Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Một lễ hội của lòng yêu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.41 KB, 2 trang )

Một lễ hội của lòng yêu nước

28/04/2010 2:50

Hôm nay, tại đảo Lý Sơn diễn ra một lễ cầu cúng đặc biệt, và một hội lễ đặc biệt: đó là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa".
Đây là một lễ tế truyền thống có từ mấy trăm năm nay tại đảo Lý Sơn, nơi xuất phát những "hải đội Hoàng Sa" từ thời các Chúa Nguyễn, hằng năm giong thuyền vượt biển ra quần
đảo Hoàng Sa để thực hiện mệnh lệnh của triều đình nhằm khẳng định chủ quyền và khai thác hải sản. Những ngư dân được trao nhiệm vụ đặc biệt này hầu hết là cư dân làng An
Vĩnh thuộc đảo Lý Sơn.
Với phương tiện thô sơ thời ấy, hải hành ra Hoàng Sa là một hải trình đầy hiểm nguy. Nhiều dân binh Lý Sơn đã “một đi không trở lại”. Vì thế, theo lệ thường (lề) hằng năm vào rằm
tháng hai hoặc tháng ba người trên đảo mới thực hiện lễ cầu cúng (khao) gọi là “Khao lề thế lính Hoàng Sa” bằng cách tạo nên những “hình nhân thế mạng” đặt vào các con thuyền
thu nhỏ để hành lễ cầu cúng, và sau đó thả xuống biển, để trước là tế những dân binh Hoàng Sa bỏ mình trên biển, thứ là cầu mong cho những chuyến hải hành bình an.
Cho đến nay, người dân Lý Sơn vẫn còn lưu truyền câu ca:
Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa
Câu ca vừa não lòng lại vừa là một chấp nhận đau thương nhưng can đảm. Biết hiểm nguy là vậy mà vẫn lên đường! Vì lệnh vua, nhưng cũng là vì cuộc sống của mình và gia đình
mình, vì một mục tiêu cụ thể: khẳng định chủ quyền VN trên quần đảo Hoàng Sa, và cũng là truyền cho con cháu mình một vùng trời biển mênh mông nhưng quen thuộc để khai thác
thủy hải sản sau này.
Mấy trăm năm nay, vùng biển Hoàng Sa vì thế đã thành “vùng biển quen” của ngư dân đảo Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung. Nhiều ngư dân Lý Sơn hiện nay cho biết họ
thuộc lòng từng rạn san hô từng đảo chìm đảo nổi trên quần đảo Hoàng Sa, cũng như thuộc lòng mùa nào thì vùng biển ấy có những hải sản gì.
Cũng xin nhắc lại, thời những “Hải đội Hoàng Sa” từ đảo Lý Sơn ra trú đóng và cắm mốc chủ quyền tại Hoàng Sa, thì quần đảo này không hề có sự tranh chấp, bởi một điều đơn
giản: chỉ ngư dân, dân binh đảo Lý Sơn của VN là dám chấp nhận vượt trùng dương ra Hoàng Sa và trú đóng tại đây, bất chấp mọi hiểm nguy. Những con tàu buôn từ năm châu bốn
biển khi qua vùng biển này thường bị sóng gió bất ngờ và bị đắm chìm không ít. Chính những dân binh “Hải đội Hoàng Sa” đã lặn vớt được nhiều vật quý từ tàu đắm mang về dâng
nộp cho triều đình như sách sử cũ từng ghi lại.
Và hôm nay, người dân đảo Lý Sơn đã thay mặt người dân cả nước thắp nén hương tưởng nhớ linh hồn tiền nhân, những người đầu tiên cắm cột mốc chủ quyền VN trên quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa (vì theo quyết định của triều Nguyễn, thì “Hải đội Hoàng Sa” còn “kiêm quản Trường Sa”).
Chúng ta xin được nghiêng mình trước vong linh những con người dũng cảm ấy.
Thanh Thảo
Một lễ hội của lòng yêu nước


28/04/2010 2:50

Hôm nay, tại đảo Lý Sơn diễn ra một lễ cầu cúng đặc biệt, và một hội lễ đặc biệt: đó là "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa".
Đây là một lễ tế truyền thống có từ mấy trăm năm nay tại đảo Lý Sơn, nơi xuất phát những "hải đội Hoàng Sa" từ thời
các Chúa Nguyễn, hằng năm giong thuyền vượt biển ra quần đảo Hoàng Sa để thực hiện mệnh lệnh của triều đình nhằm
khẳng định chủ quyền và khai thác hải sản. Những ngư dân được trao nhiệm vụ đặc biệt này hầu hết là cư dân làng An
Vĩnh thuộc đảo Lý Sơn.
Với phương tiện thô sơ thời ấy, hải hành ra Hoàng Sa là một hải trình đầy hiểm nguy. Nhiều dân binh Lý Sơn đã “một đi
không trở lại”. Vì thế, theo lệ thường (lề) hằng năm vào rằm tháng hai hoặc tháng ba người trên đảo mới thực hiện lễ cầu
cúng (khao) gọi là “Khao lề thế lính Hoàng Sa” bằng cách tạo nên những “hình nhân thế mạng” đặt vào các con thuyền
thu nhỏ để hành lễ cầu cúng, và sau đó thả xuống biển, để trước là tế những dân binh Hoàng Sa bỏ mình trên biển, thứ
là cầu mong cho những chuyến hải hành bình an.
Cho đến nay, người dân Lý Sơn vẫn còn lưu truyền câu ca:
Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa
Câu ca vừa não lòng lại vừa là một chấp nhận đau thương nhưng can đảm. Biết hiểm nguy là vậy mà vẫn lên đường! Vì
lệnh vua, nhưng cũng là vì cuộc sống của mình và gia đình mình, vì một mục tiêu cụ thể: khẳng định chủ quyền VN trên
quần đảo Hoàng Sa, và cũng là truyền cho con cháu mình một vùng trời biển mênh mông nhưng quen thuộc để khai thác
thủy hải sản sau này.
Mấy trăm năm nay, vùng biển Hoàng Sa vì thế đã thành “vùng biển quen” của ngư dân đảo Lý Sơn nói riêng và Quảng
Ngãi nói chung. Nhiều ngư dân Lý Sơn hiện nay cho biết họ thuộc lòng từng rạn san hô từng đảo chìm đảo nổi trên quần
đảo Hoàng Sa, cũng như thuộc lòng mùa nào thì vùng biển ấy có những hải sản gì.
Cũng xin nhắc lại, thời những “Hải đội Hoàng Sa” từ đảo Lý Sơn ra trú đóng và cắm mốc chủ quyền tại Hoàng Sa, thì
quần đảo này không hề có sự tranh chấp, bởi một điều đơn giản: chỉ ngư dân, dân binh đảo Lý Sơn của VN là dám chấp
nhận vượt trùng dương ra Hoàng Sa và trú đóng tại đây, bất chấp mọi hiểm nguy. Những con tàu buôn từ năm châu bốn
biển khi qua vùng biển này thường bị sóng gió bất ngờ và bị đắm chìm không ít. Chính những dân binh “Hải đội Hoàng
Sa” đã lặn vớt được nhiều vật quý từ tàu đắm mang về dâng nộp cho triều đình như sách sử cũ từng ghi lại.
Và hôm nay, người dân đảo Lý Sơn đã thay mặt người dân cả nước thắp nén hương tưởng nhớ linh hồn tiền nhân,

những người đầu tiên cắm cột mốc chủ quyền VN trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vì theo quyết định của triều
Nguyễn, thì “Hải đội Hoàng Sa” còn “kiêm quản Trường Sa”).
Chúng ta xin được nghiêng mình trước vong linh những con người dũng cảm ấy.
Thanh Thảo
(Theo Thanh niên online)

×