Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC BỆNH NHIỄM VI NẤM TRONG NHIỄM HIV/AIDS (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.52 KB, 5 trang )

CÁC BỆNH NHIỄM VI NẤM TRONG
NHIỄM HIV/AIDS
(Kỳ 1)
oooOOOooo

I-ĐẠI CƯƠNG:
-Các bệnh nhiễm trùng cơ hội là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong chính
ở người nhiễm HIV/AIDS. Tần suất mắc bệnh và lâm sàng của các bệnh nhiễm
trùng cơ hội phụ thuộc vào mức độ suy giảm miễn dịch, các hành vi nguy cơ và
các yếu tố khác. Việc chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng cơ hội phải dựa vào biểu
hiện lâm sàng, các xét nghiệm hỗ trợ về vi sinh, hình ảnh học, dịch tễ học, xét
nghiệm đánh giá tình trạng miễn dịch của bệnh nhân …Các bệnh nhiễm trùng cơ
hội phải được điều trị kịp thời để hạn chế bệnh tật và tử vong cho người bệnh, một
số bệnh cần phải được điều trị duy trì và kéo dài để giảm tái phát. Một trong
những bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, khó phát hiện và việc chẩn đoán sớm
rất có ích trong can thiệp điều trị cũng như từ đó phát hiện ra người nhiễm HIV, đó
là các bệnh nhiễm vi nấm trên người nhiễm HIV/AIDS.
-Nhiễm vi nấm trong nhiễm HIV xảy ra là nhiễm nấm nông, nhiễm nấm da
xâm lấn hoặc nhiễm nấm hệ thống do sự lan tràn từ máu đến da.
II-CÁC BỆNH NHIỄM VI NẤM THƯỜNG GẶP TRÊN NGƯỜI
NHIỄM HIV/AIDS :
1-Nấm Dermatophytes : thường gây các bệnh nấm nông, xảy ra trên các
bề mặt da (da đầu, mặt, cổ , thân mình, tứ chi, móng ) . Chủng Trichophyton
rubrum gây nấm móng ở phần gần dưới móng rất thường gặp trên người nhiễm
HIV, chẩn đoán này có chỉ định xét nghiệm HIV. Nhiễm nấm Dermatophytes có
thể lan tràn trong nhiễm HIV (ở người bình thường, nấm da thường khu trú tại vị
trí bị nhiễm). Trừ khi có sự phục hồi miễn dịch, nhiễm nấm Dermatophytes sẽ mạn
tính và tái phát, thường gặp ở bẹn, bàn chân (dày sừng lòng bàn chân), mặt…Tổn
thương da là các mảng hồng ban, phía trên có các mụn nước (thường nằm ở rìa
sang thương), lan tỏa ly tâm, rất ngứa ; mạn tính có thể thấy đóng mài, lichen hóa.
Tổn thương móng thường gây tăng sừng dưới móng, móng có màu vàng sậm hay


nâu, móng bị hư từ bờ tự do đi vào bên trong, viêm quanh móng, loạn dưỡng
móng, bong tróc móng. Xét nghiệm qua cạo da vùng nghi ngờ nhiễm nấm, soi
dưới kính hiển vi quang học thấy sợi tơ nấm, cấy định danh nấm trên môi trường
chuyên biệt (thường ít dùng, trừ trường hợp mạn tính, kháng trị).
Điều trị bằng thuốc nhóm Azole bôi tại chỗ và đường uống khi nhiễm lan
tỏa (Ketoconazole, Itraconazole, Fluconazole).
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/owner/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/0
1/clip_image001.jpg[/IMG]
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/owner/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_i
mage002.jpg[/IMG]
2-Lang ben : vi nấm Pytiriasis versicolor gây các mảng màu nâu nhạt hoặc
giảm sắc tố, tróc vẩy nhẹ lan tỏa ở thân mình, tứ chi, mặt. Thường thấy trong giai
đoạn sớm và muộn của nhiễm HIV, hay gặp ở người nghiện ma túy nhiễm HIV.
Điều trị bằng thuốc nhóm Azoles bôi (nếu ít), Ketoconazole 200mg/ngày x
10 ngày, có thể dùng liều duy nhất Itraconazole 400mg hoặc Fluconazole 150mg.
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/owner/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/0
1/clip_image004.jpg[/IMG]
3-Nhiễm nấm Candida :
-Viêm góc miệng do Candida xảy ra một hoặc hai bên, có thể thấy trong
vùng nối tiếp của họng-hầu hoặc bệnh lý thực quản. Trẻ em nhiễm HIV thường
nhiễm Candida ở vùng quấn tả và viêm kẽ ở nách và nếp cổ. Viêm quanh móng do
Candida ở ngón tay mạn tính với loạn dưỡng móng thứ phát cũng thường gặp ở trẻ
nhiễm HIV.
-Nhiễm Candida thực quản, một tình trạng của AIDS, xảy ra khi lượng
CD4 giảm nặng (<100 tế bào/µL). Nhiễm Candida họng-hầu và thực quản xảy ra
như là biểu hiện của nhiễm HIV tiên phát.
- Phụ nữ nhiễm HIV với CD4 200-500 tế bào/µL có tỷ lệ phát hiện 33% bị
nhiễm Candida âm đạo, và đến 44% nếu lượng CD4 <200/µL.
-Nhiễm Candida vùng họng-hầu thường gặp trên người nhiễm HIV,
không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào và có thể chỉ định xét nghiệm HIV.

Candida albicans là chủng có lưu hành rất cao, sự hiện diện các chủng khác như
chủng non-albicans song hành với bệnh cảnh HIV nặng với lượng CD4 rất thấp.
Nhiễm Candida họng-hầu là dấu hiệu của HIV tiến triển, hiện diện với 4 biểu hiện
khác nhau : giả mạc (thrush), teo (hồng ban), tăng sản, viêm góc miệng.
+Tưa (giả mạc Candida cấp tính): gặp ở 1/3 người nhiễm HIV, 90% người
AIDS. Là những mảng trắng xám ở niêm mạc miệng, lưỡi, vòm hầu, môi; cạo lớp
giả mạc này lên lộ lớp hồng ban đỏ rực bên dưới, nặng có thể loét.
+Nhiễm Candida teo cấp tính: gặp ở mặt lưng của lưỡi; gai lưỡi bị xơ teo,
có những cầu màu đỏ, cảm giác bỏng rát hoặc đau.
+Nhiễm Candida teo mạn tính: hồng ban mạn tính và phù nề ở niêm mạc
vòm hầu nơi tiếp xúc với cung răng.
+Chốc mép: hồng ban, phủ lớp màng trắng xám, bong tróc, đau, tạo thành
góc ở miệng, ở 2 bên.

×