Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Công tác xã hội với người khuyết tật vận động và vận dụng quản lý trường hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.17 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
BÀI HẾT MÔN
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đề tài : Công tác xã hội với người khuyết tật vận động
Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên : STT: 41.Hoàng Thị Ngọc Yến
Lớp : CTXH 1
Khóa : QH - 2012 – X
Hà Nội, tháng 03 năm 2014
MỤC LỤC
Mở đầu 2
Nội dung 4

Chương 1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật 4
1.1. Các khái niệm liên quan 4
1.1.1. Khái niệm về người khuyết tật 4
1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội với người khuyết tật 4
1.2. Phân loại người khuyết tật 5
1.3. Các mức độ 5
1.4. Nguyên nhân gây nên khuyết tật 5
Chương 2. Ứng dụng công tác xã hội trong quá trình can thiệp với người
khuyết tật 7
2.1. Mô tả ca 7
2.2. Kế hoạch can thiệp 8
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ 8
Bước 2: Đặt mục tiêu 12
Bước 3: Thực hiện kế hoạch 13
Bước 4: Lượng giá và kết thúc 17
KẾT LUẬN


MỞ ĐẦU
2
Trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng đã từng một
lần gặp những người khuyết tật. Những người mà theo quan niệm của mọi người
có thể họ kém “may mắn” hơn khi có những khiếm khuyết trên cơ thể hoặc hạn
chế về mặt trí tuệ… Người khuyết tật có lẽ là người mà luôn “phải” trải nghiệm
những trạng thái cảm xúc không mong muốn ở những tình huống bị loại trừ khỏi
các hoạt động trong đời sống hàng ngày.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn một tỷ người (trong số 6,9 tỷ người)
có khiếm khuyết về mặt thể chất, cảm giác, trí tuệ hoặc tâm thần ở các mức độ
khác nhau. Con số này tương đương với khoảng 15% dân số thế giới (WHO và
WB 2011). Ở Việt Nam có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6%
dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết
tật. Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật
thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là
người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao
động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích
Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới
80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào
gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với
tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm), 24% ở nhà tạm. Những khó khăn này cản trở
người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham
gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng.
Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh và chính sách liên quan đến người
khuyết tật cũng còn hạn chế. Theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của
Quốc hội năm 2008, mới chỉ có 22,9% người biết Pháp lệnh về người khuyết tật,
còn tới 77,1% số người không biết. Trong số biết chỉ có 6,4% biết rõ, 16,5% mới
chỉ nghe và biết tên. Hiểu biết ít nên các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người khuyết
3
tật ở cộng đồng chưa được thực hiện tốt. Người khuyết tật thường tự ti trong cuộc

sống, chưa thấy được quyền và trách nhiệm của mình.
Vẫn biết, Thế giới đã có rất nhiều nỗ lực để giúp người khuyết tật được bình
đẳng hơn trong việc tiếp cận các cơ hội y tế, giáo dục và việc làm, cũng như hỗ trợ
người khuyết tật nhận được các dịch vụ liên quan đến khuyết tật mà họ yêu cầu.
Nhưng chúng ta vẫn luôn thấy rằng người khuyết tật tại mọi hoàn cảnh xã hội luôn
là nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương và nhận được ít thành quả kinh tế xã hội
hơn nhóm không bị khuyết tật. Vì lẽ đó, tiếp cận công tác xã hội trong hỗ trợ cho
người khuyết tật hiện nay đang được xem là một hoạt động phù hợp hướng đến
việc xây dựng một xã hội hòa nhập và chấp nhận sự khác biệt. Vì lý do đó trong
phạm vi bài này tôi sẽ áp dụng những kiến thức phương pháp công tác xã hội nói
chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong việc trợ giúp một đối
tượng khuyết tật cụ thể. Qua quá trình can thiệp này, tôi muốn góp phần nói lên vai
trò và tầm quan trọng của công tác xã hội trong việc trợ giúp những đối tượng yếu
thế mà ở đây là đối với người khuyết tật. Đảm bảo cho sự phát triển hài hòa đem
lại cơ hội phát triển cho mọi cá nhân trong xã hội.
NỘI DUNG
4
Chương 1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về người khuyết tật
Đối với đa số người Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ chỉ cùng một
khái niệm.Từ năm 2009 trở về trước người ta vẫn dùng cả 2 từ trên phương tiện
truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây
của Nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng. Ngày 17- 6-
2010, Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay
cho người tàn tật trong bộ Luật Người Khuyết Tật cũng như trong các bộ luật ban
hành có liên quan.
Theo Pháp lệnh người tàn tật của Việt Nam ban hành 1/11/1998 định nghĩa
rằng: “Người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người khiếm
khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng

tật khác nhau làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt,
học tập gặp nhiều khó khăn”
Điều 2 Bộ luật Người khuyết tật định nghĩa rằng: “Người khuyết tật là
người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn”.
1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân
viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục
việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những
dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt
động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự
5
tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những
người khác trong xã hội.
1.2. Phân loại người khuyết tật
Trên thế giới có rất nhiều cách phân loại về khuyết tật, tuy nhiên tại Việt
Nam việc phân loại khuyết tật được cụ thể hóa trong Luật người khuyết tật Việt
Nam năm 2010 gồm các dạng sau:
- Khuyết tật vận động;
- Khuyết tật nghe, nói;
- Khuyết tật nhìn;
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ;
- Khuyết tật khác.
1.3. Các mức độ
Theo điều 3 của bộ Luật NKT, người khuyết tật được chia theo những mức
độ sau đây:
a) Khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực
hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

b) Khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện
một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại
điểm a và điểm b khoản này.
1.4. Nguyên nhân gây nên khuyết tật
Những nguyên nhân do môi trường sống:
- Đói nghèo, suy dinh dưỡng, tật bệnh không phát hiện và chữa trị, phục hồi
chức năng kịp thời.
- Điều kiện ăn ở chật chội, yếu kém, mất vệ sinh.
- Ô nhiễm và suy thoái môi trường, thiên tai.
6
- Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi dẫn đến nhiễm độc
- Chấn thương do tai nạn, rủi ro (giao thông, trong lao động, ttrong gia đình
và trong thể thao)
- Thay đổi chế độ ăn uống và hoàn cảnh sống.
- Lão hóa và các tai biến, đột quỵ.
- Chiến tranh và bạo lực
Những nguyên nhân do xã hội:
- Mù chữ và thiếu thông tin về các dịch vụ y tế sắn có, do không theo dõi
hay thiếu hiểu biết
- Sự bất lực của y học và khoa học kỹ thuật
- Căng thẳng và áp lực trong cuộc sống và công việc hàng ngày dẫn đến
sang chấn tâm lý hoặc trầm cảm kéo dài
- Thái độ của xã hội, đô thị hóa, dân số gia tăng, di cư
- Kết hôn trực hệ (cùng huyết thống).
Những nguyên nhân do bẩm sinh và trong khi sinh:
- Di truyền: lỗi nhiễm sắc thể, lỗi gen gây dị tật bẩm sinh, hoặc rối loạn do
nhiều yếu tố.
- Do các yếu tố ngoại sinh như lây nhiễm rubella, giang mai, HIV, do nhiễm
độc rượu, chất độc màu da cam…

- Một số nguyên nhân trong khi sinh cũng ảnh hưởng đến khả năng gây nên
khuyết tật như thiếu ooxxi, hoặc do dung forceps để kéo đầu trẻ, do đẻ non…
7
Chương 2. Ứng dụng công tác xã hội trong quá trình can thiệp với
người khuyết tật.
2.1. Mô tả ca
Anh Nguyễn Văn M sinh ra trong một gia đình có 5 anh em tại xã Xuân
Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bố, mẹ anh đều làm nông nghiệp,
anh M là con trai cả trong gia đình, dưới anh có 3 em trai và 1 em gái. Do hoàn
cảnh gia đình nên anh chỉ có điều kiện học hết Trung học cơ sở rồi sau đó tham gia
lao động kiếm tiền phụ giúp gia đình. Anh M là một người hiền lành, chăm chỉ và
sống hòa đồng cùng mọi người. Năm 22 tuổi anh kết hôn với chị Lê Thị N cùng
xóm. Chị N cũng là một cô gái ngoan ngoãn và được hàng xóm quý mến. Anh, chị
sinh được 2 người con 1 trai, 1 gái. Do điều kiện làm ăn ở địa phương không được
tốt, anh cùng một số người bạn sang Lào làm nghề mộc. Chị N ở nhà chăm sóc 2
con và có làm thêm việc buôn bán nhỏ ở chợ. Con trai lớn của anh chị học lớp 8,
con gái học lớp 6. Cô con gái của anh chị có thành tích học tập rất tốt. Nhiều năm
liến cháu là học sinh giỏi cấp huyện. Một năm trước, trong quá trình làm việc,
không may anh M bị tai nạn rơi từ trên cao xuống đất và sau tai nạn đó anh đã mất
đi khả năng hoạt động của 2 chân và phải ngồi xe lăn. Sau một thời gian chữa trị,
đến nay sức khỏe của anh đã dần ổn định. Tuy nhiên, từ ngày ở bệnh viện về nhà
đến nay (được 6 tháng) anh M thường hay nổi nóng với vợ con. Chỉ có những việc
nhỏ cũng có thể làm anh mất bình tĩnh. Hàng xóm của gia đình chứng kiến kể lại
có lần vợ con vừa sắp mâm cơm ra đã bị anh hất tung ra sân. Chị N vừa phải chăm
sóc anh, vừa phải làm các công việc gia đình cùng với công việc buôn bán ở chợ
nên rất vất vả. Bố, mẹ đẻ anh M rất thương anh, chị và các cháu nhưng cũng không
giúp được nhiều vì hiện tại ông bà tuổi cũng đã cao và không có điều kiện kinh tế.
Các em của anh M cũng đều đã có gia đình riêng và đi làm ăn xa nên không có
nhiều điều kiện về thăm anh và giúp đỡ anh được nhiều. Hiện tại, gia đình anh M
8

gặp khó khăn về kinh tế do trong quá trình điều trị tại bệnh viện rất tốn kém, ngoài
ra các con đang tuổi ăn học. Trường hợp của anh M được chính quyền địa phương
quan tâm, tuy nhiên hiện tại ở địa phương không có mô hình việc làm cho người
khuyết tật tham gia lao động. Mọi khoản chi tiêu trong gia đình giờ trở thành trách
nhiệm của chị N. Gia đình anh đang rất cần sự giúp đỡ của các nguồn lực xung
quanh và bản thân anh M đang cần đến sự hỗ trợ giải tỏa về mặt tâm lý, tình cảm,
xây dựng niềm tin trong cuộc sống.
Trước thực tế đó, được sự giới thiệu của chị Gấm là chủ tịch Hội phụ nữ xã
tôi đã tiến hành các hoạt động tiếp cận và tạo lập mối quan hệ với anh M và gia
đình anh.
2.2. Kế hoạch can thiệp
Sau khi có được những thông tin sơ bộ về trường hợp của thân chủ là anh M.
Tôi đã tiến hành kế hoạch hỗ trợ anh M và gia đình anh. Kế hoạch hỗ trợ được tiến
hành dựa trên các bước của công tác xã hội nói chung và kế hoạch làm việc với
người khuyết tật nói riêng. Kế hoạch đó được cụ thể qua các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và đánh giá sơ bộ
Ở trong bước này công việc đầu tiên là nhân viên xã hội tiến hành hoạt động
vãng gia, tạo lập mối quan hệ và thu thập thông tin từ anh M và các thành viên
trong gia đình anh M.
Sau quá trình tạo lập mối quan hệ với thân chủ, nhân viên xã hội cùng với
thân chủ và gia đình anh M (ở đây là cùng với vợ anh M là chị N) đánh giá các yếu
tố như:
- Vấn đề hiện tại của bản thân anh M và gia đình đang gặp phải là gì? Đối
với câu hỏi này nhân viên xã hội để anh M và chị N tự nói ra những suy nghĩ của
mình. Nhân viên xã hội lắng nghe và ghi chép lại những thông tin một cách đầy đủ.
Sau khi lắng nghe thân chủ, nhân viên xã hội xác định được thân chủ bộc lộ vấn đề
9
của mình đang gặp phải là: “bản thân anh M gặp khủng hoảng về mặt tâm lý sau
tai nạn và nhất là việc anh biết mình sẽ phải ngồi xe lăn,anh trở thành gánh nặng
cho vợ, con. Anh cảm thấy bất lực, bế tắc, cảm thấy mình là người thừa trong gia

đình… Về phần gia đình thì gặp khó khăn về kinh tế, chị N phải đảm nhận nhiều
công việc cùng một lúc như chăm sóc chồng, con; lo kiếm tiền nuôi sống gia
đình…”.
- Nhân viên xã hội cần xác định nhu cầu và mong muốn của anh M: Sau khi
cùng thân chủ trao đổi và tìm hiểu được vấn đề hiện tại của thân chủ, nhân viên xã
hội phải tiếp tục tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu của thân chủ. Quá trình này
nhân viên xã hội cũng phải để thân chủ và gia đình thân chủ tự quyết định và đưa
ra. Nhân viên xã hội lắng nghe và chia sẻ những mong muốn đó. Những mong
muốn và nhu cầu đó cũng cần được được nhân viên xã hội nhắc lại cho thân chủ để
xem mình đã hiểu chính xác chưa và sau đó xếp thứ tự ưu tiên cho việc đáp ứng
từng mong muốn và nhu cầu đó cho phù hợp. Ở đây, anh M chia sẻ là anh muốn có
được sự chia sẻ, hỗ trợ về mặt tâm lý, muốn thoát khỏi những suy nghĩ bế tắc, tiêu
cực. Anh chia sẻ: “nhiều lúc anh cũng không hiểu nổi bản thân mình nữa, vì trong
lòng anh rất thương vợ con nhưng anh lại hay tỏ ra cáu gắt, nổi giận vô cớ… Sau
những hành động đó anh cũng rất hối hận và muốn bù đắp cho vợ con nhưng nhìn
lại bản thân anh thấy bất lực.” Và cứ thế những mong muốn, suy nghĩ trong lòng
của anh mâu thuẫn với thực tế khả năng đáp ứng của bản thân làm cho anh càng
thêm chán nản và có những suy nghĩ tiêu cực. Tiếp theo anh và gia đình mong
muốn nhận được những hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng, xã hội để gia đình anh thoát
khỏi những khó khăn về kinh tế trong giai đoạn hiện tại. Anh muốn các con anh
được tiếp tục đến trường, anh rất thương các con muốn cho các con có được đáp
ứng những điều kiện cơ bản trong cuộc sống đời thường như bạn bè cùng trang
lứa.
10
- Nhân viên xã hội cùng thân chủ đánh giá các nguồn lực có thể hỗ trợ.
Đối với trường hợp của anh M, nhân viên xã hội cùng thân chủ và gia đình
hệ thống lại các nguồn lực có thể hỗ trợ. Đầu tiên nhân viên xã hội sẽ để thân chủ
và gia đình tự đánh giá các nguồn lực có thể hỗ trợ bản thân anh M gia đình. Các
nguồn lực mà gia đình nhắc tới là:
+ Chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ trong việc hỗ trợ vay vốn.

+ Gia đình anh M là một gia đình theo đạo Thiên Chúa giáo, và ở địa
phương số gia đình theo đạo Thiên chúa rất đông (chiếm 40%) dân số toàn xã. Các
hoạt động tôn giáo rất phát triển. Nhà thờ, và các Cha thường xuyên có các hoạt
động quyên góp từ thiện để giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong địa
phương.
Ngoài ra trong quá trình can thiệp với anh M và gia đình, nhân viên xã hội
cũng đã tìm hiểu một số nguồn lực sẵn có đang hoạt động tại địa phương để tham
gia vào việc hỗ trợ anh M và gia đình trong giai đoạn khó khăn như:
+ Hội khuyến học đang hoạt động trên địa bàn, hàng năm hội khuyến học
luôn có các hoạt động hỗ trợ học phí và tặng quà cho các em học sinh có thành tích
học tập tốt. Vì vậy, nhân viên xã hội đã liên hệ với Hội trong việc hỗ trợ chi phí
học tập cho hai con của anh M.
- Nhân viên xã hội cùng thân chủ xem xét các mối quan hệ của anh M với
môi trường xung quanh
Ở bước này nhân viên xã hội sử dụng công cụ vẽ sơ đồ sinh thái các mối
quan hệ của anh M với môi trường xung quanh
11
12
- Xác định điểm mạnh và khó khăn của anh M:
+ Điểm mạnh:
* Anh M là một người hiền lành, chăm chỉ và rất yêu thương vợ con.
* Gia đình đều quan tâm chăm sóc anh M.
* Anh M có mối quan hệ tốt với những người xung quanh.
* Anh M có được sự quan tâm của chính quyền địa phương.
+ Khó khăn:
* Bị suy giảm sức khỏe sau tai nạn
* Đang gặp khủng hoảng về tâm lý
* Gia đình anh M đang gặp khó khăn về kinh tế.
* Hiện tại anh M không có cơ hội tiếp cận với dịch vụ việc làm tại địa
phương.

Sau khi tiến hành đáng giá và xác định vấn đề của thân chủ, nhân viên xã hội
cùng thân chủ tiến hành công việc đưa ra mực tiêu can thiệp cụ thể.
Bước 2: Đặt mục tiêu
Qua những thông tin thu thập được cùng với sự tham gia quyết định trực tiếp
của thân chủ, nhân viên xã hội cùng thân chủ đã xây dựng được những mục tiêu cụ
thể:
- Với mục tiêu ngắn hạn: nhân viên xã hội tiến hành can thiệp giúp anh M
lấy lại sự cân bằng trong tâm lý, giúp anh M giảm bớt những âu lo, thất vọng về
hoàn cảnh. Nhân viên xã hội cùng gia đình can thiệp với anh M để anh có được sự
tự tin, lạc quan về bản thân và cuộc sống.
- Mục tiêu dài hạn:
+ Nhân viên xã hội phối hợp cùng với gia đình và chính quyền địa phương
tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ anh M về sức khỏe, phục hối chức năng.
13
+ Ngoài ra, các hoạt động như huy động sự trợ giúp của các tổ chức xã hội
tại địa phương và các tổ chức xã hội bên ngoài trong việc trợ giúp gia đình trong
vấn đề kinh tế, học tập của các con anh M.
+ Tìm kiếm các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ và công việc làm phù hợp
với tình trạng sức khỏe của anh M. Điều này giúp anh có thêm cơ hội hòa nhập, lấy
lại sự tự tin của bản thân.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch
Sau khi hoàn thành việc thiết lập các mục tiêu cần đạt được, nhân viên xã
hội cùng thân chủ, gia đình thân chủ kết hợp với các tổ chức xã hội tại cồng đồng
thực hiện kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Các công việc và hoạt động thực hiện được xây dựng trên sự tham gia của
chính thân chủ và gia đình thân chủ. Nhân viên xã hội đóng vai trò là người hỗ trợ ,
tham vấn khi cần thiết.
Kế hoạch được cụ thể như sau
Thời
gian

Mục tiêu Các hoạt động Người
thực
hiện/
Nguồn
lực hỗ
trợ
Kết quả mong
muốn
Ghi chú
Thực
hiện
trong
2 tuần
Giải tỏa
về tâm lý
cho thân
chủ
- Nhân viên xã hội
tiến hành các hoạt
động tham vấn cho
thân chủ và gia đình
thân chủ.
- Gia đình quan tâm,
- Nhân
viên xã
hội
- Thân
chủ
Giúp thân chủ
lấy lại thăng

bằng trong
cuộc sống,
không còn
cảm thấy chán
Nhân viên
xã hội sử
dụng kỹ
năng thấu
cảm, kỹ
năng lắng
14
động viên thân chủ - Gia
đình
thân
chủ
nản, tự ti và
có những
hành động
nóng giận với
vợ con.
nghe tích
cực…trong
quá trình
tham vấn
cho thân chủ
và gia đình
thân chủ.
Đây là
một
hoạt

động
cần
nhiều
thời
gian
nên sẽ
được
tiến
hành
lồng
ghép
trong
suốt
quá
trình
làm
việc
Hỗ trợ
về sức
khỏe,
phục hồi
chức
năng cho
thân chủ
- Nhân viên xã hội
cung cấp cho thân
chủ và gia đình các
kiến thức trong chăm
sóc sức khỏe cho thân
chủ

- Gia đình tiến hành
các hoạt động chăm
sóc thân chủ, giúp
thân chủ tập luyện
các bài tập phù hợp
để nâng cao sức khỏe.
- Nhân viên xã hội
cùng gia đình tìm
kiếm các dịch vụ hỗ
trợ sức khỏe cho thân
chủ như các dịch vụ y
tế tại địa phương, và
các tổ chức từ thiện
- Nhân
viên xã
hội
- Thân
chủ
- Gia
đình
thân
chủ
- Trạm
y tế xã
- Tổ
chức
Thiên
chúa
giáo
- Tăng cường

sức khỏe thể
chất và tinh
thần cho thân
chủ.
- Tăng cường
chức năng
vận động cho
thân chủ, giúp
thân chủ có
thể thực hiện
những hoạt
động cơ bản
phục vụ bản
thân và các
công việc nhỏ
trong gia
đình.
Nhân viên
xã hội và gia
đình thường
xuyên động
viên, khích
lệ thân chủ
trong quá
trình tập
luyện, tăng
cường sức
khỏe.
15
cùng

thân
chủ và
gia
đình
khác (tổ chức của
Đạo Thiên Chúa đang
có mặt tại địa
phương)
Thực
hiện
trong
3 tuần
Hỗ trợ
kinh tế
cho gia
đình
- Nhân viên xã hội
cùng gia đình kết nối
với các nguồn lực
hiện có tại địa
phương trong việc hỗ
trợ vay vốn với lãi
xuất thấp, hỗ trợ tiền
học phí cho con của
thân chủ
- Nhân
viên xã
hội
- Gia
đình

thân
chủ
- Ngân
hàng
chính
sách xã
hội
- Tổ
chức
Thiên
chúa
giáo
- Hội
khuyến
học tại
địa
Giúp thân chủ
và gia đình
thân chủ giảm
bớt áp lực về
kinh tế.
Tạo điều kiện
cho hai con
của thân chủ
tiếp tục có
điều kiện học
tập bình
thường.
Nhân viên
xã hội hỗ trợ

thân chủ và
gia đình
chuẩn bị các
hồ sơ cần
thiết để
hưởng các
dịch vụ hỗ
trợ.
16
phương
Thực
hiện
trong
2 tuần
Tìm
kiếm các
câu lạc
bộ, công
việc làm
phù hợp
với thân
chủ
Động viên thân chủ
tham gia các câu lạc
bộ đang hoạt động tại
địa phương như câu
lạc bộ người khuyết
tật được tổ chức họp
và giao lưu 1 tháng 1
lần tại trung tâm

Huyện.
Ngoài ra tại địa bàn
xã mà thân chủ đang
sinh sống có câu lạc
bộ những người chơi
cờ được diễn ra vào
các buổi chiều tối.
Nhân viên xã hội và
gia đình thông tin tới
các thành viên trong
câu lạc bộ để mọi
người tới gặp gỡ
động viên và thu hút
sự tham gia của thân
chủ
- Nhân
viên xã
hội.
- Thân
chủ
- Gia
đình
thân
chủ
Giúp thân chủ
có thêm động
lực để vượt
qua khó khăn
hiện tại của
bản thân

thông qua
việc tham gia
vào câu lạc bộ
của những
người có cùng
hoàn cảnh.
Việc tham gia
vào câu lạc bộ
những người
chơi cờ giúp
thân chủ có
thêm niềm vui
trong cuộc
sống hàng
ngày.
Hiện tại mô
hình việc
làm dành
cho người
khuyết tật tại
địa phương
chưa phát
triển nên
việc tìm
kiếm công
việc làm phù
hợp với thân
chủ chưa
thực hiện
được trong

thời gian mà
nhân viên xã
hội can thiệp
với thân chủ
Bước 4: Lượng giá và kết thúc
17
Sau khi cùng thân chủ và gia đình thân chủ đạt được những kết quả cơ bản
so với mục tiêu đã đề ra, nhân viên xã hội tiến hành hoạt động lượng giá và kết
thúc quá trình làm việc cùng thân chủ và gia đình. Qúa trình can thiệp với thân
chủ, nhân viên xã hội và gia đình thân chủ nhận thấy thân chủ đã làm chủ được
trạng thái tâm lý của mình. Thân chủ tỏ ra tích cực trong các hoạt động hàng ngày,
và không còn nổi nóng với vợ con. Bên cạnh đó thân chủ và gia đình cũng nhận
được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các tổ chức xã
hội trong cộng đồng.
Tuy nhiên so với mục tiêu đề ra, thì một số kết quả không đạt được như
mong đợi. Đó là việc hỗ trợ thân chủ tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với tình
hình hiện tại của mình.
KẾT LUẬN
18
Thực tế nhiều người khuyết tật có cuộc sống khó khăn, chưa được đào tạo
nghề và có việc làm ổn định. Hơn nữa, việc tiếp cận với các vấn đề trợ giúp như
chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục, đào tạo, giao thông còn nhiều
bất cập. Cơ quan thông tin truyền thông cũng chưa thật sự đẩy mạnh tuyên truyền
chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước để người khuyết tật biết và thụ
hưởng các chế độ, chính sách ban hành. Vượt qua mặc cảm và khó khăn của tật
nguyền nhiều người khuyết tật ở ta đang vươn lên với ý thức “tàn mà không phế”
để có cuộc sống tự lập về kinh tế và hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên để làm
được điều này, họ cần nhiều hơn sự quan tâm hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể
và tinh thần của cộng đồng.
Chúng ta luôn phải quan tâm tới việc phục hồi và hoà nhập cho người

khuyết tật dựa vào cộng đồng bằng việc tăng cường nhận thức trong quần chúng về
giá trị cao cả của bất cứ con người nào, cũng như nhằm đến việc xây dựng một nền
nhân bản toàn diện và liên đới để dân tộc Việt Nam mỗi ngày một mạnh khoẻ hơn,
an lành hơn và phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo
19
1. Lê Chí An (1999), Nhập môn Công tác xã hội, Đại học Mở Bán công, thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Bản
thảo Giáo trình dung cho bậc Đại học và Sau đại học, Chỉnh sửa lần thứ 5)
3. Luật người khuyết tật, 2010.
4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11
5.
6.
20

×