Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án vật lý lớp 6 - SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.68 KB, 7 trang )

SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC

I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy
.
- Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn
giản .
- Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm , cụ thể là từ
bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra
những kết luận cần thiết .
II. TRỌNG TÂM :
- Đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy . Biết giải thích một số hiện tượng
đơn giản .
- Biết vẽ đồ thị .
III. CHUẨN BỊ :
- Cho h/s : Thước kẻ , bút chì , tờ giấy kẻ ô vuông để vẽ đường biểu
diễn .
- Cả lớp :
- Một giá đỡ thí nghiệm . - Hai kẹp vạn năng .
- Một nhiệt kế . - Một đèn cồn .
- Một kiềng và lưới đốt . - Một cốc đốt .
- Một ống nghiệm . - Băng phiến tán nhỏ , nước ,
khăn lau .
- Bảng phụ có kẻ ô vuông . - Hình phóng to bảng 24.1 .
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định : kiểm diện .
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nhiệt kế dùng để làm gì ? Kể tên các loại nhiệt kế . Nêu GHĐ và
ĐCNN của nhiệt kế . ( - Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ . - Nhiệt kế thuỷ
ngân , nhiệt kế y tế , nhiệt kế rượu … . GV đưa nhiệt kế cho h/s quan
sát và đọc số chỉ trên nhiệt kế ) .


- Nước đá thường ở thể gì ? Khi đang tan bao nhiêu độ C ? Khi đã tan
hết thì ở thể gì ? ( Nước đá ở thể rắn . - Đang tan 0
o
C . - Khi đã tan hết
chuyển sang thể lỏng ) .
- GV nhận xét – điểm .
+ Bài học hôm nay có liên quan đến sự chuyển thể của các chất : Từ thể
rắn chuyển sang thể lỏng .
3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG
* Hoạt dộng 1 : Tổ chức tình huống học tập .
Giới thiệu tình huống học tập cho học sinh
. Vậy một chất chuyển từ thể R  L : gọi là
hiện tượng gì ? Trong suốt thời gian chuyển
thể thì nhiệt độ như thế nào ?
* Hoạt động 2 : Giới thiệu thí nghiệm về sự
nóng chảy .
Bình thường băng phiến ở thể gì ? ( rắn ) .
@. Lắp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng
phiến – giới thiệu chức năng của từng dụng
cụ trong thí nghiệm .
+ Giới thiệu cách làm thí nghiệm : Không
trực tiếp đun nóng ống nghiệm đựng băng
phiến mà phải nhúng ống này vào một bình
nước được nung nóng dần : Để toàn bộ băng
phiến trong ống nghiệm sẽ cùng nóng dần lên
.
. Theo dõi cách lắp ráp và tiến hành thí
nghiệm . ( ghi lại kết quả thí nghiệm ) .

Sau khi đã đun xong băng phiến ở thể gì ?





I. Sự nóng chảy .







1. Thí nghiệm :
Hình 24.1 SGK / 75 .





( lỏng ).
* Hoạt dộng 3 : Phân tích kết quả thí nghiệm
.
@. Hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn sự thay
đổi nhiệt độ của băng phiến theo trình tự sau :
+ Cách vẽ các trục : Trục thời gian : trục nằm
ngang ; Trục nhiệt độ : trục thẳng đứng .
+ Cách biểu diễn giá trị trên các trục . Trục
thời gian bắt đầu từ phút 0 , còn trục nhiệt độ

bắt đầu từ nhiệt độ 60
o
C .
@. Làm mẫu xác định điểm biểu diễn trên đồ
thị – nối các điểm biểu diễn thành đường biểu
diễn .
 .Theo dõi và vẽ đường biểu diễn .
@. Yêu cầu h/s xác định các điểm biểu diễn
tiếp theo và nối các điểm đó lại thành đường
biểu diễn .
. Căn cứ vào đường biểu diễn vừa vẽ h/s
tham gia thảo luận các câu hỏi sau :
C1 . Khi được đun nóng thì nhiệt độ của





















băng phiến thay đổi như thế nào ? ( tăng dần
). Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là
đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang ?(
đoạn thẳng nằm nghiêng )
C2 . Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt
đầu nóng chảy ? ( 80
o
C ) . Lúc này băng
phiến tồn tại ở những thể nào ? ( rắn và lỏng )

C3 . Trong suốt thời gian nóng chảy , nhiệt
độ của băng phiến có thay đổi không ?(
không ). Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến
phút thứ 11 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay
nằm ngang ? ( đoạn thẳng nằm ngang ) .
.C4 .Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì
nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào
theo thời gian ? ( tăng ) . Đuờng biểu diễn từ
phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng
nằm nghiêng hay nằm ngang ?
( đoạn thẳng nằm nghiêng ) .
* Hoạt động 4 : Rút ra kết luận .












2. Kết luận .



- Sự chuyển từ thể rắn sang
thể lỏng gọi là sự nóng chảy .
- Phần lớn các chất nóng chảy
ở một nhiệt độ xác định . Nhiệt độ
đó gọi là nhiệt độ nóng chảy .
@. Hướng dẫn h/s rút ra kết luận :
C5 : ( 1 ) 80
o
C . ( 2 ) – không thay đổi .
Từ đó rút ra kết luận .
Thế nào là sự nóng chảy ?
Nêu thí dụ : Đốt một ngọn nến , nước đá đang
tan , đúc một cái chuông .
Ở bao nhiêu độ nước đá nóng chảy ? ( 0
o
C
). Ở bao nhiêu độ băng phiến nóng chảy ? (
80
o
C ). Vậy các chất nóng chảy đều ở nhiệt

độ xác định . Các chất khác nhau có nhiệt độ
nóng chảy như thế nào ? ( khác nhau ) .
Trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của
vật như thế nào ?
* Có một số chất trong quá trình nóng chảy
nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng như thuỷ tinh , nhựa
đường … nhưng phần lớn chất lỏng nóng
chảy ở một nhiệt độ xác định .

Nhiệt độ nóng chảy của các chất
khác nhau thì khác nhau
- Trong thời gian nóng chảy
nhiệt độ của vật không thay đổi .

4. Củng cố :
- Thế nào là sự nóng chảy ?
- Trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của vật như thế nào ?
- BT 24.1 . C. Đốt ngọn đèn dầu .
- Tìm thí dụ về sự nóng chảy , sự nóng chảy đã được ứng dụng như thế
nào trong kĩ thuật và trong đời sống ?
5. Dặn dò :
- Học bài .
- Hoàn chỉnh bài tập trong vở bài tập .
- Đọc bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất SGK / 78 .
- Chuẩn bị bài : “ Sự nóng chảy và sự đông đặc “ ( tiếp theo )
- Băng phiến 86
o
C thì ở thể lỏng nếu ngưng không đun thì hiện tượng
xảy ra như thế nào ? Đó là nội dung của bài học tiếp theo .


V. RÚT KINH NGHIỆM :

×