Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp ở trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.17 KB, 8 trang )

ĐỀ TÀI:
DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TÍCH HP
Ở TRƯỜNG THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong mọi thời đại, giáo dục luôn có vai trò và vò trí quan trọng đối với
sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Bởi vì đối tượng chòu tác
động trực tiếp của giáo dục là những con người. Sự tác động ấy bao gồm
cả trí tuệ lẫn tâm hồn, cả năng lực cũng như quan niệm sống. Như vậy sự
phát triển xã hội phụ thuộc rất nhiều và chất lượng giáo dục. Chính từ
những yêu cầu trên mà đòi hỏi giáo dục phải không ngừng đổi mới cũng
như tự hoàn thiện mình.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà những kênh thông tin đang gần
như bùng nổ trên các phương diện vật chất cũng như tinh thần. Trước thực
trạng đó yêu cầu ta phải có được những sản phẩm phù hợp với xu thế
phát triển của thời đại. Sản phẩm ấy chính là con người, là nguồn nhân
lực, là trí tuệ để vượt qua khỏi nguy cơ tụt hậu.
Từ những yêu cầu trên Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt coi trọng “
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Từ đây cũng đặt ra cho
ngành giáo dục những yêu cầu và nhiệm vụ mới.Từ năm học 2003 Bộ
giáo dục đã tiến hành chương trình thí điểm và tiến tới hoàn thiện chương
trình sách giáo khoa theo hướng mới: Hướng tích hợp. Trong quá trình đó
yêu cầu về đổi mới phương pháp vẫn là một yêu cầu bức thiết. Xác đònh
lại mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách đánh giá môn học trong bộ
môn Văn là vô cùng cần thiết. Sự thay đổi này đã là một cuộc cách mạng
thật sự về phương pháp giảng dạy bộ môn Văn – Tiếng Việt.
Bản thân tôi, trong quá trình giảng dạy đã có được những kinh
nghiệm tuy không nhiều nhưng cũng một phần nào góp vào thắng lợi
chung của giáo dục đòa phương cũng như của nước nhà.Trong những điều
tâm huyết ấy tôi nhận thấy: Phương pháp dạy học Văn theo hướng tích
hợp đã đem lại kết quả cao về lượng cũng như về chất, giúp cho người
dạy và người học có một cái nhìn mới về bộ môn Ngữ văn và cách cảm


thụ Văn học. Thực tế trong giảng dạy cũng như học tập đồng nghiệp tôi
nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy bộ môn theo hướng tích hợp đã
mang lại những kết quả khả quan. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài
này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Trong tất cả các môn học thì bộ môn Ngữ văn có vò trí quan trọng bởi
nó không chỉ trang bò những kiến thức thông thường mà còn chuẩn bị cho
học hoặc ra đời hoặc tiếp tục học ở những bậc học cao hơn, mặt khác học
văn có nghĩa là học cách làm người “ Văn học là nhân học”, để trở thành
những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết u thương, biết q trọng gia
đình và mọi người, có lòng u nước, biết hướng tới những tư tưởng tình
cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tơn trọng lẽ phải, sự cơng bằng, sự
sáng tạo, bước đầu rèn luyện cho con người có năng lực sử dụng tiếng
Việt như một công cụ để tư duy và thực hành. Đó cũng là những con người
mong muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Chính vì những yêu cầu trên đòi hỏi người giáo viên dạy Văn
phải khéo léo nắm bắt đặc điểm đối tượng học sinh để vừa dạy học vừa rèn
luyện và giáo dục khả năng tồn diện cho học sinh qua các mơn học. Điều
tơi muốn nói đó là dạy học theo hướng tích hợp.
Tích hợp là một phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các
qúa trình học tập riêng rẽ, các môn học, các phân môn khác nhau
theo hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu,
mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau.Tích hợp rèn luyện kó năng trong
một môn học hay một số môn học. Tích hợp để tăng cường tính thực
hành, nâng cao năng lực suy nghó và năng lực tư duy, tìm tòi nghiên cứu.
Tích hợp để tạo điều kiện hình thành các hoạt động ngoại khóa, xây dựng
các tình huống học tập chính thức ở lớp.
Như vậy: Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại được vận dụng
rộng rãi ở các nước phát triển và trên thế giới. Ở Việt Nam phương pháp

này mặc dù chưa được gọi tên cụ thể nhưng thực ra trong các chương trình
cũ của SGK trước kia chúng ta đã có những môn học được dạy theo tinh
thần trên. Bởi vì cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn có liên
quan chặt chẽ với nhau, cả nội dung lẫn phương pháp tiếp cận. Chính vì
thế nếu tích hợp sẽ làm sáng tỏ cho nhau mà tránh được hiện tượng trùng
lặp, không mâu thuẫn, tiết kiệm được thời gian và thực hiện được việc
giảm tải trong việc giảng dạy bộ môn này. Và quan điểm này đã được
thể hiện rất rõ trong chưng trình giáo dục từ năm 2002. Đó là việc thay
đổi tên môn học thành môn Ngữ văn, là sự sát nhập cả ba phân môn Văn,
Tiếng Việt, Tập làm văn trong một cuốn sách.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ.
Với kinh nghiệm của bản thân trong những năn trực tiếp giảng dạy
cũng như học tập của các bạn đồng nghiệp khác tôi xin mạo muội nêu ra
một số suy nghó về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp như sau:
Như đã nói ở trên người giáo viên văn là sự hội tụ đầy đủ các yếu tố,
các phẩm chất khác nhau: Vừa là một nhà sư phạm, một nhà phê bình
nghiên cứu, nhưng đồng thời cũng là một nghệ só. Để có những giờ học
mang đậm chất Văn thì yêu cầu người giáo viên phải biết sử dụng linh
hoạt các phương pháp khác nhau cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối
tượng học sinh. Để có một giờ dạy theo quan điểm tích hợp đạt kếât quả
cao yêu cầu giáo viên cần phải biết lựa chọn các khía cạnh, nội dung để
tích hợp. Nội dung tích hợp trong môn học là rất phong phú ( Có thể là
một bài học, một tiết học, một tuần học, hay một chương trình học).
Trên đây là nội dung tích hợp ngang: Ví dụ khi dạy bài Thánh Gióng
SGK NV 6 cần liên hệ nội dung với việc giải thích nghóa của các từ thuần
Việt và bài “ Từ mượn” bằng cách cho học giải thích và nhận xét nghóa
của các từ: tráng só, phi thường để miêu tả tư thế người anh hùng làng
Gióng khi đánh giặc. Hoặc có thể lấy nội dung câu chuyện để làm dẫn
liệu của truyện này ( kết cấu, diễn biến, tình tiết) cho bài học về Tập
làm văn ở tiết sau. Hay khi dạy bài “ Vượt thác “ cần cố gắng phân tích

để khai thác các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa sẽ học ở các
tiết sau.
Khi dạy học Ngữ văn 7 cần chú ý nếu như học kì I của chương trình
là sự kết nối kiến thức của lớp 6 ( Các tác phẩm tự sự, trữ tình) thì học kì
II sẽ là nội dung khiến thức có nhiệm vụ làm tiền đề cho lớp 8( Các tác
phẩm văn chương nghò luận) và một số tác phẩm văn chương tiêu biểu
đầu thế kỉ XX.
Hay khi dạy văn bản Lão Hạc của Nam Cao giáo viên có thể vận
dụng những nội dung kiến thức của Tiếng Việt có liên quan như từ
loại( trợ từ, thán từ, tình thái từ; các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm
thán, trần thuật và các phương châm hội thoại : xưng hô trong hội thoại,
lượt lời trong hội thoại ) nhằm giúp học sinh hiểu rõ nội dung tác phẩm,
hình tượng nhân vật cũng như quan điểm sáng tác của nhà văn. Nhất là
việc sử dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản: miêu tả, tự sự,
biểu
cảm…. Từ đó bài giảng của giáo viên sẽ phong phú hơn, gây hứng thú với
học sinh hơn.
Việc tích hợp không chỉ dừng lại ở nội dung bài học mà ở cả hệ thống
câu hỏi. VD: khi dạy văn bản “ Bánh trôi nước” NV 7 T1 GV có thể yêu
cầu học sinh chọn những câu tục ngữ, ca dao có mở đầu bằng cụm từ
Thân em để làm dữ liệu cho việc giảng dạy bài Điệp ngữ và liên hệ với
những câu hát thuộc chủ đề than thân mà học sinh đã được học ở những
bài đầu của phần Văn học dân gian. Như vậy mỗi giáo viên phải thực sự
đầu tư và cần nhận rõ ý đồ của các nhà biên soạn sách từ đó có cách sử lí
mỗi bài học sao cho thật khoa học và dễ hiểu nhất đối với học sinh. Bên
cạnh việc tích hợp thông qua từng thời điểm thì giáo viên có thể tích hợp
bằng cách sâu chuỗi các nội dung kiến thức đã học trong chương trình
theo từng chủ đề hay một đơn vò kiến thức nào đó.Vì khi kiến thức học ở
phân môn này nhưng cũng chính là nội dung sẽ học ở phân môn khác.
Phương pháp này chủ yếu dùng cho các tiết luyện tập.

III. ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HP.
1. Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ.
Đây có thể coi là khâu đầu tiên trong quá trình tổ chức các hoạt động
dạy và học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là kiểm tra việc
chuẩn bò bài của học sinh. Ngoài ra đây cũng là hoạt động giống như
chiếc cầu nối giữa nội dung kiến thức cũ với nội dung kiến thức sắp tìm
hiểu. Vì vậy khâu này cũng thực sự cần thiết.
VD: Khi dạy bài “ Dấu ngoặc kép” NV8 T1 giáo viên có thể lấy
một đề văn thuyết minh : “ Hãy thuyết minh về cái phích nước- cái bình
thủy” . trong phần văn bản trước đó và cho học sinh điền dấu ngoặc đơn,
dấu hai chấm. Thao tác này đã củng cố kiến thức về dấu câu cũng như
văn thuyết minh mà các em đã được học trước đó.
2. Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới.
Đây là một thao tác nhỏ trong qúa trình tổ chức hoạt động dạy và học
và nó chỉ có thể áp dụng ở những bài học thật phù hợp. Tuy nhiên nó lại
có ý nghóa vô cùng quan trọng vì nó tạo hứng thú học tập cho học sinh
chuẩn bò tâm thế để bước vào bài mới.
VD: Có thể tích hợp giữa văn và Tập làm văn khi dạy về Văn nghò
luận thông qua hoạt động giới thiệu bài “ Tinh thần yêu nước của nhân
dân ta” NV 7 T1 - Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta
là lòng yêu nước. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu truyền thống tốt đẹp
này. Đó là văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí
Minh. Bài văn được trích trong báo cáo chính trò của Bác tại Đại hội lần
thứ II tháng 2 năm 1951 dù chỉ là một đoạn trích giảng , nhưng văn bản
này được coi là mẫu mực về văn nghò luận ( cụ thể là nghò luận chứng
minh) Một kiểu văn bản mà chúng ta sẽ được học trong chương trình.
3. Tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi.
Trong hoạt động Ngữ văn để tìm hiểu những giá trò nội dung và nghệ
thuật của văn bản thì việc xây dựng hệ thống câu hỏi là vô cùng quan
trọng, nó thể hiện tính tích cực, chủ động của hoạt động dạy và học. Nếu

trong hoạt động này giáo viên biết lồng ghép tích hợp thông qua các thao
tác thì hệ thống câu hỏi sẽ rất phong phú và hiệu quả sẽ cao hơn.
VD: Khi dạy văn bản Thạch Sanh ( Ngữ văn 6 tập I) giáo viên có
thể tích hợp giữa các phần Văn – Tập làm văn ( Nhân vật trong tác phẩm
tự sự) thông qua hệ thống câu hỏi sau:
? Em hãy liệt kê các nhân vật trong truyện( Có thể chia nhân
vật làm mấy tuyến? Đó là những tuyến nào, ai là nhân vật chính)
? So sánh truyện này với các truyện cổ tích khác để nêu suy
nghó về dụng ý của người xưa khi xây dựng các tuyếân nhân vật này.
4. Tích hợp thông qua phương tiện dạy học.
Đối với mỗi tác phẩm văn chương khi những văn bản có tranh minh
họa hoặc có phổ nhạc, chuyển thể thành phim thì GV có thể sử dụng
như những phương tiện dạy học để các em có thể cảm thụ tốt hơn. Đây là
một yêu cầu quan trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện
đại.
VD: Khi dạy truyện : “ Cây bút thần” VG có thể cho học sinh xem
tranh và yêu cầu HS tóm tắt nội dung đoạn trích tương ứng với nội dung
bức tranh; hay khi dạy : “Tắt đèn “ NV 8 T1. GV có thể cho học sinh xem
đoạn trích đã được chuyển thể thành phim. Dạy văn bản : “ Viếng lăng
Bác” NV 9 T2 GV có thể hát nội dung bài hát đã được phổ nhạc.
Nhưng điều quan trọng là khi thực hiện phương pháp này yêu cầu
giáo viên phải có sự chuẩn bò công phu, có sự đầu tư về vật chất cũng như
về thời gian, mặt khác nó phụ thuộc vào đặc điểm của nhà trường, năng
lực, năng khiếu của giáo viên.
5. Tích hợp thông qua hệ thống bài tập.
Có thể nói đây là điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên có thể tiến
hành phương pháp dạy học theo ý đồ của mình sau một tiếât học, một bài
học giúp học sinh nắm chắc khiến thức để rèn luyện cho học sinh kó
năng: nghe, nói, đọc, viết.
VD1: Khi dạy tiếng Việt 8 bài : “ Dấu ngoặc kép” GV có thể yêu

cầu HS viết đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu
ngoặc kép. (Tích hợp giữa Tiếng việt và Tập làm văn)
DV 2: Phân tích các hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ( Mặt trời trong
lăng, tràng hoa, vầng trăng, trời xanh) để thấy nét đặc sắc trong nghệ
thuật thể hiện của tác giả Viễn Phương( tích hợp Văn – Tiếng việt)
6. Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra.
Chương trình được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế khi tiến
hành ôn tập, kiểm tra GV cần giúp học sinh nắm chắc các vấn đề:
- Các khiến thức của cả ba phần Văn, Tiếng việt, Tập làm văn đều
dựa trên cùng một hệ thống văn bản để khai thác và hình thành. Khi học
ôn cần liên hệ và gắn bó các kiến thức của mỗi phân môn với các văn
bản chung trong SGK.
- Nhắc HS không nên học tủ mà phải học học một cách toàn diện,
đầy đủ. Để làm được những yêu cầu trên thì trong quá trình kiểm tra
thường xuyên cũng như kiểm tra đònh kì GV cần xây dựng hệ thống câu
hỏi theo yêu cầu tích hợp. Cấâu trúc của một đề kiểm tra theo tinh thần
tích hợp gồm có hai phần:
Phần I ( trắc nghiệm khách quan) Phần này thường chiếm khoảng
30 – 40% số điểm, nhằm kiểm tra kiếân thức về đọc, hiểu tiếng Việt.
Phần II ( phần tự luận) Phần này chiếm 60 – 70 % số điểm nhằm
kiểm tra kiến thức và kó năng Tập làm văn thông qua một bài hoặc một
bài văn ngắn.
7. Tích hợp thông qua đời sống xã hội.
Mỗi bài học đều mang hơi thở của cuộc sống, sự tích hợp này là tự
nhiên vì văn học là phản ánh cuộc sống và trở về cuộc sống. Dạy văn là
dạy từ cuộc đời, thông qua cuộc đời và cho cuộc đời.Trong chương trình
đều có cấu trúc cân đối giữa các phần, các giai đoạn lòch sử. Vì vậy GV
cần có ý thúc thông qua tiết dạy giúp học sinh có cái nhìn thực tiễn về đời
sống. Đây là phương pháp dạy học theo hướng tích hợp giữa các phân
môn thông qua các hình thức khác nhau.

VD1: Tích hợp Văn – Lòch sử:
Tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn
cảnh lòch sử từng thời kì, về các nhân vật lòch sử… để lí giải, khai thác các
hình tượng văn học. DV: Khi dạy văn bản: “ Hoàng Lê nhất thống chí”
Hồi 14 ( NV 9 T1), “ Bài ca Côn Sơn” ( NV 7 T2) thì yêu cầu GV cần
vận dụng bối cảnh lòch sử đất nước thời Lê – Trònh cũng như cuộc đời
của tác giả Nguyễn Trãi để lí giải mộât số ý trong khi khai thác văn bản.
VD2: Tích hợp văn – Âm nhạc:
Khi dạy một số tác phẩm được phổ nhạc Như : Viếng lăng bác, Đồng
chí NV 9 GV có thể cho các em trình bày lại tác phẩm âm nhạc đó.
Hoặc có thể ngâm thơ hay đóng kòch như: Sơn Tinh Thủy Tinh SGK NV
6. Làm như vậy các em sẽ nhớ về tác phẩm nhanh hơn và lâu hơn.
VD3: Tích hợp Văn – Mó thuật.
Khi học một tác phẩm văn học GV có thể cho học sinh vẽ tranh trong
văn bản hay vẽ về một nhân vật văn học mà em yêu thích từ đó có thể
cho học sinh đặt tên cho bức tranh và giải thích. Đây cũng là một hình
thức phát huy khả năng tư duy và tưởng tượng của học sinh, thông qua đó
các em có thể bộc lộ quan điểm của bản thân. Đây cũng là một thao tác
dễ thực hiện nên đã được rất nhiều giáo viên áp dụng.
Như vậy thông qua những nội dung đã trình bày ở trên, một lần nữa ta
có thể khẳng đònh rằng trong hoạt động dạy và học thì giáo viên giữ một
vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy, vai trò giáo viên
là tổ chức cho học sinh hoạt động để từ đó tự tìm hiểu, khám phá kiến
thức và phát triển khả năng tư duy của mình. Nhưng để có thành công thì
yêu cầu GV cần xác đònh rõ hướng tích hợp cho từng kiểu bài, từng phần
cụ thể.
C. KẾT LUẬN.
Trên đây là những kinh nghiệm về phương pháp dạy học ngữ văn theo
hướng tích hợp mà tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng trong thời gian
qua. Được sự giúp đỡ rất nhiều của nhà trường , bạn bè đồng nghiệp,

nhưng tôi nhận thấy cũng còn nhiều hạn chế vì về phía giáo viên vì có
những giáo viên chưa được dạy xuyên suốt chương trình từ lớp 6 đến lớp
9 nên khả năng tích hợp dọc chương trình còn hạn chế vì không nắm được
cấu trúc chương trình.
Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng phương pháp giảng dạy này tôi
nhận thấy chất lượng học sinh đã được cải thiện một cách rõ rệt, tỷ lệ học
sinh khá, giỏi tăng, không có học sinh kém về bộ môn, rất nhiều em hứng
thú với việc học tập bộ môn mà trước kia các em rất ngại vì dài hay vì
nhiều những lí do khác.
Vấn đề tôi đã nghiên cứu ở trên đã được đưa ra thảo luận và áp dụng.
Vì phương pháp này không chỉ áp dụng cho việc dạy và học môn Ngữ
văn mà còn cho nhiều môn học khác vì hiện nay hầu hết các môn học
đều được xây dựng theo tinh thần tích hợp, chúng lại có sự hỗ trợ, liên
thông với nhau.
Phường 4, ngày 20 tháng 12 năm 2007
Người thực hiện



×