhóm với những đặc thù nhất định của người khuyết tật.
Trong khuôn khổ một tiểu luận nhỏ, với những giới hạn về kiến thức, kinh
nghiệm cá nhân, chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Rất mong sẽ nhận
được phản hồi từ giáo viên hướng dẫn để bài làm được hoàn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!

3
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Hiểu biết chung về người khuyết tật
1.1. Khái niệm người khuyết tật
Theo Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
định nghĩa về người khuyết tật như sau: “. . . không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là
người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những
dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng lao động, khiến cho sinh hoạt, học tập gặp
nhiều khó khăn.

Dưới góc độ chuyên môn của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh Xã hội thì hai
Bộ này lại dựa vào định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới)
Khiếm khuyết: (ở cấp độ bộ phận cơ thể): là tình trạng bị mất hay bị bất thường một trong
các bộ phận của cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lí. Khiếm khuyết có thể là hậu quả bệnh
tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh.
Giảm khả năng: (ở cấp độ cá nhân) là bị giảm hoặc mất khả năng hoạt động do khiếm khuyết
gây ra, hạn chế hoặc mất chức năng (vận động, nghe hoặc giao tiếp).
Tàn tật: (ở cấp độ xã hội): là những thiệt thòi mà một người phải chịu do bị khuyết tật. Hậu
quả của sự tương tác giữa một cá nhân bị khiếm khuyết hoặc giảm khả năng với những rào
cản trong trong môi trường xã hội, văn hóa hoặc vật chất, làm cho cá nhân này không thể
tham gia một cách bình đẳng vào cuộc sống chung trong cộng đồng hay hoàn thành vai trò
của mình một cách bình thường.
Để phân loại khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng phương pháp phân loại
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong đó khuyết tật được chia làm 7 nhóm chính:
khuyết tật thể chất, vận động: như cụt tay, chân, tê liệt hay bại liệt, tật bẩm sinh ở chân hay
những dị tật bẩm sinh khác; khuyết tật nghe - nói: khả năng giao tiếp; khuyết tật nhìn, khả
năng quan sát; khuyết tật về khả năng nhận thức hay trí tuệ; hành vi lạ: do bệnh về tâm
thần như trầm cảm và tâm thần phân liệt gây ra; động kinh và những khuyết tật do bệnh

4
hay do nguyên nhân khác: như bệnh phong. . .
Tuy nhiên việc phân loại này không được sử dụng một cách thống nhất vì ở các tài
liệu khác nhau thì định nghĩa về các loại khuyết tật cũng khác nhau (theo Kane- 1999).
1.2. Phân loại người khuyết tật
Điều 3 của bộ Luật NKT Việt Nam đã phân loại khuyết tật thành 6 dạng
tật như sau:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;

đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
Các nhà khoa học trước đây đã chia thành hàng chục loại khuyết tật,
nhưng hiện nay người ta thu gọn vào sáu loại khuyết tật chính sau đây:
a.Khuyết tật về mặt thể lý: sự khiếm khuyết, suy yếu về mặt thể lý, hoặc
những bệnh tật mang tính vĩnh viễn làm suy yếu khả năng thể lý hay kỹ năng
vận động của một người.
b. Khiếm thính: những người khuyết tật thuộc nhóm này là những người yếu
kém khả năng nghe nên cần phải có những dụng cụ trợ thính để giúp họ nghe
được tiếng nói của người khác; vì không nghe được nên khả năng nói của họ
cũng rất yếu kém.
c. Khiếm thị: những người rất yếu kém khả năng nhìn, dù đã đeo kính, khiến
hạn chế hoạt động cần nhìn bằng mắt.
d. Khuyết tật về tinh thần (những bệnh nhân tâm thần): là người suy yếu về
cảm xúc, suy nhược tinh thần hoặc mắc bệnh tâm lý khiến cho những nhu cầu
của cá nhân và những nhu cầu mang tính xã hội của họ bị hạn chế.
e. Khuyết tật về sự phát triển trí não: những người khuyết tật dạng này có sự

5
suy yếu hay chậm phát triển trí não như những người bại não, động kinh, tự
kỷ, và những rối loạn tương tự khác.
f. Khuyết tật hỗn hợp: đây là dạng khuyết tật bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
chưa xác định rõ ràng nhưng lại gây nên hậu quả tai hại cho con người như
nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân bị virus độc huỷ hoại, do thực
phẩm, thuốc men có nhiều hoá chất độc hại tạo nên những di chứng thần kinh
hoặc những khuyết tật bắt nguồn từ những nguyên nhân mà ta gọi là tâm linh.
1.3. Các mức độ khuyết tật
Theo điều 3 của bộ Luật NKT, người khuyết tật được chia theo những
mức độ sau đây:
a) Khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực

hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một
số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại
điểm a và điểm b khoản này.
Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại điều
này.
( Hiểu được các mức độ khuyết tật ở người khuyết tật sẽ giúp cho việc đánh giá tình hình
cũng như có các hỗ trợ cần thiết cho người khuyết tật một cách thuận lợi hơn
1.4. Thực trạng về người khuyết tật ở Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật
trên tổng số 85,5 triệu dân, tương đương 7,8% dân số.
Số NKT và tỷ lệ người khuyết tật trên đây căn cứ theo các tiêu chí cũ cho 4 dạng tật đầu
(thể lý, khiếm thính, khiếm thị và một phần của chậm phát triển trí não).Tuy nhiên, nhiều
tổ chức đánh giá của chính phủ cũng như phi chính phủ lại đưa ra những con số và tỷ lệ rất
khác nhau và đa dạng, lý do là vì các tổ chức đó dựa vào các tiêu chí khác nhau.
Theo tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, hiện nay ước tính cả nước có
khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết

6
tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17%
tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng
tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến
tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích
Theo các tài liệu điều tra, khảo sát nghiên cứu của Bộ Y tế, Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Ðào tạo và một số tổ chức
quốc tế về thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam cho thấy: Người tàn tật cơ
quan vận động chiếm 35,46%, thị giác 15,70%, thần kinh 13,93% Tỷ lệ
người đa tật chiếm khá cao: 20,22% trong tổng số người tàn tật. Phần lớn
người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm tỷ lệ: 95,85%; số người tàn tật

sống độc thân chiếm 3,31%; tỷ lệ người tàn tật sống trong trại bảo trợ xã hội
của Nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 - 55 chiếm
54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%); người tàn tật sống lang thang
là 0,62% (x. www.nhandan.com.vn 12/01/2011).
Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu
quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người
khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất
độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao
động, hậu quả thiên tai… Số NKT hỗn hợp hiện nay đang gia tăng đáng kể trong
cộng đồng xã hội. Ở Việt Nam chúng ta không thể không nói đến những nạn
nhân của chất độc màu da cam. Việc sử dụng khoảng 76,9 triệu lít thuốc diệt
cỏ có chứa chất độc dioxin§ trong giai đoạn từ năm 1962-1971 được rải xuống
miền Trung và miền Nam Việt Nam đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Từ 2,1
đến 4,8 triệu người bị phơi nhiễm trực tiếp với dioxin trong khoảng thời gian
trên. Các khuyết tật ở những trẻ mới sinh từ bố, mẹ từng bị phơi nhiễm được
nhiều người cho là có nguyên nhân trực tiếp từ nhiễm độc dioxin. Hiện nay cả
nước có khoảng 100 ngàn người đồng tính ái. Nhiều nhà khoa học cho rằng
nguyên nhân bắt nguồn từ việc sử dụng những loại thuốc ngừa thai mà người
phụ nữ không lường được thời gian tồn tại những dư chất trong cơ thể họ

7
khoảng 2 năm đã tạo nên những biến đổi giới tính trong giai đoạn 3 tháng đầu
của thai kỳ. Với tình hình sử dụng những hoá chất trong phân bón và thuốc
trừ sâu đối với những nông sản hiện nay cũng như những chất kháng sinh,
chất tạo nạc trong việc nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, số lượng
những bệnh tật bắt nguồn từ những lạm dụng hoá chất này có thể tạo nên rất
nhiều những nạn nhân khuyết tật hỗn hợp. Ta cũng không thể không nói đến
những trường hợp rối loạn tâm linh mà nhiều nhà khoa học đang cố gắng
nghiên cứu. Dân gian có thể gọi là những hiện tượng ma ám, quỷ nhập, nhưng
các nhà khoa học hiện nay vẫn đang tìm hiểu những hiện tượng kỳ lạ nơi

những con người không còn làm chủ được tinh thần mình. Chúng ta có thể
đọc thêm những tài liệu nghiên cứu của khoa Cận Tâm lý, Đại học
KHXH&NV Hà Nội, hiện tượng khám phá hơn 10.000 ngàn ngôi mộ vô danh
của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và nhiều nhà ngoại cảm khác…
Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới 80% người
khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người
thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung
cùng thời điểm), 24% ở nhà tạm. Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận
dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn
trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng.
Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh và chính sách liên quan đến người khuyết tật
cũng còn hạn chế. Theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008,
mới chỉ có 22,9% người biết Pháp lệnh về người khuyết tật, còn tới 77,1% số người không
biết. Trong số biết chỉ có 6,4% biết rõ, 16,5% mới chỉ nghe và biết tên. Hiểu biết ít nên các
hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật ở cộng đồng chưa được thực hiện tốt. Người
khuyết tật thường tự ti trong cuộc sống, chưa thấy được quyền và trách nhiệm của mình.
ð Đánh giá chung: Chính sách chế độ hỗ trợ người khuyết tật ban hành trong 10 năm
qua đã tạo khung pháp lý về chăm sóc người khuyết tật, xác định rõ trách nhiệm của các cơ
quan chức năng từ Trung ương đến cơ sở cũng như tạo môi trường thuận lợi cho người
khuyết tật tiếp cận học nghề, việc làm và các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhờ vậy, những năm
qua đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của người khuyết tật trong xã hội được cải thiện
một bước. Tuy nhiên quá trình thực hiện cho thấy hệ thống các văn bản chưa thật sự đồng

8
bộ, tính khả thi của một số chính sách chưa cao, công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát
thực hiện chưa thường xuyên, nguồn lực về tài chính và nhân lực cũng chưa đáp ứng đòi
hỏi của thực tiễn.
2. Công tác xã hội với người khuyết tật
2.1. Khái niệm
Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970): "Công tác

xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng
cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những
điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó".
Tháng 7/2000, Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế tại Montréal,
Canada (IFSW) thông qua định nghĩa: "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự
thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng
lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng
thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống
xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi
trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản
của nghề".
Như vậy, có thể khái quát rằng CTXH là một ngành khoa học, một nghề
chuyên môn trong đó NVXH vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình để giúp
đỡ những cá nhân, nhóm, cộng đồng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối
quan hệ xã hội để họ có thể thực hành một cách bình thường các chức năng xã
hội của mình. Mục tiêu cao nhất của CTXH là nhân quyền và công bằng xã
hội.
Trong những đối tượng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của công tác xã hội thì người khuyết
tật là một nhóm đối tượng cần được sự quan tâm, trợ giúp đặc biệt. Việc trợ giúp của nhân
viên công tác xã hội đối với người khuyết tật được coi là một lĩnh vực chuyên môn sâu của
người làm công tác xã hội, lĩnh vực này được gọi là "công tác xã hội với người khuyết tật".
Tuy nhiên, sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội không đi sâu vò bản thân người
khuyết tật hay tìm kiếm nguyên nhân khuyết tật, cũng như các phương pháp, biện pháp
giáo dục và trị liệu cụ thể mà nhấn mạnh đến việc tác động vào hệ thống chăm sóc và giáo

9
dục người khuyết tật như: gia đình của người khuyết tật, cơ quan, đoàn thể, cộng đồng nơi
họ sinh sống và làm việc, cũng như các chính sách của nhà nước dành cho họ. Do vậy công
tác xã hội với người khuyết tật có những đặc thù nhất định so với hoạt động của công tác
xã hội nói chung [1].

2.2. Mục đích của công tác xã hội với người khuyết tật
Dựa trên cách hiểu về cong tác xã hội với người khuyết tật ở trên ta có thể hiểu mục
đích của công tác xã hội với người khuyết tật bao gồm:
- Hỗ trợ cá nhân và gia đình người khuyết tật
- Quản lý ca (quản lý trường hợp) với người khuyết tật
- Hỗ trợ xây dựng tổ chức của người khuyết tật
- Tham gia vào việc xây dựng, phản biện chính sách, luật pháp đối với người khuyết tật
- Biện hộ cho quyền và lợi ích của người khuyết tật
2.3. Vai trò của công tác xã hội với người khuyết tật
Theo cách hểu ủa công tác xã hội tai nhiều nước trên thế giới, vị trí của nhân viên
công tác xẫ hội được xác định và thể hiện vai trò một cách rõ nét trong đời biến và rộng
khắp trên nhiều lĩnh vực, địa bàn từ thành thị đến nông thôn. Nhân viên công tác xã hội đã
đảm trách nhiệm vụ chuyên môn, phát huy vai trò, chức năng của mình trong việc trợ giúp
các đối tượng yếu thế, thiệt thòi và giải quyết các vấn đề xã hội. Các vai trò đó được phân
chia thàn hai loại vai trò chính là vai trò gián tiếp và vai trò trực tiếp.
- Vai trò trực tiếp gồm: người thu thạp thông tin, người lập kế hoạch hỗ trợ, người thực
hiện kế hoạch, người giám sát, người lượng giá.
- Vi trò gián tiếp: người trung gian; người hòa giải, thương thuyết; người tư vấn, tham
vấn; người hoạch định chính sách; người quản lý, điều phối các hoạt động; người
ngiên cứu
ð Các vai trò của nhân viên công tác xã hội cũng được áp dụng một cách đầy đủ và linh
hoạt khi làm việc với đối tượng thân chủ là người khuyết tật.
II. ỨNG DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
VÀO CAN THIỆP TRỢ GIÚP CHO THÂN CHỦ HẢI
1. Tình huống
Em Hải sinh năm 1995 tại xã Bình Nguyên, huyện Kiến Xương, tỉnhThái Bình trong
một gia đình có 5 người gồm bố mẹ, chị gái, Hải và em trai. Gia đình Hải thuộc diện hộ

10
nghèo của xã và cũng nằm trong diện nạn nhân cả chất độc da cam. Hiện tại Hải là đối

tượng khuyết tật đặc biệt nặng của xã: bại não, liệt hai dưới, khó khăn trong vận động và
đa khuyết tật bẩm sinh. Hải thường xuyên bị lên cơn động kinh. Hải đang được nhận trợ
cấp của chính sách người khuyết tật đặc biệt nặng là 410.000VNĐ/tháng. Em trai Hải cũng
là đối tượng khuyết tật nặng đang được hưởng chế độ BTXH cho người khuyết tật nặng
360.000VNĐ. Thu nhập chính trong gia đình Hải đều trong chờ vào 7 sào ruộng và công
việc cày thuê cuốc mướn cuốc mướn hàng ngày của bố. Mẹ ở nhà chăm mảnh vườn nhỏ và
vài con gà vịt và chăm sóc hai con khuyết tật. Mọi sinh hoạt của Hải chỉ xoay quanh cái
nền nhà , em chưa được đi học, không có việc làm, có thể di chuyển bằng xe lăn nhỏ trong
nhà và có khả năng tự xúc cơm ăn, nghe hiểu và thực hiện một số giao tiếp cơ bản. Em
sống vui vẻ với mọi người trong gia đình, ít giao tiếp với bạn bè và cộng đồng xung quanh.
Tuy nhiên bệnh động kinh nhiều năm và các dị tật bẩm sinh cũng như điều kiện sống làm
sức khỏe của em không được tốt. Hiện tại Hải và gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc
chăm sóc sức khỏe và y tế cũng như một số vấn đề khác của cuộc sống: kinh tế, điều kiện
môi trường sống, tiếp cận các dịch vụ, nguồn lực cộng đồng
2. Tiếp cận thông tin và đánh giá sơ bộ về thân chủ Hải
Qua giới thiệu và tìm hiểu từ các nguồn tài liệu thứ cấp ở xã, huyện nhân viên xã hội
đã tiếp cận với Hải và gia đình sau một số buổi đến thăm nhà với tư cách là một cán bộ
quản lý trường hợp của Hội nạn nhân chất độc da cam (DAVA) tỉnh Thái Bình;
- Hình thức tiếp cận: mang tính chất lâu dài
- Lí do tiếp cận: gia đình Hải thuộc diện nạn nhân chất độc da cam có 2 anh em đều bị
bại não (do bố mẹ trước năm 1975 có sinh sống trong vùng bị rải chất độc da cam);
DAVA phối hợp với chính quyền địa phương đưa Hải vào danh sách quản lý trường
hợp chung của xã.
2.1. Tình trạng thân chủ Hải
Em Hải: là nam giới bị khuyết tật, sinh: 11/6/1995 tại xã Bình Nguyên, huyện Kiến Xương,
tỉnh Thái Bình.
Tình trạng hôn nhân: độc thân
Trình độ học vấn: chưa đi học
Nghề nghiệp: không
Dạng khuyết tật điển hình của Hải: khó khăn vận động và đa tật ở mức độ đặc biệt nặng do

nguyên nhân bẩm sinh.
Đặc điểm: bại não, liệt 2 chi dưới, lực cơ và rom khớp yếu, chậm phát triển trí tuệ và khó
khăn về nói.

11
Khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt của Hải: có thể di chuyển trong nhà bằng xe lăn nhỏ,
có thể tự xúc ăn, có thể nghe hiểu và thực hiện một số giao tiếp cơ bản. Tuy nhiên do lực
cơ và rom khớp yếu nên một số vận động gặp nhiều khó khăn như xúc ăn, lên giường
ngủ
Hiện trạng thể chất và tinh thần Hải: 20 tuổi nhưng Hải chỉ nặng 25 kg, sức khỏe hạn chế,
hay bị lên cợ động kinh co giật, sống vui vẻ với mọi người trong gia đình, ít giao thiệp với
bên bạn bè bên ngoài và cộng đồng xung quanh.
Các dịch vụ và chăm sóc người khuyết tật đã và đang được thụ hưởng: Hải đang được nhận
chế độ BTXH cho người khuyết tật đặc biệt nặng với trợ cấp hàng tháng là 410.000VNĐ.
2.2. Tình trạng gia đình thân chủ Hải
Gia đình có tất cả 5 thành viên gồm: bố, mẹ, chị gái (chậm chạp trong mọi vấn đề từ vận
động đến tư duy, chưa lấy chồng), thân chủ và em trai (cũng bị khuyết tật thể nặng và đang
được hưởng chế độ BTXH cho người khuyết tật nặng 360.000VNĐ)
Thuộc diện gia đình nạn nhân của chất độc da cam.
Bố: anh Thắng - làm ruộng và đi làm thuê tự do ở nhà.
Mẹ: chị Hoa - không đi làm, ở nhà chăm mấy con gà vịt và chăm sóc 2 con khuyết tật.
Hoàn cảnh kinh tế gia đình: nghèo
Cả bố và mẹ đều ít khi tham gia vào các hoạt động của cộng đồng nên các tiếp cận với
những dịch vụ cộng đồng còn thấp
Về thu nhập:
-Lao động chính là bố - làm nông 7 sào ruộng và nghề lao động phổ thông tự do (cày, cuốc
mướn, phun thuốc sâu mướn);
- Trợ cấp từ họ hàng và bạn bè thân hữu: không
- Trợ cấp xã hội: thuộc diện hộ nghèo của xã Bình Nguyên
Điều kiện chỗ ở:

- Nhà bán kiên cố ổn định, có 3 gian, xung quanh có ao cá nhỏ và vườn nhỏ;
- Vệ sinh: chưa được sạch sẽ, đồ đạc trong nhà xắp xếp chưa ngăn lắp, nhà vệ sinh và
nhà tắm ở tách biệt, bán kiên cố không thuận lợi cho người khuyết tật sử dụng;
- Khả năng tiếp cận của người khuyết tật chỉ là nền nhà.
Về khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng:
- Hải được sự quan tâm chăm sóc từ bố mẹ và người thân trong nhà nhiều
- Tuy nhiên môi trường chăm sóc có vấn đề về vệ sinh và các điều kiện vật chất hỗ trợ
khác

12
- Năng lực chăm sóc của người chăm sóc chính và các thành viên gia đình cho người
khuyết tật còn ít.
ð Nhận xét ban đầu: Hải là đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng có nhu cầu can thiệp liên
tục và lâu dài; mẹ là người chăm sóc hàng ngày cho Hải nhưng chưa có nhiều kiến kiến
thức và sự hiểu biết chung về chăm sóc người khuyết tật mà chủ yếu là khả năng bản năng
của một người mẹ chăm sóc con; gia đình hợp tác với chính quyền địa phương.
ð Thiết lập hồ sơ thân chủ Hải đưa vào danh sách quản lý trường hợp của nhân viên xã
hội.
2.3. Cơ sở lý luận
Mô hình trợ giúp ứng dụng các lý thuyết và cách tiếp cận cụ thể;
- Lý thuyết hệ thống sinh thái: Nhìn vấn đề của Hải và gia đình trong mối quan hệ
đa chiều với các hệ thống như bệnh viện, họ hàng, hàng xóm, nhà trường, chính
sách xã hội, chính quyền địa phương, việc làm, Từ chỗ phân tích các điểm
mạnh, điểm yếu, những tác động qua lại giữa hệ thống gia đình thân chủ và các
hệ thống trung mô, vĩ mô để có thể đưa ra các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho
các mối quan hệ, thúc đẩy các tác động tích cực, hỗ trợ và hạn chế các tác động
tiêu cực. Đồng thời nhân viên QLTH cũng cần nắm rõ hệ thống nguồn lực sẵn
có tại cộng đồng, phân tích được những khó khăn, thuận lợi đối với thân chủ
trong việc tiếp cận nhằm huy động cho quá trình trợ giúp thân chủ;
- Cách tiếp cận sức mạnh thân chủ: Mỗi cá nhân/gia đình đều có những điểm

mạnh và điểm yếu trong bản thân họ cũng như từ môi trường. NVXH cần giúp
thân chủ nhận diện, phân tích được các điểm mạnh, điểm yếu này để vận dụng
vào quá trình lên kế hoạch và can thiệp giải quyết vấn đề.
2.4. Chủ thể
- Hệ thống thân chủ: Thân chủ được xác định là em Hải và gia đình Hải;
- Hệ thống mục tiêu: mẹ Hải, bố Hải, chính quyền địa phương, cộng đồng nơi Hải
và gia đình sinh sống,
- Hệ thống tác nhân thay đổi: Nhân viên xã hội, bác sỹ, cán bộ chính sách, hệ
thống chính quyền địa phương;
- Hệ thống hành động: Hải, bố mẹ Hải, bác sỹ, chính quyền địa phương;
3. Đánh giá toàn diện nhu cầu của thân chủ Hải

13
Mục đích đánh giá nhằm nhận diện vấn đề chính của Hải cũng như các mặt mạnh và
hạn chế của Hải, gia đình Hải để nhân viên xã hội có một báo cáo chính xác với cơ quan từ
đó có thể lên kế hoạch hỗ trợ cho Hải và gia đình một cách thiết thực và cụ thể nhất.
Để đánh giá được vấn đề của thân chủ và gia đình, nhân viên quản lý trường
hợp tiến hành các phương pháp:
• Vấn đàm;
• Phỏng vấn sâu;
• Quan sát;
• Vẽ và phân tích sơ đồ;
• Nghiên cứu tài liệu thứ cấp;
Nguồn thu thập thông tin:
• Thân chủ và gia đình;
• Cán bộ địa phương;
• Người dân;
• Hồ sơ lưu;
3.1. Sơ đồ sinh thái
Qua hồ sơ thân chủ Hải ta có thể vẽ Sơ đồ sinh thái như sau:


14
Gia đình
Thân chủ
Bệnh viện
tâm thần
Bệnh
viện ĐD
& PHCN
Trường
học
Bạn bè
bên
ngoài
Y tế
xã,
huyện
Giải trí
Hải
20T
Việc
làm
Chính quyền
địa phương,
đoàn thể
T.Tâm
BTXH
Hàng
xóm
Hệ thống

CSXH cho
NKT
Họ hàng
nội, ngoại
Hội
NNCĐD
C
Dự án DSP
cho người
khuyết tật
tại thành
phố
Ghi chú:
Quan hệ một chiều
Quan hệ hai chiều
Quan hệ thấp
Xa cách, yếu
3.2. Câu hỏi vấn đề:
 Về chăm sóc sức khỏe và y tế
- Tình trạng sức khỏe của Hải hiện tại thế nào?
- Vấn đề chăm sóc sức khỏe và y tế của Hải ra sao?
- Hải đã và đang đối phó với vấn đề sức khỏe của mình như thế nào?
- Hải có cần hỗ trợ gì về chăm sóc sức khỏe và y tế?
- Hỗ trợ như thế nào?
 Về các kỹ năng sống độc lập
- Hải có những kỹ năng sống độc lập nào?
- Các kỹ năng sống độc lập đó tác động ra sao tới Hải?
- Hải có cần hỗ trợ gì về kỹ năng sống độc lập?
- Nếu cần hỗ trợ thì sẽ hỗ trợ như thế nào?
 Về tham gia sinh hoạt cộng đồng

- Tình hình tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng của Hải ra sao?
- Điều gì hạn chế sự tham gia của Hải trong cộng đồng?
- Hải có cần hỗ trợ gì trong vấn đề tham gia cộng đồng của mình?
- Nếu có thì hỗ trợ như thế nào?
 Về giáo dục, học nghề và việc làm sinh kế

15
- Vấn đề giáo dục/học nghề của Hải như thế nào?
- Hải có cần hỗ trợ gì về học nghề, tạo việc làm sinh kế?
- Nếu có thì hỗ trợ như thế nào?
 Về môi trường sống và mối quan hệ gia đình và xã hội
- Điều kiện môi trường sống của gia đình đã phù hợp với người khuyết tật như Hải
chưa?
- Các vấn đề về môi trường sống Hải đã và đang phải đối phó là gì?
- Hải có cần hỗ trợ gì để cải thiện môi trường sống của mình?
- Nếu có thì hỗ trợ như thế nào?
- Các dịch vụ trợ giúp cho người khuyết tật gia đình Hải đã và đang tiếp cận?
- Gia đình Hải có cần hỗ trợ gì trong việc tiếp cận các dịch vụ, chính sách dành cho
người khuyết tật?
- Nếu có thì hỗ trợ như thế nào?
3.3. Đánh giá nhu cầu toàn diện của thân chủ Hải
Qua hồ sơ thông tin, biểu đồ sinh thái và nghiên cứu, tìm hiểu xác minh dựa trên các
câu hỏi vấn đề nhân viên xã hội tiến hành tham vấn cá nhân Hải, và tham vấn thảo luận
nhóm với gia đình Hải nhằm đưa ra được một đánh giá nhu cầu toàn diện của thân chủ Hải.
Cụ thể là:
TT Lĩnh vực Vấn đề
Điểm mạnh của
Hải và gia đình
Nhu cầu
Ưu tiên

(1,2,3)
1
Chăm sóc SK
và y tế
Hải bị sốt và co giật
thường xuyên
Mẹ theo dõi sức
khỏe của Hải
thường xuyên,
luôn ở nhà chăm
sóc Hải
1. Khám và điều
trị động kinh
1
2 Các kỹ năng
sống độc lập
- Hải di chuyển
trong và quanh nhà
gặp một số hạn chế
- Hải gặp khó khăn
khi tự xúc thức ăn
vào miệng
- Hải chỉ bị liệt 2
chi dưới, tay vẫn
hoạt động được
tuy hơi yếu
- Hải có thể di
chyển bằng xe lăn
nhỏ
- Hải có thể tự xúc

ăn
2. Tập PHCN tăng
cường lực cơ và
duy trì rom khớp
3. Cung cấp bàn
ăn cá nhân để Hải
có thể dễ dàng hơn
trong việc tự xúc
ăn
4. Lắp đặt khung
1

16
tập đi song song
3
Tham gia cộng
đồng
- Hải hạn chế tiếp
cận bạn bè và cộng
đồng
- Chỉ ở trong nhà
với cái nền nhà
- Xe lăn đã cũ và
hư hỏng nhiều
- Hải sống vui vẻ
với mọi người
trong gia đình
- Hải có thể ngồi
vững và dùng hai
tay quay bánh xe

lăn
5. Cung cấp xe lăn
2
4
Giáo dục, học
nghề và việc
làm sinh kế
- Gia đình 5 người
nhưng chỉ có một
lao động chính là
bố
- Thu nhập nông
nghiệp thấp
- Công việc cày
thuê cuốc mướn,
phun thuốc sâu
mướn không
thường xuyên
- Mẹ - người chăm
sóc chính cho hai
con khuyết tật
không có thời gian
tham gia các công
việc bên ngoài khác
- Cả bố và mẹ đều
có sức khỏe
- Chị gái tuy
không nhanh nhẹn
nhưng vẫn biết
phụ giúp những

công việc đơn
giản, cơ bản
- Nhà có ao và
diện tích vườn nhỏ
đủ để làm chuồng
nuôi gà vịt
6. Nuôi cá và thả
vườn
3
5 Môi trường
sống và mối
quan hệ gia
đình và xã hội
- Khả năng tiếp cận
nhà vệ sinh và sân
chơi quanh nhà gặp
nhiều khó khăn vì
thiết kế không phù
hợp di chuyển của
người khuyết tật
- Mẹ chăm sóc 2
người khuyết tật
nhưng chưa được
- Nhà có đủ diện
tích để điều chỉnh
thiết kế phù hợp
với sinh hoạt của
người khuyết tật.
- Gia đình nhận
thức tốt về hỗ trợ

tiếp cận người
khuyết tật và có
tinh thần hợp tác
7. Cải tạo nhà vệ
sinh thân thiện với
người khuyết tật
8. Xây dựng 2 ram
dốc trước ngõ và
trong sân
9. Hướng dẫn thủ
tục BTXH với
người khuyết tật
cho người chăm
1

17
hưởng chế độ bảo
trợ của người chăm
sóc chính
sóc chính
4. Lập kế hoạch can thiệp, hỗ trợ cụ thể
4.1. Mục tiêu cụ thể cần đạt được
TT Lĩnh vực đánh giá
Mức ưu
tiên
Mục tiêu cụ thể cần đạt
1
Chăm sóc sức khỏe
và y tế
1

Hậu khám và điều trị động kinh ngoại trú, kiểm soát
sự co giật và ổn định sức khỏe cho Hải
2
Có kỹ năng sống độc
lập
1
- Tăng cường lực cơ và duy trì các rom khớp tứ chi và
thân mình để nâng cơ thể bằng 2 tay hoặc xoay mình
ở các đặc điểm khác nhau.
- Hải có thể tự xúc ăn không đổ, không vương vãi, có
thể tự vào giường mà không cần sự trợ giúp
3
Hòa nhập cộng đồng
2
Hải có thể ra ngoài thăm bà con, hàng xóm, tham dự
một số hoạt động tại cộng đồng có sự giúp đỡ của
người thân
4
Giáo dục, học nghề,
việc làm sinh kế 3
Gia đình tăng thu nhập cải thiện chất lượng sinh hoạt
cuộc sống từ hoạt động chăn nuôi gà vịt, cá (từ
500.000 - 1.000.000VNĐ/tháng)
5
Môi trường sống,
mối quan hệ gia đình
và xã hội 1
- Tăng cường khả năng tiếp cận của người khuyết tật
trong nhà (cải tạo nhà vệ sinh phù hợp, khu vực
quanh nhà bằng ram dốc)

- Mẹ - người chăm sóc chính cho 2 trẻ khuyết tật
được nhận BTXH àng tháng theo quy định
4.2. Đề xuất kế hoạch hỗ trợ cá nhân và gia đình
Mục
tiêu
số
Hoạt động
can thiệp
Cơ sở CCDV
Thời
gian
Nguồn
Người thực
hiện
Cấp giải
quyết
1 Khám và điều
trị thần kinh
Bệnh viện tâm
thần T.P Thái
Bình
5/2014
trở đi
Chuyển tuyến
theo BHYT
Nhân viên
QLTH, y bác
sỹ bệnh viện
các tuyến,
Hải và người

Thành
phố

18
thân
2 Tập PHCN
tại nhà
Bệnh viện điều
dưỡng phục hồi
chức năng và
Trung tâm y tế
Kiến Xương
2014 -
2015
Dự án DSP tài
trợ
Kỹ thuật
viên, Hải,
mẹ, nhân
viên QLTH
Thành
phố
3 Cung cấp xe
lăn
Cơ sở sản xuất 6/2014 Dự án DSP tài
trợ
Nhân viên
QLTH, cơ sở
sản xuất xe,
Hải

Huyện
4 Cung cấp
dụng cụ hỗ
trợ tăng
cường kỹ
năng sống
độc lập ( bàn
ăn cá nhân,
khung tập đi
song song)
Cơ sở sản xuất
mộc tại địa
phương
5/2014 Dự án DSP tài
trợ và tư vấn
Nhân viên
QLTH, thợ
mộc địa
phương, Hải

5 Cải tạo nhà
vệ sinh và
xây ram dốc
tăng cường
khả năng tiếp
cận của người
khuyết tật
Thợ xây, thợ
mộc địa
phương

6/2014 Hội nạn nhân
chất độc da
cam (DAVA)
tài trợ
Nhân viên
QLTH, thợ
xây, thợ mộc
địa phương,
gia đình Hải
Thành
phố
6 - Hỗ trợ kỹ
thuật, vốn cải
tạo lại
chuồng trại,
ao vườn
- Cung cấp
giống cá, gà,
vịt ban đầu
Cơ sở cung cấp
cá giống và gia
cầm giống
7/2014 Hội DAVA
thành phố
phối hợp với
Hội nông dân,
Hội phụ nữ và
Đoàn thanh
niên xã tài trợ
và thực hiện

Nhân viên
QLTH, đại
diện Hội
nông dân,
Hội phụ nữ,
Đoàn thanh
niên, bố mẹ
Hải
Thành
phố, xã

19
7 Hướng dẫn
thủ tục tiếp
cận BTXH
cho mẹ -
người chăm
sóc chính
Chính sách về
người khuyết
tật và người
chăm sóc chính
cho người
khuyết tật
6/2014 Hội DAVA và
chính quyền
chuyên trách

Nhân viên
QLTH, đại

diện chính
quyền chuyên
trách xã

4.3. Các điều kiện cần thiết làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động can thiệp
- Nhân viên quản lý trường hợp hỗ trợ gia đình chuyển viện khám và điều trị động kinh
cho Hải thuộc chương trình Bảo hiểm y tế
- Bệnh viện điều dưỡng và Phục hồi chức năng cử kỹ thuật viên tư vấn, hướng dẫn tập
PHCN tại nhà cho Hải và gia đình (phương pháp tập và dụng cụ hỗ trợ).
- Gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn hội trong và ngoài nước đang có
hoạt động tại địa phương có thỏa thuận, thống nhất chung để hỗ trợ một cách toàn diện
cho Hải
- Gia đình có trách nhiệm hợp tác và tìm kiếm các nguồn lực cộng đồng
 Phương pháp can thiệp
Sử dụng phương pháp Công tác xã hội với cá nhân, gia đình là chủ yếu
 Vai trò can thiệp
- Nhân viên QLTH có vai trò tham vấn, giáo dục cho Hải và gia đình ð cung cấp
thông tin về sức khỏe, y tế, hòa nhập cộng đồng, chính sách liên quan về người
khuyết tật, các chương trình, dự án đang và sẽ hoạt động ở địa phương cho
người khuyết tật, pháp luật, tâm lý, sự phát triển tâm lý, tính cách, lứa tuổi, môi
trường sống, các ảnh hưởng liên quan, xu hướng phát triển, các nguy cơ, các cơ
hội, các trường hợp xảy ra cụ thể trong thực tế…
- Hỗ trợ, giám sát cuộc sống hàng ngày của Hải và gia đình (tình trạng sức khỏe
thể chất, các kỹ năng sống độc lập, các biến chuyển trong tiến trình hỗ trợ, can
thiệp, cải thiện cuộc sống, thay đổi thái độ, hành vi…chăm sóc, bảo vệ…)
- Người trung gian, biện hộ ð kết nối Hải và gia đình vươn tới các nguồn lực
cộng đồng, các cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp cho người khuyết tật có thể giúp
đỡ, hỗ trợ…
 Kỹ năng can thiệp


20
- Các kỹ năng chuyên môn về Công tác xã hội: tham vấn, lắng nghe, thấu cảm,
giải quyết vấn đề, truyền thông, giao tiếp, lượng giá, giáo dục, tác động thay
đổi…
- Kỹ năng sống trong môi trường, kinh nghiệm, trải nghiệm…
4.4. Ngày xem xét và điều chỉnh kế hoạch hỗ trợ cá nhân đình và gia tiếp theo (tối thiểu 6
tháng)
Lần 1 (15/4/2014) Lần 2 (15/10/2014) Lần 3 (15/4/2015)
Thân chủ
(Đại diện gia đình)
Nhân viên QLTH UBND xã/phường
4.5. Phê duyệt kế hoạch cuối cùng
5. Tổ chức thực hiện và triển khai kế hoạch
Nhân viên quản lý trường hợp xúc tiến triển khai kế hoạch đã được phê duyệt theo từng
mức độ ưu tiên và khung thời gian ấn định
Cụ thể:
5.1. Chăm sóc sức khỏe và y tế:
- Nhân viên QLTH hỗ trợ cùng Hải và gia đình thực hiện việc chuyển tuyến khám chữa
bệnh động kinh cho Hải: hỗ trợ làm thủ tục, lập hồ sơ bệnh án, kết nối trung gian bác
sỹ và gia đình,
- Cùng gia đình lên kế hoạch thăm khám định kỳ cho Hải để em có thể được theo dõi,
kiểm soát một cách toàn diện tình trạng bệnh của mình.
- Thực hiện vãng gia định kỳ và không định kỳ nhằm theo dõi, kiểm soát tiến độ can
thiệp, trợ giúp
5.2. Tập phục hồi chức năng tại nhà:
- Nhân viên QLTH làm việc với nhà tài trợ, cùng mẹ Hải phối hợp với bệnh viện điều
dưỡng PHCN/Trung tâm y tế Kiến Xương về phương pháp, cách thức, kế hoạch triển
khai giáo dục, hướng dẫn, tập PHCN cho Hải và người thân tại nhà;
- Thực hiện vãng gia định kỳ và không định kỳ nhằm theo dõi, kiểm soát tiến độ can
thiệp, trợ giúp;

5.3. Cung cấp xe lăn:

21
- Nhân viên QLTH làm việc với nhà tài trợ, cùng Hải phối hợp với cơ sở cung cấp xe
lăn để thiết kế xây dựng cho Hải một chiếc xe lăn pù hợp với tình trạng sức khỏe, thể
trạng của em;
- Vãng gia thăm hỏi, động viên, hỗ trợ Hải và gia đình trong hòa nhập cộng đồng
5.4. Cung cấp dụng cụ hỗ trợ:
- Nhân viên QLTH làm việc với nhà tài trợ, cùng Hải phối hợp với thợ mộc địa phương
thiết kế, xây dựng bàn ăn cá nhân, khung tập đi song song
- Hỗ trợ Hải trong giai đoạn đầu tập khung đi song song
5.5. Cải tạo nhà vệ sinh và xây dựng ram dốc:
- Nhân viên QLTH làm việc với nhà tài trợ, cùng gia đình phối hợp với thợ xây địa
phương thiết kế và xây dựng một nhà vệ sinh và khu vực xung quanh nhà bằng ram
dốc phù hợp với tình trạng khuyết tật của Hải và gia đình.
- Theo dõi tiến độ thực hiện xem đã đúng quy trình, tiêu chuẩn
- Vãng gia thăm hỏi, động viên và đánh giá tiến độ cải thiện khả năng tiếp cận của Hải
trong nhà
5.6. Sinh kế cải thiện cuộc sống gia đình:
- Nhân viên QLTH làm việc với nhà tài trợ và các bên liên quan trong việc cung cấp
kiến thức, kỹ thuật vườn ao chuồng cho bố mẹ Hải
- Tập huấn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho gia đình
- Liên hệ với các bên cung cấp cá giống và gia cầm
- Hỗ trợ gia đình giai đoạn đầu thực hiện vườn ao chuồng
- Vãng gia thăm hỏi, động viên, kiểm soát tiến độ giúp đỡ
5.7. Hướng dẫn thủ tục BTXH cho người chăm sóc chính:
- Nhân viên QLTH làm việc với nhà tài trợ và chính quyền chuyên trách xã về việc phổ
biến trách niệm, quyền lợi, nghĩa vụ, luật người khuyết tật cho mẹ Hải - người chăm
sóc chính;
- Cùng hướng dẫn các thủ tục cần thiết để mẹ Hải có thể tiếp cận được với hệ thống

chính sách cho người khuyết tật và nhận được trợ cấp hàng tháng;
- Hỗ trợ mẹ Hải làm các thủ tục tiếp cận cần thiết
ð ghi chú:
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhân viên QLTH cần có sự bao quát tốt các hoạt
động can thiệp, điều phối chúng một cách hợp lý, linh hoạt, có sự theo dõi giám sát
chặt chẽ để đảm bảo tiến độ và hiệu quả can thiệp.

22
- Có sự phân công công việc và trách nhệm, vai trò, quyền lợi cụ thể của các bên tham
gia, đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia hiểu được công việc đang làm của mình.
- Có ghi chép tiến độ và đánh giá sơ bộ tiến độ thường xuyên
6. Giám sát và đánh giá kết thúc
- Việc giám sát được thực hiện trong suốt tiến trình thực hiện nhằm đảm bảo tiến trình
thực hiện đâng đi đúng hướng, đúng quy chuẩn và cho biết mức độ thực hiện của tến
trình;
- Việc đánh giá được thực hiện trong mọi hoạt động của tiến trình nhằm đảm bảo các
hoạt động đều được thực hiện, kết quả và hiệu quả thực hiện, có cần chỉnh sửa, bổ
sung kế hoạch, hoạt động hay không;
- Căn cứ trên các mục tiêu đưa ra của kế hoạch can thiệp
- Căn cứ trên các kết quả của quá trình thực hiện giúp đỡ
- Đánh giá các thuận lợi/khó khăn trong tiến trình thực hiện kế hoạch
- Các đề xuất, kiến nghị cho các hoạt động, hỗ trợ tiếp theo (nếu có)
KẾT LUẬN
Công tác xã hội với người khuyết tật là một công tác chuyên ngiệp đòi hỏi
người nhân viên công tác xã hội phải có kiến thức chuyên môn nhất định cũng như
sự hiểu biết về người khuyết tật nói chung và từng đối tượng khuyết tật cụ thể nói
riêng. Đất nước càng phát triển, sức ép của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng
tạo ra nhiều đối tượng khuyết tật với những mức độ và dạng tật khác nhau. Cần lắm
những nhân viên công tác xã hội trong các hoạt động, chương trình can thiệp trợ
giúp cho người khuyết tật để họ có được một công bằng và bình đẳng hơn trong xã

hội. Với ứng dụng trường hợp cụ thể của thân chủ Hải ở trên ta có thể sẽ có được

23
một cái nhìn tổng quan về công tác xã hội với người khuyết tật, cũng như hệ thống
thân chủ của mình trên các cấp độ khác nhau: vi mô, vĩ mô và trung mô. Qua đó sẽ
giúp ta thấy được những mối quan hệ chằng chịt giữa thân chủ với các hệ thống xã
hội, các tồn tại trong tương tác giữa thân chủ và môi trường. Để từ đó dễ dàng nhận
ra các điểm mạnh/ điểm yếu cũng như các cơ hội/ thách thức thân chủ cần nhận
diện và đương đầu trong suốt tiến trình can thiệp trợ giúp. Kế hoạch hành động sẽ
nhắm tới việc tác động, thay đổi từ chính những tồn tại, lỗ hổng trong sự tương tác
của các cấp độ hệ thống thân chủ. Qua đó có thể có được kết quả can thiệp bền
vững, lâu dài khi làm việc với từng đối tượng thân chủ cụ thể chứ không chỉ đơn
thuần là với đối tượng là người khuyết tật.

24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật -
Bản thảo Gáo trình dùng cho bậc Đại học và Sau đại học - Chỉnh sửa lần 5, Hà
Nội 01/2014
2. Nguyễn Thị Thu Hà (2014), bài giảng môn Công tác xã hội với người khuyết
tật, Đại học QGHN
3. Quốc Hội (2010), Luật số 51/2010/QH12 - Luật người khuyết tật
4. Nguyễn Thị Thái Lan, Bùi Thị Xuân Mai (2011), Giáo trình Công tác xã hội cá
nhân, NXB Lao động xã hội, Hà Nội
5. Nguyễn Ngọc Sơn (2012), Hiện trạng người khuyết tật tại Việt Nam, Khoá Tập
huấn Cơ bản cho người phụ trách cơ sở khuyết tật tại TP.HCM
6. Tài liệu lưu (2014), Đối tượng bảo trợ xã hội cấp xã, UBND xã Bình Nguyên,
huyện Kiến Xương

25

×