Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Vận dụng kiến thức, kĩ năng công tác xã hội trong tiến trình can thiệp đối với trẻ em khuyết tật vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.5 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN
CUỐI KỲ
MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đề tài:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng công tác xã hội trong tiến trình
can thiệp đối với trẻ em khuyết tật vận động
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên : 16. Lê Thị Thanh Huyền
Lớp : CTXH 1
Khóa : QH - 2012
MỤC LỤC
PHẦN 1 - MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1
triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Hiện nay mới chỉ có
khoảng gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học ở các
loại hình trường lớp. Trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những
trẻ em thiệt thòi. Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau: trẻ
khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về vận động, trẻ
khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác. Các em
đang phải gánh chịu những thiệt thòi về thể chất, trí não đó là mang trên mình
bao dị tật, những đôi tay, đôi chân không lành lặn, bị dị hình dị dạng, mang bao
đau đớn. Không những thế, các em còn phải chịu nhiều thiệt thòi về mặt xã hội
đó là việc chưa được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vật chất, tinh thần, các em
vẫn phải sống trong cảnh nghèo khó của gia đình. Con số được hưởng các chính
sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước vẫn chưa đồng bộ nên các em vẫn là một gánh
nặng của các gia đình không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần. Bởi vậy, nhiệm
vụ của công tác xã hội là hỗ trợ, giúp đỡ trẻ tự vượt qua những khó khăn trong


cuộc sống bằng kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù. Xuất phát từ lý do
trên em đã chọn đề tài ''Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội
trong tiến trình can thiệp đối với trẻ em khuyết tật vận động'' nhằm trợ giúp
người khuyết tật vượt qua những bất hạnh, rào cản trong cuộc sống.
2. Ý nghĩa khoa học – Ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Dưới góc độ tiếp cận các lý thuyết công tác xã hội, bằng nhiều biện pháp
thu thập và phân tích thông tin, đặc biệt là bằng phương pháp so sánh, nghiên
cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ các lý thuyết, kiến thức cũng như phương pháp, kĩ
năng công tác xã hội được sử dụng trong tiến trình can thiệp với thân chủ.
3
. Làm rõ các lý thuyết, phương pháp và kĩ năng chuyên ngành công tác xã
hội như phương pháp công tác xã hội, lý thuyết nhu cầu, kĩ năng tham vấn, giao
tiếp… và việc vận dụng vào thực tiễn.
Đồng thời thông qua việc nghiên cứu thực tế, chúng ta sẽ kiểm nghiệm
mức độ phù hợp của các lý thuyết về công tác xã hội nói chung và công tác xã
hội cụ thể ở Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này sẽ chỉ ra những cách thức chuyên nghiệp để trợ
giúp thân chủ là trẻ khuyết tật vận.
Mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho cộng đồng nhận thức rõ hơn
về vấn đề, hoàn cảnh của trẻ khuyết tật vận động hiện nay và thu hút sự quan
tâm, giúp đỡ của cộng đồng và các tổ chức xã hội.
Cuối cùng việc thực hiện nghiên cứu đề tài này sẽ là cơ hội tốt để tác giả
trau dồi kiến thức và có những kinh nghiệm tiếp xúc với thân chủ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu và mô tả các hoạt động giúp đỡ thân chủ là trẻ khuyết
tật vận động nhằm phát hiện các vấn đề về tâm lý, xã hội, hành vi.
Giúp thân chủ là trẻ khuyết tật vận động khắc phục các điểm yếu của
mình để tham gia các hoạt động, hòa nhập được với xã hội.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề tâm lý, nhu cầu của trẻ khuyết tật vận động;
tìm hiểu về mô hình, cách thức giúp đỡ cho trẻ.
• Thời gian: Tháng 4/2014
• Không gian nghiên cứu: số 7, ngõ 78, Thái Thịnh, Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa,
Hà Nội
• Khách thể nghiên cứu: Thân chủ Nguyễn Văn Nam bị khuyết tật vận động
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp phỏng vấn từng cá nhân, giúp chúng ta hiểu sâu, kĩ về
các vấn đề của cá nhân. Sử dụng phương pháp này nhằm thu nhận những thông
4
tin cụ thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết về các nhu cầu,
tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của thân chủ.
Các đối tượng phỏng vấn sâu trong nghiên cứu:
- Phỏng vấn thân chủ
- Phỏng vấn gia đình của thân chủ.
5.2. Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu,
quan sát hành vi, hoạt động của thân chủ. Phương pháp này được sử dụng trong
suốt quá trình can thiệp, hỗ trợ cho thân chủ. Đây là phương pháp thu thập thông
tin sơ cấp về đối tượng.
5.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu đã sử dụng một số báo cáo khoa học, tạp chí, sách báo, tạp chí
mạng, các trang Web có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các kết quả
nghiên cứu, số liệu của các báo cáo của một số nghiên cứu đi trước liên quan
đến nghiên cứu này.
PHẦN 2 - NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái niệm công cụ
1.1. Khái niệm trẻ em

Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em: Trẻ em là người dưới mười tám
tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên
sớm hơn.
Theo Điều 1, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) đã được
Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004: Trẻ em là công dân Việt Nam
dưới mười sáu tuổi.
1.2. Khái niệm khuyết tật
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Khuyết tật là thuật ngữ
chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận động và tham gia, thể hiện
những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (về mặt
5
tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố
môi trường và các yếu tố cá nhân khác).
1.3. Khái niệm người khuyết tật
Theo Tuyên nguôn về quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc:
“Người khuyết tật có nghĩa là bất cứ những người nào không có khả năng tự
đảm bảo cho bản thân từng phần hay toàn bộ những sự cần thiết của một cá nhân
bình thường hay cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh
trong những khả năng về thể chất hoặc trí tuệ của họ”
Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
định nghĩa người tàn tật như sau: “không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật,
người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức
năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt
động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.
1.4. Khái niệm trẻ khuyết tật
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) đã được Quốc
hội thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004: Trẻ bị khiếm khuyết một hoặc nhiều
bộ phân cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm
suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp
nhiều khó khăn.

1.5. Khái niệm trẻ khuyết tật vận động
Trẻ bị khuyết tật vận động là những trẻ từ 0 đến dưới 18 tuổi bị khuyết tật
tay chân, khó khăn trong việc đi đứng, làm việc như người bình thường.
2. Các lý thuyết áp dụng
2.1. Lý thuyết động năng tâm lý
Học giả đầu tiên và quan trọng nhất cần được nhắc đến rong thuyết động
năng tâm lý là nhà tm lý học Sigman Freud. Lý thuyết của ông nhấn mạnh đến
yếu tố vô thức của con người. Ông cho rằng những kinh nghiệm trong quá khứ
của con người là nhân tố quyết định sâu sắc đối với hành vi sau này của họ.
6
Khi xem xét sự phát triển nhân cách của con người, Freud cho rằng có hai
động cơ chính thưc đẩy suy nghĩ, tình cảm và hành vi của con người là là tính
dục và sự hung tính. Tính dục được coi là động cơ chính thúc đẩy các hoạt động
nhằm bảo đảm sự đáp ứng các nhu cầu của con người, còn hung tính được xem
là các con người bảo vệ mình khỏi những tác nhân gây hại cho sự phát triển.
Theo Freud, cấu trúc nhân cách của con người gồm 3 thành tố: cái nó, cái
tôi và cái siêu tôi. Khi những mâu thuẫn trong bản thân không được giải quyết,
cái tôi sẽ dùng các cơ chế tự vệ để tạo sự cân bằng giữa cái nó và cái siêu tôi.
Vận dụng lý thuyết này vào công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội tin
rằng thân chủ thường lặp lại những cảm xúc và hành động trong thời niên thiếu
với một người rất quan trọng trong cuộc đời mình. Trong một số trường hợp
thân chủ có thể tham gia vào việc phân tích những hiện tượng này được gọi là sự
chuyển dịch, bằng cách này làm rõ lý do và cách thức thân chủ cảm nhận và ứng
xử. Nhân viên công tác xã hội tập trung vào suy nghĩ cảm xúc đang diễn ra của
thân chủ hơn là những yếu tố môi trường và xã hội, giúp thân chủ hiểu được
những suy nghĩ, cảm xúc mâu thuẫn trong bản thân họ, nhờ thế mà nhân viên
công tác xã hội có thể giúp thân chủ cải thiện chức năng xã hội của cá nhân.
2.2.Thang nhu cầu của Maslow
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn, trường phái

này được xem là thế lực thứ 3 khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái
tâm lý chính: Phân tâm học và Chủ nghĩa hành vi.
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng
của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,
bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu của con
người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ
thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện
thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu
của con người theo 5 cấp bậc:
7
* Nhu cầu cơ bản: bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn,
uống, ngủ, không khí để thở, tình dục…Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và
mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu
này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu
cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này
được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một
người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
* Nhu cầu về an toàn, an ninh: Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện
trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống
còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động
trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên
tai, gặp thú dữ…
* Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn
thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình
thương. Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các
bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.
* Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự
trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông
qua các thành quả của bản thân và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân,

danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
* Nhu cầu được thể hiện mình: Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện
mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên
mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Nhu cầu của một cá nhân
mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”.
Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng,
tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong
xã hội.
Thông qua lý thuyết về Thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý
học Abraham Maslow, chúng ta sẽ đi tìm hiểu và chỉ ra hệ thống những nhu cầu
của thân chủ là trẻ khuyết tật vận động. Từ đó chúng ta đối chiếu với những hoạt
8
động của thân chủ, xem xét mức độ thích hợp của những hoạt động đó với
những nhu cầu của thân chủ. Phù hợp với nhu cầu của đối tượng là yêu cầu tiên
quyết, không thể thiếu quyết định hiệu quả của các hoạt động trợ giúp; việc tìm
hiểu nhu cầu của nhóm trẻ là khâu không thể thiếu trong việc thực hành công tác
xã hội.
3. Tiến trình quản lý trường hợp với thân chủ là trẻ khuyết tật vận
động
3.1 Tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ
a. Giới thiệu sơ lược về thân chủ
• Thân chủ: NGUYỄN VĂN N.
• Ngày sinh: 15/9/2009
• Thân nhân: mẹ Phạm Thị H.
• Địa chỉ: số 7, ngõ 78, Thái Thịnh, Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Hà Nội
• Tình trạng vận động hiện nay:
Em N. bị khuyết tật vận động do biến chứng của bệnh vàng da bệnh lý ở
trẻ sơ sinh mà không được phát hiện kịp thời.
• Trình độ học vấn:
Do N. bị khuyết tật vận động nên mẹ em không cho em đi học mẫu giáo.

• Tình trạng gia đình:
Cha N mất sớm, ông bà nội và ngoại đều đã mất, họ hàng thì ở xa. Mẹ
em làm công nhân cho ở xí nghiệp may, thu nhập rất thấp vì thế đời sống của hai
mẹ con rất khó khăn.
• Mối quan hệ xã hội:
Do N. bị khuyết tật vận động nên em rất khó khăn trong việc tham gia các hoạt
động bên ngoài cộng đồng từ nhỏ dẫn đến những khó khăn về phát triển ngôn
ngữ, phát triển các mối quan hệ xã hội và có xu hướng tách biệt các mối quan
hệ, sợ giao tiếp với người lạ.
• Việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội:
Mẹ của N. sau khi đi làm về lại phải tập trung nhiều thời gian vào các công
việc gia đình, mối quan hệ với mọi người xung quanh cũng hạn chế nên không
9
có nhiều thông tin và hiểu biết về các dịch vụ trợ giúp của Nhà nước đối với trẻ
khuyết tật. Vì vậy em cũng chưa biết các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, y tế.
3.2 Xác định vấn đề
a. Vấn đề thân chủ đang gặp phải:
- Khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, giao tiếp
- Gặp trở ngại trong việc vận động
- Đời sống kinh tế gia đình khó khăn nên em không được đáp ứng những nhu
cầu cơ bản.
- Em không được đi học giống các bạn cùng tuổi
- Chưa được biết về các dịch vụ chăm sóc xã hội
b. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ
* Điểm mạnh:
- Em vẽ tranh rất đẹp.
- Thích nghe nhạc.
- Ngoan ngoãn nghe lời mẹ, yêu thương mẹ.
* Hạn chế:
- Bố mất sớm

- Mặc cảm về bản thân
- Gặp khó khăn về phát triển ngôn ngữ
- Vận động khó khăn
- Kinh tế gia đình khó khăn
- Không được hưởng trợ cấp hay các dịch vụ chăm sóc y tế
c. Mối quan hệ tương tác của thân chủ
Các tổ chức xã hội
10
Mẹ N
Hàng xóm
Bạn bè
Chú thích:
Mối quan thân thiết
Mối quan hệ xa cách
Bệnh viện
Trường học
Em N
Họ hàng nội, ngoại
Qua biểu đồ sinh thái cho thấy, N. và mẹ có quan hệ hai chiều thân thiết, rất gắn
bó. Tuy nhiên, N. lại có mối quan hệ xa cách với bạn bè; hàng xóm; họ hàng nội,
ngoại; bệnh viện, trường học, các tổ chức xã hội. Ở đây ta thấy thân chủ như
tách biệt với thế giới bên ngoài, không có sự tương tác với những nguồn lực hỗ
trợ từ cộng đồng xung quanh.
d. Các thông tin cần thiết khác cần tìm hiểu
Thân chủ có muốn đi học mẫu giáo không?
Thân chủ có muốn tham gia lớp học vẽ dành cho trẻ khuyết tật không?
Thu nhập bình quân hàng tháng của mẹ thân chủ là bao nhiêu?
Thân chủ có nhận được trợ cấp xã hội hàng tháng không?
Thân chủ có được chăm sóc về y tế thường xuyên không?
e. Các mục tiêu cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên

- Giúp thân chủ tăng cường khả năng phát triển về ngôn ngữ
- Nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại của thân chủ
- Kết nối thân chủ với các nguồn lực chăm sóc y tế
- Thân chủ được đi học.
3.3 Lập kế hoạch can thiệp
11
STT Mục tiêu Hoạt động Nguồn lực
1 Giúp thân chủ tăng
cường khả năng phát
triển ngôn ngữ
- Nhân viên xã hội tìm hiểu sở thích
của em N. (thích vẽ, nghe nhạc)
- Nhân viên xã hội giúp N. tập vẽ để
học từ vựng, nghe các bài hát để hiểu
ngôn từ
- Nhân viên xã hội cần phát triển mối
quan hệ xã hội của N. để em có điều
kiện giao tiếp, tăng cường khả năng
phát triển ngôn ngữ
- Nhân viên công
tác xã hội.
- Bạn bè cùng lứa
tuổi với N.
- Hàng xóm xung
quanh
2 Nâng cao chất lượng
cuộc sống hiện tại
của thân chủ
- Giới thiệu cho mẹ của N. công việc
đóng gói giấy ăn tại nhà để tăng thêm

thu nhập ngoài công việc tại xí nghiệp
may
- Tư vấn cho mẹ thân chủ biết về
chính sách trợ cấp mà thân chủ được
hưởng
- Nhân viên công
tác xã hội.
- Cơ sở sản xuất
giấy ăn.
- Phòng Lao động-
thương binh và xã
hội quận Đống Đa
3 Kết nối thân chủ với
các nguồn lực chăm
sóc y tế
Nhân viên công tác xã hội tư vấn cho
mẹ của N. tới các trung tâm chăm sóc
sức khỏe miễn phí danh cho người
khuyết tật để N. được trị liệu, cải thiện
khả năng vận động của mình
- Nhân viên
CTXH
- Trung tâm chăm
sóc y tế dành cho
người khuyết tật
tại địa bàn quận
Đống Đa
4 Thân chủ được đi
học
Giới thiệu thân chủ tới Trung tâm

nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, trường học
dành cho trẻ khuyết tật tại quận Đống
Đa
- Nhân viên
CTXH
- Cán bộ trung
tâm, trường học
12
13
3.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bảng kế hoạch trên nhân viên xã hội đặt mục tiêu ưu tiên hàng đầu đó là:
Giúp thân chủ tăng cường khả năng phát triển ngôn ngữ bởi vì khi thân chủ bị hạn
chế về mặt ngôn ngữ sẽ rất khó khăn cho thân chủ trong việc học tập, giao tiếp với
mọi người xung quanh, tiếp cận với các vấn đề trong cuộc sống. Để làm được điều
này nhân viên xã hội đã tìm hiểu sở thích của thân chủ là thích vẽ và nghe nhạc
nhằm giúp em có hứng thú trong việc học từ vựng và ngôn từ. Bên cạnh đó nhân
viên xã hội cũng đưa em ra ngoài để tiếp xúc với mọi người xung quanh để em
tăng cường cơ hội phát triển ngôn ngữ của mình thông qua giao tiếp.
Mục tiêu tiếp thứ hai là: Nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại của thân
chủ. Vì mẹ thân chủ là công nhân may nên thu nhập rất thấp, không thể đảm bảo
những nhu cầu cơ bản cho thân chủ. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội đã tiến hành
giới thiệu cho mẹ của thân chủ công việc đóng gói giấy ăn ngoài giờ làm để tăng
thêm thu nhập hàng tháng.
Tiếp theo là mục tiêu: Kết nối thân chủ với các dịch vụ chăm sóc y tế. Nhân
viên công tác xã hội đã tư vấn cho mẹ thân chủ đưa em đến các trung tâm chăm
sóc sức khỏe miễn phí dành cho người khuyết tật trên địa bàn quận Đống Đa. Do
thân chủ bị khuyết tật vận động nên rất cần được chăm sóc trị liệu hàng ngày để có
thể cải thiện những khó khăn trong vận động hàng ngày của thân chủ. Bên cạnh đó
nhân viên xã hội cũng tiến hành tư vấn cho mẹ thân chủ về những thông tin về thủ
tục xin hưởng trợ cấp hàng tháng đối với em N. Nhân viên xã hội có vai trò hỗ trợ

mẹ thân chủ trong quá trình gửi hồ sơ lên Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội
quận Đống Đa để giúp thân chủ được xét duyệt nhận trợ cấp hàng tháng.
Cuối cùng là mục tiêu: Thân chủ được đi học. Nhân viên xã hội tư vấn, giới
thiệu và kết nối thân chủ với các trung tâm chăm sóc trẻ khuyết tật, hay các trường
14
học dành cho trẻ khuyết tật trên địa bàn quận Đống Đa để thân chủ và mẹ chọn lựa.
Do thân chủ gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ nên việc giúp thân chủ đi học
sẽ tăng cường cho thân chủ cơ hội phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp xã
hội, hòa nhập cộng đồng.
3.5. Lượng giá và kết thúc
 Kết quả đạt được:
Sau một thời gian tiến hành trợ giúp cho thân chủ nhân viên xã hội nhận
thấy:
- Em N. đã có nhiều tiến bộ trong việc phát triển ngôn ngữ.
- Đời sống vật chất của em được cải thiện hơn do mẹ em đã có thêm nguồn
thu nhập từ việc làm thêm và nguồn trợ cấp hàng tháng.
- Em N. được hưởng trợ cấp hàng tháng, được hưởng các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe miễn phí dành cho người khuyết tật.
- N. được đến trường học với các bạn, được giao tiếp hòa nhập với xã hội.
 Hạn chế:
- Do bị khuyết tật nên khả năng phát triển ngôn ngữ của N. vẫn còn rất hạn
chế.
- Do ít tiếp xúc với mọi người xung quanh nên kỹ năng giao tiếp của N.
không được linh hoạt, em còn e dè khi gặp người lạ
- N. gặp rất nhiều trở ngại trong việc hòa đồng với các bạn cùng trang lứa
khi đi học.
15
PHẦN 3 – KẾT LUẬN
Ngày nay trong xu thế phát triển cùng sự tiến bộ của khoa học và kĩ thuật thì
việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật không chỉ là tình thương, nhân

đạo mà chính là trách nhiệm của cả cộng đồng và xã hội, chúng ta cần phải làm
mọi việc để tất cả trẻ khuyết tật đều được chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi các chức
năng xã hội, được đến trường, tạo điều kiện và cơ hội như mọi trẻ bình thường
khác. Là nhân viên công tác xã hội trong tương lai, tôi mong muốn bằng những
kiến thức và kỹ năng công tác xã hội của mình có thể giúp đỡ cho các em khuyết
tật vận động phần nào phục hồi được chức năng của mình tự tin hơn và hòa nhập
với cộng đồng, có được cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Sinh ra trên đời ai
cũng muốn mình là những người lành lặn, khỏe mạnh có ích cho gia đình xã hội.
Dù không may mắn mang khiếm khuyết trên cơ thể nhưng trẻ em khuyết tật vẫn
luôn mang trong mình khát vọng sống và trở thành những người có ích cho gia
đình và xã hội. Với sự trợ giúp về phục hồi chức năng, giáo dục hòa nhập, dạy
nghề, tìm nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật của các tổ chức trong
và ngoài nước đang tạo lập cho các em cuộc sống độc lập với nghề nghiệp ổn định.
Đây là nền tảng cho những ước mơ của những đứa trẻ tật nguyền được chắp cánh
bay cao bay xa.
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Đề cương chi tiết môn công tác xã hội với người khuyết tật- PGS.TS
Nguyễn Thị Thu Hà
2. GS.TS Phạm Huy Dũng, Bài giảng Công tác xã hội- Lý thuyết và thực
hành công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại Học Sư Phạm.
3. Malcolm Payne, ThS Trần Văn Kham (dịch giả) (1997), Lý thuyết Công
tác Xã hội hiện đại, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Oanh (1998), Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo Dục
5. TS. Mai Kim Thanh, Công tác xã hội cá nhân, ĐH KHXH & NV, Hà Nội
6. GS.TS Trần Đình Tuấn (2009), Công tác xã hội lý thuyết và thực hành,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (2005), tập 4, NXB Từ điển bách
khoa Hà Nội.

8. Từ điển Tiếng Việt (2004), NXB Đà Nẵng, tr434.
Tài liệu tham khảo nước ngoài
9. Charles Zastrow (2000), Introduction to Social Work and Social Welfare,
Wadsworth Publishing Company
10. Elizabeth A. Ferguson, Social Work, Copyright 1975 by J.B Lippincolt
(Philadelphia – New York – Toronto)
Các Website tham khảo
11. Website Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ( />12. Website Mạng thông tin công tác xã hội ( />13. Website Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt (http://
vi.wikipedia.org)
14. Website Tâm lý trị liệu ()
17
18

×