Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vận dụng mô hình quản lý trường hợp trong can thiệp, trợ giúp một người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.81 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

MÔN NGƯỜI KHUYẾT TẬT
CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH
BÀI CUỐI KỲ

Vận dụng mô hình quản lý trường hợp trong can thiệp,
trợ giúp một người khuyết tật


Hà Nội - 2014
1
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên: Văn Thị Huệ
Lớp: Công tác Xã hội 1
Khóa: QH X - 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU….……………………………………………………………… 02
NỘI DUNG CHÍNH……….………………………………… 03
I. QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT…………… 03
1.1. Khái niệm……………………………………………………………. 03
1.2. Mục tiêu của quản lý trường hợp…………………………………… 03
1.3. Tiến trình quản lý trường hợp với người khuyết tật……………… 04
II.
VẬN DỤNG TRONG CAN THIỆP, TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT
04
2.1. Trường hợp cần can thiệp………………………………………… 04
2.2. Tiến trình quản lý trường hợp với thân chủ Nguyễn Văn Đạt…… 05
KẾT LUẬN……………………………………………………………… 10


TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 11
MỞ ĐẦU
2
Nguyên nhân do hậu quả chiến tranh, hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh Việt Nam, tác động của ô nhiễm môi trường, điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và nhiều nguyên nhân
khác đã dẫn tới số lượng, tỷ lệ người khuyết tật ở Việt Nam cao và có xu hướng
tăng trong thời gian tới. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
năm 2009 cả nước có gần 6,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7,8% dân số.
Họ cũng có những nhu cầu đa dạng như: Nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu an toàn,
nhu cầu giáo dục, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội, nhu
cầu được kết hôn và sinh con….Vì thế, khi làm việc với từng cá nhân người
khuyết tật, mô hình quản lý trường hợp là rất quan trọng để đánh giá chi tiết
những nhu cầu của họ và điều phối các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu đó.
Bài tiểu luận cuối kỳ em xin trình bày “Vận dụng mô hình quản lý trường
hợp trong can thiệp, trợ giúp một người khuyết tật”.
Trong quá trình làm bài, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn
chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết của em còn thiếu sót,
em rất mong nhận được những góp ý, bổ sung của cô giáo để bài làm của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
3
NỘI DUNG CHÍNH
I. QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Khái niệm
Quản lý trường hợp là một quá trình tổ chức dịch vụ giúp đỡ thân chủ
(người khuyết tật và gia đình họ) giải quyết vấn đề khó khăn và đáp ứng các
nhiệm vụ điều phối các dịch vụ xã hội để hỗ trợ thân chủ vượt qua những
khó khăn về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội nhằm giúp họ
phục hồi các chức năng xã hội, phòng chống các vấn đề có thể xảy ra.

1.2. Mục tiêu của quản lý trường hợp
Mục tiêu chủ yếu của quản lý trường hợp là tối đa hóa việc thực hiện
chức năng của người khuyết tật bằng cách cung cấp những dịch vụ chất
lượng với phong cách hiệu quả về kết quả cho cá nhân có nhu cầu phức tạp.
Quản lý trường hợp dựa vào nền tảng đào tạo chuyên nghiệp, dựa vào các
giá trị, kiến thức, lý thuyết và kỹ năng được sử dụng để đạt các mục tiêu
thiết lập có kết hợp với thân chủ và gia đình. Bao gồm:
Tăng cường khả năng phát triển, giải quyết vấn đề, đối phó của người
khuyết tật.
Tạo ra và thúc đẩy hệ thống hoạt động có hiệu quả và mang tính nhân
văn để cung cấp tài nguyên và dịch vụ cho người khuyết tật.
Liên kết người khuyết tật với hệ thống cung cấp tài nguyên, dịch vụ
và cơ hội.
4
Cải thiện phạm vi và năng lực của hệ thống cung cấp dịch vụ cho
người khuyết tật.
Góp phần cho sự phát triển và hoàn thiện của chính sách xã hội đối
với người khuyết tật.
1.3. Tiến trình quản lý trường hợp với người khuyết tật
Tiến trình quản lý trường hợp là một quá trình bao gồm các hoạt động
được tiến hành để tạo nên sự thay đổi ở thân chủ. Có 6 bước cơ bản trong
quản lý trường hợp gồm:
Đánh giá thân chủ
Đề ra các mục tiêu và lập thứ tự ưu tiên
Chọn lựa dịch vụ chuyển tiếp phù hợp
Chuẩn bị người khuyết tật tiếp cận dịch vụ chuyển tiếp
Theo dõi hỗ trợ người khuyết tật
Duy trì mối quan hệ với các cơ sở cung cấp dịch vụ
Với mục đích kết nối, điều phối và duy trì các dịch vụ dành cho người
khuyết tật một cách có hiệu quả nhân viên quản lý trường hợp cần phải tuân

thủ nghiêm ngặt theo một tiến trình gồm 6 bước nêu trên.
II. VẬN DỤNG TRONG CAN THIỆP, TRỢ GIÚP NGƯỜI
KHUYẾT TẬT
2.1. Trường hợp cần can thiệp
5
Em Nguyễn Văn Đạt, 23 tuổi, ngày Đạt vừa tốt nghiệp Đại học cũng
là ngày vụ tai nạn giao thông xảy ra đã biến em trở thành người khuyết tật.
Trước kia, Đạt là một người năng động, tháo vát, biết giúp đỡ gia đình, là
người có sức chịu đựng, có ước mơ, hoài bão, có khát vọng vươn lên trong
cuộc sống và làm được rất nhiều việc. Hiện tại, mọi công việc kể cả vệ sinh
cá nhân hàng ngày cũng cần có sự giúp đỡ của gia đình.
Hoàn cảnh gia đình: Đạt sống cùng bố mẹ già (ngoài 50 tuổi), sức
khỏe không được tốt và một cậu em trai còn đang đi học. Bố mẹ rất thương
Đạt. Bố em tính nóng nảy, gia trưởng thường xuyên uống rượu, công việc
chính của bố em là đi làm bốc vác thuê. Mẹ Đạt buôn bán ngoài chợ. Gia
đình em đang sống ở một huyện ngoại thành của Hà Nội. Từ khi, Đạt bị tai
nạn gia đình Đạt có nhiều xáo trộn, chi phí điều trị bệnh cho em khá tốn kém
khiến kinh tế gia đình ngày càng khó khăn. Do cẳng thẳng trong cuộc sống
và cũng chưa biết cách chăm sóc nên nhiều khi bố mẹ Đạt hay cáu gắt với
em. Không khí gia đình thường căng thẳng. Đạt cảm thấy rất chán nản và
bây giờ từ chối mọi sự giúp đỡ của gia đình. Một người anh họ luôn giúp đỡ
Đạt và cũng là người mà em tin tưởng đã tìm đến nhân viên công tác xã hội
nhờ can thiệp và trợ giúp Đạt.
2.2. Tiến trình quản lý trường hơp thân chủ Nguyễn Văn Đạt
Bước 1. Đánh giá thân chủ
a. Thân chủ
* Điểm mạnh:
6
Đạt trẻ tuổi, năng động, tháo vát; có sức chịu đựng, có ước mơ, hoài
bão, có khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Biết giúp đỡ gia đình;
Đã tốt nghiệp đại học;
Đạt sống với bố mẹ, bố mẹ rất thương yêu em.
* Điểm yếu:
Là người khuyết tật nặng;
Không có việc làm; Không có thu nhập;
Kinh tế gia đình khó khăn
b. Vấn đề của thân chủ
Sau vụ tai nạn giao thông Đạt trở thành người khuyết tật. Do căng
thẳng trong cuộc sống và cũng chưa biết cách chăm sóc nên nhiều khi bố mẹ
Đạt hay cáu gắt với em. Không khí gia đình thường căng thẳng. Đạt cảm
thấy rất chán nản và bây giờ từ chối mọi sự giúp đỡ của gia đình.
c. Mối quan hệ:
- Cha mẹ: Cha mẹ yêu thương, trực tiếp hỗ trợ, chăm sóc Đạt làm mọi
công việc hàng ngày. Hiện tại, do cẳng thẳng trong cuộc sống và cũng chưa
biết cách chăm sóc nên nhiều khi bố mẹ Đạt hay cáu gắt với em. Đạt cảm
thấy buồn, chán nản và không muốn nhận sự giúp đỡ của gia đình.
- Anh họ: Luôn giúp đỡ Đạt và là người mà Đạt tin tưởng.
7
- Cần tìm hiểu thêm chính sách của địa phương đã có những trợ giúp
đối với Đạt và gia đình hay chưa.
d. Vấn đề cần hỗ trợ đối với Đạt
Chăm sóc y tế, chăm sóc trực tiếp;
Kinh tế;
Giải quyết việc làm;
Mở rộng mối quan hệ.
e. Đánh giá sơ lược về các nguồn lực
Nguồn lực tự nhiên: Về phía gia đình Đạt nhận được sự hỗ trợ chăm
sóc của bố mẹ, người thân trong gia đình.
Nguồn lực chính thức: Bản thân Đạt có khát vọng trong cuộc sống, đã

tốt nghiệp đại học. Có Luật Người khuyết tật…
Nguồn lực xã hội: Các bệnh viện, các tổ chức xã hội, các dịch vụ
pháp lý, các chương trình đào tạo nghề, các trung tâm chăm sóc.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp
a. Xác định mục tiêu
Giúp Đạt có thể hiểu rõ và thích nghi với khiếm khuyết của mình, tự
mình làm những công việc như vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Giúp Đạt tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc y tế để phục sức khỏe.
8
Giúp Đạt phát huy những điểm mạnh mà em có, chọn được một nghề nào
đó phù hợp với em.
b. Lập thứ tự ưu tiên các mục tiêu và xác định các công việc cần
thực hiện
Nhân viên xã hội sẽ giúp Đạt lập thứ tự ưu tiên các mục tiêu và xác định
các công việc cần thực hiện
Giúp Đạt tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc y tế để phục sức khỏe.
Đạt có thể tự mình làm những công việc vệ sinh cá nhân như đánh răng,
rửa mặt, tắm giặt, ăn uống …. Đạt có thể nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ, người anh
họ.
Đạt trẻ tuổi, có sức chịu đựng, có ước mơ, hoài bão, có khát vọng
vươn lên trong cuộc sống, đã tốt nghiệp đại học có thể tìm một nghề phù với
Đạt.
c. Xác định người tham gia vào thực hiện
Gia đình Đạt là nguồn hỗ trợ rất lớn đối với em khi em tự mình thực
hiện những công việc vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tắm giặt, ăn
uống…
Nhân viên xã hội có thể tham khảo ý kiến của nhân viên y tế để biết
về tình trạng bệnh tật của Đạt, cách chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết
tật từ đó hướng dẫn cho gia đình Đạt.
Bước 3. Chọn lựa giới thiệu dịch vụ

9
Nhân viên xã hội cần tìm hiểu hiện tại ở địa phương nơi gia đình Đạt
sinh sống có những dịch vụ xã hội hay cơ sở y tế nào dành cho người khuyết
tật. Có hỗ trợ nào về việc làm hoặc chăm sóc sức khỏe, tư vấn tâm lý hoặc
các trung tâm phục hồi chức năng dành cho người khuyết tật. Nhân viên xã
hội cần nắm được thông tin về các dịch vụ trợ giúp đó như địa điểm, có đảm
bảo cho người khuyết tật có thể tiếp cận, chi phí và nhân viên ở cơ sở cũng
cấp dịch vụ.
Tại địa bàn nơi gia đình Đạt sống có cơ sở phục hồi chức năng vận
động cho người khuyết tật. Đại điểm cơ sở đó cách nhà Đạt 1,5 km. Hàng
ngày bố mẹ hoặc người trong gia đình có thể đưa Đạt đến cơ sở để phục hồi
chức năng, cơ sở đó có đầy đủ các điều kiện để Đạt có thể tiếp cận được và
tại đó các dịch vụ trợ giúp cho người khuyết tật hoàn toàn miễn phí.
Bước 4. Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ giới thiệu
Nhân viên xã hội cùng với thân chủ lập bảng kế hoạch dự kiến như sau:
BẢNG KẾ HOẠCH
STT Mục tiêu Hoạt động Thời gian Người giúp đỡ Kết quả dự kiến
1. Đạt có thể tự mình
làm những công việc
cá nhân như ăn
uống, vệ sinh hàng
ngày
Ăn uống
Vệ sinh hàng ngày
Trong thời
gian 01
tuần
Cha mẹ
Anh chị em
trong gia đình

Đạt biết xúc
cơm trong bữa
ăn.
Tự đánh răng,
rửa mặt và tắm.
2. Đạt được chăm sóc
y tế để phục hồi
Tập luyện Trong thời
gian 02
Cơ sở khám
chữa bệnh
Sức khỏe của
Đạt được phụ
10
sức khỏe Phục hồi chức
năng
tuần Nhân viên y
tế
hồi và
3. Đạt tìm được 01
công việc phù hợp
với khả năng của
bản thân
Trong thời
gian 01
tuần
Cơ sở việc
làm
Nhân viên xã
hội

Có công việc
phù với khả
năng
Có thu nhập ổn
định
Bước 5. Theo dõi hỗ trợ người khuyết tật khi chuyển gửi
Mỗi cá nhân người khuyết tật là một trường hợp riêng biệt và cần tôn
trọng sự riêng biệt đó để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Nhân viên xã hội có thể thăm nhà hoặc gọi điện cho người khuyết tật
hoặc thăm cơ sở dịch vụ để cập nhật tình hình mới nhất về thân chủ
Bước 6. Duy trì mối quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ
Nhân viên xã hội cần duy trì mối quan hệ với cơ sở dịch vụ mà Đạt
được gửi đến để cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến Đạt.
Nhân viên xã hội cần thảo luận với Đạt để nhận được phản hồi về tính
hiệu quả của dịch vụ đó.
Nhân viên xã hội cũng cần xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp với
những nhân viên làm việc tại cơ sở dịch vụ nhằm giúp cho việc giới thiệu và
nhận dịch vụ được thuận lợi cũng tạo điều kiện cho việc cập nhật thông tin.

11
KẾT LUẬN
Mô hình quản lý trường hợp được xem là phù hợp khi các nhu cầu
của thân chủ xuất phát từ chính vấn đề khuyết tật. Những vấn đề này tác
động và hạn chế các chức năng của người khuyết tật. Mục tiêu chủ yếu của
quản lý trường hợp là tối đa hóa việc thực hiện chức năng của người khuyết
tật bằng cách cung cấp những dịch vụ chất lượng với phong cách hiệu quả
về kết quả cho cá nhân có nhu cầu phức tạp. Quản lý trường hợp dựa vào
nền tảng đào tạo chuyên nghiệp, dựa vào các giá trị, kiến thức, lý thuyết và
kỹ năng được sử dụng để đạt các mục tiêu thiết lập có kết hợp với thân chủ
và gia đình.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng của giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, Giảng viên
trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn – ĐHQGHN).
2. Giáo trình Công tác xã hội với Người khuyết tật, Bản thảo Giáo
trình dùng cho bậc Đại học và Sau Đại học – Chỉnh sửa lần thứ 5
3. Luật Người khuyết tật và một số văn bản liên quan, Nhà xuất bản
Lao động – Xã hội (Năm 2000)
4. TS. Mai Thị Kim Thanh, Giáo trình Nhập môn Công tác Xã hội,
Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
5. Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
6. Các bài viết trên website
13
14

×