1
MÔN:!"#
$%&'
Giảng viên: %.%()*+,-./.*0
Học viên: 123./345
Lớp: 26.78 9:;9;
0<3=:>?9:;>
1
1@A@
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
1. Mô tả trường hợp thân chủ: 2
1.1 Thông $n chung về thân chủ 2
2. Cách thức $ếp cận và thu thập thông $n: 5
3. Đánh giá trường hợp 6
3.1 Xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề: 6
4. Xây dựng kế hoạch trợ giúp cho thân chủ: 12
4.1 Kế hoạch trợ giúp 12
4.2 Đánh giá kế hoạch trợ giúp dựa trên các nguyên tắc xây dựng kế hoạch hỗ trợ cá nhân: 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHỤ LỤC 21
B1CB
Thực tế hiện nay cho thấy rất nhiều người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống như chưa được đào tạo nghề và có việc làm ổn định, việc tiếp cận với các vấn
đề trợ giúp như chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục, đào tạo, giao thông
còn nhiều bất cập và đáng được quan tâm, giải quyết.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây chính sách, chế độ hỗ trợ cho người khuyết
tật được ban hành đã tạo khung pháp lý về chăm sóc người khuyết tật, xác định rõ trách
nhiệm của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cơ sở cũng như tạo môi trường
thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận học nghề, việc làm và các dịch vụ xã hội cơ bản.
Nhờ vậy, những năm qua đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của người khuyết tật trong
xã hội được cải thiện một bước. Tuy nhiên quá trình thực hiện cho thấy hệ thống các văn
1
bản chưa thật sự đồng bộ, tính khả thi của một số chính sách chưa cao, công tác tuyên
truyền, kiểm tra giám sát thực hiện chưa thường xuyên, nguồn lực về tài chính và nhân
lực cũng chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Đồng thời hoạt động tuyên truyền, phổ biến
các chính sách hỗ trợ của nhà nước đến người khuyết tật chưa được thực hiện thường
xuyên và rộng rãi đối với bộ phận người khuyết tật để họ được biết và hưởng thụ.
Có một bộ phận những người khuyết tật mà bản thân tôi thực sự quan tâm và
mong muốn dành sự giúp đỡ của mình đối với họ đó là những người khuyết tật khi bắt
đầu bước vào tuổi già. Tìm hiểu những khó khăn trong hoạt động chăm sóc hay hỗ trợ
tâm lý cho người khuyết tật khi bước vào tuổi già là những việc làm vô cùng quan trọng.
Hi vọng rằng qua môn học Công tác xã hội với người khuyết tật trên lớp và những kiến
thức, kĩ năng, những quan sát được khi làm việc với người khuyết tật ngoài thực tế sẽ cho
bản thân tôi cái nhìn sâu sắc hơn về người khuyết tật khi chuẩn bị bước vào tuổi già,
đồng thời sẽ giúp tôi đưa ra được những hoạt động trợ giúp có ích và có thể ứng dụng
được đối với nhóm người khuyết tật này.
BD
;(1EFGFHIJ-).K5F.L-8.M#
1.1 Thông tin chung về thân chủ
Họ tên: Bà N.T.S
Tuổi: 57 tuổi
Hoàn cảnh gia đình:
- Bà S sống cùng chồng tại một căn nhà cấp 4 tại khu lâm trường xã Phúc Thịnh, huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Chồng bà năm nay đã 60 tuổi, sức khỏe không được tốt, trước kia làm công nhân lâm
trường Chiêm Hóa, do sức khỏe yếu nên đã về hưu được 5 năm nay.
1
- Hai vợ chồng bà S không có con, anh em họ hàng của ông bà S đều ở tỉnh Thái Bình.
Do trước đây ông bà di cư lên Tuyên Quang để sinh sống làm ăn
- Cách đây 12 năm bà S bị tai nạn khi đi phát rừng nên bà đã bị mất đi cánh tay trái. Bà S
phải nghỉ việc ở nhà, cùng chồng trồng rau bán.
Điều kiện kinh tế:
- Hiện tại chồng bà S được hưởng mức lương hưu là 2.300.000 đồng/ tháng.
- Thu nhập chủ yếu của bà S là tiền bán rau ngoài chợ, thu nhập không ổn định. Ngoài ra
bà S không có bất kì hỗ trợ nào.
Mối quan hệ trong gia đình:
- Ông bà S thường ít khi nói chuyện với nhau
- Với số tiền lương hưu của mình chồng bà S thường chi tiêu một mình, chi tiêu cho việc
cá nhân, không chia sẻ với vợ
- Mọi sinh hoạt của gia đình và của cá nhân bà S thường chỉ sử dụng bằng tiền bán rau
kiếm được
Tình trạng sức khỏe hiện nay:
- Bà S bị khuyết tật vận động (tay).
- Việc kiểm tra để xác định mức độ khuyết tật (đặc biệt nặng, nặng và nhẹ) thì trường hợp
bà S chưa được xác định mức độ. Chính vì vậy bà S không được hưởng chính sách nào
dành cho người khuyết tật (không được hưởng bảo hiểm xã hội do tai nạn lao động,
không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo nghị định 67 và nghị định 28 của
Chính phủ)
- Mặc dù không được xác định mức độ khuyết tật nhưng việc mất đi 1 cánh tay đã làm bà
S gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, bà phải mất nhiều năm mới quen với
việc sinh hoạt bằng một tay
- Hiện tại, do tuổi đã cao, sức khỏe yếu dần, bà hay bị ốm và gặp nhiều khó khăn hơn
trong sinh hoạt, lao động (trồng rau và đem bán)
Thông tin về cộng đồng xung quanh thân chủ:
- Nơi bà S sống thuộc khu lâm trường cũ, thôn trung tâm, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang
1
- Trước đây các hộ gia đình làm việc trong lâm trường đều sinh sống ở đây. Tuy nhiên,
cách đây 3 năm một số hộ gia đình khác vẫn làm việc trong lâm trường đã được phân đất
và chuyển đến nơi ở mới
- Do đó, hiện tại sống xung quanh gia đình bà S còn có 5 hộ gia đình khác. Các hộ gia
đình này đều từ Thái Bình, Ninh Bình lên đây lập nghiệp
- Mối quan hệ giữa gia đình bà S và các hộ gia đình khác rất tốt đẹp, mọi người đều quan
tâm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống
- Ngoài ra, nơi bà S sinh sống rất gần với trung tâm hành chính của xã (Ủy ban nhân dân
xã, trạm y tế xã, bưu điện xã, trường học, chợ nhỏ), chỉ cách từ 300 – 500m.
1.2 Xác định vấn đề của thân chủ:
3N*8.OPQ8R/ ST-RU T-RU8M2F.L-8.M
Mô tả vấn đề của thân chủ
- Gần đây do tuổi cao bà S hay ốm đau, mệt mỏi, bà gặp
nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bản thân, không kiếm
ra tiền, cảm thấy mình vô dụng
- Bà S không nhận được sự chăm sóc, chia sẻ vật chất (tiền
sinh hoạt) từ người chồng
- Bà S luôn lo lắng, sợ hãi mình già yếu sẽ không có người
chăm sóc, và không thể chăm sóc và nuôi sống được bản
thân
Tiểu sử của vấn đề
- Từ khi bà S bị ốm, việc trồng rau và đi chợ không diễn ra
được thường xuyên, thu nhập của bà ít đi
- Bà phải sử dụng nhiều tiền để mua thuốc, hay đến trạm y
tế để khám chữa bệnh
- Bà luôn cảm thấy mệt mỏi, không đủ sức để làm bất cứ
việc gì, lo lắng cho tương lai
Thời gian xảy ra vấn đề
-Vấn đề đã kéo dài được 6 tháng nay. Bắt đầu từ tháng
12/2013 lần đầu tiên bà bị ốm nặng nhưng không được
chăm sóc, từ đó bà luôn cảm thấy lo lắng và suy nghĩ nhiều
về tương lai.
Cách thức đã sử dụng để -Bà S chưa sử dụng bất cứ cách thức nào để giải quyết vấn
1
giải quyết vấn đề trước
đây
đề, ngoài việc đi khám và mua thuốc uống lúc đau ốm
- Chỉ thỉnh thoảng bà có chia sẻ, tâm sự với hàng xóm
Sự tham gia trợ giúp của
các nguồn lực trong cộng
đồng
- Sau khi nghe được tâm sự của bà S hàng xóm cũng
khuyên bà bớt lo lắng và sẵn sàng giúp đỡ bà khi cần thiết
- Trưởng thôn, hội trưởng hội phụ nữ cũng đến thăm nhà,
động viên bà S
- Ngày tết ủy ban xã cũng có quà biếu gia đình bà S
9(Q8.F.V8F3W58X-S0F.*F.X5F.E-)F3-#
Cách thức tiếp cận
)*Y- Q8.F3W58X-
Nguồn chuyển gửi
- Cán bộ thôn (trưởng thôn, cán bộ hội phụ nữ thôn và hội
người cao tuổi của thôn)
- Cán bộ xã (Cán bộ phụ trách mảng chính sách – xã hội
của xã)
Yêu cầu cần được hỗ trợ
cho thân chủ
Hỗ trợ vật chất:
- Hỗ trợ y tế (thuốc, khám chữa bệnh thường xuyên)
- Tiền sinh hoạt (Nguồn lực kinh tế chính của bà S là trồng
rau bán đã bị hạn chế do sức khỏe yếu; không được sự chia
sẻ từ người chồng)
Hỗ trợ tinh thần:
- Bớt lo lắng về sức khỏe bản thân và việc tự chăm sóc bản
thân sau này, không nghĩ mình là người vô dụng
- Được người chồng chăm sóc, chia sẻ
Cách thức tiếp cận với
thân chủ
- Trực tiếp đến nhà trò chuyện với bà S và chồng
+ Đến nhà chơi, làm quen, trò chuyện với bà S
+ Thăm vườn rau, trò chuyện thu thập thông tin khi bà
đang chăm sóc rau
+ Trò chuyện, tiếp xúc trong thời gian bà S ngồi bán rau
ngoài chợ
- Kết hợp và cần sự hỗ trợ của cán bộ xã, thôn, trung tâm y
1
tế xã
Cách thức thu thập thông tin
)*Y-F.E-)F3- .E-)F3-F.*RIK8
Từ hồ sơ bệnh của bà S
tại trạm y tế xã
- Tình hình sức khỏe hiện giờ: Cơ thể suy nhược, gầy yếu
do lao động quá sức, huyết áp thấp.
- Khuyết tật vận động, cơ thể hay đau nhức, thường xuyên
đau đầu
Vãng gia
- Hoàn cảnh gia đình:
- Môi trường sinh hoạt
- Mối quan hệ với chồng: Ít nói chuyện với nhau, chồng có
tính gia trưởng
Từ chính bản thân bà S
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay
- Những, khó khăn, nỗ lực để quen với hoàn cảnh khuyết
tật: chăm sóc bản thân, nguồn lực kinh tế…
- Những nguồn lực được hỗ trợ trong thời gian vừa qua
- Mối quan hệ với chồng, anh em họ hàng ở xa, hàng xóm
- Những vấn đề lo lắng hiện tại
- Nhu cầu, mong muốn của bà S hiện nay
Phỏng vấn sâu hàng xóm
bà S; cán bộ thôn, cán bộ
xã
- Những vấn đề hiện nay của bà S
- Những khó khăn trong cuộc sống, nhu cầu nào cần được
hỗ trợ
- Có thể có những nguồn lực nào có thể trợ giúp
Thảo luận nhóm với cán
bộ xã, thôn
- Xác định được vấn đề hiện tại của bà S
- Những nhu cầu có thể đáp ứng cho bà S
- Nguồn lực nào có thể hỗ trợ cho bà S
Z(Q )3QFHIJ-).K5
3.1 Xác định nguyên nhân dẫn đến vấn đề:
Trong trường hợp này có thể sử dụng mô hình nội lực và ngoại lực để xác định
nguyên nhân dẫn đến vấn đề của bà S như sau:
!W*F[-<3\]8 0% !W*F[-)6^3\]8
Mặc cảm do mình bị Chồng thiếu quan tâm,
1
khuyết tật, ít tiếp xúc với
mọi người
chăm sóc, chia sẻ với bà S
trong cuộc sống hàng ngày
Bà S lo lắng cho cuộc
sống sau này, không
thể chăm sóc cho bản
thân, không thể kiếm
tiền nuôi sống bản
thân. Bà S cảm thấy
mình vô dụng, tinh
thần suy sụp.
Sức khỏe yếu, hay ốm đau Tại địa phương chưa có
câu lạc bộ dành cho người
khuyết tật được gặp gỡ,
giao lưu, chia sẻ kinh
nghiệm với nhau, chính
sách hỗ trợ chưa phổ biến.
Tâm lý sắp đến tuổi già
nên lo lắng
Thiếu thốn tình cảm của
gia đình, họ hàng
Nhìn vào mô hình này có thể thấy được vấn đề lo lắng hiện nay của bà S về vật
chất và chăm sóc bản thân không chỉ từ phía bản thân bà S mà còn từ phía gia đình (cụ
thể là người chồng), và cộng đồng. Do đó việc xây dựng kế hoạch trợ giúp cho bà S cần
có sự tham gia của bản thân bà S, gia đình và đồng thời cũng cần có sự quan tâm hơn từ
chính quyền địa phương và cộng đồng. Không chỉ trợ giúp người khuyết tật bằng cách hỗ
trợ tiền hàng tháng mà còn xây dựng các chương trình, hoạt động riêng cho người khuyết
tật tại địa phương để họ có thể được cùng nhau chia sẻ, tạo tinh thần thoải mái và lạc
quan hơn với hoàn cảnh của mình
3.2 Xác định nhu cầu cần được hỗ trợ:
Phân tích theo thang nhu cầu của Maslow trong trường hợp của bà S, ta thấy:
Bà S về cơ bản đã được đáp ứng các nhu cầu ở tầng thứ nhất, đó là các nhu cầu
căn bản nhất trong cuộc sống. Bà S đã có nhà để ở, thức ăn, nước sinh hoạt có đủ,
đồng thời cũng có đất để trồng rau kiếm sống, sống trong một bầu không khí trong
lành, thoải mái
Ngoài ra, qua việc trò truyện với bà S, đồng thời qua các nguồn thông tin khác thu
được thì nhu cầu ở tầng thứ năm – nhu cầu cao nhất là được tự thể hiện bản thân,
thể hiện khả năng có được, được công nhận là thành đạt cũng không được nhắc
đến. Và đây cũng không phải là những mong muốn của bà S
Như vậy, chiếu theo thang nhu cẩu thì bà S gặp khó khăn và cần được đáp ứng
những nhu cầu sau:
1
Thứ nhất, nhu cầu an toàn:
Đây là nhu cầu ở tầng thứ hai, khi con người cần được cảm giác yên tâm về sự an
toàn của thân thể, việc làm, sức khỏe, gia đình và tài sản. Nhưng trong trường hợp bà S,
bà luôn cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, cách chăm sóc bản thân khi ốm
đau và việc tự chăm sóc bản thân trong tình trạng khuyết tật khi về già. Đồng thời bà
cũng có lo lắng về hoàn cảnh gia đình hiện tại, anh em họ hàng ở xa… Chính vì vậy đây
là một trong những nhu cầu cần thiết cần được đáp ứng của bà S.
Thứ hai, nhu cầu xã hội:
Đây là nhu cầu ở tầng thứ ba của Maslow, nhu cầu được giao lưu tình cảm và
được trực thuộc - mong muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình
yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
Tuy nhiên, tất cả những nhu cầu này bà S đều còn thiếu. Trước hết là việc giao lưu
tình cảm trong gia đình, bà S thiếu thốn tình cảm của chồng, của con cháu, thiếu thốn tình
cảm của anh em, họ hàng, bạn bè ở xa, chỉ thỉnh thoảng bà S mới có cơ hội về quê, hay
thỉnh thoảng mọi người mới lên thăm bà. Hiện tại, hoạt động giao lưu của bà S chỉ hạn
chế trong việc chuyện trò với hàng xóm, và một số đồng nghiệp cũ cùng làm việc trong
lâm trường trước kia. Tuy nhiên hoạt động này diễn ra rất hạn chế, không thường xuyên.
Hơn nữa, bà cũng mong muốn được tham gia vào một nhóm, câu lạc nào đó tại địa
phương. Hiện tại bà mới chỉ tham gia vào hội phụ nữ của thôn, nhưng hoạt động của hội
mới chỉ xoay quanh việc sinh hoạt định kỳ, phổ biến những nội dung theo chỉ đạo từ hội
phụ nữ xã cho mỗi lần họp. Bà S chưa được tham gia câu lạc bộ nào tại địa phương để có
thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hay tham gia các hoạt động giải trí, hoạt động văn
hóa – văn nghệ- thể thao để tăng cường sức khỏe, thoải mái tinh thần.
Thứ ba, nhu cầu được tôn trọng:
Đây là tầng thứ tư trong thang nhu cầu của Maslow, con người cần được quý
trọng, kính mến và được tin tưởng.
Đối với nhu cầu này thì có thể nhận thấy bà S cần được sự tôn trọng, quý mến
trước hết từ chính gia đình của bà S (cụ thể là người chồng). Mặc dù cùng sống và sinh
hoạt với nhau rất nhiều năm, nhưng người chồng chưa thực sự quan tâm, chăm sóc bà S.
1
Với tính cách gia trưởng, độc đoán của người chồng, sự độc lập trong kinh tế, và việc ra
quyết định trong cuộc sống chứng tỏ rằng người chồng không tôn trọng, chia sẻ và đặt
niềm tin vào bà S
Hơn nữa bà S cũng cần sự tôn trọng, yêu mến của mọi người trong cộng đồng tại
địa phương. Bởi trong xã cũng còn không ít những người dân chưa thực sự cởi mở với
người khuyết tật, trong cách giao tiếp, nói chuyện họ thường tỏ ra e ngại, không thân
thiện, thoải mái. Một số trẻ em còn tỏ ra sợ hãi khi gặp một người khuyết tật mất đi một
cánh tay, hay gọi bà bằng những từ ngữ không nên gọi như : bà S cụt hay bà S bị mất
tay “Có lần bác đi qua đường tự nhiên nghe thấy tiếng trẻ con kêu to: bà S cụt kìa mẹ
ơi. Bác thực sự cảm thấy buồn, chạnh lòng khi nghe điều đó” (Trích PVS bà S, 54 tuổi).
3.3 Đánh giá các nguồn lực trợ giúp:
Tại địa phương bản thân tôi nhận thấy có rất nhiều các hệ thống nguồn lực có thể
tham gia vào kế hoạch trợ giúp cho thân chủ. Có thể đánh giá các nguồn lực thông qua
các nhóm nguồn lực và khả năng hỗ trợ của họ như sau:
._`
-)*Y-\]8
)*Y-\]8
8.O
aFHK=R_-))_5
Cán bộ xã
- Chủ tịch xã
- Cán bộ phụ
nữ xã
- Cán bộ chính
sách xã hội xã
- Giới thiệu về trường hợp thân chủ
- Cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề của thân chủ
và cung cấp một số dịch vụ có thể hỗ trợ cho thân chủ
(chương trình, chính sách…)
- Kêu gọi mọi người trong địa phương cùng tham gia
các hoạt động hỗ trợ
- Hỗ trợ kinh phí
Cán bộ
trạm y tế
xã
- Trưởng trạm y
tế
- Các y sỹ trong
- Cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe của thân chủ
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh tại nhà
1
trạm - Tham gia vào các buổi tuyên truyền, tập huấn về cách
tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nói chung và
có thể cho người khuyết tật nói riêng
Cán bộ
thôn
- Bí thư thôn
- Trưởng thôn
- Giới thiệu, chuyển gửi thân chủ (bà S) đến với người
làm công tác xã hội
- Kêu gọi người dân trong thôn tham gia
- Cung cấp thông tin
- Cho ý kiến chỉ đạo, góp ý
- Đóng góp kinh phí
- Hỗ trợ một số hoạt động cụ thể
Hội phụ nữ
thôn
- Chia sẻ, cung cấp thông tin
- Cùng tham gia các hoạt động cụ thể: vận động, khuyến
khích thân chủ…
Cộng
đồng
Hàng xóm, bạn
bè, đồng nghiệp
cũ tại lâm
trường
- Cung cấp thông tin
- Tham gia một số hoạt động cụ thể: đến thăm nhà, trò
chuyện, chia sẻ với nỗi lo lắng của bà S
- Trò chuyện với người chồng để ông có thể tham gia
vào quá trình hỗ trợ và cải thiện được mối quan hệ giữa
bà S và chồng
Nhà tài trợ (các
đơn vị cơ quan,
cá nhân hảo
tâm)
- Cung cấp thông tin
- Tài trợ kinh phí hoạt động (một số cá nhân cam kết tài
trợ một phần tiền cho hoạt động cụ thể)
Người dân khác - Cung cấp thông tin
1
tại địa phương - Tham gia các chương trình, hoạt động (cung cấp nhân
lực, vật lực, đóng góp một khoản kinh phí…)
Nguồn lực
vật chất
- Nhà văn hóa
xã
- Nhà văn hóa
thôn
- Sân chơi thể
thao của ủy ban
nhân dân xã
- Cung cấp địa điểm để tổ chức các buổi tuyên truyền,
vận động, tập huấn
- Cung cấp địa điểm để tổ chức sinh hoạt cho các câu lạc
bộ tại địa phương
- Cung cấp địa điểm để tổ chức các hoạt động giao lưu
văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao cho người khuyết
tật và mọi người dân trong địa phương.
Từ việc xác định được các hệ thống nguồn lực ta có thể xây dựng được sơ đồ sinh thái để
hiểu rõ hơn về mối quan hệ của bà S đối với các hệ thống nguồn lực xung quanh như sau:
b
%
.Y-)
Q-c<F.E-
Q-c<FH^`
+FWPd
0-)P_`
^-ce
7.0-)
Q-c<Pd
1
.fF.O8.# Liên hệ xa cách
Liên hệ hoà thuận
Liên hệ thân thiết
>(L+g]-)hW.6^8.FHK)3f58.6F.L-8.M#
4.1 Kế hoạch trợ giúp
Dựa trên việc đánh giá được những nhu cầu cần hỗ trợ và các nguồn lực sẵn có
trong cộng đồng, ta có thể xây dựng được kế hoạch trợ giúp cho bà S dựa trên những hoạt
động chính sau:
.J3)32-
6^FR<-)8iF.j
.0 5.k-F.2`)32S0
S23FHl8M2.7
m-n-)=
5.Io-)5.Q5
Mục tiêu 1: Hỗ trợ tâm lý cho bà S khi chuẩn bị bước vào tuổi già
Hoạt động 1: Tham vấn
tâm lý cho bà S khi chuẩn
bị bước vào tuổi già
- Thời gian: 02 buổi
- (Tại nhà bà S)
- Nhân viên công tác xã hội: Chuẩn bị nội dung
buổi tham vấn, trực tiếp tham vấn cho bà S:
Tâm lý chung của mọi người khi bắt đầu bước
vào tuổi già, những biểu hiện tâm- sinh lý
chung…
- Cán bộ hội phụ nữ thôn: Cùng tham gia, trợ
giúp, động viên bà S
- Thái độ thân
mật, nhẹ nhàng
- Kĩ năng trò
chuyện rõ ràng,
tóm lược được
những điểm
chính
Hoạt động 2: Giới thiệu
bà S tham gia một số câu
lạc bộ của phụ nữ, người
cao tuổi trong thôn
(Câu lạc bộ dưỡng sinh,
văn nghệ, thể thao của
- Cán bộ xã: Cung cấp thông tin các câu lạc bộ
đang hoạt động tại địa phương:
+ Câu lạc bộ dưỡng sinh của phụ nữ từ 50 tuổi
trở lên: Câu lạc bộ sinh hoạt vào buổi sáng (đầu
tiên là các bài học của giáo viên về lợi ích của
dưỡng sinh; các bài tập rất nhẹ nhàng về hít
-Cung cấp
thông tin chính
xác: thời gian,
hoạt động
chính, thành
phần tham gia,
lợi ích của các
1
phụ nữ từ 45-50 tuổi trở
lên đang hoạt động tại địa
phương)
- Thời gian: tham gia vào
các buổi sáng trong tuần
-Tại sân của ủy ban nhân
dân xã hoặc nhà văn hóa
xã
thở, các động tác cho người cao tuổi để giữ cân
bằng, tăng cường sức khỏe trong cuộc sống
+ Câu lạc bộ văn hóa – văn nghệ: 1 tháng sinh
hoạt 2-3 lần vào buổi tối tại nhà văn hóa xã,
chủ yếu là các hoạt động giao lưu văn nghệ- thơ
của phụ nữ.
- Nhân viên công tác xã hội: khuyến khích,
giúp bà S lựa chọn câu lạc bộ tham gia
- Hàng xóm, hội phụ nữ thôn: khuyến khích,
giới thiệu và cùng tham gia.
câu lạc bộ.
- Kĩ năng
thuyết phục
cùng tham gia
- Kỹ năng
khuyến khích,
tạo cảm giác lôi
cuốn…
Mục tiêu 2: Hỗ trợ về nguồn lực kinh tế cho bà S, giúp bà nhận được sự hỗ trợ của gia
đình (chồng bà S) => Đáp ứng được nhu cầu an toàn cho thân chủ
Hoạt động 1: Làm việc
với gia đình (Chồng bà S)
giúp ông thay đổi suy
nghĩ:
- Chia sẻ kinh tế với vợ
- Chăm sóc cho vợ
Thời gian: 03 buổi , tại
gia đình bà S
- Cán bộ xã, thôn: Trực tiếp xuống nhà vận
động, trò chuyện, giúp ông hiểu được hoàn
cảnh hiện tại của gia đình ông. Phân tích cho
ông hiểu rằng bây giờ ông cũng đã bước vào
giai đoạn tuổi già, bà S cũng vậy, chính vì vậy
ông phải hiểu hơn ai hết nỗi lo của vợ (đặc biệt
khi vợ mình còn khó khăn hơn khi bị khuyết
tật)
- Bạn bè, đồng nghiệp cũ, hàng xóm: trò
chuyện, giải thích nhẹ nhàng, nhấn mạnh đến
tầm quan trọng của người vợ (chồng) đối với
bạn đời, sự giúp đỡ lần nhau là quan trọng nhất
đặc biệt là trong giai đoạn tuổi già
- Kỹ năng
thuyết phục,
kiên trì: Vì làm
việc với chồng
bà S – là người
rất gia trưởng,
có tính độc
đoán, đã rất
nhiều năm sống
với tính cách
như vậy, do đó
để thay đổi
được rất khó.
Hoạt động 2: Ủy ban xã
thành lập Quỹ hỗ trợ riêng
- Cán bộ ủy ban nhân dân xã: Phát động đến
các cán bộ thôn (bí thư thôn, trưởng thôn), từ
- Kỹ năng
thuyết phục,
1
cho người khuyết tật (Ưu
tiên hỗ trợ cho người
khuyết tật thuộc hộ nghèo,
có hoàn cảnh đặc biệt,
trong đó có thân chủ)
- Theo kết quả rà soát
năm 2013 của ủy ban
nhân dân xã Phúc Thịnh
thì hiện nay cả xã có 1012
hộ(thuộc 11 thôn);
+ Trong đó số người
khuyết tật của xã là 65
người, có 51 người đã
được hưởng chính sách
(Theo báo cáo kết quả
thực hiện chính sách đối
với người khuyết tật của
Ủy ban xã)
- Thời gian: Phát động và
thu tiền vào đầu năm
đó kêu gọi đến toàn bộ các hộ gia đình trong xã
về việc đóng góp cho quỹ trợ giúp người
khuyết tật của xã.
- Cán bộ thôn: Trong các cuộc họp dân phát
động đến từng hộ gia đình. Hàng năm các hộ
gia đình cũng đã đóng góp các khoản phí chung
như quỹ khuyến học. Vì vậy, tương tự như vậy
mỗi hộ gia đình có thể đóng góp số tiền cho
quỹ hỗ trợ người khuyết tật là từ 10.000 trở lên/
hộ/ năm. Sau khi thu khoản đóng góp này từ
các hộ gia đình, thôn sẽ trích khoảng 30% số
tiền đó gửi lên quỹ hỗ trợ người khuyết tật của
xã. Từ đó ủy ban xã và thôn sẽ có được quỹ hỗ
trợ riêng cho người khuyết tật.
+ Quỹ này sẽ hỗ trợ cho những người khuyết
tật không được hưởng chính sách hỗ trợ của
nhà nước (như theo thống kê là 14 người trong
đó có bà S) có hoàn cảnh đặc biệt, có thể hỗ trợ
theo quý, hoặc hỗ trợ khẩn cấp, tặng quà vào
dịp lễ, tết…
- Cộng đồng: Mỗi hộ gia đình đóng góp tùy
theo điều kiện kinh tế của mình. Các nhà hảo
tâm, những hộ gia đình có điều kiện có thể
đóng góp nhiều hơn
vận động các
hộ gia đình
trong xã tham
gia đóng góp.
Mặc dù số tiền
không nhiều
nhưng trong xã
cũng có rất
nhiều hộ gia
đình có hoàn
cảnh đặc biệt
khó khăn, hay
có hộ gia đình
không muốn
chia sẻ. Vì vậy,
kỹ năng thuyết
phục mọi người
thực hiện quyền
và trách nhiệm
một cách đầy
đủ là rất cần
thiết.
Mục tiêu 3: Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, và kĩ năng tự chăm sóc bản thân cho bà S khi bước
vào tuổi già
Hoạt động 1: Tổ chức - Cán bộ trạm y tế xã (Trạm trưởng và một số y - Chuẩn bị tài
1
buổi tuyên truyền về
chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi; hướng
dẫn, tập huấn kiến thức về
hoạt động tự chăm sóc
bản thân cho người
khuyết tật sắp bước vào
tuổi già
-Thời gian:
+ Hoạt động tuyên truyền
chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi: Hiện nay
toàn xã có tổng số 206
người cao tuổi. Tuy nhiên
chỉ có 116 người cao tuổi
từ 60 -79 tuổi (Theo báo
cáo tổng hợp kết quả rà
soát người cao tuổi năm
2013 của ủy ban xã Phúc
Thịnh). Do đó có thể tiến
hành 02 buổi tập huấn vào
cuối tuần
+ Tập huấn về hoạt động
tự chăm sóc cho người
khuyết tật: 02 buổi (01
buổi cho người khuất tật
vận động ; 01 buổi cho
sỹ): Trạm trưởng đã có nhiều năm làm trong
nghề y, do đó sẽ là người trực tiếp trao đổi,
truyền đạt lại cho người tham gia tập huấn.
Cùng chuẩn bị những kiến thức liên quan đến
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, hoạt
động tự chăm sóc của người khuyết tật và
người nhà trong việc trợ giúp chăm sóc.
- Cán bộ xã (Cán bộ văn hóa- xã hội- chính
sách xã hội) và nhân viên công tác xã hội:
Cùng giúp chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị địa điểm,
âm thanh, ánh sáng, nước uống… cho các buổi
tập huấn. Có thể in và phát miễn phí một số tài
liệu về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
- Cán bộ thôn (Bí thư, trưởng thôn, cán bộ hội
phụ nữ): Tuyên truyền, vận đồng mọi người
cùng tham gia. Đến từng hộ gia đình có người
cao tuổi đề vận động tham gia và vận động gia
đình đưa người cao tuổi đến buổi tập huấn
- Về kinh phí: Cán bộ trạm y tế sẽ tiến hành tập
huấn miễn phí, chuẩn bị kinh phí cho việc in tài
liệu, nước uống nên có thể trích một ít từ
khoản kinh phí cho hội người cao tuổi của xã
hoặc kêu gọi những nhà hảo tâm, các công ty
trên địa bàn xã ủng hộ cho hoạt động này.
- Thân chủ (Bà S): có thể tham gia cả 2 buổi tập
huấn này, vì những kiến thức này rất có lợi, có
thể làm bà S yên tâm hơn.
liệu, các kiến
thức chính xác
liên quan đến
chăm sóc sức
khỏe người cao
tuổi, kỹ năng
thuyết trình
trước đám
đông, đặc biệt
là tập huấn cho
người cao tuổi
cần nói chậm,
rõ ràng, rõ ý…
- Kỹ năng vận
động tham gia:
cần thuyết phục
cho người cao
tuổi hiểu rõ tầm
quan trọng của
chăm sóc sức
khỏe. Với bà S
cần giải thích
rằng hoạt động
này sẽ giúp bà
hiểu hơn về
người cao tuổi,
và người
khuyết tật về
1
các dạng khuyết tật khác) già cần chăm
sóc như thế nào
Hoạt động 2: Tổ chức
khám bệnh, tư vấn chăm
sóc sức khỏe định kì cho
người khuyết tật thuộc
người cao tuổi
- Cán bộ trạm y tế: Phân công các cán bộ trong
trạm luân phiên đến khám sức khỏe cho người
khuyết tật không thể đi lại được, người khuyết
tật thuộc người cao tuổi, có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn
- Cán bộ xã, thôn: Rà soát, gửi danh sách các
đối tượng này cho bên trạm y tế
- Kỹ năng
thuyết phục,
làm việc với
cán bộ xã, vì
đây là hoạt
động ngoài giờ
nên họ rất khó
khăn khi sắp
xếp
Hoạt động 3: Thành lập
Câu lạc bộ sinh hoạt
chung cho người khuyết
tật
- Hiện nay cả xã có 65
người khuyết tật, trong đó
số người khuyết tật vận
động là 30 người (Theo
biểu tổng hợp kết quả rà
soát người khuyết tật năm
2013)
- Nhân viên công tác xã hội: Cùng làm việc với
cán bộ xã lên nội dung cho các buổi sinh hoạt,
có thể lựa chọn nội dung theo các chủ đề: chăm
sóc sức khỏe, văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao….
- Cán bộ thôn: Vận động người khuyết tật tham
gia vào câu lạc bộ
- Với thân chủ (Bà S): Nhân viên công tác xã
hội vận động bà S ủng hộ và tham gia câu lạc
bộ, việc này sẽ giúp cho bà S có cơ hội được trò
chuyện với người có cùng hoàn cảnh, cùng chia
sẻ kĩ năng chăm sóc bản thân, cùng đồng cảm
lẫn nhau. Như vậy bà S sẽ có nhiều kinh
nghiệm hơn, cảm thấy bớt lo lắng hơn. Nhà bà
S chỉ cách sân và nhà văn hóa của ủy ban xã
300m nên việc tham gia rất thuận tiện.
- Kỹ năng
chuẩn bị thành
lập nhóm, câu
lạc bộ; kỹ năng
lãnh đạo nhóm,
tổ chức các
buổi sinh
hoạt…
- Chuẩn bị các
kiến thức khi
làm việc nhóm
với người
khuyết tật;
chuyển giao
cho nhóm tự
sinh hoạt sau
này
1
4.2 Đánh giá kế hoạch trợ giúp dựa trên các nguyên tắc xây dựng kế hoạch hỗ
trợ cá nhân:
Có thể nói việc xây dựng kế hoạch trợ giúp cho thân chủ cũng cần tuân thủ theo
các nguyên tắc của xây dựng kế hoạch hỗ trợ cá nhân. Xét trên trường hợp của thân chủ
là bà S, bản thân tôi xây dựng kế hoạch trợ giúp này dựa trên một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc cá nhân hóa các dịch vụ hỗ trợ:
Đó là việc thay đổi kế hoạch can thiệp khi môi trường sống và mức độ của mỗi cá
nhân thay đổi. Dựa vào đó có thể thấy với trường hợp bà S, sau khi đã hoàn thành việc hỗ
trợ nguồn lực kinh tế cho bà S có thể chuyển sang kế hoạch cho bà S tham gia vào các
buổi tập huấn, các câu lạc bộ để thay đổi mục tiêu trợ giúp về tinh thần
Thứ hai, nguyên tắc trợ giúp mang tính toàn diện:
Việc trợ giúp toàn diện bao gồm việc lập kế hoạch cho tất cả các dịch vụ phù hợp
với thân chủ. Nhìn vào kế hoạch có thể thấy việc xây dựng từng mục tiêu cho mỗi hoạt
động đều tương ứng với việc đáp ứng các nhu cầu của thân chủ như: Mục tiêu hỗ trợ về
kinh tế và vận động sự trợ giúp của gia đình với bà S, hoạt động tập huấn chăm sóc sức
khỏe… đáp ứng được nhu cầu an toàn cho thân chủ; hoạt động tham gia vào các câu lạc
bộ đáp ứng nhu cầu về sự tôn trọng, yêu thương…
Thứ ba, nguyên tắc tiết kiệm và hợp lý:
Việc giới thiệu và vận động bà S tham gia vào các hoạt động tập huấn hay tham
gia sinh hoạt các câu lạc bộ đều hạn chế tối đa đến việc sử dụng chi phí, không mất phí
sinh hoạt, không mất phí đi lại…
Thứ tư, nguyên tắc đảm bảo tính liên tục:
Nguyên tắc này được đảm bảo ở chỗ, trước hết là cho thân chủ tham gia vào
những mục tiêu ngắn hạn như: tập huấn chăm sóc sức khỏe hay hỗ trợ tâm lý người
khuyết tật khi bước vào tuổi già… Đồng thời cũng thực hiện kế hoạch dài hạn cho thân
chủ đó là tham gia vào các các câu lạc bộ của hội phụ nữ, thành lập câu lạc bộ sinh hoạt
riêng cho người khuyết tật tại địa phương, thành lập và được nhận hỗ trợ từ quỹ hỗ trợ
cho người khuyết tật của xã, thôn; có kế hoạch khám định kì và được tư vấn chăm sóc
sức khỏe từ cán bộ trạm y tế xã…
1
Thứ năm, đảm bảo sự tham gia của thân chủ và những người liên quan:
Trong kế hoạch này thân chủ là người trực tiếp tham gia chính vào kế hoạch. Nhân
viên công tác xã hội đánh giá các nhu cầu, các hệ thống nguồn lực, từ đó xây dựng kế
hoạch trợ giúp. Trong kế hoạch này, nhân viên công tác xã hội đã chủ động liên kết các
nguồn lực xung quanh thân chủ để mọi người cùng tham gia vào kế hoạch, đó là các
nguồn lực liên quan như: gia đình, hàng xóm, bạn bè, cán bộ xã, thôn và cán bộ trạm y
tế…
Tất cả các nguyên tắc này phần nào được áp dụng nhằm đảm bảo cho kế hoạch trợ
giúp có thể đem lại hiệu quả nhất định và đảm bảo được tính khả thi cao nhất khi thực
hiện.
1
"A
Vượt qua những mặc cảm và khó khăn của tật nguyền, nhiều người khuyết tật ở
xung quanh chúng ta đang vươn lên với ý thức 'tàn mà không phế' để có cuộc sống tự lập
về kinh tế và hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên để làm được điều này, họ cần nhiều hơn
sự quan tâm hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể và tinh thần của cộng đồng. Và hơn hết,
họ rất cần đến một bộ phận giúp đỡ chuyên nghiệp, hiểu rõ họ, theo sát, động viên họ
trong cuộc sống.
Hi vọng rằng ngành công tác xã hội nói chung và đặc biệt là công tác xã hội với
người khuyết tật nói riêng sẽ làm được nhiều hơn nữa. Nhân viên công tác xã hội sẽ thực
hiện tốt hơn nữa vai trò của mình, cung cấp được cho người khuyết tật những địa chỉ
đáng tin cậy, giới thiệu cho họ những dịch vụ phù hợp và hữu ích nhất. Hơn hết, mỗi khi
tiếp xúc trực tiếp với thân chủ là người khuyết tật đòi hỏi phải có nhiều kĩ năng và kinh
nghiệm làm việc. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội phải thường xuyên trau dồi kiến thức,
học và thực hành nhiều hơn nữa. Từ đó mới có những trợ giúp tốt nhất cho thân chủ.
1
Ap1q
1. G.S Phạm Huy Dũng chủ biên (2006), Bài giảng công tác xã hội - Lý thuyết và thực
hành công tác xã hội trực tiếp, Đại học Thăng Long, Nxb đại học sư phạm.
2. Nguyễn Thị Thu Hà, bài giảng “Người khuyết tật: Chính sách và thực hành”
3. Khoa Xã hội học – VNAH, Giáo trình CTXH với người khuyết tật
4. Tài liệu tập huấn Hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương,
phần II
5. Anthony yeo (2005), Bàn tay giúp đỡ, Nxb trẻ. Người dịch : Lan Khuê, hiệu đính:
Trịnh Chiến
6. Mary Ann Forgey & Carol S. Cohen Thực hành Công tác xã hội chuyên nghiệp,
sách dịch, Đại học mở - bán công TP. Hồ Chí Minh.
7. Malcolm Payne Lý thuyết Công tác xã hội hiện đại. Nxb Lyceum Books, INC
5758 S.Blackstone Avenue, Chicago. Người dịch: ThS Trần Văn Kham.
1
@A@
rs%
t.L-8.Mc0((%u
.J3)32-#15h00 ngày 16/04/2014
/2R3j`#Tại nhà gia đình thân chủ (Thôn Trung tâm, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm
Hóa, Tuyên Quang)
v3: Cháu chào bác, cháu là Hiệp hiện đang học cao học ngành Công tác xã hội
của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Hôm trước cháu qua ủy ban xã, cháu
đã được nghe chị L (cán bộ phụ trách mảng chính sách - xã hội xã) giới thiệu và nói
chuyện về bác. Hôm nay cháu đến thăm nhà và xin bác một chút thời gian để cháu có thể
nói chuyện với bác ạ
A# À, sẵn sàng thôi cháu, có gì thì cháu cứ hỏi. Chị L làm ở xã thì bác biết chị
đấy mấy năm rồi.
v3# Cháu cảm ơn bác. Vậy bác có thể chia sẻ một chút về bản thân cho cháu
được không ạ? Bác có thể kể cho cháu nghe về tai nạn của bác trước kia được không ạ?
A# Trước kia nhà bác ở Thái Bình, hai vợ chồng lấy nhau được 3 năm thì lên đây
làm ăn. Đợt đấy quê bác mọi người lên đây cũng đông lắm. Giờ mấy nhà vẫn sống cùng
nhau ở khu lâm trường này này. Lên đây cả hai vợ chồng cùng đi phát rừng, về sau làm
công nhân của lâm trường này, gọi là đội 481 đấy cháu. Nhưng năm 2002, lúc đi phát
rừng ở chỗ km 7 thì bác bị tai nạn, như cháu thấy đấy mất đi cánh tay trái. Lúc đấy bác
mới 45 tuổi, bị thương tật như thế, không làm được việc, nên từ đấy cũng thôi việc nghỉ ở
nhà luôn, chưa đủ năm làm việc cũng chẳng được hưởng lương hưu gì.
v3# Vậy bác còn nhớ khi mới bị tai nạn như vậy bác đã gặp những khó khăn gì
không ạ?
TL: Ôi, khó khăn nhiều vô kể cháu ạ, bác kể cả ngày không hết. Sau khi bị tai nạn
bác phải nằm ở bệnh viện Chiêm Hóa lâu lắm, giờ bác cũng không nhớ chính xác là bao
nhiêu ngày nữa. Chỗ cánh tay bị thương này đau, nhức kinh khủng. Về sau biết mình mất
đi một cánh tay, bác còn suy sụp tinh thân cháu ạ. Nghĩ rằng lúc đấy mọi thứ chấm hết
1
với mình. Với một cánh tay thì có thể làm được gì chứ cháu. Bác phải mất rất nhiều thời
gian mới chấp nhận được việc đó. Nằm viện, tiền thuốc thang rồi bao nhiêu thứ phải chi
tiêu. Rồi bác không đi làm được nữa, khó khăn nối tiếp khó khăn, nói chung là vất vả lắm
cháu ạ. Nhiều khi nghĩ lại mà rơi nước mắt.
v3# Vậy bác mất khoảng thời gian bao nhiêu lâu để quen với việc sinh hoạt bằng
một cánh tay ạ? Bác gặp những khó khăn gì trong việc chăm sóc bản thân?
A# Bác không nhớ nhưng mất hơn một năm thì bác mới tạm gọi là quen với việc
sử dụng và làm mọi thứ bằng một tay. Ăn cũng khó, trước 1 tay cầm bát, 1 tay cầm đũa,
giờ thì không được nhấc bát cơm lên ăn, phải dùng thìa xúc, gắp thức ăn cũng khó, làm
cái gì cũng khổ sở cháu ạ. Bản thân mình đã khổ sở rồi nhưng lúc đó có người nhìn thấy
mình thế còn sợ, nhất là trẻ con. Có lần bác đi qua đường tự nhiên nghe thấy tiếng trẻ con
kêu to: bà S cụt kìa mẹ ơi. Bác thực sự cảm thấy buồn, chạnh lòng khi nghe điều đó.
Nhiều lúc nghĩ tự mình còn không làm gì để chăm sóc được bản thân thì sống làm gì, bác
định buông xuôi tất cả nhưng ngồi suy nghĩ lại thì lại tự động viên mình cố gắng. Dần
dần rồi bác cũng quen, cũng thích nghi được
v3# Vậy lúc đấy bác nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi người không ạ? Mọi
người trong gia đình, đồng nghiệp…?
A# Nói thật với nhau là tự thân bác vận động là chính, chẳng nhận sự giúp đỡ của
ai cả. Lúc nằm viện thì hàng xóm, láng giềng, bạn bè cùng làm cũng đến thăm đông lắm,
mỗi người cho một ít. Rồi thời gian đầu mới xuất viện về nhà thỉnh thoảng hàng xóm còn
nấu cơm cho bác. Thời gian đầu là vậy, còn về sau một mình bác tự làm hết.
Bác không có con cái gì, hai vợ chồng sống với nhau, anh em họ hàng thì đều ở
quê cả, nhà nghèo cũng không có điều kiện, thỉnh thoảng mới lên chơi được, nói chung là
cũng không giúp được gì cho mình. Còn chồng bác nói ra thì xấu hổ cháu ạ. Vợ chồng
sống với nhau bao nhiêu năm mà tính những lần ông chăm sóc bác chắc đếm được trên
đầu ngón tay. Tính ông gia trưởng, độc đoán lắm cháu ạ. Suốt ngày chỉ quen được vợ
phục vụ thôi, không biết chia sẻ việc nhà với vợ đâu cháu. Ngay cả khi bác bị thế này thì
việc nhà tất cả đều đến tay bác hết. Chưa bao giờ thấy ông ấy cầm đến cái chổi quét nhà
1
hay quét sân. Trước thì ngày ông đi làm, tối về đọc báo, xem ti vi, đi ngủ sớm. Giờ về
hưu thì suốt ngày chơi cờ tướng, xem ti vi cả ngày
v3# Vậy thì sau khi nghỉ làm ở nhà thì bác chủ yếu làm những việc gì để có thu
nhập ạ? Bác trai có thường xuyên chia sẻ với bác về các khoản chi phí sinh hoạt không
bác?
A# 2 năm sau khi nghỉ ở nhà thì bác trồng rau đem bán ở chợ nhỏ gần ủy ban đấy
cháu. Bác trồng rau ở mảnh vườn đằng sau, mùa nào thì trồng rau đấy đem bán, thu nhập
chẳng được bao nhiêu nhưng nói chung chắt chiu cũng đủ phí sinh hoạt cho bác, vì bác
cũng chỉ ở nhà chẳng đi đâu bao giờ. Chồng bác thì có lương hưu, nhưng lương hưu công
nhân cũng được ít lắm, hơn 2 triệu tí thôi cháu ạ. Chỉ đủ cho mình ông tiêu pha, cưới xin,
đám hỏi, đám giỗ… Mà có thừa ra chút ít ông cũng không đưa bác cháu ạ, nói chung là
thân ai người nấy lo, việc ai người nấy làm. Bác cũng quen rồi nên chẳng kêu ca gì. Ngay
cả việc trồng rau ở vườn cũng “một tay” bác làm hết, ông có bao giờ giúp gì đâu.
v3# Cháu cũng được nghe mọi người kể chuyện về bác, cháu thực sự thấy rất
khâm phục bác đấy ạ. Vậy những năm gần đây thì cuộc sống của bác còn gặp những khó
khăn gì không ạ?
A# Tưởng là quen rồi, cứ trồng rau đem bán sống qua ngày cũng ổn. Nhưng cháu
biết không, con người rồi cũng đến lúc già. Dạo gần đây bác cứ suốt ngày ốm đau, người
đau nhức, không muốn làm việc gì. Đợt trước tết vừa rồi bác bị ốm một trận nặng lắm,
lúc đấy thuốc thang suốt ngày, tưởng là không khỏi được cơ, từ đấy về là cứ ốm suốt
cháu ạ.
Nói chung là giờ bác thấy lo lắm, già rồi, lại thương tật không làm được việc gì.
Chẳng có ai chăm nom, những lúc ốm đau càng tủi thân hơn. Chồng lúc đấy thì cũng nấu
cơm cho ăn, nhưng mặt nặng mày nhẹ mình trông cũng khó chịu.
v3# Vậy là bác đi khám, chữa bệnh ở trạm y tế xã đúng không bác?Bác cảm thấy
dịch vụ và mọi người ở trong trạm như thế nào ạ?
A: Ừ, bác cũng chỉ toàn ra đấy thôi, bác có thẻ bảo hiểm, nhưng thuốc bảo hiểm
có được mấy đâu, những loại thuốc mình cần mua ít khi có trong bảo hiểm, toàn phải
1
mua ngoài, tốn kém lắm. May mà trạm y tế gần nhà bác còn cố mà đi được chứ, xa thì
chắc chịu. Cô trạm trưởng cũng ở cùng thôn, bác cũng quen, nói chung mọi người cũng
tốt với mình lắm, tận tình. Chỉ khổ là sức khỏe của mình không có, mệt lắm cháu ạ.
v3# Bác cho cháu hỏi là gần đây bác có hay gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp cũ hay
tham gia các hoạt động cùng mọi người trong thôn không ạ?
A: Bác thế này thì đi đâu được, mọi người có đến chơi không thì đến, nói chung
là cũng ít gặp, thỉnh thoảng lúc đi bán rau có gặp người quen thì nói chuyện một lúc, hỏi
thăm nhau vài ba câu. Còn với mọi người trong thôn thì bác cũng không hay tham gia
mấy, chỉ khi nào bắt buộc đi họp hộ gia đình, họp phụ nữ bác mới đi thôi. Thấy mọi
người tham gia tập dưỡng sinh, rồi tập văn nghệ, thể dục… nhiều lúc bác cũng muốn
tham gia với mọi người lắm, nhưng nghĩ mình thế này thì làm được gì, khéo người ta lại
cười cho
Hỏi: Bác đừng nói như vậy ạ, cháu nghĩ là bác có thể làm được, đấy là bác chưa
thử thôi ạ. Những hoạt động như vậy rất có ích đấy ạ
Hôm nay rất cảm ơn về buổi trò chuyện này ạ, hi vọng lần sau cháu có thể được nói
chuyện với bác nhiều hơn ạ. Chúc bác mau khỏe ạ!