NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong đời sống kinh tế xã hội thời kì văn hoá Đông Sơn đã đưa đến sự ra đời
của nhà nước Văn Lang.
- Nắm được những nét đại cương về cơ cấu tổ chức Nhà nước Văn
Lang Âu Lạc.
- Thấy được nhân dân ta thời Văn Lang - Âu Lạc đã xây dựng được
một xã hội mới, có cuộc sống vật chất tinh thần phong phú, mang đậm bản
sắc riêng của người Việt cổ.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cuội nguồn dân tộc,
lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Kỹ năng
- Quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét.
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối
quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh.
- Mẩu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Thuật luyện kim ở nước ta ra đời từ khi nào, ở đâu và có ý
nghĩa gì với sự phát triển kinh tế, xã hội?
2. Mở bài
Vào cuối thời nguyên thủy các bộ lạc sống trên đất nước ta đều bước
vào thời kỳ đồng thau, biết đến thuật luyện kim và nghề nông nghiệp trồng
lúa nước. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo tiền
đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới - thời đại có
giai cấp Nhà nước hình thành và quốc gia Cổ đại trên đất nước Việt Nam.
Để hiểu được sự hình thành, cơ cấu tổ chức Nhà nước, đời sống văn hoá, xã
hội của các quốc gia trên đất nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm
nay.
3. Tổ chức dạy và học
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân
- Trước hết GV dẫn dắt: Văn Lang là
quốc gia cổ nhất trên đất nước Việt
Nam. Các em đã được biết đến nhiều
truyền thuyết về Nhà nước Văn Lang
như: Truyền thuyết Trăm trứng, Bánh
trưng bánh dày Còn về mặt khoa học,
Nhà nước Văn Lang được hình thành
trên cơ sở nào?
1. Những chuyển biến trong đời sống
kinh tế
- GV tiếp tục thuyết trình: Cũng như
các nơi khác nhau trên thế giới, các
quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam
được hình thành trên cơ sở nền kinh tế,
xã hội có sự chuyển biến kinh tế, xã
hội diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ Đông
Sơn (Đầu thiên niên kỷ I TCN).
- Cơ sở hình thành Nhà nước.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy
được chuyển biến về kinh tế ở thời kỳ
văn hoá Đông Sơn thiên niên kỷ I
TCN.
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận :
Giải thích khái niệm văn hoá Đông
Sơn là gọi theo di chỉ khảo cổ tiêu biểu
Đông Sơn ( Thanh Hóa).
- GV sử dụng một số tranh ảnh trong
SGK và những tranh ảnh sưu tầm được
để chứng minh cho HS thấy nền nông
nghiệp lúa nước dùng cày khá phát
triển. Có ý nghĩa quan trọng định hình
mọi liên hệ thực tế hiện nay.
- GV phát vấn: Hoạt động kinh tế của
cư dân Đông Sơn có gì khác với cư
dân Phùng Nguyên?
- Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn
hoá đã biết sử dụng công cụ đồng phổ
biến và bắt đầu có công cụ sắt.
- HS so sánh trả lời:
+ Sử dụng công cụ đồng phổ biến, biết
đến công cụ sắt.
- Nông nghiệp dùng cày khá phát triển,
kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh
cá.
+ Dùng cày khá phổ biến.
+ Có sự phân công lao động.
- Có sự phân công lao động giữa nông
nghiệp và thủ công nghiệp, nghề gốm
và nghề đúc đồng phát triển.
=> Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ
hơn, phát triển ở trình độ cao hơn hẳn.
- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc SGK để
thấy sự chuyển biến xã hội ở Đông
Sơn.
=> Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ
hơn, phát triển ở trình độ cao hơn hẳn.
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn chữ
nhỏ trong SGK về việc các nhà khảo
học cổ tìm thấy khuôn đúc đồng.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Việc phát
hiện được các khuôn đúc đồng, nồi nấu
đồng nói lên điều gì?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Việc phát
hiện được các khuôn đúc đồng, nồi nấu
đồng chứng tỏ thuật luyện kim được
thực hiện ở nước chứ không phải du
nhập từ nước ngoài vào. GV kết hợp
với giới thiệu hình: Rìu đồng Đơng
Sơn và Trống đồng Ngọc Lũ.
- GV chuyển ý sang mục 2: Nhờ sự
phát triển trong đời sống kinh tế đã dẫn
đến những chuyển biến về mặt xã hội.
Hoạt động 1: Cả lớp 2. Những chuyển biến xã hội
- GV trình bày: Sự phát triển kinh tế đã
dẫn đến những chuyển biến về xã hội.
Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có
hiện tượng phân hóa giàu nghèo.
- Thời Đông Sơn, xã hội có sự chuyển
biến với sự phân hóa giàu nghèo.
- GV có thể minh họa cho HS thấy sự
phân hóa giàu nghèo qua kết quả khai
quật mộ táng của các nhà khảo cổ.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày: Sự chuyển biến xã hội
mạnh mẽ ở thời Đông Sơn cùng với sự
ra đời của công xã nông thôn (làng,
xóm) đã đưa đến sự ra đời của nhà
nước đầu tiên ở Việt Nam.
3. Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc
- GV giải thích về tổ chức làng, xóm
để thấy được sự biến đổi về xã hội: Đa
dạng, phức tạp hơn, liên hệ với thực tế
hiện nay.
- GV đặt vấn đề: Sự biến đổi, phát
triển kinh tế, xã hội đó đặt ra những
yêu cầu đòi hỏi gì?
+ Yêu cầu trị thủy để đảm bảo nền
nông nghiệp ven sông.
+ Quản lý xã hội.
+ Chống các thế lực ngoại xâm để đáp
ứng những yêu cầu này Nhà nước ra
đời.
- Hoàn cảnh ra đời: Sự chuyển biến
kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu
mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống
giặc ngọai xâm => Nhà nước ra đời
đáp ứng những đòi hỏi đó.
- GV dẫn dắt: Như vậy ta đã thấy được
điều kiện hình thành Nhà nước Cổ đại
Việt Nam, tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về
từng quốc gia cụ thể.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân * Quốc gia Văn Lang (VII - III
TCN)
- GV giảng giải về thời gian hình thành
địa bàn, kinh đô nước Văn Lang.
- Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú
Thọ).
- Tổ chức Nhà nước:
- GV giảng giải về cơ cấu tổ chức bộ + Đứng đầu đất nước là vua Hùng, vua
máy Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Thục.
Minh họa bằng sơ đồ: Bộ máy Nhà
nước:
+ Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng.
Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc Tướng
đứng đầu.
+ Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tổ
chức bộ máy Nhà nước và đơn vị hành
chính thời Văn Lang - Âu Lạc?
- HS quan sát sơ đồ suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung kết luận: => Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn
giản, sơ khai.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy
được bước phát triển cao hơn của Nhà
nước Âu Lạc.
* Quốc gia Âu Lạc (III -II TCN)
- HS theo dõi SGK so sánh, trả lời.
- GV bổ sung, kết luận: Nhà nước tuy
cùng một thời kỳ lịch sử với Nhà nước
Văn Lang (Thời kỳ cổ đại) nhưng có
bước phát triển cao hơn so với những
biểu hiện.
- Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà
Nội).
- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ
máy Nhà nước chặt chẽ hơn.
- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành
Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
- GV sử dụng tranh ảnh trong SGK và
tư liệu về thành Cổ Loa, mũi tên đồng
để minh họa cho bước phát triển cao
hơn của nước Âu Lạc.
=> Nhà nước Âu Lạc có bước phát
triển cao hơn Nhà nước Văn Lang.
Hoạt động: Cá nhân
- GV yêu cầu tất cả HS theo dõi SGK để
thấy được cách ăn, ở, mặc của người Việt
Cổ.
4. Đời sống vật chất và tinh thần của
cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
a) Đời sống vật chất
- HS theo dõi SGK tự ghi nhớ. - Ăn: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.
- Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.
- Ở : Nhà sàn.
- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi
SGK thấy được đời sống tinh thần, tâm
linh của người Việt Cổ.
b) Đời sống tinh thần:
- Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.
- Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.
- HS theo dõi SGK tự ghi nhớ: - Có tập quán nhuộm răng đen, ăn
trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về
đời sống vật chất tinh thần của người
Viêt Cổ?
- HS suy nghĩ trả lời nhận xét của
mình.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về đời
sống của người Việt Cổ khá phong
phú, đa dạng, giản dị, chất phác,
nguyên sơ, hòa nhập với thiên nhiên.
=> Đời sống vật chất tinh thần của
Người Việt Cổ khá phong phú, hòa
nhập với tự nhiên.
4. Củng cố
- Dùng lược đồ củng cố quá trình hình thành các quốc gia cổ trên đất
nước Việt Nam: Địa bàn, thời gian hình thành, thành phần cư dân?
- Đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
5. Dặn dò
- Học thuộc bài, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK.