Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

phương pháp dạy một bài ca dao ở chương trình ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.99 KB, 6 trang )

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Bản sáng kiến kinh nghiệm
Phơng pháp Dạy một bài ca dao ở chơng trình ngữ văn lớp 7

Họ và tên: Đào Thị Sáu
Ngày sinh: 23/10/1962.
Trình độ chuyên môn: Đại học Văn.
Đơn vị công tác: Trờng THCS Hồng Thái.
Công việc đợc giao: Dạy Ngữ Văn 6,7.
Danh hiệu chuyên môn: Giáo viên giỏi cấp cơ sở.
Danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến.
A. Căn cứ xây dựng sáng kiến
Trong chơng trình Ngữ Văn lớp 7, phần văn bản ca dao chiếm một vị trí
khá quan trọng: Số câu ca dao đợc học: 15 câu; Số câu đợc đọc thêm: 14 câu (Đ-
ợc học trong cả tuần 3 và tuần 4 của học kỳ I).
Dạy học tốt phần ca dao sẽ không chỉ giúp học sinh hiểu về đời sống
tình cảm phong phú, đẹp đẽ của cha ông xa mà qua đó còn giáo dục cho học sinh
tình cảm đúng đắn: Tình yêu gia đình, yêu quê hơng, đất nớc ; Thái độ phê
phán cái xấu trong xã hội. Học tốt ca dao, học sinh còn đợc ở đó lời ăn tiếng nói
giản dị mà tế nhị, sâu sắc.
Vì thế, trong phơng pháp dạy học tích hợp, dạy tốt phần ca dao sẽ giúp học
sinh về cách dùng từ ngữ trong phân môn Tiếng Việt, cách làm văn biểu cảm
trong phân môn Tập làm văn.
Qua quá trình nhiều năm giảng dạy phần ca dao, trong phạm vi bài học
này, tôi muốn rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ về phơng pháp dạy một bài ca dao
trong chơng trình Ngữ Văn lớp 7.
1
B. Nội dung:
I. Một số cách dạy ca dao đang tồn tại:
- Phổ biến nhất là cách Diễn nôm ca dao . Với cách này, ngời dạy nói lại


nội dung trực tiếp của những câu ca dao (mà vốn học sinh đã biết) bằng lời lẽ
thông thờng, nôm na để học sinh Dễ hiểu . Cách giảng này thờng không đem lại
hào hứng học tập cho học sinh, vì nội dung giảng không có gì mới mẻ.
- Có ngời lại phức tạp hóa sự giản dị của ca dao, lôi cuốn học sinh bằng
những lời lẽ văn hoa bóng bẩy, những thuật ngữ chuyên môn Cách này cũng
không đem lại cho học sinh những cảm xúc thực sự cần thiết về những bài ca dao
đợc học.
- Có ngời lại lấy bài ca dao làm điểm xuất phát, để từ đó liên hệ, liên tởng,
dẫn dắt học sinh từ những câu thơ, tứ thơ trong những tác phẩm văn học khác
theo sở trờng và cảm hứng tự do của giáo viên. Cách này thờng cuốn hút cả thầy
và trò (Nhiều khi quên cả giờ giấc) nhng cái đích cuối cùng là học sinh cảm nhận
đợc cái hay của chính câu ca dao đó thì không đạt đợc.
II. Quan điểm về việc dạy học ca dao ở ngữ văn lớp 7:
1. Giáo viên phải nắm vững những yêu cầu về việc dạy và học
ca dao ở Ngữ Văn lớp 7:
- Cảm nhận đợc vẻ đẹp tâm hồn của ngời bình dân Việt Nam đợc phản ánh
trong ca dao xa, từ đó càng thêm yêu quý ngời lao động và những sáng tác dân
gian mà Bác Hồ đã coi nh những hòn ngọc quý.
- Nắm đợc một số nét nghệ thuật đặc trng tiêu biểu của ca dao nh: Cách
lặp lại các hình ảnh truyền thống; mô thức mở đầu bài ca; cách dùng hình ảnh so
sánh, ẩn dụ
- Biết vận dụng ca dao trong học bộ môn Ngữ Văn và trong cuộc sống.
2. Giáo viên phải xác định phơng pháp dạy ca dao thích hợp,
có hiệu quả:
- Để đạt đợc những yêu cầu trên, theo tôi, ba cách dạy ca dao nh nêu ở mục
I đều không nên vận dụng.
- Qua thực tế nhiều năm giảng dạy Ngữ Văn 7, từ việc tìm tòi những phơng
pháp dạy thích hợp và việc đúc rút kinh nghiệm của bản thân, theo tôi, cách dạy
một bài ca dao có hiệu quả nhất đó là: Đi từ nghệ thuật đến nội dung tác phẩm.
Cụ thể, tiến trình dạy một bài ca dao nh sau:

2
3. Tiến trình dạy một bài ca dao:
3.1 Đọc bài ca dao:
- Giáo viên hớng dẫn cách đọc.
- Học sinh đọc diễn cảm.
(Giáo viên cần lu ý uốn nắn cách đọc vì đọc tốt coi nh đã hiểu một phần
bài ca dao).
- Giáo viên hoặc một học sinh khá giỏi đọc lại.
- Giải thích từ khó (nếu có).
3.2. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài ca dao:
a. Xác định nhân vật trữ tình (Bài ca dao là lời của ai ? ) ;
Đối tợng trữ tình (Nói với ai ?) và nói về việc gì ?
b. Học sinh phát hiện các yếu tố nghệ thuật đặc trng của bài ca dao.
c. Giáo viên gợi ý, dẫn dắt học sinh phân tích các yếu tố nghệ thuật đó để bật ra
nội dung, ý nghĩa của bài ca dao.
d. Nếu còn thời gian, cho học sinh tìm thêm các câu ca dao khác cùng nội dung.
e. Tổng kết, đánh giá bài ca dao: ý nghĩa với đơng thời ? với hiện nay ? Liên hệ
thực tế ngày nay.
4. Ví dụ tiến trình dạy một bài ca dao cụ thể:
Bài ca dao số 1 Trong bài: Những câu hát than thân Ngữ Văn 2
tập II:
Nớc non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ai kia cạn, cho gầy cò con ?
4.1. Đọc bài ca dao:
- Giáo viên hớng dẫn cho học sinh
- Học sinh đọc lại. (Giáo viên chú ý uốn nắn học sinh về giọng điệu: Giọng
buồn, ai oán ngậm ngùi, pha chút phản kháng).
4.2. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật:

a. Xác định nhân vật trữ tình, đối tợng trữ tình:
- Bài ca dao là lời của nông dân xa tự than về thân phận mình.
3
b +c. Học sinh phát hiện các yếu tố nghệ thuật đặc trng và phân tích giá trị biểu
đạt của các yếu tố nghệ thuật đó:
- Giáo viên đặt câu hỏi phù hợp để học sinh phát hiện các yếu tốt nghệ
thuật đó là:
+ Hình ảnh ẩn dụ: Con cò ngời nông dân
Thác, ghềnh, bể đầy, ao cạn: Những khó khăn, trắc trở
trong cuộc sống.
+ Hình ảnh đối lập: Nớc non >< một mình
(rộng lớn) (đơn độc)
Thân cò >< thác ghềnh
(nhỏ bé, yếu ớt) (nguy hiểm)
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh phát hiện giá trị biểu đạt của các yếu tố
nghệ thuật trên: Bài ca dao là lời than thân của ngời nông dân xa về thân phận
cuộc đời mình cũng nh những thân cò nhỏ bé, yếu ớt; phải lam lũ, vất vả dầm ma,
dãi nắng kiếm sống; phải vật lộn đối chọi với bao hiểm nguy luôn rình rập.
+ Câu hỏi tu từ ở cuối bài:
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ai kia cạn, cho gầy cò con
Là lời than mà cũng lời gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến
d. Học sinh tìm thêm một số ca dao khác cùng một nội dung có dùng hình ảnh ẩn
dụ con cò .
Ví dụ:
+ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đa chồng tiếng khóc nỉ non
+ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.


4.3. Tổng kết, đánh giá bài ca dao:
- ý nghĩa đơng thời: Tố cáo (kín đáo) xã hội phong kiến.
- Hiện nay: Giúp ta hiểu, thông cảm về cuộc đời ngời nông dân xa.
- Liên hệ: Ngời nông dân ngày nay ?
5. Một số điểm cần lu ý:
4
a. - Tiến trình dạy một bài ca dao nh đã nêu ở trên chỉ là hớng chung, thờng có
thể vận dụng nhng không phải dạy bất kỳ bài ca dao nào cũng có thể vận dụng.
- Trình tự các bớc 4.2.b và 4.2.c có thể kết hợp.
b. Học sinh lớp 7 sinh ra và lớn lên trong xã hội hiện nay hiện đại nên có một số
chi tiết trong ca dao các em còn xa lạ - nhất là học sinh ở thành thị thì giáo viên
cần giảng giải các từ ngữ khó hiểu một cách kỹ càng.
Ví dụ: nuộc lạt ( Ngó lên nuộc lạt mái nhà ), nón dấu ( Cậu cai nón dấu
lông gà )
c. Cần hớng dẫn cho học sinh có ý thức tích hợp phần học ca dao với hai phân
môn Tiếng Việt và Tập làm văn để biết vận dụng sáng tạo việc tích hợp đó trong
các bài tập cụ thể về Tiếng Việt (Ví dụ: Từ láy, Đại từ, rút gon câu ) và nhất là
các bài Tập làm văn (Từ ca dao mà làm cac bài Văn biểu cảm : Phát biểu cảm
nghĩ về một bài ca dao đã học) và để đạt mục đích cuối cùng là các em biết vận
dụng vào cuộc sống.
c. kết luận
Qua quá trình giảng dạy, khi giảng một bài ca dao theo hớng trên, tôi thấy
đạt đợc hiệu quả rõ rệt: Học sinh vừa nắm chắc nội dung cơ bản, vừa thấy đợc cái
hay về cách diễn đạt của các câu ca dao, đồng thời cũng đem đến cho các em
những nhận thức mới, cảm thụ mới. Hơn nữa, từ đó cũng hớng cho học sinh cách
tìm hiểu một bài ca dao nói chung.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của tôi đợc rút ra từ thực tế giảng
dạy rất mong đợc các đồng chí đồng nghiệp góp ý ./.
Sơn Dơng, ngày 26 tháng 4 năm 2006
Ngời viết

Đào Thị Sáu
đánh giá của hội đồng khoa học nhà trờng
5









chñ tÞch héi ®ång
§¸nh gi¸ cña héi ®ång kh phßng gi¸o dôc s¬n d¬ng






chñ tÞch héi ®ång
6

×