Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án vật lý lớp 6 - SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.06 KB, 6 trang )

SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ

I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được hiện tượng bay hơi , sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi
vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng . Tìm được thí dụ thực tế về những
nội dung trên .
- Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện
tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc .
- Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác
động của nhiệt độ , gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi .
II. TRỌNG TÂM :
Nhận biết được hiện tượng bay hơi , sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi
vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng .
III. CHUẨN BỊ :
- Một giá đỡ thí nghiệm .
- Một kẹp vạn năng .
- Hai đĩa nhôm nhỏ .
- Một cốc nước .
- Một đèn cồn .
- Hình vẽ 26.1 SGK / 80 .
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định : kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc .
- BT 24 –25 .6 1. Chất rắn bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ 80
o
C .
2. Chất này là băng phiến , vì băng phiến đông đặc ở
80
o
C .


3. Để đưa chất rắn từ 60
o
C tới nhiệt độ nóng chảy cần 4
phút .
4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là 2 phút .
5. Sự đông đặc vào phút thứ 13 .
6. Thời gian đông đặc kéo dài 5 phút .
3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học
tập .
@. Giới thiệu bài học .
Các chất có thể tồn tại ở cả 3 thể : rắn ,
lỏng , khí và cũng có thể chuyển hoá từ




I. Sự bay hơi .
thể này sang thể khác . Hiện tượng xảy ra
như thế nào nếu một chất chuyển từ thể
lỏng sang thể hơi ?
Học sinh tìm thí dụ về sự bay hơi .
Vậy mọi chất lỏng đều bay hơi .
Thế nào là sự bay hơi ?

* Hoạt động 2 : Quan sát hiện tượng bay
hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi .
Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộ

vào yếu tố nào ?
@. Hướng dẫn học sinh quan sát hình 26.2
để rút ra nhận xét .
 Quan sát tranh vẽ – mô tả lại .
- Hình A1 ; A2 : Mô tả cách phơi quần áo
ở hai hình ( quần áo giốpng nhau , cách
phơi như nhau . Hình A1 : trời râm , hình
A2 : trời nắng ) .
 trả lời câu 1 .
Vậy tốc độ bay hơi phụ thuộc gì ?



1. Định nghĩa :
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể
hơi gọi là sự bay hơi .











2. Tốc độ bay hơi :



(nhiệt độ)
- Hình B1 ; B2 ; C1 ; C2 tương tự cho h/s
so sánh và rút ra nhận xét tốc độ bay hơi
phụ thuộc vào gió và mặt thoáng chất lỏng
.
hs trả lời câu 2 ,3 .
@. Yêu cầu học sinh trả lời câu 4 .
Vậy tốc độ bay hơi phụ thuộc vào
những yếu tố nào ?

* Hoạt động 3 : Thí nghiệm kiểm tra dự
đoán .
Nhận xét ở trên mới chỉ là dự đoán ta
cần phải làm thí nghiệm để kiểm tra . Tốc
độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố – kiểm
tra tác động của từng yếu tố một .
+ Nghiên cứu tốc độ bay hơi phụ thuộc
vào yếu tố nào thì các yếu tố khác phải giữ
không đổi .
@ Kiểm tra sự tác động của nhiệt độ vào


Tốc độ bay hơi của một chất lỏng
phụ thuộc vào nhiệt độ , gió và diện
tích mặt thoáng của chất lỏng .
tốc độ bay hơi ta làm thí nghiệm như sau (
thí nghiệm SGK / 82 )
 Quan sát hiện tượng – thảo luận trong
nhóm về kết quả thí nghiệm và rút ra kết
luận.

* Vậy tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ
thuộc vào nhiệt độ .
* Hoạt động 4 : Vạch kế hoạch thí
nghiệm kiểm tra tác động của gió và mặt
thoáng .
@ . Hướng dẫn h/s vạch kế hoạch kiểm tra
tác động của gió vào sự bay hơi .
. Đưa ra kế hoạch để kiểm tra .
* Tương tự kiểm tra tốc độ bay hơi phụ
thuộc và diện tích mặt thoáng .
. Nêu rõ các bước tiến hành thí nghiệm .
@. Nhận xét kế hoạch đúng - sai của h/s
đưa ra . Cho h/s tiến hành hoạt động này ở
nhà theo nhóm học tập .

4. Củng cố :
- Thế nào là sự bay hơi ? ( Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự
bay hơi )
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? (
nhiệt độ , gió và diện tích mặt thoáng )
- C9 : Để giảm bớt sự bay hơi , làm cây ít bị mất nước .
- C10 : Nắng nóng và có gió .
- BT 26 –27.1 : D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định .
5. Dặn dò :
- Học bài
- Hoàn chỉnh BT trong vở bài tập / 90  92 .
- Chuẩn bị bài tiếp theo : “ Sự bay hơi và sự ngưng tụ “

* RÚT KINH NGHIỆM :


×