Đề Tài: Một Số Biện Pháp Nâng Cao Thể Lực Học Sinh Học Thể Dục.
Phần 1 : Đặt Vấn Đề.
1/ Lý do chủ quan.
Trong quá trình học các môn học nói chung người học rất cần nhiều
thời gian nghiên cứu, tiếp thu nội dung của bài. Để tiếp thu nghiên cứu bài
học được tốt buộc người học phải có sức khoẻ có tinh thần, ý chí học tập và
quyết tâm cao, có như vậy kết quả học tập mới được tốt và đạt hiệu quả. Đối
với môn học thể dục do có rất nhiều nội dung học như: Nhảy xa, Nhảy cao,
Chạy bền, Bóng đá, Cầu lông… Thì quá trình học kĩ thuật chơi các môn thể
thao này người học cũng trãi qua rất nhiều thời gian tập luyện và rèn luyện
kĩ năng, kĩ thuật, chiến thuật và khã năng thi đấu. Để rèn luyện được những
kĩ thuật, chiến thuật, khã năng thi đấu đó, buộc người học phải tuân theo
nguyên tắc huấn luyện của huấn luyện viên hoặc gíao viên. Vấn đề đầu tiên
của người huấn luyện là làm sao nâng cao sức khoẻ và thể lực cho vận động
viên, học sinh của mình. Có nâng cao thể lực mới góp phần vào việc tập
luyện kĩ thuật được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó cũng góp
phần vào kết quả thi đấu, kết quả học tập của tất cả môn học khác và bộ môn
thể dục. Cải tiến sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giải quyết vấn đề tôi đã
nêu lên, để từng bước có phương pháp rèn luyện sức khoẻ, thể lực cho các
em học sinh được tốt hơn.
2/ Lý do khách quan.
Do bộ môn thể dục thể thao có rất nhiều môn học hoặc có nhiều môn
thi đấu và là một môn học có lượng vận đông nhiều nhất. Cho nên vì vậy
chúng ta không thể đột ngột buộc học sinh của mình thực hiện được thành
tích mà sở thể dục thể thao và tiêu chuẩn rèn luyện thể thao qui định. Mà
chúng ta phải có phương pháp huấn luyện thể lực, rèn luyện ý chí, kĩ thuật,
chiến thuật cho hợp lý. Để đạt được những yêu cầu của sở thể dục thể thao
và tiêu chuẩn rèn luyện thể thao thì người huấn luyện sẽ có những biện pháp
thích ứng nâng cao thể lực từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng từ kĩ năng qua
kĩ xảo. Để đạt được kết quả mà sở thể dục thể thao qui định đó, là lý do tôi
lựa chon đề tài này để nâng cao phương pháp giảng dạy bộ môn thể dục.
Phần 2: Những Biện Pháp Giải Quyết Vấn Đề.
Trong quá trình giảng dạy việc đưa cho học sinh vào chơi những nội
dung thể thao hết trận đấu quả là một vấn đề cần phải đáp ứng. Đòi hỏi giáo
viên phải có một cách huấn luyện sau cho phù hợp với trình độ học vấn và
khả năng tiếp thu, khả năng chịu đựng của học sinh đối với những phương
pháp huấn luyện thể lực của huấn luyện viên hoặc giáo viên.
Đối với việc nâng cao thể lực của học sinh có thể nói có rất nhiều biện
pháp góp phần nâng cao sức chịu đựng sức bền, sức dẽo dai đặc biệt là sức
nhanh, mạnh và thích ứng với môi trường điều kiện khí hậu nhưng phương
pháp giảng dạy nào cũng phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ
vận động của học sinh, các đỉều kiện của cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện.
Sau đây tôi sẽ đưa lên một số phương pháp tập luyện nâng cao thể lực đối
với các em học sinh.
a. Phương Pháp Tập Luyện Từ Thấp Đến Cao, Từ ít Đến Nhiều Lượng
Vận Động Nhanh, Mạnh, Bền.
Khi sử dụng phương pháp này nếu chúng ta là một trong những thầy
cô dạy bộ môn thể dục hoặc một nhà huấn luyện thì ai cũng biết rỏ được thể
lực của tất cả vận động viên hoặc học sinh không tự nhiên mà đáp ứng theo
yêu cầu của chúng ta. Không chỉ đối với vận động viên mà tất cả cơ thể mọi
người đều chưa thích nghi với lượng vận động bất ngờ quá cao. cũng có thể
trong tập luyện lượng vận động không phù hợp cũng có thể gây ra một số
chấn thương như: Ngất, Choáng, Chuộc rút,…Cho nên chúng ta chọn
phương pháp này nhằm đưa cơ thể dần dần thích nghi với liều lượng vận
động, tăng dần lượng vận động lên hoặc tăng thời gian vân động của vận
động viên.
Trong quá trình tập luyện như vậy thì cơ thể mới có thể vận động một
lượng vận động theo yêu cầu của chúng ta đối với một vận động viên trong
thi đấu. khi lượng vận động đúng theo yêu cầu thì phần huấn luyện kĩ thuật,
chiến thuật thi đấu lúc đó sẽ được dễ dàng, an toàn và hiệu quả hơn. Trong
huấn luyện tố chất thể lực thì phần rèn luyện sức mạnh cũng rất quan trọng,
để rèn luyện sức mạnh các phương pháp đều phải dùng sức tối đa mới thúc
đẩy được phát triển sức mạnh. Có thể dùng phương pháp dùng sức lớn nhất
để tăng sức mạnh, khi ta dùng phương pháp này nhằm mục đích cho cơ thể
dần dần có khả năng phát triển độ lớn của cơ và tăng sức mạnh tuyệt đối.
Vd: Một vận động viên mang trọng lượng nặng tới mức khã năng người
tập chỉ có thể làm thêm một hai lần, sau khi vận động viên quen thuộc trọng
lượng đó thì người huấn luyện có thể tăng trọng lượng lên sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó ngoài việc tập luyện phải dùng sức còn có phương pháp
tập với số lần nhiều nhất, phương pháp sẽ phát triển sức mạnh bền là phương
pháp có hiệu quả với các vận động viên trung bình. Nhưng khi sử dụng các
phương pháp cần chú ý luôn thay đổi và cải tiến trong quá trình tập luyện
của học sinh, có như vậy tập luyên mới có tác dụng, vì cơ thể người rất dễ
thích nghi, cứ áp dụng một loại phương pháp dần dận sẽ mất tác dụng .
Vd: Huấn luyện cho một vận động viên, học sinh tham gia chạy cự ly 800m
thì lượng vận động ban đầu của vân động viên hoặc học sính sẽ không đủ để
có kết quả tốt khi chọn phương pháp này thì cho thấy khã năng đạt kết quả
cao là tất yếu.
b. Phương Pháp Tập Luyện Từ Nhẹ Đến Nặng Khã Năng Chịu Đựng
Của Học Sinh Về Sức Nhanh, Mạnh, Bền.
Khi dùng phương pháp này chúng ta cần chú ý đến khả năng chịu
đựng ban đầu của vận động viên, học sinh đó là bao nhiêu từ đó chúng ta
làm móc (chuẩn) để áp dụng bài tập, tập luyện thể lực. khi sử dụng phương
pháp này đối với học sinh sự thích nghi chịu đựng sự mệt mỏi bền bỉ, cơ thể
có khã năng thích ứng với lượng vận đông tối đa. Trong tất cả các môn chơi
của thể dục thể thao đều mang tính dùng chí tuệ và thể lực, trong tập luỵên
phương pháp nâng cao tố chất thể lực là đều cho thấy rất cần trong thi đấu
hoặc một hoạt động nào đó lâu dài, đáp ứng nhu cầu về khã năng thi đấu.
Trong môi trường giáo dục thể chất thì tất cả giáo viên đứng giảng dạy bộ
môn này đều chú ý đến việc nâng cao tố chất vận động phát triển thể lực và
nâng cao như thế nào là việc sử dụng phương pháp khác nhau của tất cả giáo
viên. Đối với riêng bản thân tôi việc nâng cao tố chất thể lựccho học sinh tôi
rất chú trọng, tôi dùng tất cả các phương pháp mà mình đã trải qua áp dụng
với các em học sinh với lượng vận đông vừa phải. Có thể tập thể lực riêng
biệt hoặc tập thể lực lòng ghép với tập kĩ thuật, lúc đó sẻ đưa kĩ thuật và thể
lực của vận động viên phát triển một cách vượt bật, đồng bộ và đầy hiệu quả
có thể phát triển sức nhanh để góp phần nâng cao thể lực, để tập luyện sức
nhanh ta phải chú ý đến tốc độ động tác và sức mạnh cần thiết thực hiện tốt
tốc độ, phương tiện để phát triển sức nhanh thời gian tiềm phục của phản
ứng là trò chơi vận độngvà các môn bóng. Còn phương tiện để phát triển tốc
độ và tần số động tác phải đảm bảo kĩ thuật không phức tạp để có thể thực
hiện động tác với tốc độ giới hạn, tốc độ cao. Trong luyện tập sức nhanh có
hiện tượng bị chặn tốc độ, để vượt qua có thể dùng biện pháp giảm nhẹ lực
đối kháng, tăng sức kéo, tập các cảm giác đúng về tốc độ.
Vd: Trong huấn luyện nhảy xa, luyện tập sức bật sức mạnh đôi chân chúng
ta có thể cho học sinh bật cóc và bật để chân trên thềm cao khoảng 100 lần
mỗi buổi tập. qua kết quả tập thì cho thấy rằng sức khoẻ và sức bật của học
sinh tăng mức rỏ rệt.
Còn có rất nhiều phương pháp khác nữa mà đòi hỏi người giáo viên, cần
phải kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy mới đưa lại hiệu quả cao.
Phần 3: Kết Quả Và Việc Phổ Biến Ứng Dụng.
Khi tôi áp dụng phương pháp này có tác dụng nhất định với người học.
Qua điều tra quá trình học thể thao tự chọn môn Bóng Đá đối với hai lớp 9a1
và lớp 9a2 trong học kì 2 năm học 2008-2009 thì tôi thấy đối với lớp 9a2 khi
tôi sử dụng nâng cao thể lực kết hợp vơí kĩ thuật trong tập luyện tôi thấy kết
quả rất tốt là đa số học sinh đều thi đấu hết trận đấu mà thể lực còn rất xung
mãn.còn ngược lại đối với lớp 9a1 cũng cùng nội dung nhưng tôi không trú
trọng nhiều về phần thể lực mà chỉ hướng dẫn kĩ thuật cho các em, thì thấy
các em thi đấu không hết trần đó hoặc quá mệt mõi. điều này thể hiện rất rỏ
ở bảng sau:
Lớp Đầu trận Giữa trận Cuối trận
9a1 Thể lực tốt Thể lực giảm 1/3 Mệt mõi
9a2 Thể lực tốt Thể lực giảm 1/5 Thể lực giảm 1/3
Chứng tỏviệc nâng cao thể lực cho học sinh là một điều rất cần thiết và
góp phần giảng dạy môn thể dục đem lai hiệu quả cao.
Khánh An ngày 9 tháng 3 năm 2010
Người thực hiện
Hồ Văn Biển