Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giao tiếp tốt với bệnh nhân - liều thuốc vô giá trong điều trị doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.83 KB, 5 trang )

Giao tiếp tốt với bệnh nhân - liều
thuốc vô giá trong điều trị







Trong cuộc sống hàng ngày con người thường xuyên đứng trước nhiều tình
huống giao tiếp khác nhau. Cách giao tiếp thể hiện cảm xúc tâm lý của người đó
nhằm chuyển tải thông tin cho người tiếp nhận. Như vậy trên bình diện tâm lý của
quá trình giao tiếp có sự tác động của hai phía, cả người giao tiếp và đối tượng
giao tiếp.
Xét trên bình diện văn hóa giao tiếp còn thể hiện văn hóa và cá tính của
từng người. Một người đang trong tâm trạng buồn bực, lo âu chắc chắn họ không
thể dấu được tâm trạng của mình khi tiếp chuyện với người khác trừ phi họ là
những "kịch sĩ đầy tài năng".
Trong lĩnh vực y học, các nhà tâm lý học, các giáo sư, bác sĩ đã chứng minh
rằng bệnh tật là do hệ thống miễn dịch (bảo vệ) của cơ thể bị "lép vế" trước các tác
nhân gây bệnh. Khi bệnh tật xảy ra sẽ làm rối loạn chức năng của nhiều hệ cơ
quan trong cơ thể. Như chúng ta biết tất cả các hệ thống cơ quan trong cơ thể sinh
vật nói chung, cơ thể người nói riêng đều chịu sự chi phối của hệ thống thần kinh.
Vì vậy trấn an thần kinh là liệu pháp hết sức cần thiết trong điều trị bệnh, đặc biệt
là đối với các bệnh tâm căn.

Trong thực tế có rất nhiều bệnh nhân khi bị bệnh họ chỉ đến một bác sĩ nào
đó để điều trị và chỉ có bác sĩ đó mới điều trị khỏi, mặc dầu toa thuốc của bác sĩ
này hoàn toàn không khác toa thuốc của bác sĩ kia. Ðiều này phần nào cũng chứng
minh được yếu tố tâm lý đóng vai trò khá quan trọng trong điều trị. Bởi vì khi
người bệnh tin tưởng họ sẽ phối hợp nhịp nhàng với thầy thuốc trong liệu trình


điều trị và có lẽ với tâm trạng thoải mái hệ thống bảo vệ của cơ thể sẽ được "thức
tỉnh" và phát huy tác dụng của nó. Các chất giảm đau (endomorphin) các hóa chất
trung gian hướng thần kinh như: catecholamin, acetyl cholin, serotonin được tiết
ra kích thích các hệ cơ quan tăng cường hoạt động góp phần đẩy lùi tác nhân gây
bệnh.

Từ những đặc điểm tâm sinh lý của người bệnh, khi tiếp xúc với bệnh nhân
người cán bộ y tế nói chung, thầy thuốc nói riêng, phải có cách giao tiếp tốt để
giúp cho bệnh nhân mau chóng lành bệnh. Khi tiếp cận với bệnh nhân cần hết sức
nhẹ nhàng, cởi mở, phải thực sự cảm thông sâu sắc với bệnh nhân, xem đau đớn
của người bệnh cũng như đau đớn của mình để chia sẻ. Dùng các ngôn ngữ dễ
hiểu, không được dùng các từ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho bệnh nhân như:
"bệnh của anh chị quá nặng", "sao vào viện trễ vậy"; hay "chỉ có trời mới cứu
được" vì những lời nói này sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lý của bệnh nhân.
Trong cư xử nên gây được ấn tượng tốt làm cho bệnh nhân tin tưởng để họ công
tác.
Ðặc biệt người thầy thuốc tránh các điệu bộ, cử chỉ gây cho bệnh nhân và
người nhà hiểu lầm là thầy thuốc đang "vòi vĩnh", "ban ơn" đối với bệnh nhân.
Thực tế cho thấy có nhiều thầy thuốc do mệt mỏi sau tua trực, sau mổ, sau ca cấp
cứu họ trao đổi với nhau, người nhà vô tình nghe được và từ đó họ suy diễn ra
nhiều điều làm ảnh hưởng đến uy tín của người cán bộ y tế. Ðã có nhiều vụ người
nhà sử dụng bạo lực đối với thầy thuốc chỉ do một câu nói vô tình của người cán
bộ y tế.
Hơn ai hết, trong giai đoạn hiện nay khi đời sống kinh tế còn nhiều khó
khăn, trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường đòi hỏi người thầy thuốc phải lấy
cái tâm của người làm thuốc để cứu chữa bệnh nhân. Bởi chính thái độ, sự tận tâm,
tinh thần phục vụ hết mình của người thầy thuốc là liều thuốc vô giá họ đã cho để
điều trị bệnh.



×