Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Dù là một cái tên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.8 KB, 4 trang )

Dù là một cái tên, một ngày hay một lời chỉ dẫn thì vẫn luôn có điều gì đó mới mẻ trong đó để ghi
nhớ. Nhưng có lẽ bạn sẽ cảm thấy các tế bào não bé nhỏ của mình không có đủ chỗ để chứa đựng
các thông tin mới nhất. Mà thật bất hạnh là chúng ta lại không có ổ cứng dự phòng bên ngoài.
Nhưng đừng nên vì thế mà tuyệt vọng. Một số nghiên cứu gần đây đã tiết lộ cơ chế hoạt động của
trí nhớ cùng với những việc bạn có thể làm để cải thiện trí nhớ.
1. Trí nhớ bổ sung
Bạn không muốn hết hết những gì học được hôm nay? Vậy thì hãy đi ngủ. Giấc ngủ lý tưởng dài 90
phút sẽ giúp bạn ghi lại những gì đã xảy ra và những gì học được trong ngày. Khi bạn ngủ vào ban
đêm, bộ não sẽ tạo các ký ức về sự kiện xảy ra trong ngày hôm đó.
Nhưng khi bộ não chứa quá nhiều ký ức dài hạn thì bạn sẽ gặp khó khăn với việc nhớ các sự kiện mới
xảy ra.
Các nhà khoa học đã từng cho rằng trí nhớ cải thiện khi tế bào thần kinh mới được tạo ra ở mã ngư –
khu vực hình thành trí nhớ trong não. Trên thực tế, bộ não có ít nơron thần kinh hơn bình thường phát
triển ở khu vực mã ngư cũng có thể có trí nhớ tốt hơn.
Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện được rằng chứng đau nửa đầu, âm nhạc, thói quen, kẽm và
suy nghĩ có thể cải thiện được trí nhớ của mỗi người.
2. Trí nhớ mệt mỏi
Theo một nghiên cứu có sử dụng các bức ảnh biểu thị cho thấy tranh ảnh đã biến đổi có thể bóp méo
cách quan niệm về quá khứ của bạn. Bức ảnh nổi tiếng đầu tiên là hình một người đàn ông chặn đoàn
xe tăng tại quảng trường Tiananmen vào năm 1989 với hình ảnh đông đảo người xem được cho thêm
vào ảnh gốc. Bức ảnh thứ hai là về cuộc biểu tình chống chiến tranh vào năm 2003 tại Rome, bức ảnh
đã được cho thêm hình cảnh sát chống bạo loạn và cả những người chống đối đeo mặt nạ. Những người
xem hai bức ảnh đã bị biến đổi này sẽ nhớ đến hình ảnh trong quá khứ mang tính bạo lực hơn, với tổn
thất nhiều hơn so với những người xem ảnh gốc. Người xem ảnh bị bóp mép cũng cảm thấy không mấy
sẵn sàng khi tham tham gia vào các hoạt động như thế trong tương lai so với những người xem ảnh
không chỉnh sửa.
Kết quả này cũng không mấy ngạc nhiên. Những người tham gia trong các nghiên cứu trước đó cũng
nghĩ rằng các bức ảnh tưởng tượng ra là có thật.
3. Trí nhớ lão hóa
Phần lớn là do suy giảm chức nằng vùng mã ngư theo tuổi tác, người lớn tuổi thường bị mất trí nhớ
theo giai đoạn. Điều này hạn chế khả năng hồi tưởng lại các ký ức sống động, những điều đã thấy, đã


nghe hoặc đã cảm nhận được từ các sự kiện trong quá khứ. Và vì chúng ta sử dụng cùng một bên não
để tưởng tượng và ghi nhớ nên người lớn tuổi không những trở nên đãng trí mà còn gặp khó khăn khi
ghi nhớ các tình huống giả thuyết. Nhưng một số người lớn tuổi đã biết cách hạn chế suy giảm trí nhớ
bằng cách duy trì đời sống xã hội tích cực, họ luôn tin rằng họ vẫn có trí nhớ tốt.
Tập thể dục để giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. (Ảnh: traceyfoster)
Thú vị là, các nhân tố của bệnh mất trí – như béo phì, căng thẳng quá mức và hàm lượng cholesterol
cao – lại trùng với các nhân tố của bệnh tim mạch. Các nhà khoa học phát hiện thấy nếu có một trong
những nhân tố nguy cơ nói trên sẽ làm tăng gấp đôi khả năng mắc bệnh mất trí nhớ. Và nếu có cả 3
nhân tố nguy cơ thì nguy cơ bị mất trí nhớ tăng lên 6 lần. Kiểm soát được 3 nhân tố này có thể giúp bảo
vệ tim và trí óc. Nhưng ngoài ra chúng ta cũng không thể phủ nhận tác động của gen và tuổi tác.
Những người lớn tuổi có thể cải thiện được trí nhớ của họ trong vòng một vài tuần bằng cách ăn uống
đầy đủ, tập luyện và luôn giữ cho tinh thần tỉnh táo. Để phòng ngừa nồng độ glucoze trong máu giảm,
người già thường ăn 5 bữa mỗi ngày. Bữa ăn nên có nhiều ngũ cốc, các chất chống ôxi hóa và omega-
3. Trong thời gian còn trẻ, chúng ta nên tập đi bộ nhanh mỗi ngày, tập các bài thể dục thư giãn, sử dụng
các chất kích thích tinh thần có lợi cho não. Các bài tập luyện tinh thần thường xuyên đã được chứng
minh là có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ xuống còn một nửa.
4. Trí nhớ và tri thức
Các nghiên cứu đã cho thấy nếu bạn hiểu biết càng nhiều thì càng dễ học các chủ đề có liên quan.
Nhóm người già có bằng cấp có biểu hiện trội hơn những người đồng tuổi ít kiến thức trong các bài
kiểm tra về tình trạng trí óc.
Nhưng khả năng nhớ những gì đã học dường như lại suy giảm với tốc độ nhanh hơn. Nếu bạn biết
càng nhiều thì quên cũng càng nhiều. Nhưng đừng hy vọng rằng trình độ giáo dục của mình có thể bù
đắp cho sức trẻ để chống lại bệnh mất trí nhớ.
Những người có trí nhớ làm việc tốt thì sẽ phải hy sinh lợi thế này khi đổ mồ hôi trong các tình huống
đầy áp lực. Ví dụ, khi lo lắng về một lỗi lầm nào đó trong bài thi sẽ làm lãng phí hoạt động não bộ
trong khi lẽ ra có thể dùng để nhớ lại một từ đồng âm nào đó hay để tính toán diện tích bề mặt khối
cầu.
5. Xóa bỏ ký ức
Những chuyện buồn thảm thậm chí còn để lại tác động lâu dài hơn so với những kinh nghiệm không
được lưu trữ lâu dài trong não bộ. Sự hồi tưởng các sự kiện khiến một ký ức không vui dường như trở

nên chính xác hơn cả những ký ức về khoảng thời gian vui vẻ trong cuộc đời chúng ta. Đó là vì những
ký ức khó chịu đó buộc bộ não của chúng ta phải tập trung vào một chi tiết cụ thể.
Cố gắng quên đi một kỉ niệm buồn là điều hoàn toàn có thể, nhưng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nếu
thành công, não của bạn lần đầu tiên sẽ phủ nhận khía cạnh cảm giác của ký ức trước khi loại bỏ ký ức
thực sự.
Và đừng quên xét từ góc độ tiến hóa, những khoảng khắc đau buồn thường có thời gian tồn tại lâu hơn.
Khả năng sống sót của một loài được tăng cường nhờ khả năng nhớ các tình huống éo le để từ đó tránh
được khi những tình huống đó xảy ra lần nữa.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×