Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Công tác xã hội với người khuyết tật vận động (Trường hợp tại làng Hữu Nghị xã Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.24 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
***
BÀI TẬP CUỐI
KỲ
Môn: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành
Đề tài: Công tác xã hội với người khuyết tật vận động
(Trường hợp tại làng Hữu Nghị - xã Xuân Phương – Từ Liêm –
Hà Nội)
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên: 08. Khổng Thị Hà
Lớp: Cao học CTXH 1 - 2012
Hà Nội, 4/2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH 3
KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
MỞ ĐẦU
NKT là nhóm người chịu nhiều thiệt thòi nhất và là người nghèo nhất trong
nhóm người nghèo. Họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như: sự kỳ thị và
phân biệt đối xử; ít có cơ hội được tiếp cận học tập, học nghề đến nơi đến chốn;
trong tình yêu lứa đôi và hôn nhân gia đình; trong hòa nhập cộng đồng và đặc
biệt là trong việc PHCN.
Theo báo cáo của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh ước tính cả nước có khoảng
5,1 triệu NKT, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng,
chiếm 21,5% tổng số NKT. Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần,
14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng
tật khác. Tỷ lệ nam là NKT cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh,
tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích Như vậy tỷ lệ NKT vận


động chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
PHCN giúp NKT có thể hạn chế, khắc phục được tình trạng khuyết tật
của mình để từ đó có thể sống độc lập và hòa nhập với xã hội. Theo Tổ chức Y
tế Thế giới, PHCN được hiểu là một quá trình trợ giúp người khuyết tật phát
triển hoặc tăng cường các kỹ năng về thể chất, tâm thần và xã hội. Song, trên
thực tế vẫn còn một bộ phận lớn cộng đồng hiểu khái niệm PHCN đơn thuần chỉ
là một hình thức chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật ở khía cạnh y tế, bao
gồm các can thiệp về vật lý hay vận động trị liệu để lấy lại phần nào các chức
năng cơ thể bị mất hoàn toàn hoặc giảm đi khuyết tật gây ra; trong khi còn có
nhiều biện pháp can thiệp khác mang tính giáo dục, xã hội, tâm lý và kinh tế với
sự đóng góp từ nhân viên xã hội cũng nhằm mục đích phục hồi lại các khả năng
1
cần thiết cho người khuyết tật để họ có thể hoà nhập trở lại với cuộc sống gia
đình và tham gia vào các hoạt động xã hội. Từ những lý do trên nên tôi đã chọn
công tác xã hội trong việc phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động và
đối tượng can thiệp là một thân chủ khuyết tật vận động đang sống tại làng Hữu
Nghị - xã Xuân Phương – Từ Liêm – Hà Nội.
2
NỘI DUNG CHÍNH
1. Lý do chọn thân chủ
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp đại học ở làng Hữu Nghị - xã Xuân
Phương – Từ Liêm – Hà Nội tôi đã được gặp và tiếp xúc với nhiều em, mỗi em
có một hoàn cảnh và mang trên mình dạng khuyết tật khác nhau. Trong một lần
tới lớp học thêu, tôi để ý tới Đ vì em khá khép kín, ít nói so với các bạn cùng
trong lớp. Qua quá trình trò chuyện, tôi biết được hoàn cảnh của em và trường
hợp của Đ để lại ấn tượng lớn trong tôi. Vì vậy tôi quyết định lựa chọn Đ làm đối
tượng can thiệp của mình.
2. Mô tả trường hợp thân chủ
• Thông tin cá nhân thân chủ
Họ và tên: L.V.Đ

Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 12/09/1994
Nơi sinh: Thôn An Phúc – xã An Khang – tỉnh Tuyên Quang
Nơi ở hiện tại: nhà T4 – Làng Hữu Nghị - xã Xuân Phương – Từ Liêm –
Hà Nội (thời gian vào làng từ tháng 10/2012). T được nhận vào làng Hữu Nghị
theo chính sách dành cho con thương binh, liệt sĩ có ảnh hưởng chất độc màu da
cam trong chiến tranh.
Trình độ học vấn: đã được học văn hóa tại trung tâm PHCN ở tỉnh Tuyên
Quang, học hết lớp 3 theo chương trình dạy của trung tâm.
3
Nghề nghiệp hiện tại: tham gia lớp học thêu tại trung tâm, được nhân tiền
theo sản phẩm; ngoài ra Đ cũng tham gia làm thiệp ở Hội làm thiệp Nhân Ái (hội
này do nhóm Niềm tin tổ chức – đây là nhóm gồm những bạn tình nguyện ở các
trường Đại học, Cao đẳng thành lập nên; nhóm thường tới làng Hữu Nghị vào
chủ nhật hàng tuần)
Tình trạng sức khỏe thể chất: bị ảnh hưởng chất độc màu da cam từ bố dẫn
đến teo cơ, không vận động được hai chân phải phụ thuộc vào xe lăn; ngoài ra
mỗi khi trở trời hay bi đau ốm.
Tình trạng sức khỏe tâm thần: khủng hoảng trước cái chết của em. Từ một
người sống hòa đồng, vui vẻ thân chủ ít giao tiếp với mọi người và luôn buồn
rầu. Ngoài ra Đ cũng chán nản với việc tham gia PHCN ở làng.
Vấn đề hiện tại: thân chủ khủng hoảng trước cái chết của em, thêm vào đó
thân chủ chưa thích ứng được với việc PHCN ở trung tâm nên thân chủ không
thường xuyên tham và bây giờ là không tham gia PHCN (trước đây thân chủ đã
được PHCN ở Trung tâm PHCN Hương Sen – tỉnh Tuyên Quang, ở đây thân chủ
được tập PHCN hầu như cả ngày thay vì chỉ có 1h/ngày như ở làng Hữu Nghị).
• Thông tin về gia đình, người thân
- Bố: L.Q.V
Năm sinh: 1958
Nơi sinh: Thôn An Phúc – xã An Khang – tỉnh Tuyên Quang

Nghề nghiệp: làm ruộng
4
Tình trạng sức khỏe thể chất: là bệnh binh, ảnh hưởng chất độc màu da
cam sức khỏe yếu.
- Mẹ: T.T.T
Năm sinh: 1958
Nơi sinh: Thôn An Phúc – xã An Khang – tỉnh Tuyên Quang
Nghề nghiệp: làm ruộng
Tình trạng sức khỏe thể chất: bình thường
- Anh: L. V. Đ
Năm sinh: 1980
Nơi sinh: Thôn An Phúc – xã An Khang – tỉnh Tuyên Quang
Tình trạng sức khỏe thể chất: bị khuyết tật vận động.
- Chị: L. T. N
Năm sinh: 1984
Nơi sinh: Thôn An Phúc – xã An Khang – tỉnh Tuyên Quang
Nghề nghiệp: làm ruộng
Tình trạng sức khỏe thể chất: bình thường
- Ngoài ra thân chủ còn có 1 người em gái cũng bị khuyết tật vừa mới mất.
• Thông tin về tình hình kinh tế: bố mẹ Đ làm nông là chủ yếu, ngoài ra có
chăn nuôi thêm ít gà, lợn thu nhập hàng tháng không nhiều. Hơn nữa bố Đ sức
5
khỏe lại yếu, không làm được những công việc nặng nhọc, mọi việc hầu như do
mẹ Đ gánh vác. Ngoài ra nhà lại có tới 2 người bị khuyết tật, chị thì đi lấy
chồng, kinh tế cũng không khá giả nên cũng không giúp đỡ được cho gia đình,
do vậy kinh tế gia đình Đ càng khó khăn hơn.
 Thân chủ Đ sinh ra và lớn lên ở gia đình thuần nông, kinh tế gia đình khó
khăn. Gia đình Đ có tới 3 anh em bị khuyết tật (1 em mới bị mất), kinh tế không
khá giả thêm vào đó là đông anh em nên Đ không được chăm sóc đầy đủ về mặt
thể chất, bố mẹ cũng không có kiến thức về chăm sóc NKT.

• Môi trường sống hiện tại:
6
Thân chủ Đ
Lãnh đạo làng
HN
Các bảo mẫu
Nhân viên
CTXH
Nhân viên y tế
Nhóm Niềm
tin
Bạn bè
Chú thích ký hiệu:
Quan hệ một chiều:
Quan hệ hai chiều:
*Phân tích biểu đồ sinh thái của thân chủ Đ:
+ Thân chủ có quan hệ mật thiết với bạn bè, các bảo mẫu ở nhà mình và
nhóm Niềm tin. Đây là điều kiện thuận lợi giúp Đ ổn định tâm lý vui vẻ trở lại.
+ Nhân viên CTXH luôn cố gắng giúp đỡ thân chủ sớm ổn định lại được
tinh thần để tiếp tục tham gia PHCN.
+ Nhân viên y tế, làng Hữu Nghị luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ thân chủ
trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi lên tham gia PHCN.
 Như vậy, ta thấy thân chủ có nguồn lực hỗ trợ cả về mặt vật chất lẫn tinh
thần, trong đó quan trọng nhất là (bảo mẫu và các bạn ở làng và nhóm Niềm tin).
Tuy nhiên do ở xa nên thân chủ không nhận được sự giúp đỡ từ phía gia đình,
đây là điều khó khăn với thân chủ.
3. Tiến trình trợ giúp thân chủ
3.1. Đánh giá thân chủ
1.1.1. Tiếp cận thân chủ
Ngày 20/03/2013, tôi tới lớp học thêu của làng Hữu Nghị. Ở lớp đều là các

em bị khuyết tật với nhiều dạng tật khác nhau: bị câm điếc, khuyết tật vận động,
thiểu năng trí tuệ nhẹ…Không khí lớp học rất vui vẻ, các em vừa làm vừa nói
chuyện rôm rả với nhau, tuy nhiên có một em đã làm tôi chú ý bởi vẻ bề ngoài
7
hiền hiền, khuôn mặt buồn và sự trầm tính của mình. Tôi lại gần bắt chuyện với
em và được biết em tên Đ. Khi nói chuyện với Đ, em đã chia sẻ với tôi nhiều
chuyện về cuộc sống của em và những khó khăn mà em đang gặp phải. Và tôi đã
quyết định chọn Đ làm thân chủ của mình.
Trong quá trình tiếp cận với thân chủ tôi đã sử dụng tối đa những phương
pháp và kỹ năng đã được học như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát và kỹ
năng thấu cảm…để có thể hiểu được những khó khăn, băn khoăn mà thân chủ
đang gặp phải. Chính nhờ sự đồng cảm này nên thân chủ tin tưởng vào tôi và từ
đó thân chủ có thái độ hợp tác và chia sẻ thông tin với tôi. Việc tạo được ấn
tượng ban đầu tốt với thân chủ là điều quan trọng để tôi có thể tiến hành tốt
những bước tiếp theo.
1.1.2. Đánh giá thân chủ
Đánh giá vấn đề:
Sau khi tiếp cận thân chủ, thu thập thông tin từ thân chủ, nhân viên y tế,
các bảo mẫu và các bạn, tôi xác định thân chủ hiện đang gặp những vấn đề như
sau:
- Thứ nhất thân chủ đang bị khủng hoảng tâm lý do:
Em gái vừa mới mất đã gây cho Đ một cú sốc tâm lý lớn. Lúc còn ở nhà
hai anh em thường hay chơi đùa với nhau, và do có chung cùng hoàn cảnh là
khuyết tật nên Đ rất hiểu và thương em gái mình.
Trước cái chết của em gái, nhìn vào tình trạng bệnh tật của mình Đ hoang
mang, lo lắng không biết sau này mình sẽ xoay sở cuộc sống thế nào (em gái Đ
8
bị khuyết tật vận động, không may bị bỏng vào nồi nước, bị nhiễm trùng da
không qua khỏi).
Đ cũng buồn chán về khuyết tật của mình, Đ luôn nghĩ mình vô dụng

không tự nuôi sống được bản thân mình và giúp đỡ gia đình.
 Từ cái chết của em cộng với những suy nghĩ về bệnh tật của mình Đ đang
rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý, từ một người vui vẻ, hòa đồng Đ trở nên
ít nói cười hơn và thường xuyên ở một mình.
- Thứ hai thân chủ không tham gia PHCN tại trung tâm:
Theo đánh giá của các bác sỹ ở Trung tâm, Đ phải PHCN để duy trì bệnh
ở mức hiện tại không để nó phát triển theo hướng xấu đi và đồng thời có thể giúp
Đ có những bước tiến bộ. Từ ngày vào làng Đ tham gia PHCN với mức độ
không thường xuyên và từ sau cái chết của em gái Đ đã không lên trung tâm để
PHCN do:
Đ chưa quen với hoạt động PHCN ở trung tâm. Trước thời gian lên ở làng
Hữu Nghị, Đ đã từng ở trung tâm PHCN Hương Sen tại phường Phan Thiết –
tỉnh Tuyên Quang. Ở đây, ngoài thời gian 2 tiếng học văn hóa buổi sáng, thời
gian còn lại hầu như Đ được tập PHCN. Khi vào làng Hữu Nghị, thời gian
PHCN chỉ còn 1 tiếng, ngoài ra phải phân chia thời gian để học nghề. Do quen
với thời lượng tập ở trung tâm cũ nay ở làng Hữu Nghị thời gian tập luyện bị rút
ngắn Đ nghĩ sẽ không có hiệu quả. Thêm vào đó, Đ có suy nghĩ buông xuôi đằng
nào PHCN thì cũng không đi lại được nên Đ mặc kệ và không tham gia tập
luyện.
9
Cây vấn đề:
 Qua những thông tin thu thập được tôi xác định thân chủ có hai vấn đề cần
phải giải quyết đó là: khắc phục tình trạng khủng hoảng tâm lý và giúp thân chủ
tham gia PHCN trở lại. Hai vấn đề này đều quan trọng và nó liên quan, tác động
đến nhau. Do tâm lý không tốt khiến cho thân chủ chán nản không muốn tham
gia PHCN và do không PHCN sẽ làm cho thân chủ thấy tình trạng bệnh tật của
10
Không tham gia
phục hồi chức năng
Hoang mang, lo sợ về

tình trạng bệnh tật của
mình
Buồn, hụt hẫng
Em gái mất
Cảm thấy không có
kết quả
Thời gian tập ngắn,
chưa thích nghi được
với bài tập mới
Khủng hoảng tâm lý
mình có vẻ như xấu đi và không thấy sự tiến bộ của bản thân từ đó lại dẫn đến
càng chán nản hơn. Xét trên những điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ cùng với
những nguồn lực khác nhau tôi thấy những vấn đề của thân chủ có thể giải quyết
được.
Trước hai vấn đề này tôi cùng với thân chủ xác định vấn đề ưu tiên giải
quyết trước là giúp thân chủ ổn định về mặt tâm lý (giúp thân chủ bình tâm lại
sau cái chết của em gái) sau đó tới vấn đề tham gia PHCN.
Đánh giá nhu cầu của thân chủ:
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow tôi đi xác định những nhu cầu hiện tại
của thân chủ như sau:
• Nhu cầu được an toàn: Đ muốn có được công việc phù hợp để có thể tự
nuôi sống được bản thân cũng như trợ giúp được gia đình, và điều đặc biệt là
thân chủ muốn được hỗ trợ để tình trạng bệnh tật của mình không tiến triển xấu
hơn.
• Nhu cầu về xã hội: do hiện trạng về giao thông dành cho NKT ở nước ta
còn hạn chế nên phần lớn NKT trong đó có Đ ít có cơ hội được đi lại, giao tiếp
bên ngời, vì vậy thân chủ cũng muốn được hòa nhập xã hôi, có điều kiện để tham
gia những hoạt động xã hội.
• Nhu cầu được coi trọng: thân chủ mong muốn mọi người nhìn nhận và
đánh gia đúng năng lực của NKT, không bị phân biệt, kỳ thị.

• Nhu cầu thể hiện mình: thân chủ muốn có điều kiện để phát triển cũng như
thể hiện khả năng và tiềm lực của mình.
11
• Nhu cầu cơ bản: ngoài ra thân chủ cũng mong muốn được đảm bảo về
lương thực, thực phẩm…
 Tóm lại, thân chủ cũng có những nhu cầu cơ bản, thích đáng như những
người bình thường. Tuy nhiên tùy vào mỗi điều kiện cụ thể của từng người mà
những nhu cầu ấy có thể được thể hiện khác nhau. Với trường hợp của thân chủ
Đ, nhu cầu cao nhất của thân chủ lúc này là mong muốn được hỗ trợ để khắc
phục tình trạng bệnh tật của mình.
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ:
Cùng với những thông tin do chính thân chủ cung cấp, tôi tiến hành đi thu
thập thông tin những nguồn khác: các bảo mẫu, nhân viên y tế, bạn bè Từ
những thông tin thu được kết hợp với kỹ năng quan sát và xử lý thông tin, sử
dụng công cụ đánh giá SWOT tôi xin đưa ra những thông tin liên quan đến thân
chủ như sau:
Điểm mạnh
-Thân chủ là người hiền lành, ngoan,
sống tình cảm và rất thương bố mẹ.
- Thân chủ khéo tay, thêu và làm thiệp
rất đẹp.
- Thân chủ trước đây là người sống hòa
đồng được bạn bè, thầy cô và các bảo
mẫu yêu quí.
- Thân chủ có ý chí vươn lên khắc phục
Điểm yếu
-Thân chủ chưa có kỹ năng để ứng phó
với những khó khăn trong cuộc sống
nên dễ gây chán nản.
- Thân chủ thường hay tự ti về tình

trạng khuyết tật của mình.
- Thân chủ đang có tư tưởng buông
xuôi, không muốn tham gia PHCN tại
làng.
12
hoàn cảnh khó khăn của mình.
- Thân chủ đã có thời gian dài tham gia
PHCN ở trung tâm Hoa Sen nên phần
nào thấy được lợi ích của việc PHCN,
đồng thời việc làm quen với việc
PHCN cũng không mất nhiều thời gian.
- Thân chủ sống xa gia đình nên không
nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ
phía gia đình của mình.
Cơ hội
-Thân chủ được bạn bè cũng như các
bảo mẫu yêu quí, đây là cơ hội để thân
chủ có thể giải tỏa và tâm sự được
những muộn phiền.
- Cô giáo lớp học thêu tận tình chỉ bảo
cho thân chủ cũng như các bạn trong
lớp cộng với việc thân chủ rất khéo tay
tạo điều kiện cho thân chủ có được một
nghề để có thể kiếm tiền.
- Phòng PHCN có những dụng cụ cũng
như máy móc hỗ trợ PHCN hiện đại
cùng với nhân viên y tế được tiếp cận
với những phương pháp mới là điều
kiện tốt để PHCN cho thân chủ.
- Thân chủ tham gia làm thiệp với

nhóm Niềm tin, đây cũng là môi trường
Thách thức
-Sau cái chết của em gái Đ sống khép
mình ít giao tiếp với mọi người hơn
cộng với tâm lý bất ổn, thân chủ dễ dẫn
đến stress, khủng hoảng và nó sẽ ảnh
hưởng không tốt tới suy nghĩ và hành
động trong cuộc sống của thân chủ.
- Thân chủ không tham gia PHCN sẽ
có nguy cơ bệnh phát triển theo hướng
xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe mà qua đó
nó cũng ảnh hưởng tới tinh thần của
thân chủ.
13
giúp thân chủ giải tỏa được cảm xúc,
tìm kiếm sự chia sẻ từ những người
bạn không phải là khuyết tật và quan
trọng hơn đây là nơi giúp thân chủ hòa
nhập xã hội.
 Qua bảng đánh giá SWOT ta thấy, thân chủ có nhiều nội lực bên cạnh đó
cũng có những sự trợ giúp từ các phía để có thể khắc phục được những điểm
yếu để từ đó giải quyết vấn đề của mình.
3.2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp
Nhân viên công tác xã hội cùng với thân chủ xây dựng kế hoạch trợ giúp
như sau:
STT Mục tiêu Công việc thực hiện Người tham
gia
Kết quả
mong đợi
1 Ổn định tâm lý - Nhân viên công tác xã

hội tham vấn, tư vấn tâm
lý cho thân chủ
- Nhân viên công tác xã
hội gặp gỡ với các
nguồn lực: hai bảo mẫu
nhà T4 cùng các bạn
sống cùng nhà; các bạn
lớp học thêu; các bạn
-Nhân viên
công tác xã hội
- Thân chủ
- Hai bảo mẫu
nhà T4
- Các bạn cùng
nhà T4, các
bạn cùng lớp
Thân chủ ổn
định được
tâm lý, có
thể vui vẻ
và hòa đồng
với mọi
người như
trước đây.
14
trong nhóm làm thiệp
nhằm lôi kéo thân chủ
tham gia các hoạt động
cùng với mọi người
- Nhân viên công tác xã

hội cùng với nhóm
Niềm tin tổ chức các
buổi ngoại khóa
học thêu; các
bạn cùng
nhóm làm
thiệp
2 Tham gia phục
hồi chức năng
-Nhân viên công tác xã
hội gặp gỡ với quản lý
phòng phục hồi chức
năng cũng như những
nhân viên y tế để biết
được rõ hơn tình trạng
của thân chủ
- Cùng với thân chủ tới
cơ sở y tế kiểm tra lại
tình hình sức khỏe cũng
như tình trạng khuyết tật
của mình
- Cung cấp cho thân chủ
những hoạt động của
phục hồi chức năng, sự
cần thiết của việc thực
-Nhân viên
công tác xã hội
- Thân chủ
- Nhân viên y
tế phòng phục

hồi chức năng
- Các bạn cùng
phòng tập
-Thân chủ
tham gia
phục hồi
chức năng
trở lại
- Kiểm soát
được những
tác động xấu
do tình trạng
khuyết tật
đem lại.
Ngoài ra
giúp thân
chủ cải thiện
được sức
khỏe của
15
hiện phục hồi chức năng
- Cùng với nhân viên y
tế, thân chủ thống nhất
kế hoạch phục hồi chức
năng cho thân chủ (thời
gian, bài tập)
- Nhân viên công tác xã
hội vẫn liên kết các
nguồn lực nhằm tạo
động lực giúp thân chủ

trong việc phục hồi chức
năng
mình
3.3. Thực hiện kế hoạch
Với hai mục tiêu cần đạt là: thân chủ ổn định tâm lý và tham gia phục hồi
chức năng trở lại, nhân viên công tác xã hội cùng với thân chủ bàn bạc và thống
nhất kế hoạch với những hoạt động cụ thể như sau:
• Thứ nhất là mục tiêu ổn định tâm lý:
Hiện tại thân chủ đang gặp khó khăn về tâm lý, em gái vừa mới mất làm Đ
thấy buồn chán và hụt hẫng, thêm vào đó là suy nghĩ chán nản, về tình hình bệnh
tật của mình khiến Đ trở nên hoang mang, lo lắng. Vì vây nhân viên xã hội tham
16
vấn tâm lý cho thân chủ giúp thân chủ bộc lộ cảm nghĩ của mình qua đó làm
giảm nhẹ những cảm xúc cao độ hiện thời của thân chủ bằng cách:
Đ là người sống tình cảm, biết thương bố mẹ, nhân viên CTXH trò truyện
với Đ “bây giờ chắc bố mẹ Đ cũng đang rất buồn khổ về cái chết của em gái, và
Đ cũng vậy. Ai trong hoàn cảnh ở Đ cũng đều có suy nghĩ và tình cảm này.
Nhưng giờ bố mẹ Đ cũng đang buồn rồi nều như Đ cũng như vậy thì càng làm
cho bố mẹ Đ buồn chán hơn, mà mình cũng tin rằng em Đ cũng không vui đâu
khi biết Đ thế này. Hình như trước đây hai anh em cũng luôn động viên nhau
phải mạnh mẽ, nghị lực để khắc phục những khuyết tật mà phải không? Cố lên
Đ nhé, bố mẹ và em gái chắc tin tưởng ở Đ nhiều lắm đấy”. (lời của nhân viên
CTXH).
Nhân viên công tác xã hội không thể làm thay, làm hộ được mà chỉ khơi
dậy năng lực tiềm tàng giúp thân chủ lấy lại sự tự tin bằng cách: chỉ ra cho Đ
thấy Đ là người sống hòa đồng, thân thiện được mọi người yêu quý; Đ là người
biết khắc phục khó khăn, cố gắng phấn đấu thành người có ích cho gia đình, xã
hội, “tàn mà không phế” (dẫn chứng việc Đ tham gia làm thiệp, học nghề thêu,
trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Đ vẫn luôn tự mình làm những việc có thể
và làm tốt những công việc ấy).

Nhân viên CTXH giúp Đ nhận thấy hiện nay Nhà nước cũng như cộng
đồng rất quan tâm tới những đối tượng khó khăn nói chung và đối tượng NKT
nói riêng. Nhà nước có nhiều chính sách, cũng như nhiều tổ chức có những biện
pháp hỗ trợ NKT tạo điều kiện để NKT phát huy thế mạnh của mình, hòa nhập
với cộng đồng (dẫn chứng qua: hoạt động của Hội làm thiệp Nhân Ái của nhóm
17
Niềm Tin; sự thăm hỏi và giúp đỡ của các tổ chức trong, ngoài nước tới làng
Hữu Nghị).
Nhân viên công tác xã hội luôn có mặt cùng thân chủ trong những thời
điểm cần thiết như: đi cùng tới Trung tâm y tế để khám bệnh, cùng với nhân viên
y tế sắp xếp việc PHCN phù hợp với thân chủ, tìm kiếm các nguồn lực trợ giúp.
Có mặt của người khác bên cạnh sẽ làm cho thân chủ cảm thấy yên tâm hơn, tự
tin hơn.
Nhân viên xã hội cùng với nhóm Niềm tin tổ chức những buổi ngoại khóa,
mỗi buổi sẽ có trò chuyện xen kẽ với những trò chơi. Nội dung một buổi ngoại
khóa bao gồm:
Nội dung hoạt động ngoại khóa
Tên
hoạt
động
Thời gian
Đối tượng
tham gia
Nội dung
Kết quả đạt
được
Thảo
luận
nhóm
1h30’ NKT còn

nhận thức
được
-Thành viên trong nhóm
NKT, nhân viên CTXH,
nhóm Niềm tin tự giới
thiệu bản thân.
- Các thành viên khuyết
tật chia sẻ về tình trạng
khuyết tật của mình,
những khó khăn gặp
phải và phương pháp
-Các thành
viên trong
nhóm hiểu
nhau.
- NKT tự bổ
sung cho nhau
những kinh
nghiệm của
bản thân, từ đó
18
khắc phục những khó
khăn ấy.
- NKT đưa ra khó khăn
chung mà mình gặp phải
sau đó cùng bàn bạc tìm
cách hạn chế nó.
- Thành viên nhóm
Niềm đưa ra một vài tấm
gương NKT vượt khó,

có nhiều thành công
trong cuộc sống.
- Nhân viên CTXH
cung cấp thông tin về
chính sách dành cho
NKT, những quyền lợi
NKT được hưởng.
hoàn thiện
mình hơn.
- NKT hiểu
được những
chính sách
dành cho NKT
để từ đó giúp
học có thể tiếp
cận được với
những chính
sách góp phần
khắc phục khó
khăn.
Tổ chức
trò chơi
1h NKT còn
nhận thức
được
-Tổ chức trò chơi chia
theo nhóm để thúc đẩy
quá trình làm việc nhóm
giữa các thành viên như
trò: hát đối, đóng kịch

theo chủ đề.
- Tổ chức trò chơi cá
nhân như: vẽ, ghép
- Tạo được
không khí vui
vẻ trong mỗi
buổi nói
chuyện .
- Qua trò chơi
các em gắn bó,
đoàn kết với
19
hình…để phát hiện thế
mạnh của mỗi em
nhau hơn.
• Thứ hai là mục tiêu thân chủ tham gia phục hồi chức năng trở
lại:
- Nhân viên xã hội cùng nhân viên y tế cung cấp cho thân chủ thông tin về
PHCN gồm những hoạt động sau:
Hoạt động vật lý trị liệu: NKT vận động sẽ được matxa nhằm giúp cho
máu lưu thông tuần hoàn (ngoài ra vào thứ 6 hàng tuần sẽ có chuyên gia nước
ngoài trực tiếp matxa cho các em) kết hợp với các máy móc ở trong làng như:
đèn , các bài tập với máy…. Ở làng chủ yếu sử dụng hai phương pháp của Đức
đó là phương pháp Bobath và Vojta.
Tùy theo mỗi dạng tật mà các em được tập các bài tập về chân như: tập
thăng bằng, tập với bóng giúp kéo giãn các cơ, tăng cương trực cơ.
Thứ 6 hàng tuần các em được chuyên gia nước ngoài matxa giúp phục
hồi cơ thể.
Đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên được các chuyên gia nước ngoài tập
huấn những phương pháp PHCN hiện đại và hiện quả.

Cơ sở vật chất của phòng tập ngoài những dụng cụ mua trong nước còn
có nhiều dụng cụ từ các chuyên gia nước ngoài đem sang hoặc gửi tặng nên hỗ
trợ cho NKT PHCN rất nhiều.
Bên cạnh đó trong mỗi buổi PHCN đều kết hợp với trò chơi.
20
- Ngoài PHCN về y tế, nhân viên CTXH sẽ giúp thân chủ PHCN về xã hội
như: cung cấp kiến thức về luật pháp; thông tin về nghề, việc làm; kỹ năng sống:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khám phá bản thân, kỹ năng sống độc lập…
- Nhân viên y tế chỉ ra cho thân chủ thấy được sự cần thiết của việc tham
gia PHCN.
- Trên cơ sở kết quả khám bệnh của thân chủ, nhân viên y tế, nhân viên xã
hội cùng với thân chủ thống nhất kế hoạch PHCN cho bản thân
3.4. Theo dõi hỗ trợ thân chủ
Sau khi cùng với thân chủ thống nhất kế hoạch hành động để đạt được các
mục tiêu đề ra nhân viên công tác xã hội vẫn cần phải theo dõi xem thân chủ
thực hiện các hoạt động đó như thế nào để kịp thời hỗ trợ và có những sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp.
Trong quá trình Đ tham gia sinh hoạt cùng nhà với các bạn, tại lớp học thêu
cũng như cùng các bạn trong nhóm Hội làm thiệp Nhân Ái nhân viên công tác xã
hội thường xuyên tới dự cùng với thân chủ để có thể quan sát trong quá trình
tham gia thân chủ có gặp những khó khăn và trở ngại gì không. Bên cạnh đó
nhân viên công tác xã hội cũng trao đổi riêng với thân chủ để tìm hiểu những suy
nghĩ cũng như cảm xúc của thân chủ khi tham gia vào các hoạt động này. Điều
này rất quan trọng bởi khi những băn khoăn, vướng mắc nếu như không được
giải quyết kịp thời để lâu sẽ dễ gây chán nản và dần dần thân chủ sẽ không tham
gia nữa.
Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội cũng phải sát sao theo dõi quá trình tập
luyện phục hồi chức năng của thân chủ bởi phục hồi chức năng đòi hỏi sự kiên
21
trì luyện tập cũng như ý chí trong khi đó thân chủ đang không muốn luyện tập,

bởi vậy nếu như không có sự có mặt của nhân viên công tác xã hội có thể thân
chủ sẽ không tham gia vào các buổi tập luyện.
3.5. Duy trì mối quan hệ với làng Hữu Nghị
Nhân viên công tác xã hội luôn luôn giữ liên lạc với các bạn bè cũng như
hai bảo mẫu của thân chủ để biết được tình hình của thân chủ. Ngoài ra khi giữ
được mối liên hệ này thì nhân viên công tác xã hội cũng phát huy được tối đa sự
hỗ trợ của các nguồn lực xung quanh trong việc hỗ trợ thân chủ giải quyết các
vấn đề của mình.
Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội cũng cần giữ mối liên hệ chặt chẽ
với nhân viên y tế phòng phục hồi chức năng để xem tình hình luyện tập của
thân chủ ra sao, các bài tập có phù hợp hay không? Thái độ tham gia luyện tập
thế nào? Hiệu quả đạt được có khả quan không? Khi nhân viên công tác xã hội
giữ mối lên hệ với cơ sở thì mới có thể nắm được đầy đủ những thông tin về quá
trình luyện tập của thân chủ để từ đó cùng với thân chủ, nhân viên y tế phòng
phục hồi chức năng có những kế hoạch tập luyện phù hợp và đạt kết quả cao nhất
cho thân chủ.
KẾT LUẬN
22
Tóm lại, người khuyết tật là người chịu nhiều thiệt thòi cả về vật chất và
tinh thần. Tuy nhiên, họ “tàn mà không phế” vì có rất nhiều tấm gương người
khuyết tật đã làm cho chúng ta phải thay đổi, vì họ rất giỏi giang và nghị lực,
vượt qua được khó khăn, thách thức của bản thân.
Hiện nay, người khuyết tật được Nhà nước và xã hội quan tâm song vẫn
chưa thực sự triệt để. Hỗ trợ người khuyết tật là một khó khăn, thử thách, cần hỗ
trợ người khuyết tật một cách toàn diện và phù hợp, đòi hỏi sự tham gia của gia
đình và toàn xã hội trong đó đội ngũ NVCTXH đóng vai trò quan trọng. Để hỗ
trợ được NKT hiệu quả, NVCTXH khi làm việc với NKT cần có kiến thức, kỹ
năng và phương pháp đặc biệt là cái tâm, đạo đức nghề nghiệp, có cách nhìn
nhận và đánh giá đúng về khó khăn, những mặt mạnh của NKT và gia đình họ,
khích lệ sự cố gắng vươn lên, khắc phục khó khăn để hòa nhập cộng đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
23

×