Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Vật lý 12 - ĐỊNH LUẬT ÔM TRONG MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU MẠCH RLC NỐI TIẾP CỘNG HƯỞNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.42 KB, 4 trang )

ĐỊNH LUẬT ÔM TRONG MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU
MẠCH RLC NỐI TIẾP
CỘNG HƯỞNG

I- MỤC TIÊU
 Hiểu vì sao trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp lại có tác dụng
làm cho u lệch pha so với i.
 Hiểu ý nghĩa biểu thức của dòng điện xoay chiều có RLC.
 Hiểu ý nghĩa và tính toán được giá trị của trở kháng.
 Biết biểu diễn các đại lượng U, I, Z bằng giản đồ vectơ.
 Có kĩ năng quan sát để hiểu ý nghĩa của đồ thị u(t) và i(t) trên màn
dao động kí hoặc trên tranh mô phỏng.
II- CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Bộ dụng cụ thí nghiệm như đã trình bày trong SGK bao gồm : tụ
điện, cuộn cảm loại có lõi sắt từ, điện trở thuần, vôn kế, ampe kế, nguồn
điện xoay chiều, ngắt điện và các dây nối
- Máy dao động kí điện tử hai chùm tia và các phụ kiện. Chú ý nơi đặt
máy để HS dễ quan sát.
- Tranh vẽ phóng to mặt trước của máy dao động kí điện tử * (Hình
21.1).
- Tranh vẽ phóng to Hình 21.2, 21.3* SGK
Ngoài ra có thể lựa chọn giải pháp như các gợi ý ở phần chung của
chương.

Hình 21.1
Đồ thị u, i trên màn dao động kí trong mạch có cả R, L, C.
(Lưu ý : Các thứ có dấu * là quan trọng hơn).
Học sinh
Bài này có nội dung tổng hợp của ba bài trước, vì vậy cần nhắc lại
một số kiến thức vừa học :


- u, i đồng pha khi trong mạch chỉ có R.
- u chậm pha hơn i khi trong mạch chỉ có C.
- u nhanh pha hơn i khi mạch chỉ có L.
Ngoài ra cần ôn lại :
- Hiện tượng cộng hưởng và điều kiện cộng hưởng trong dao động cơ
học.
- Kĩ năng biểu diễn nhiều dao động và tổng hợp dao động trên giản đồ
vectơ.
- Kĩ năng quan sát đồ thị trên màn dao động kí (hoặc tranh mô phỏng).
III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Bài này có nhiều kiến thức và mang tính tổng hợp khá rõ nét. Các nội
dung trong bài được xây dựng dựa trên các nội dung của ba bài trước, các
kết luận của bài lại giúp khẳng định quy luật chung về dao động đã biết từ
phần cơ học.
Chính vì thế, mỗi GV cần sáng tạo nhiều cách tổ chức hoạt động nhận
thức phù hợp đặc điểm của loại bài và với thực tế HS. Dưới đây là một số
gợi ý về các hoạt động để tham khảo.
1. Để đặt vấn đề, ta có thể khai thác ý đã nêu ở phần mở bài trong SGK
bằng nhiều cách.
Ví dụ, GV đưa ra một sơ đồ có R, L, C với các giá trị trở kháng cụ
thể, riêng điện trở của L và C chưa biết, hãy dự đoán xem dòng điện sẽ bị
cản trở với trở kháng bao nhiêu. Có thể HS sẽ cộng các giá trị lại để có kết
quả. Có HS sẽ có cách trả lời khác, nhờ đó ta đã tạo được tình huống có vấn
đề cho tiết học.
2. Tổ chức cho HS tham gia giải quyết vấn đề trên theo nhiều cách. Nhưng
dù làm theo cách nào thì cũng nên gợi ý vài định hướng về cách khảo sát để
giải quyết vấn đề cho HS tham gia tìm giải pháp sau đó mới thực hiện. Nên
dành ít phút để thảo luận các hướng giải quyết như dùng thực nghiệm, dùng
giản đồ vectơ, dùng biểu thức toán học hoặc phối hợp cả ba cách.
3. Nên yêu cầu HS nhận xét để tìm ra điểm chung trong các Hình 21.2, 21.3

và 21.4 SGK.
4. Trong mục cộng hưởng điện, chỉ yêu cầu xét về hiện tượng cộng hưởng,
tức là mạch điện ở trạng thái cộng hưởng. Trong thực nghiệm, để một mạch
điện xoay chiều có trạng thái cộng hưởng thì có thể cho biến đổi một hay
nhiều yếu tố trong ba yếu tố L, C, .
Khi độ lớn của cảm kháng bằng dung kháng thì đó chính là trạng thái
cộng hưởng.
Nên chỉ rõ cho HS hiểu rằng, khi cộng hưởng chính là lúc mà tần số dao
động riêng của mạch điện trùng với tần số của nguồn điện xoay chiều
“cưỡng bức” trong mạch, tương tự như hiện tượng cộng hưởng của con lắc.

×