SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU :
- Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí tăng
khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất
khí.
- Làm được thí nghiệm trong bài , mô tả được hiện tượng xảy ra và rút
ra kết luận cần thiết.
- Biết cách đọc biểu bảng để rút ra kết luận cần thiết.
II. TRỌNG TÂM :
- Nắm được sự nở vì nhiệt của chất khí.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
III. CHUẨN BỊ :
- Quả bóng bàn bị bẹp. - Phích nước nóng. - Cốc.
- Một bình thủy tinh đáy bằng.
- Một ống thủy tinh thẳng hoặc một ống thủy tinh hình chữ L.
- Một nút cao su có đục lỗ.
- Một cốc nước màu.
- Khăn lau khô và mềm.
- Bảng so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí, chất lỏng, chất rắn.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định : kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- BT 19.2 . B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
- BT 19.3 Khi mới đun thoạt tiên mực nước trong ống tụt xuống một
chút, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Bởi vì , bình thủy
tinh tiếp xúc với ngọn lửa trước, nở ra làm cho chất lỏng trong ống tụt
xuống. Sau đó, nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn
thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên và dâng lên cao hơn
mức ban đầu.
- BT 19.4 Ở các bình chia độ thường ghi 20
0
C vì :giá trị thể tích ghi
trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ 200C, khi nhiệt độ khác đi thì thể tích
của bình thay đổi.
- BT 19.5 Vì chay có thể bị vỡ, do nước khi đông đặc lại thành nước đá,
thì thể tích tăng.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG
* Hoạt động 1 :Tổ chức tình huống học
tập.
@. Khi quả bóng bàn bị bẹp, làm thế nào
cho nó phồng lên ? ( nhúng vào nước nóng
) . Tại sao quả bóng bàn bẹp nhúng vào
nước nóng lại phồng lên ? ( Làm thí
nghiệm vói quả bóng bàn bị bẹp ).
. Dự đoán nguyên nhân làm quả bóng
bàn phồng lên.
* Nguyên nhân làm cho quả bóng bàn
phồng lên là do không khí trong bóng
nóng lên và nở ra. Để kiểm tra dự đoán
này phải tiến hành thí nghiệm.
* Hoạt động 2: Thí nghiệm kiểm tra chất
khí nóng lên thì nở ra.
@. Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm như
hình vẽ 20.1 và 20.2 SGK / 62. Quan sát
thí nghiệm, lưu ý khi thấy giọt nước màu
đi lên có thể bỏ tay áp vào bình cầu để
tránh giọt nước đi ra khỏi ống thuỷ tinh.
I. Thí ngiệm :
. Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng
và trả lời câu hỏi.
.+ C1. Hiện tượng gì xảy ra với giọt
nước màu trong ống thuỷ tinh khi bàn tay
áp vào bình cầu ? ( giọt nước màu đi lên ) .
Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không
khí trong bình thay đổi thế nào ? ( thể tích
không khí trong bình tăng: không khí nở
ra ).
+ C2. Khi ta thôi không áp tay vào bình
cầu có hiện tượng gì xảy ra ? ( Giọt nước
màu đi xuống, chứng tỏ thể tích trong bình
giảm : không khí co lại ).
+ C3. Tại sao thể tích không khí trong
bình trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp
hai bàn tay nóng vào bình ? ( do không khí
trong bình bị nóng lên )
+ C4. ( Do không khí trong bình lạnh đi )
.
Vậy chất khí nở ra khi nào ? co lại khi
SGK / 62 .
II. Kết luận :
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co
lại khi lạnh đi.
nào?
* Hoạt động 3 : Vận dụng kiến thức – giải
thích hiện tượng.
@. Điều khiển h/s trả lời câu hỏi phần vận
dụng.
+ C7. Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào
nước nóng, không khí trong quả bóng bị
nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng
lên như cũ.
+ C8. Ta có d = 10
m
V
khi nhiệt độ tăng,
m không đổi nhưng V tăng do đó d giảm.
Vì vậy d của không khí nóng nhỏ hơn d
của không khí lạnh : không khí nóng nhẹ
hơn không khí lạnh.
+ C9. Hình 20.3. Khi thời tiết nóng lên
không khí trong bình cầu cũng nóng lên,
nở ra đẩy mức nước trong ống thủy tinh
xuống dưới. Khi thời tiết lạnh … dâng lên
.
- Các chất khí khác nhau nở vì
nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn
chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều
* Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của
các chất khác nhau.
. Các chất rắn , lỏng , khí đều bị dãn nở
vì nhiệt nhưng sự nở vì nhiệt của các chất
khác nhau có giống nhau hay không ?
@. Hướng dẫn h/s : Đọc bảng 20.1 – nhận
xét : Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt
như thế nào ? So sánh sự nở vì nhiệt của
các chất : rắn, lỏng, khí . Từ đó cho h/s rút
ra kết luận .
hơn chất rắn.
4. Củng cố :
- Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí ?
- So sánh sự nở vì nhiệt của các chất : rắn, lỏng, khí .
- BT 20.1 . C. Khí, lỏng, rắn.
- BT 20.2 . C. Khối lượng riêng.
5. Dặn dò :
- Học bài.
- BT 20.3 20.7 . GV hướng dẫn bài tập về nhà.
- Hoàn chỉnh vở BT.
- Đọc phần có thể em chưa biết / 64 SGK.
- Chuẩn bị bài : “ Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt “
V. RÚT KINH NGHIỆM :