Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong tiến trình quản lý ca với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.05 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC




BÀI CUỐI KỲ
NGƯỜI KHUYẾT TẬT – CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH




Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiếu
Lớp: QHX – 2012 – CTXH 1

Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 2

MỤC LỤC
Đề bài: Anh/chị hãy vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói
chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ
giúp một người khuyết tật cụ thể. 3

Trường hợp ca đối tượng: 3

MỞ ĐẦU 4


NỘI DUNG CHÍNH 5

1.

Cơ sở lý luận về người khuyết tật và công tác xã hội với người khuyết tật 5

1.1.

Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật 5

1.2.

Phân loại khuyết tật 5

1.3.

Công tác xã hội với người khuyết tật 6

1.4.

Quản lý trường hợp với người khuyết tật 6

2.

Tổng quan về người khuyết tật trên Thế giới và ở Việt Nam 6

3. Can thiệp trường hợp em Nguyễn Hải N. 8
3.1.

Tiếp nhận, xác định tình trạng ban đầu 8


3.2.

Đặt mục tiêu 11

3.3.

Lên kế hoạch trợ giúp 13

3.4.

Thực hiện kế hoạch 17

3.5.

Lượng giá, kết thúc 17

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20



Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 3

Đề bài: Anh/chị hãy vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và
công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp một người
khuyết tật cụ thể.


Trường hợp ca đối tượng:
Nguyễn Hải N. (sinh năm 1995) là một học sinh lớp 12 Toán, trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định. N. là một học sinh giỏi, khá điển trai và
năng động trong các hoạt động tập thể của lớp. Trong một giải đấu bóng đá giữa các
trường Trung học tại thành phố năm 2013, N. tham gia trong đội bóng của trường đi thi
đấu và gặp sự cố trong giải đấu đó. N. được chuẩn đoán là chấn thương đầu gối và
không thể đi lại được nữa, trở thành người khuyết tật. Kỳ thi Đại học sắp tới gần, cú
sốc đó khiến N. sụp đổ hoàn toàn, rơi vào khủng hoảng.
Mặc dù gia đình N. động viên và luôn bên cạnh chăm sóc em nhưng ngay thời
điểm đó N. hầu như không muốn giao tiếp với bất kỳ ai, hay cáu gắt và sống khép
mình, không đến lớp nữa. Gia đình, người thân khuyên bảo động viên mà N. vẫn
không chịu đến trường. Về gia đình N. có 4 người, bố mẹ, N. và em gái. Bố mẹ N. đều
là công nhân trong nhà máy dệt Nam Định, từ khi N. bị chấn thương gia đình đã chạy
chữa cho em nên lâm vào cảnh khó khăn kinh tế.
Được biết hoàn cảnh của N., học viên đã tìm đến và chia sẻ cùng em, mong có
thể giúp em vượt qua giai đoạn khó khăn này.




Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 4

MỞ ĐẦU
Ngày nay công tác xã hội là một nghề ở nhiều quốc gia và là nghề đang phát
triển nhanh chóng trong những năm gần đây ở Việt Nam. Giá trị và chuyên môn công
tác xã hội đã được khẳng định. Đối tượng của công tác xã hội là những đối tượng yếu
thế trong xã hội cần sự trợ giúp để vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Người khuyết tật là

một trong những đối tượng trợ giúp của công tác xã hội.
Người khuyết tật trong mọi hoàn cảnh xã hội luôn là nhóm đối tượng yếu thế, dễ
bị tổn thương và ít tiếp cận được với những tiến bộ về vật chất và dịch vụ xã hội. Dù
nguyên nhân khuyết tật do bẩm sinh hay do môi trường sống thì người khuyết tật luôn
là nhóm đối tượng cần sự quan tâm, trợ giúp đặc biệt. Việc trợ giúp của nhân viên công
tác xã hội với người khuyết tật được coi là một lĩnh vực chuyên môn sâu.
Với các kiến thức, kỹ năng chung của ngành công tác xã hội, và kiến thức kỹ
năng riêng trong công tác xã hội với người khuyết tật, học viên đã vận dụng để can
thiệp ca của N. nói trên.









Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 5

NỘI DUNG CHÍNH
1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật và công tác xã hội với người khuyết
tật
1.1. Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật
Khuyết tật theo hệ thống phân loại Quốc tế ICF, WHO định nghĩa khuyết tật
như sau: “Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ trạng thái khiếm khuyết, hạn chế vận động
và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một
người (về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm

yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác)”
1

Người khuyết tật theo Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật được Liên
Hiệp Quốc thông qua thì: “Người khuyết tật là bất cứ người nào mà không có khả năng
tự bảo đảm cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của một cá nhân
bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh
trong những khả năng về thể chất hay tâm thần của họ”
2

Theo Pháp lệnh người tàn tật của Việt Nam ban hành năm 1998 thì: “Người tàn
tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ
phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau làm suy giảm
khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.
Cho đến nay, hầu hết các văn bản có liên quan tới người khuyết tật đều không
sử dụng thuật ngữ “người tàn tật” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “người khuyết tật”.
1.2. Phân loại khuyết tật
Trên Thế giới có nhiều cách phân loại khuyết tật, tại Việt Nam, theo Luật Người
khuyết tật Việt Nam 2010 thì người khuyết tật được phân loại dựa trên hai cách, thứ
nhất là phân loại dựa theo loại khuyết tật (khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói;

1
World Health Ogananisation 2001, International Classification on Functing, Disability and Health, p.213
2
Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật, 2006
Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 6

khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh; tâm thần; khuyết tật trí tuệ và các dạng khác) và

thứ hai là phân loại dựa trên mức độ khuyết tật (khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật
nặng, khuyết tật nhẹ).
Việc phân loại khuyết tật mang tính chất thể chế hóa các chương trình chăm sóc,
bảo vệ người khuyết tật mà còn có tác dụng định hướng cho các chính sách hỗ trợ xã
hội cho nhóm đối tượng yếu thế.
1.3. Công tác xã hội với người khuyết tật
Việc trợ giúp của nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết tật được coi là
một lĩnh vực chuyên môn sâu của người làm công tác xã hội, đó gọi là công tác xã hội
với người khuyết tật. Nó không chỉ có sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội mà
còn là công việc của các chuyên gia giáo dục đặc biệt, giáo viên, chuyên gia tâm lý…
Sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội nhấn mạnh vào việc tác động vào hệ thống
chăm sóc, giáo dục người khuyết tật như: gia đình, nhà trường, cơ quan, đoàn thể, cộng
đồng mà người khuyết tật sinh sống, làm việc cũng như các chính sách của nhà nước
giành cho người khuyết tật.
1.4. Quản lý trường hợp với người khuyết tật
Quản lý trường hợp là một quá trình tổ chức dịch vụ giúp đỡ thân chủ (người
khuyết tật và gia đình họ) giải quyết vấn đề khó khăn và đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của họ một cách hiệu quả. Trong quá trình này, nhân viên công tác xã hội làm nhiệm
vụ điều phối các dịch vụ xã hội để hỗ trợ thân chủ vượt qua những khó khăn về thể
chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội nhằm giúp họ phục hồi các chức năng xã hội
phòng chống các vấn đề có thể xảy ra.
2. Tổng quan về người khuyết tật trên Thế giới và ở Việt Nam
Hiện nay trên Thế giới có khoảng hơn 1 tỷ người khuyết tật ở các mức độ khác
nhau, con số này tương đương khoảng 15% dân số thế giới. Cũng theo thống kê của
Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 7

Liên Hiệp quốc thì 80% người khuyết tật ở các nước đang phát triển sống sống ở dưới
mức nghèo, họ thường tập trung ở khu vực nông thôn và rất hạn chế trong việc tiếp cận

các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, việc làm…
Tại Việt Nam năm 2013, theo TS. Đặng Huỳnh Mai - Chủ tịch Liên hiệp hội về
người khuyết tật Việt Nam (VFD) cho biết hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu người
khuyết tật, chiếm gần 6,7% dân số. Trong đó, có 29% là khuyết tật vận động, 17% tâm
thần, 14% thị giác, 9% thính giác, 7% ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng dị tật
khác.
Nguyên nhân gây ra khuyết tật do bẩm sinh 36%, bệnh tật 32%, chiến tranh
26%, tai nạn lao động và tai nạn giao thông 6%.
Đa số người khuyết tật ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày, có 80% người khuyết tật sống ở thành thị và 70% người khuyết tật ở
nông thôn sống phụ thuộc vào gia đình, người thân và xã hội. Phần đông người khuyết
tật nặng thuộc diện nghèo, không có công việc, không biết chữ, không nghề nghiệp.
Cũng theo TS. Đặng Huỳnh Mai - Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật
Việt Nam, hàng năm, có khoảng một triệu người được hưởng trợ cấp thường xuyên từ
ngân sách nhà nước; hơn 260 nghìn trẻ khuyết tật được học tập giáo dục hòa nhập tại
các trường, các cấp học; 19 nghìn người khuyết tật được học nghề và 10 nghìn người
khuyết tật được giới thiệu việc làm.
3

Con số kể trên có thể chưa thống kê hết được về thực trạng người khuyết tật tại
Việt Nam, tuy nhiên nó cũng phản ánh quy mô của người khuyết tật và các vấn đề của
người khuyết tật. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của công
tác xã hội với người khuyết tật, nhằm trợ giúp họ vượt qua khó khăn, đáp ứng nhu cầu
và mang lại sự công bằng, bình đẳng cho người khuyết tật trong xã hội.

3
Theo Baomoi.com ngày 22/4/2014 />tat/122/13629382.epi

Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành


Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 8

3. Can thiệp trường hợp em Nguyễn Hải N.
Để can thiệp trợ giúp cho trường hợp em Nguyễn Hải N. đã nói ở trên cần trải
qua tiến trình 5 bước cơ bản của quản lý trường hợp với người khuyết tật:
i. Tiếp nhận, xác định tình trạng ban đầu của đối tượng
ii. Đặt mục tiêu trợ giúp
iii. Lên kế hoạch trợ giúp
iv. Thực hiện kế hoạch
v. Lượng giá, kết thúc
Với các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội với người khuyết tật, trường
hợp đối tượng N. được tiến hành can thiệp như sau:
3.1. Tiếp nhận, xác định tình trạng ban đầu
Mô tả trường hợp em Nguyễn Hải N.: N. sinh năm 1995, đang học lớp 12
chuyên Toán ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định. N. là một
học sinh giỏi, khá điển trai và năng động. Trong một giải đấu bóng đá giữa các trường
Trung học, N. bị chấn thương đầu gối và không đi lại được nữa.
Thông tin từ gia đình: Trước đây N. là một người con ngoan, lễ phép, học giỏi
và năng động. Từ khi bị chấn thương và không thể đi lại N. sống khép kín, hay cáu gắt
và không chịu đi học, mặc dù bố mẹ đã khuyên bảo động viên nhiều.
Hoàn cảnh gia đình N.: gia đình N. có 4 người, bố mẹ, N. và em gái. Bố mẹ N.
đều là công nhân nhà máy dệt Nam Định, hoàn cảnh kinh tế gia đình ở mức trung bình,
từ khi N. gặp tai nạn, gia đình đã cố gắng chạy chữa cho em nên lâm vào hoàn cảnh
khó khăn.


Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 9


Xác định vấn đề của N.
 Không thể đi lại được do chấn thương đầu gối
 Cần có sự giúp đỡ của người khác trong các hoạt động sinh hoạt thường
ngày
 Sống khép kín, hay cáu gắt, khủng hoảng tâm lý
 Không đi học nữa
Cây vấn đề của N.







Tầng 1 là vấn đề ưu tiên cần giải quyết trước tiên mà đối tượng đang gặp phải
(N. đã bỏ học)
Tầng 2 và 3 là những nguyên nhân dẫn đến vấn đề của N. (sức khỏe kém, mặc
cảm tự ti, gia đình khó khăn…)




Bỏ học
Sức khỏe kém Mặc cảm, tự ti Gia đình khó khăn
Bị chấn thương gối,
không đi lại được
không có nguồn thu nhập
thêm ngoài lương của bố mẹ
Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành


Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 10

Biểu đồ sinh thái














Mối quan hệ hai chiều




Mối quan hệ xa cách
Thông qua biểu đồ sinh thái trên cho thấy các vấn đề của gia đình N. và bản
thân N., những tích cực, hạn chế và nguồn lực trợ giúp cho N., qua đó ta có thể xây
dựng được kế hoạch can thiệp trợ giúp cho đối tượng.





Gia đình N.
N.
Bệnh
viện
CQ địa
phương
Trường
học
Bạn bè
Hàng
xóm
Việc
làm
NV
CTXH
Họ
hàng
Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 11

Xác định tích cực, hạn chế của N. và gia đình N.
N. Gia đình N. Cộng đồng
Tích cực
N. học giỏi
Năng động
Ngoan ngoãn, lễ phép
Bố mẹ thương N.
Em gái ngoan ngoãn
Họ hàng thân cận, gần

gũi
Hàng xóm tốt, gần gũi
Trường học quan tâm,
tạo điều kiện.
Bạn bè thân thiết
Nhân viên xã hội nhiệt
tình trợ giúp
Hạn chế
Về sức khỏe: không đi lại
được; không tự đảm bảo
được các sinh hoạt
thường ngày, cần có sự
giúp đỡ của người khác.
Về hành vi: hay cáu gắt,
không giao tiếp với
người khác
Về tương tác xã hội:
sống khép kín, không đi
học nữa.
Bố mẹ là công nhân
nên lương thấp
Điều kiện gia đình khó
khăn
Không có việc làm
thêm => không có
nguồn thu nhập thêm
Chính quyền địa
phương xa cách
Chưa tiếp cận được
với các dịch vụ trợ

giúp xã hội
Các dịch vụ y tế chưa
đầy đủ
3.2. Đặt mục tiêu
Với vấn đề của N. mục tiêu chính và quan trọng nhất là giúp N. giải tỏa tâm lý
khủng hoảng và quay trở lại trường học, chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới. Tiếp đó là
việc hỗ trợ cho N. tiếp cận được với các dịch vụ y tế, xã hội nhằm giúp N. hình thành
các kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Cuối cùng là trợ giúp cho gia đình N. kết nối các
nguồn lực nhằm phát triển kinh tế, giải quyết những khó khăn cho việc điều trị và
chăm sóc cho N.
Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 12

Như vậy, có thể tổng quát lại các mục tiêu trợ giúp N. như sau:
i. Giúp N. sớm quay trở lại trường học
ii. Phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho N.
iii. Liên kết nguồn lực trợ giúp gia đình N. phát triển kinh tế

















Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 13

3.3. Lên kế hoạch trợ giúp
Mục tiêu Nội dung cụ thể Phương tiện/
Kỹ năng
Đánh giá Ghi chú/ Thời
gian dự kiến
(+) (-) (0)
1. Giúp N.
quay trở lại
trường học

Tiếp cận đối tượng, tạo lập mối quan hệ

Kỹ năng giao tiếp
Thiết lập mối
quan hệ
3 buổi
Trò chuyện, thu thập thông tin từ gia đình và
người thân, bạn bè, thầy cô giáo của N.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng phản hồi
Kỹ năng hỏi
2 buổi

Tham vấn tâm lý giúp N. vượt qua khủng
hoảng, cân bằng cảm xúc và hành vi, lấy lại
niềm tin.
05 buổi Phối hợp với
nhà trị liệu tâm
lý (nếu cần)
Đảm bảo tính
bảo mật thông
tin của đối
tượng (nếu phối
hợp)
Cùng N. tìm hiểu những nhu cầu, nguyện 01 buổi
Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 14

vọng của N. về tương lai
Yêu cầu sự trợ giúp từ nhà trường và bạn bè
của N. đặc biệt là bạn thân đến trò chuyện và
mang thông tin về học tập tới cho N để N. bù
lại những kiến thức trong thời gian nghỉ học.

Thường xuyên
hàng ngày

02 tuần
Hỗ trợ gia đình N. tiếp cận được các dịch vụ
y tế và tìm hiểu tâm lý nhằm giúp người thân
của N có cách cư xử bình thường với N.,
tránh tâm lý thương hại tạo cảm xúc không

tốt cho N., tạo môi trường gia đình thoải mái.

Cung cấp và kết
nối các địa chỉ
chăm sóc sức
khỏe, phục hồi
chức năng
2. Phát
triển các kỹ
năng tự chăm
sóc bản thân
cho N.
Cung cấp các tài liệu, sách hướng dẫn N.
chăm sóc sức khỏe bản thân
Sách báo, tài liệu 01 buổi
Hỗ trợ N. và gia đình N. tiếp cận các dịch vụ
thăm khám, chăm sóc sức khỏe và phục hồi
chức năng cho N.
Địa chỉ dịch vụ hỗ
trợ.
Các công cụ hỗ
trợ đi lại

Cùng N. và gia đình N. đến các trung tâm
phục hồi chức năng để học các kỹ năng tự
chăm sóc cơ bản
01 tháng
Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 15


Giúp N. tiếp cận với một số người khuyết tật
vận động khác như N. tại trung tâm phục hồi
chức năng để cùng trò chuyện và chia sẻ
cách tự chăm sóc bản thân của họ.

Hướng dẫn người thân của N. cùng hỗ trợ N.
học cách tự chăm sóc bản thân và thực hiện
các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

3. Liên kết
nguồn lực trợ
giúp gia đình
N. phát triển
kinh tế
Cung cấp các thông tin về việc làm thêm cho
gia đình N.
Thông tin việc
làm
01 buổi
Kết nối với các dịch vụ việc làm giúp gia
đình N. có công việc làm thêm tại nhà tăng
thu nhập, có điều kiện kinh tế chăm sóc sức
khỏe cho N.











Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 16



Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 17

3.4. Thực hiện kế hoạch
Sau khi lập được kế hoạch trợ giúp đối tượng thì quá trình thực hiện kế hoạch
cần phải được liên tục giám sát và theo dõi định hướng những hoạt động cho đối
tượng. Đồng thời tìm hiểu phản hồi của đối tượng và người thân của đối tượng để rà
soát, chỉnh sửa lại kế hoạch cho phù hợp với thực tế.
Việc liên kết các nguồn lực và các dịch vụ trợ giúp cần được chuẩn bị và lựa
chọn ngay từ khâu lập kế hoạch và có bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện.
Đối chiếu với kế hoạch đã xây dựng như trên đối với trường hợp Nguyễn Hải
N., học viên thực hiện lần lượt theo các bước đã được thiết kế, giải quyết lần lượt các
mục tiêu đã đề ra nhằm trợ giúp đối tượng.
Trong quá trình thực hiện thì cần có bước đánh giá theo định kì, việc đánh giá
này có thể linh hoạt lựa chọn phương thức đánh giá theo thời gian hoặc đánh giá theo
kết quả đầu ra của hoạt động.
Với trường hợp ca đối tượng N., học viên lựa chọn việc đánh giá theo kết quả
đầu ra của hoạt động dựa trên kế hoạch đã đề ra.
3.5. Lượng giá, kết thúc

Đối với trường hợp ca Nguyễn Hải N., việc can thiệp trợ giúp cho đối tượng
được xây dựng trong thời gian ngắn (03 tháng). Do đó việc lượng giá được tiến hành
khi kết thúc.
Đối với trường hợp của N., mục tiêu can thiệp đưa ra là 03 mục tiêu, trong đó cả
ba mục tiêu đều đã được thực hiện và đem lại kết quả.
Với mục tiêu thứ nhất – giúp N quay lại trường học – đã đạt được, với việc tham
vấn tâm lý giúp N. giải tỏa khủng hoảng và cân bằng tâm lý, chấp nhận thực tế và tiếp
tục niềm tin sống, quay lại trường học.
Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 18

Mục tiêu thứ hai – phát triển các kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho N. – N. đã
được tiếp cận với các thông tin, sách chăm sóc sức khỏe và tìm hiểu về tình trạng của
mình, đồng thời được tiếp cận và cung cấp các dụng cụ hỗ trợ việc đi lại của em, tạo sự
thoải mái trong sinh hoạt thường ngày. Đồng thời N. cũng được có cơ hội học hỏi chia
sẻ từ những người cùng cảnh với mình tại trung tâm phục hồi chức năng trong việc tự
chăm sóc bản thân thế nào.
Mục tiêu thứ ba là hỗ trợ gia đình N. tiếp cận các thông tin việc làm thêm nhằm
tăng thu nhập cho gia đình N, hỗ trợ cho việc chăm sóc sức khỏe cho N. cũng đạt được.
Gia đình N. có được thông tin về việc làm thêm và tự lựa chọn công việc phù hợp với
gia đình.
Trong quá trình thực hiện can thiệp trợ giúp đã gặp được nhiều thuận lợi, sự
phối hợp từ nhà trường, bạn bè N., người thân trong gia đình N.
Kết thúc can thiệp trợ giúp cho đối tượng N. thành công.











Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 19

KẾT LUẬN
Mỗi một con người sống trong xã hội đều mang nhiều vai trò khác nhau nhưng
có một số người vì lý do này hay lý do khác không thể thực hiện đầy đủ các chức năng
xã hội. Người khuyết tật là một đối tượng yếu thế trong xã hội rất cần có sự trợ giúp và
quan tâm đặc biệt của xã hội. Công tác xã hội với người khuyết tật ra đời cũng vì lý do
đó.
Quản lý trường hợp trong công tác xã hội với người khuyết tật là một mô hình
can thiệp và hỗ trợ trực tiếp cho người khuyết tật ở cấp độ cá nhân. Qua tiến trình can
thiệp với trường hợp đối tượng Nguyễn Hải N. bị khuyết tật vận động do quá trình
sống gặp tai nạn bất ngờ đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của quản lý trường
hợp trong công tác xã hội với người khuyết tật.












Bài cuối kỳ: Người khuyết tật – Chính sách và thực hành

Nguyễn Thị Thu Hiếu – QHX - 2012 – Công tác xã hội (lớp 1) Page 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật, 2006
2. World Health Ogananisation 2001, International Classification on Functing,
Disability and Health, p.213
3. Theo Baomoi.com ngày 22/4/2014 />trieu-nguoi-khuyet-tat/122/13629382.epi
4. Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Giáo trình công tác
xã hội với người khuyết tật (bản thảo lần 5)
5. Đại học Lao Động và Xã hội Hà Nội, Giáo trình công tác xã hội cá nhân

×