Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.75 KB, 37 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên Sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác
xã hội hóa giáo dục trong trường tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Thái Học
3. Tác giả :
Họ và tên: Chế Thị Hoa

Nữ

Ngày tháng/ năm sinh: 16 tháng 3 năm 1965
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm - chuyên ngành GDTH
Chức vụ: Hiệu trưởng.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thái Học
Điện thoại: 0937 508 188
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Thái Học;
Địa chỉ : Khu dân cư Ninh Chấp 5 phường Thái Học;
Điện thoại: 0320 3883 723.
5. Điều kiện để áp dụng sáng kiến:
Tại trường Tiểu học triển khai Quy chế dân vận trong hệ thống chính trị
các cấp trong việc đầu tư và huy động xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật
chất đạt chuẩn theo yêu cầu trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2014.
Sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính quyền, các ban ngành đoàn
thể, cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên nhà trường, các nhà hảo tâm trong việc
tham gia đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất nhà trường..
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu tiên trong thực tế năm học 20142015.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Chế Thị Hoa



Đinh Thị Chinh
1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Sáng kiến được nảy sinh trên cơ sở thực trạng cơ sở vật chất của nhà
trường trong bối cảnh chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 14 HAYIAN tháng
11 năm 2013, chuẩn bị kiểm tra lại chuẩn sau năm 5 lần 1. Do đó, việc khắc
phục hậu quả của bão và tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu 5 tiêu chí
của trường chuẩn quốc gia mức độ 1, đặc biệt là tiêu chí về xây dựng cơ sở vật
chất đối với nhà trường là một thách thức lớn đối Hiệu trưởng nhà trường
người trực tiếp quản lý và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng - Nhà
nước và nhân dân giao phó.
Có thể nói, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015 là duy trì,
giữ vững và nâng cao nền nếp, kỉ cương, trách nhiệm, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, thực hiện Thông tư 30/2014 về đánh giá học sinh, thực hiện phổ
cập xóa mù chữ từ 0->60 tuổi, xây dựng môi trường học thân thiện, xanh, sạch,
đẹp … cần phải có nhiều giải pháp như là giải pháp nâng cao về chất lượng
đội ngũ nhà giáo với phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị và trình độ
chuyên môn vững vàng, tinh thần đoàn kết, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm,
tình yêu thương con người thì còn phải bàn đến vấn đề tạo môi trường, tăng
cường cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ cho quá trình giáo dục có tính bền vững,
để giáo viên yên tâm công tác, cống hiến sức mình cho tổ ấm thứ hai của mình
đó là nơi mình công tác thì không ai hết là phải làm tốt công tác huy động xã
hội hóa giáo dục, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong các nhà
trường nói chung và đối với trường Tiểu học nói riêng với phương châm nhà
nước, địa phương và nhân dân cùng chung tay vì sự nghiệp trồng người. Một
trong những biện pháp quan trọng của nhà quản lý giáo dục đó là làm tốt công

tác xã hội hóa giáo dục để phục vụ công tác giáo dục. Chính từ tâm huyết đó,
trên cơ sở thực tiễn của đơn vị, tôi nảy sinh sáng kiến “ Một số biện pháp chỉ
đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong trường tiểu học”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
2.1.Điều kiện:
2


Các cấp ủy Đảng và chính quyền phải có nhận thức đầy đủ và đúng, nhất
quán trong nhận thức và hành động về công tác Xã hội hóa giáo dục: Tăng
cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn
thể, tổ chức xã hội, cá nhân cùng đồng hành với giáo dục trong việc đầu tư
nguồn ngân sách, khai thác triệt để có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng cơ
sở vật chất và phát triển giáo dục.
Sự phối hợp và tham gia tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh và
phụ huynh học sinh toàn trường trong việc tuyên truyền, huy động, giám sát
việc sự dụng nguồn vốn huy động đúng mục đích.
Việc chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, cán
bộ công chức, viên chức lao động trong nhà trường thực sự đoàn kết, cộng
đồng trách nhiệm, tự giác và tích cực tham gia làm công tác dân vận và gương
mẫu đi đầu trong công tác huy động xã hội hóa do nhà trường khởi xướng.
2.2.Thời gian:
Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên tại đơn vị năm học từ tháng 5 năm
2014 đến tháng 02 năm 2015.
2.3.Đối tượng áp dụng sáng kiến:
Đối với Hiệu trường Trường Tiểu học đơn vị nơi tôi công tác.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1.Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
Sáng kiến được áp dụng chỉ đạo thực hiện lần đầu tiên tại trường tiểu học
nơi tôi công tác. Qua việc chỉ đạo và thực hiện sáng kiến tại trường có thể

khẳng định một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường là một hướng đi đúng và có
hiệu quả đích thực vô cùng to lớn. Nó đã và đang mang đến trường tiểu học
chúng tôi ngôi trường khang trang, bền vững, một sân chơi bổ ích và thân thiện,
tạo điều kiện để học sinh “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ’’. Nâng cao
chất lượng hoạt động bán trú nhằm chăm sóc sức khỏe ban đầu, tạo sân chơi
học tập bổ ích cho học sinh trước, trong và giữa các buổi học; Xây dựng thư
viện xuất sắc tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được tiếp cận với công
3


nghệ thông tin trong tra cứu tài liệu phục vụ cho dạy và học, giáo dục truyền
thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thông qua tìm hiểu truyền thống quê
hương với cội nguồn dân tộc, tham gia các trò chơi dân gian sau mỗi giờ học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường tiểu học theo
hướng gần gũi, thân thiện và ngày một hiệu quả hơn ; Nâng cấp và tu bổ cơ sở
vật chất khắc phục hậu quả bão, tăng cường cơ sở vật chất trường học đảm bảo
đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
3.2.Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng thành công tại đơn vị và có khả năng áp dụng
tốt cho các trường tiểu học trên địa bàn.
Ngoài ra, sáng kiến này có thể áp dụng đối với các trường Mầm non,
trường THCS trên địa bàn.
3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
Sáng kiến là kinh nghiệm quý để giúp cho Hiệu trường và các nhà quản
lý hoạch định giá trị của sự mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách
nhiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác công tác xã hội hóa
giáo dục hết sức nhạy cảm hiện nay; góp phần duy trì và giữ vững Danh hiệu
trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 và tạo tiền đề xây dựng thành công thư viện
xuất sắc, là điểm tựa vững chắc giúp nhà trường trong lộ trình xây dựng trường

chuẩn Quốc gia mức độ II trong nhiệm kì Đại hội Đảng bộ phường lần thứ
XXV nhiệm kì 2015-2020.
Đặc biệt, sáng kiến trên phù hợp với mọi đối tượng các trường học, mang
lại hiệu quả trong quản lý; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và
thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành.
4. Khẳng định giá trị và kết quả của sáng kiến:
4.1. Nhận được sự ủng hộ cao từ cấp ủy Đảng và chính quyền, các ban
ngành đoàn thể các cấp cũng như cá nhân trên địa bàn cùng tham gia ủng hộ
công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.
4.2. Huy động kinh phí từ nhiều tổ chức và cá nhân đóng góp cho việc
xây dựng CSVC .
4


4.3.Cơ sở vật chất được nâng cao, bộ mặt nhà trường được thay da đổi
thịt.
4.4.Tạo sự phối hợp tốt giữa ba môi trường giáo dục : Nhà trường - Gia
đình và xã hội trong việc trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn huy động để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cơ
sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với nhà trường nói
riêng và giáo dục tại địa phương nói chung.
4.5. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng cao.Vị thế
của nhà trường có chỗ đứng vững chắc, được các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các ban ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên cũng như học sinh
nhà trường ghi nhận và đánh giá cao.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến:
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mọi tổ chức, cá nhân đều phải tích cực
làm công tác dân vận và đổi mới công tác dân vận, thực hiện tốt Quy chế dân
vận trong hệ thống chính trị các cấp trong việc nâng cao hiệu quả công tác xã
hội hóa giáo dục đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường.

Các cấp Đảng, chính quyền cần quan tâm hơn nữa tới việc hỗ trợ kinh
phí giúp nhà trường tăng cường cơ sở vật chất hàng năm.
Chi bộ, ban lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là vai trò của Bí thư Chi bộ Hiệu trường nhà trường cần tiếp tục vận dụng tốt quan điểm dân vận của Đảng
và nhà nước trong việc chỉ đạo và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.

5


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1.

Xuất phát từ nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường là phải phấn
đấu xây dựng trường học đạt Danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ I và
duy trì giữ vững Danh hiệu đã đạt được, xây dựng kế hoạch dài hơi từng bước
vững chắc phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II vừa là nhiệm
vụ vừa là sự mong mỏi và kỳ vọng của Đảng ủy, chính quyền địa phương và
các nhà trường.
Trường Tiểu học, đơn vị chúng tôi đã được công nhận Trường chuẩn
quốc gia mức độ I từ 19/3/2007, sau năm năm mục tiêu duy trì và giữ vững
Danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ I vào năm 2012-2013.
Tuy nhiên, nhiệm vụ đặt ra không thể thực hiện được bởi tiêu chuẩn về
cơ sở về cơ sở vật chất chưa đảm bảo, bị xuống cấp nặng nề. Mặt khác cuối
năm 2013, nhà trường lại phải chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 14- cơn
bão HAYIAN đã làm hư hại hầu hết khu dãy nhà 9 phòng chức năng: Hỏng
toàn bộ mái, hệ thống điện, trần, máy tính, tranh ảnh và thiết bị dạy học cũng
như nội thất các phòng chức năng dẫn đến mục tiêu duy trì Trường chuẩn Quốc
gia mức độ I đã khó khăn lại chồng chất khó khăn hơn.Vì các điều kiện cơ bản

đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và học không đảm bảo. Bên cạnh đó cơ
sở vật chất khu bán trú cho học sinh sau 10 năm hoạt động đã xuống cấp, chưa
đảm bảo theo quy định bếp ăn một chiều, chưa được công nhận Bếp ăn đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các công trình vệ sinh của học sinh được Tầm
nhìn thế giới tài trợ từ năm 2001 cũng đã hư hại nặng theo thời gian và cũng
xuống cấp do chịu ảnh hưởng của bão. Tháng 7 năm 2014, trường lại chịu tiếp
thiệt hại của bão, làm đổ 60 m2 bờ tường bao, trường học chưa an toàn.
1.2.

Xuất phát từ thực tế chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ năm học.

Cuối năm 2013, công tác quản lý nhà trường có sự thay đổi, lãnh đạo nhà
trường trên cương vị chủ chốt là mới, sự tích lũy kinh nghiệm quản lý 20 năm
trước đối với Hiệu trưởng đương nhiệm chỉ đơn thuần hầu hết là lĩnh vực
6


chuyên môn. Nay, phải đối mặt với bài toán khó về cơ sở vật chất và cải tạo bộ
mặt với nội lực của nhà trường vừa nhỏ, ít học sinh, địa phương thì nghèo nên
sự đầu tư của cấc cấp, sự ủng hộ của nhân dân đôi lúc còn thiếu niềm tin từ một
vài năm gần đây dẫn đến việc chỉ đạo và thực hiện theo nhiệm vụ cấp trên giao
phó là hết sức khó khăn, bất cập. Nhiệm vụ đặt ra đối với người làm quản lý,
người đứng mũi chịu sào là hết sức nặng nề và nan giải.
Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Chi ủy- Chi bộ nhà trường, Ban lãnh đạo
nhà trường được thống nhất cao về tinh thần và ý chí quyết tâm, sự đoàn kết,
đồng sức, đồng lòng chung tay trách nhiệm vẫn mạnh dạn xây dựng lộ trình kế
hoạch và chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ khắc phục khó khăn khắc phục hậu quả
bão, cải tạo và nâng cấp nhà ăn bán trú, tăng cường cơ sở vật chất, duy trì
trường chuẩn, phấn đấu xây dựng thư viện xuất sắc bằng giải pháp thực hiện tốt
công tác nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Tiểu học.

1.3.

Xuất phát từ bài học thực tế về công tác xã hội hóa giáo dục.

Thực tế, xã hội hóa giáo dục trong những năm gần đây trên địa bàn thị
xã cũng như của địa phương phường chúng tôi đã và đang mang lại một cơ
ngơi cơ sở vật chất tương đối tốt, có thể đáp ứng được nhu cầu dạy và học nói
chung. Tuy nhiên, những năm gần đây do sự khủng hoảng của nền kinh tế thị
trường nói chung cũng như của địa phương nói riêng thì nguồn kinh phí đầu tư
cho cơ sở vật chất nhà trường hầu như không có, hầu hết đều phải dựa vào công
tác xã hội hóa của toàn dân. Cũng đã có không ít các nhà trường chưa thực sự
quan tâm và làm tốt cội nguồn cốt lõi của công tác xã hội hóa hoặc sự dụng
không hiệu quả nguồn huy động xã hội hóa dẫn đến còn có đơn thư, thiếu niềm
tin trong dân do chưa công khai minh bạch hay sử dụng lãng phí tiền của nhân
dân đóng góp dẫn đến công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế.
Những năm gần đây, trường tiểu học chúng tôi cũng không nằm ngoài
vòng xoáy như thế. Vậy nên, vấn đề mấu chốt muốn làm tốt công tác xã hội
hóa giáo dục trong nhà trường phải xuất phát từ sự khẳng định được vị thế và
tiếng nói của nhà trường phải có niềm tin và đáp ứng được kỳ vọng trong Đảng

7


bộ, chính quyền, nhân dân, phụ huynh và cán bộ, giáo viên học sinh nơi trường
đặt địa điểm và nơi nhà quản lý giáo dục công tác.
1.4.

Xuất phát từ kinh nhiệm và bài học về công tác dân vận.

Trên thực tế, nhiều nhà trường một vài năm gần đây chưa làm tốt công tác

xã hội hóa giáo dục do đôi lúc còn thiếu niềm tin trong dân, còn để hiện tượng
đơn thư nặc danh hoặc chưa được nhân dân đồng tình ủng hộ. Dẫn đến bộ mặt
nhà trường không những không phát triển mà còn có dấu hiệu đi xuống, khó có
khả năng duy trì tiêu chí Trường chuẩn Quốc gia mức độ I về cơ sở vật chất.
Vì vậy, phải tăng cường cơ sở vật chất, khắc phục khó khăn về cơ sở vật
chất để tạo môi trường sư phạm phục vụ tốt cho công tác dạy và học ở mỗi
trường học đòi hỏi Hiệu trường nhà trường cũng như các nhà quản lý giáo dục
phải giải được bài toán về nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường học, nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường trước hết phải năng động,
linh hoạt phát huy nội lực và phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên cơ
sở vận dụng đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước về công tác dân
vận trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức
xã hội các cá nhân, cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường.
Trên thực tế có rất nhiều giải pháp, mà một trong những biện pháp hữu hiệu là
phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên cơ sở vận dụng tốt quan điểm
của Đảng và nhà nước về công tác dân vận để đầu tư cơ vật chất tốt phục vụ tốt
cho công tác dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong
nhà trường.
Hiệu trưởng phải coi trọng sức mạnh đoàn kết, sự quy tụ mối đoàn kết nội
bộ, tạo mối quan hệ tốt và sự đồng tình ủng hộ của các cấp ủy Đảng và chính
quyền các cấp cũng như nhân dân. Sự nhất trí cao phải xuất phát từ quan điểm
phải làm tốt công tác xã hội hóa dục trên quan điểm làm tốt công tác dân vận đi
đôi với việc chỉ đạo và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao: Lấy dân làm
gốc, chọn người để giao việc chứ không chọn việc để chọn người.
2. Cơ sở lý luận.
2.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục.
8


Xã hội hoá giáo dục là một quan điểm, một chính sách lớn của Đảng và

Nhà nước ta. Sự nghiệp Giáo dục của chúng ta là sự nghiệp của toàn dân.
Không chỉ chúng ta mà ngay cả các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới
cũng vẫn thực hiện xã hội hoá giáo dục. Xã hội hoá giáo dục không chỉ xuất
phát từ điều kiện kinh tế - xã hội mà còn xuất phát từ đặc thù của nền Giáo dục
- Đào tạo nước ta, Giáo dục - Đào tạo là một ngành có liên quan tới nhiều
ngành khác. Hoạt động của ngành Giáo dục diễn ra ở mọi cấp, mọi nơi, mọi
ngành, mọi địa bàn và ngay trong từng gia đình.
Làm tốt công tác xã hội hoá Giáo dục là nhiệm vụ rất quan trọng, là một
giải pháp phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta đặc biệt là trong giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xã hội hoá giáo dục góp phần giải
quyết những khó khăn của từng vùng, từng miền, từng địa phương, từng cơ sở
Giáo dục. Hồ Chủ tịch đã nói “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần
phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng mối quan hệ thật tốt, đoàn
kết thật chặt chẽ giữa thày với thày, học trò với học trò, giữa cán bộ các cấp,
giữa nhà trường với nhân dân thì sự nghiệp Giáo dục mới phát triển tốt …”
Thật vậy, xã hội hoá giáo dục chính là việc tăng cường tính xã hội của
Giáo dục, tạo môi trường tốt cho quan hệ giữa Giáo dục và cộng đồng, xã hội
phát huy vai trò sức mạnh của mình là quá trình nâng cao hơn, gắn bó hơn từ
hai phía “ Giáo dục và cộng đồng ” tạo điều kiện cho giáo dục khẳng định vai
trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Xã hội hoá giáo dục khơi dậy tiềm năng
phát huy mọi nguồn lực trong cộng đồng. Mặt khác, xã hội hoá giáo dục còn
mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực
trong xã hội.
Vậy nên, nếu Hiệu trưởng biết khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn đầu tư chắc chắn sự nghiệp Giáo dục sẽ ngày càng phát triển.
2.2. Vận dụng quan điểm của đảng và Nhà nước về công tác xã hội
hóa giáo dục đối với các trường học.
Xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính xã hội của giáo dục,
gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện
9



cho giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi dậy
mọi tiềm năng, huy động mọi tiềm lực trong xã hội tham gia xây dựng và phát
triển giáo dục.
Thực chất của công tác xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội tham
gia chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, đó là nền Giáo dục cho mọi
người, của mọi người, vì mọi người. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục là
một nhiệm vụ rất quan trọng. Xã hội hoá giáo dục không chỉ là trách nhiệm của
ngành Giáo dục - Đào tạo mà là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn xã hội.
Công tác xã hội hoá giáo dục ngày nay được nhân dân ta nhận thức rõ vị
trí quan trọng của nó vì lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng, lợi ích gia đình
và của từng cá nhân. Vì vậy các tổ chức xã hội cùng tham gia làm Giáo dục
phát triển trở thành nhân tố mới góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề cụ thể
trong công tác giáo dục, khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục,
thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Làm tốt công tác xã hội hoá công tác giáo dục là một giải pháp giáo dục
phù hợp với điều kiện hiện nay, góp phần giải quyết những khó khăn của từng
địa phương, từng ngành học.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế trên, Hiệu trường nhà trường cũng
như các nhà quản lý giáo dục mà ngành giáo dục cần phải có chủ trương xã hội
hoá công tác giáo dục. Xã hội hoá công tác giáo dục là giải pháp phù hợp để
nâng cao chất lượng dạy - học. Thực tiễn ở địa phương phường chúng tôi thấy
nổi lên một số vấn đề tồn tại là phải trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao
hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường? Bởi nguồn lực hỗ trợ
đắc lực cho sự phát triển giáo dục của nhà trường không ngoài ai hết và không
hơn ai hết là nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có cơ sở
vật chất đạt chuẩn khi có sự tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ
chức xã hội, nhân dân, mọi người, tránh lạm dụng xã hội hóa giáo dục đẩy gánh
nặng cho người dân.

2.3. Mục tiêu của công tác xã hội hóa giáo dục trong trường học.

10


- Xây dựng phong trào học tập trong cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục
trở thành một nền giáo dục cho mọi người mà mục tiêu cao cả đó là xã hội hóa
giáo dục cộng đồng.
- Xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân
chăm sóc tới thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giáo dục gia đình- nhà trường - xã
hội, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức
đoàn thể, tổ chức xã hội, cá nhân đối với giáo dục.
- Tăng cường đầu tư ngân sách, khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là sự ủng hộ từ nguồn lực cha mẹ học sinh,
thầy cô giáo để phát triển giáo dục.
- Để đáp ứng yêu cầu giáo dục phát triển cần phải có cơ sở vật chất đạt
chuẩn để đảm bảo việc dạy và học cũng như hoạt động giáo dục toàn diện trong
nhà trường có hiệu quả.
3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục trong trường tiểu học.
3.1. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể,
xã hội ở địa phương.
Công tác xã hội hoá giáo dục ngày nay được nhân dân ta nhận thức rõ vị
trí quan trọng của nó vì lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng, lợi ích gia đình
và của từng cá nhân. Vì vậy các tổ chức xã hội cùng tham gia làm Giáo dục
phát triển trở thành nhân tố mới góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề cụ thể
trong công tác giáo dục, khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục,
thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Xã
hội hoá công tác giáo dục là một giải pháp giáo dục phù hợp với điều kiện hiện
nay, góp phần giải quyết những khó khăn căn bản về cơ sở vật chất trong nhà
trường.

Tuy nhiên ở địa phương, các ban ngành đoàn thể, nhân dân chưa thực sự
hiểu hết về xã hội hoá giáo dục, có nhiều người cho rằng xã hội hoá giáo dục là
do cơ chế và nền kinh tế địa phương khó khăn, không có mục chi cho cơ sở vật
chất trường học, nhà trường hãy làm công tác xã hội hóa trong phụ huynh,
nhưng phải được dân ủng hộ. Điều đó còn bộc lộ quan điểm buông xuôi, đẩy
11


gánh nặng trách nhiệm cho nhà trường trong vấn đề xây dựng cơ sở vật chất.
Địa phương chưa thực sự vào cuộc, vậy nhà trường làm cách nào để có cơ sở
vật chất đang là câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Từ năm 2010 đến nay, địa phương mới chỉ đầu tư xây dựng cho nhà
trường một nhà xe học sinh, nhưng vẫn còn nợ chủ đầu tư chưa thanh toán
xong. Có thể nói, địa phương cũng còn không ít khó khăn, nên việc đầu tư cơ
sở vật chất cho các nhà trường là không thể có. Điều đó, bất cập với địa
phương là phường duy nhất trên địa bàn thị xã có 100% số khu dân cư đều đạt
khu dân cư văn hóa, cả 3 trường học đều đạt chuẩn Quốc gia, Trung tâm y tế
phường là 1 trong 3 xã phường đạt Chuẩn y tế giai đoạn 2015-2020.
Mặt khác, địa phương đã thành lập được Trung tâm giáo dục cộng đồng
và thành lập Hội đồng giáo dục cấp cơ sở, Ban đại diện cha mẹ học sinh của
nhà trường và các chi hội các lớp đã sớm kiện toàn, song làm việc chưa có hiệu
quả, hầu hết chưa năng động … dẫn đến hiệu quả công tác phối hợp chưa thật
sự tốt như mong đợi.
3.2. Đối với nhà trường:
Đón Danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2007 và đề nghị
kiểm tra công nhận lại năm 2013. Tuy nhiên, trong nhiệm kì 5 năm vừa qua do
yêu cầu luân chuyển cán bộ, nhà trường đã 3 lần thay đổi chức danh Hiệu
trưởng nên việc hướng đầu tư và tâm huyết cho việc tu sửa cơ sở vật chất của
nhà trường chưa được chủ động, chưa tích cực tham mưu và tham mưu chưa
thật sự có hiệu quả:

+ Hầu hết cơ cở vật chất không những không được bổ sung mà còn
xuống cấp trầm trọng theo năm tháng;
+ Công trình nhà ăn và bếp ăn bán trú có từ năm 2003 chưa đảm bảo bếp
ăn một chiều, bếp nấu tạm bợ trên bờ tường trước đây là tường bao của khu dân
cư địa phương được xây dựng từ năm 1963;
+ Công trình nhà vệ sinh học sinh do tầm nhìn thế giới tài trợ từ năm
2001 đã không thể đưa vào sử dụng, gây ô nhiễm vệ sinh lớn trong nhà trường;

12


+ Hệ thống cống rãnh thoát nước không đảm bảo, thường làm ủng lụt
như bãi sông Hồng mùa mưa bão, khi có mưa ập đến phải mất nửa ngày mới
tiêu thoát hết nước;
+ Đoạn tường bao khoảng 60m2 khu nhà vệ sinh bị bão, sập đổ, không
đảm bảo an toàn cho an ninh trường học và an toàn chung cho học sinh khi
trường gần ao hồ trong khu dân cư;
+ Đặc biệt, cơn bão số 14 năm 2013 đã làm hư hỏng hầu như toàn bộ dãy
nhà chức năng gồm 9 phòng. Nội thất phòng chức năng như bàn ghế, máy tính,
máy in, tủ, giá, tranh ảnh… đều không sử dụng được. Tổng giá trị thiệt hại trên
200 000 000đ;
+ Công trình quà tặng của cha mẹ học sinh năm học 2006-2007 thiếu sự
quan tâm, chăm sóc, hầu như hỏng hết chỉ còn cỏ;
+ Các trang thiết bị phục vụ dạy và học như máy tính, máy in, tài liệu
tham khảo thiếu nhiều, hư hỏng nặng;
+ Đoạn đường từ khu dân cư xuống sân trường xuống cấp, không phù
hợp, hệ thống rào hoa sắt hỏng, cổng vôi ve quá lâu… cần phải làm bê tông
mới;
+ Chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục trong nhà trường vẫn được
duy trì và giữ vững, có chiều hướng phát triển nhưng chưa thực sự bền vững.

+ Đội ngũ giáo viên, tỉ lệ giáo viên trình độ trung học còn cao, tỉ lệ trên
chuẩn chỉ đạt 83%, thấp so với mặt bằng thị xã.
+ Nhà trường có những lúc chưa giữ được vai trò lòng cốt, chưa chủ
động trong công tác tổ chức, hoạt động còn hạn chế. Chính vì nhận thức chưa
đầy đủ về công tác xã hội hoá giáo dục nên trong những năm qua chất lượng
đào tạo và vị thế của nhà trường còn thấp.
+ Hiệu trưởng một vài năm gần đây chưa thể hiện hết được chức năng
tham mưu để huy động cộng đồng tham gia vào công tác Giáo dục & Đào tạo.

13


Nhà trường đã cố gắng hết sức mình trên mọi phương diện, tuy nhiên về
cơ sở vật chất thì chưa đạt chuẩn, chưa đáp ứng yêu cầu kiểm tra chuẩn sau
năm năm.
Chính vì vậy, mục tiêu duy trì và giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc
gia mức độ I không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà là trách nhiệm lớn
của địa phương trên lĩnh vực đầu tư cơ sở vật chất, khắc phục những vấn đề bất
cập về cơ sở vật chất trong bối cảnh lãnh đạo địa phương cũng đồng bộ có sự
thay đổi, cương vị chủ chốt mới, thiếu kinh nghiệm dẫn đến không thực sự
mạnh dạn quyết sách và đồng hành cùng nhà trường trong vấn đề chủ động
tham mưu xin kinh phí hỗ trợ từ cấp trên để đầu tư cơ sở vật chất cho nhà
trường theo hướng đạt chuẩn trong khi đó lại nêu rõ những vấn đề thuộc tiêu
chí cơ sở vật chất nếu nhà trường không báo cáo thì nhà trường chịu trách
nhiệm.Trong khi đó, nhà trường cũng đã tích cực tham mưu xin kinh phí cấp
trên và tham mưu xin được sử dụng nguồn hỗ trợ thì địa phương lại muốn trả
về địa phương. Điều đó phải chăng là mâu thuẫn, vì địa phương không đầu tư,
giao hết cho nhà trưởng việc huy động xã hội hóa trong dân. Dân thì nghèo,
trường nhỏ, sĩ số học sinh ít, tại phường không có cơ quan doanh nghiệp nào
đóng trên địa bàn nên việc thực hiện chủ trương xã hội hóa lại hết sức khó

khăn, thiếu tính khả thi.
Từ đặc điểm nêu trên, muốn giải được bài toán này, Bí thư chi bộ- Hiệu
trưởng nhà trường hơn ai hết cần phải chủ động trong lộ trình xã hội hóa giáo
dục như thế nào từ vấn đề tư tưởng, đường lối, con đường và phương pháp thực
hiện như thế nào để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Đảng và nhà nước, nhân dân
giao phó.
Đối với Hiệu trưởng và Ban giám hiệu nhà trường cần phải đoàn kết,
quyết tâm, năng động và linh hoạt thực hiện tốt phương châm chủ trương xã
hội hoá công tác giáo dục, đặc biệt là xã hội hóa trong việc xây dựng cơ sở vật
chất trường học là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học
cũng như chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đặc biệt là đối với
trường tiểu học chúng tôi trong việc trong việc duy trì và giữ vững Danh hiệu
14


trường chuẩn Quốc gia mức độ I trong bối cảnh khó khăn đón nhận cơn bão thế
kỉ HAYIAN có một không hai trên địa bàn thị xã và tỉnh.
Xuất phát từ tầm quan trọng mang tính cấp thiết của công tác xã hội hoá
giáo dục nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng công
tác xã hội hóa giáo dục trong trường tiểu học trong việc tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường Tiểu
học, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơ bản trọng tâm năm học 2014-2015. Phấn
đấu tăng cường cơ sở vật chất, được công nhận Trường chuẩn Quốc gia mức độ
I, xây dựng thư viện xuất sắc, tạo tiền đề vững chắc xây dựng Trường chuẩn
Quốc gia mức độ II trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XXV
nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.
4. Các biện pháp thực hiện
4.1. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác dân vận ở trường Tiểu
học trong việc huy động xã hội háo giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất cho
trường học

Trước hết người làm công tác quản lí giáo dục ở Cấp Tiểu học nói chung
và đặt biệt là Hiệu trưởng nhà trường cần phải hiểu hơn ai hết về ý nghĩa của
công tác dân vận trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ : “Lực lượng của dân rất to lớn. Việc dân vận rất quan
trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công. Việc gì cũng phải cần đến quần chúng. Không có quần chúng thì không
thể làm được .Nếu trong trường học, Hiệu trưởng nhà trường không nắm chắc
và không thấu hiểu được điều đó thì chắc chắn không biết làm dân vận, không
thể huy động được tài lực và vật lực trong dân trong thực hiện xã hội hóa giáo
dục. Điều đó là rào cản kìm hãm sự phát triển và hiệu quả giáo dục toàn diện
trong nhà trường. Nếu nhà quản lý biết vận dụng quan điểm của Hồ Chủ tịch
trong thực tiễn công tác chỉ đạo và thực hiện xã hội hóa giáo dục chắc chắn có
thành công.
Điều quan trọng hơn cả để nâng cao chất lượng xã hội hóa giáo dục, đặc
biệt là xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia
15


mức độ I trong bối cảnh gặp thiên tai, bão lụt thì hơn lúc nào hết hệ thống chính
trị trong nhà trường phải quán triệt thực hiện tốt công tác dân vận. Làm dân vận
là trách nhiệm chung của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền các tổ chức đoàn thể
và của mọi người. Chính vì vậy, việc nhận thức đúng và thực hiện việc làm
theo nhận thức có ý nghĩa lớn về công tác dân vận trong việc nâng cao hiệu quả
công tác xã hội hóa trong việc xây dựng cơ sở vật chất đối với Hiệu trưởng mỗi
nhà trường là cực kỳ quan trọng.
4.2.Tuyên truyền và Quán triệt Quy chế dân vận của Đảng trong hệ
thống chính trị đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn
thể, các tổ chức xã hội và các cá nhân.
Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác dân vận của
Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh thể hiện toàn bộ hoạt động của Đảng, chính

quyền nhà trường nhằm tăng cường và gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân
dân bằng việc vận động nhân dân và cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh nhà
trường thực hiện đường lối chính sách pháp luật của Đảng trong việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của đơn vị mà một trong những nhiệm vụ quan trong là thực
hiện xã hội hóa giáo dục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học,
đáp ứng các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia mức độ I sau năm năm của
nhà trường trong năm học 2014-2015.
Thực hiện công tác dân vận để vận động mọi người cùng tích cực, tự
giác và trách nhiệm tham gia làm tốt công tác xã hội hóa của đơn vị trước hết là
trách nhiệm của Cấp ủy Đảng- Chi bộ Đảng mà người đứng đầu là Bí thư Chi
bộ- Hiệu trưởng nhà trường.
Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, chi ủy, các đồng chí cốt cán phụ trách các
đoàn thể trong trường phải là người gương mẫu đi đầu trên mọi phương diện,
nói phải đi đôi với làm, làm rồi hãy nói thì sẽ có tính thuyết phục hơn.
4.3.Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của chi ủy- chi bộ - Ban lãnh
đạo nhà trường đối với công tác dân vận huy động mọi người cùng tích cực
tham gia vào công tác xã hội hóa trong trường học.

16


Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Chi ủy- Chi bộ - Ban lãnh đạo
nhà trường đối với công tác dân vận trong trường học là việc làm quan trọng.
Chính vì vậy, việc đề cao vai trò lãnh đạo, vai trò hạt nhân là hết sức quan
trọng được lãnh đạo nhà trường thể hiện có hiệu quả bằng việc làm tốt công
tác xã hội hóa để có cơ sở vật chất, có môi trường để giáo viên và học sinh dạy
và học tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần chăm lo cho lợi
ích chính đáng và hợp pháp của người lao động. Đây cũng chính là nội dung và
mục đích chủ yếu của cơ quan đơn vị.
Cấp ủy Đảng, Đảng viên, cán bộ chủ chốt trong nhà trường phải là

người gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào và các cuộc vận động, giám hy
sinh và giám chịu trách nhiệm cá nhân trước nhiệm vụ được giao. Quan điểm
Đảng viên đi trước, làng nước theo sau luôn luôn đúng và được nhà trường
quán triệt chỉ đạo thực hiện triệt để.
Chính vì vậy, để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục bằng việc thực
hiện tốt công tác dân vận trong trường học Chi bộ và Hiệu trưởng nhà trường
cần làm tích cực tuyên truyền và thực hiện tốt quy chế dân vận của Đảng trong
hệ thống chính trị đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành, các tổ
chức đoàn thể trong và người nhà trường.
Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ
chức xã hội, cá nhân đối với giáo dục nói chung và đối với công tác nâng cao
chất lượng hóa giáo dục đầu tư cơ sở vật chất trong trường tiểu học nói riêng.
4.4.Chủ động tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo, sự ủng hộ của cộng
đồng đầu tư ngân sách cho giáo dục.
Đảng lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực hoạt động trong có có
vấn đề xã hội hóa giáo dục về đường lối, chính sách pháp luật. Song Bí thư Chi
bộ - Hiệu trưởng nhà trường cần coi trọng công tác tham mưu và chủ động
tham mưu với cấp ủy Đảng các cấp bằng Văn bản báo cáo và Văn bản đề nghị,
tại Hội nghị họp Đảng ủy mở rộng và tại Hội nghị Quân dân chính tại địa
phương để báo cáo, xin ý kiến và tranh thủ sự ủng hộ của Đảng ủy địa phương
bằng quan điểm và nghị quyết cụ thể về lĩnh vực mà Hiệu trưởng tham mưu.
17


Vấn đề tham mưu phải đúng, phải trúng thì mới tạo sự đồng thuận và ủng hộ.
Đặc biệt là tuyên truyền vận động sâu rộng, trước hết trong cán bộ giáo viên
nhà trường, để mỗi cán bộ giáo viên là hạt nhân tích cực trong phong trào ủng
hộ đối với nhà trường, thực sự là người biết làm công tác dân vận và dân vận
giỏi.
Đối với nhà trường, hàng năm cấn phải xây dựng kế hoạch xã hội hóa

giáo dục cụ thể về vấn đề trọng tâm trong năm học, trong đó vấn đề huy động
nguồn vốn xã hội hóa giáo dục cần dự kiến kế hoạch làm năm sau vào tháng 5
năm học trước. Họp phụ huynh toàn trường cuối năm học, vừa là báo cáo kết
quả năm học, công khai tài chính nguồn xã hội hóa, dự kiến công việc cần làm
năm học tới, thông qua dự kiến huy động xã hội hóa là vấn đề gì, làm việc gì,
và nguồn huy động từ đâu, xin ý kiến của phụ huynh. Sau khi tập hợp ý kiến
của biên bản họp các lớp, nhà trường xây dựng đề án xã hội hóa trình UBND
phường, trình và duyệt xã hội hóa với phòng giáo dục vào cuối tháng 6 hàng
năm. Sau khi được phê duyệt và cho phép của phòng giáo dục, nhà trường tiến
hành họp phụ huynh đầu năm triển khai nội dung, đối tượng, mục đích huy
động xã hội hóa giáo dục là làm việc gì, dự kiến kinh phí, phối kết hợp với Ban
đại diện cha mẹ học sinh tuyên truyền nhân dân và phụ huynh ủng hộ. Tài
chính được quản lý đúng nguyên tắc và công khai minh bạch từ việc lập biên
bản thực trạng, lên kế hoạch làm, báo giá, chọn thầu, giám sát thực hiện, thanh
lí hợp đồng và công khai trên bảng thông báo của nhà trường để mọi người dân
và giáo viên học sinh được biết, đảm bảo sự công khai minh bạch theo quy
định..
Tổng kết công tác xã hội hóa: sau mỗi đợt phát động Hiệu trường cần
quan tâm động viên khích lệ những tập thể và cá nhân làm tốt công tác dân vận,
mang lại hiệu quả cao trong việc huy động xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất cho
nhà trường. Nhà trường ghi nhận tấm lòng vàng của các tổ chức cá nhân hàng
năm trong sổ vàng truyền thống của nhà trường và khắc biển ghi nhận công
trình tài trợ hàng năm .
4.5.Tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, sự ủng hộ của cộng đồng
18


đồng đầu tư ngân sách cho giáo dục.
Làm việc gì muốn có thành công, người quản lý phải biết quy tụ tập thể
cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường thực sự đoàn kết, tạo bầu không khí thi

đua dân chủ, cởi mở, sự ủng hộ tự nguyện của mỗi cá nhân, đề cao tính tự
nguyện, tự giác và tinh thần trách nhiệm, tránh bắt buộc, gây áp lực cho giáo
viên và người dân.
Trước hết, Hiệu trưởng cần phải làm cho mọi người hiểu rõ, việc tuyên
truyền, huy động xã hội hóa mang lại ích lợi gì, vì sao phải huy động rộng khắp
các đối tượng. Hiểu đích cuối cùng của việc huy động xã hội hóa giáo dục là
phục vụ ai? Ai được hưởng. Chỉ có mình ủng hộ mình, lo cho mình, lo chung
cho mọi nhà trường có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho quá trình dạy học của
chính mình thì mới thu hút sự tham gia của mọi người. Nếu mình không gương
mẫu, không tích cực thì mình còn nói được ai và làm được gì.
Trong vấn đề huy động xã hội hóa giáo dục tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, khắc phục hậu quả bão, xây dựng lớp học thân thiện, xây dựng trường học
thân thiện khi triển khai thì cá biệt cũng có giáo viên lúc đầu chưa thật sự thoải
mái về tư tưởng. Họ cho rằng trách nhiệm đầu tư cơ sở vật chất là của địa
phương, làm sao giáo viên cần phải đóng góp và cho rằng đến trường giáo viên
chỉ có nhiệm vụ dạy học. Thực tế trách nhiệm đầu tư cơ sở vật chất là của địa
phương, của nhân dân. Hiệu trưởng cần giải thích cho họ hiểu, giả sử nếu mỗi
chúng ta chung tay một chút đóng góp một phần nhỏ bé của mình thì chẳng
thấm là đâu. Mình đóng góp phục vụ cho chính công việc dạy học của mình thì
có gì là quá khó. Một người thì ít, nhiều người góp lại thành to, vậy nên mỗi
chúng ta nên dành nghĩa cử cao đẹp bằng hành động và việc làm cụ thể có ý
nghĩa chứ không phải sao lại bắt chúng ta làm. Vì việc ta làm là phục vụ cho
chính chúng ta, trong đó được chung tay mang lợi lợi ích cho nhà trường, cho
địa phương nơi mình đã gắn bó, đã cống hiến thì việc này có nên chăng. Thấm
nhuần phương pháp dân vận trên, giáo viên đã có chuyển biến trong nhận thức
và tham gia đóng góp tài lực vật lự theo tinh thần thoái mái, tự nguyện, tích tiểu
thành đại ấy đến nay nhà trường đã huy động từ chính nội lực của các đoàn thể,
19



các nhân cán bộ giáo viên trong trường trong phong trào xây dựng trường học
thân thiện và xây dựng thư viện xuất sắc là 14 900 000đ.
Cũng chính nhờ bài học từ nội lực của nhà trường bằng việc làm cụ thể
nhà trường đã làm thay đổi nhận thức chưa đầy đủ trong một số lãnh đạo và
quần chúng, được Đảng ủy và UBND phường đồng thuận đưa vào Nghị quyết
Đảng ủy và UBND kêu gọi các khu dân cư ủng hộ cơ sở vật chất nhà trường.
Trực tiếp Bí thư Chi bộ- Hiệu trưởng nhà trường là Trưởng ban vận động thành
lập tiểu ban vận động, trực tiếp đế từng Chi bộ, các khu dân cư kêu gọi ủng hộ
và cũng được toàn thể các khu dân cư trên địa bàn, tổ chức và cá nhân ủng hộ
12 bộ bàn ghế Inox cho học sinh phòng ăn bán trú trị giá 13.200 000 đ. Địa
phương đầu tư khắc phục hậu quả bão 100 000 000đ.
4.6. Củng cố và xây dựng nền nếp kỉ cương, nâng cao chất lượng giáo
dục, lấy lại niềm tin trong Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, phụ huynh, cán
bộ giáo viên và học sinh.
Trường tiểu học chúng tôi đã 10 năm giữ vững Danh hiệu Tập thể Lao
động Tiên tiến, trường chuẩn Quốc gia mức độ I ngay từ năm 2007. Có thời kì
trường đứng vào tốp đầu các trường Tiên tiến trong địa bàn thị xã, tuy nhiên từ
năm học 2009- 2010 đến năm học 2012-2013 nhà trường cũng đã có dấu hiệu
đi xuống, giảm lòng tin đối với cấp ủy Đảng và nhân dân, đôi khi còn để những
đơn thư nặc danh không đáng có xảy ra.
Nhiệm vụ đặt ra đối với lãnh đạo nhà trường trong việc nâng cao chất
lượng xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kiểm tra
công nhận chuẩn sau năm năm không ngoài ai khác là Hiệu trưởng nhà trường
phải chấn chỉnh và củng cố lại nền nếp, kỉ cương, tăng cường cơ sở vật chất để
tao môi trường sư phạm tốt phục vụ dạy và học gắn liền với nhiệm vụ nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, tạo môi trường dạy và học
thuận lợi cho giáo viên học sinh, tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức,
giáo kỹ năng sống, giáo dục môi trường, đẩy mạnh công tác hoạt động ngoài
giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa để giáo dục, để thu hút sự tham gia của
phụ huynh, giáo viên và học sinh, để cha mẹ học sinh yên tâm gửi gắm con em

20


mình, để họ sẵn sàng ủng hộ nhà trường trong mọi lĩnh vực. Để thực hiện được
điều đó, vấn đề số 1 với nhà trường là phải làm chất lượng.
Với cách chỉ đạo trên, năm học vừa qua nhà trường đã gặt hái được
những thành công tốt đẹp. Nhà trường có nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo
dục được nâng cao, chất lượng mũi nhọn có tiến bộ vượt bậc so với năm học
trước. Toàn trường có 20 giáo viên và học sinh đạt Giải qua hội thi từ cấp cơ sở
trở lên, có 13/22 thầy cô giáo được tặng Bằng khen và Giấy khen các cấp, tỉ lệ
học sinh giỏi cấp tỉnh cao gấp đôi năm học trước.
Đây là những con số biết nói, lấy lại được niềm tin vốn có trong lòng
Đảng bộ và nhân dân địa phương. Khi đã có thì ủng hộ thì chắc chắn việc gì
cũng thành công, đây cũng là điểm tựa vững chắc giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và
nâng cao chất lượng xã hội hóa giáo dục, trong đó đặc biệt là vấn đề hỗ trợ kinh
phí xây dựng hàng năm.
4.7. Tăng cường tìm nguồn đầu tư ngân sách và sử dụng nguồn đầu
tư ngân sách cho xây dựng cơ sở vật chất đi đôi với việc làm tốt công tác xã
hội hóa giáo dục .
Cơ sở vật chất của nhà trường cũng chính là tài sản của địa phương. Mỗi
cơ cở vật chất của các nhà trường đảm bảo tốt trước hết phục vụ đắc lực cho
vấn đề nâng cao chất lượng của mỗi nhà trường, góp phần duy trì Danh hiệu
Trường chuẩn Quốc gia mức độ I và phường giáo dục Tiên tiến. Nếu cơ sở vật
chất không đảm bảo thì dù chất lượng có tốt đến đâu cũng không thể làm thay
đổi cục diện mất danh hiệu trường chuẩn trong tầm tay.
Đối mặt với thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường chuẩn bị kiểm tra
chuẩn sau 5 năm, cộng với hậu quả to lớn của bão gây ra thì Hiệu trưởng nhà
trường trước mắt cần tăng cường tìm nguồn đầu tư ngân sách và sử dụng nguồn
đầu tư ngân sách cho xây dựng cơ sở vật chất, sau đó kêu gọi sự ủng hộ trong
cha mẹ học sinh.

Không thể chỉ trông chờ vào nhà nước, không chỉ ỷ lại cho địa phương,
càng không thể đẩy gánh nặng tài chính làm xã hội hóa giáo dục chỉ từ dân. Mà
nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục đầu tư cơ sở vật chất trường
21


học phải thực hiện theo Quan điểm nhà nước - địa phương và nhân dân chung
tay đóng góp. Bởi chất lượng của xã hội và sự lớn mạnh của một nhà trường
suy cho đến cùng được quyết định bởi chất lượng của chính công dân tạo ra xã
hội đó. Do vậy, giải pháp huy động xã hội hóa giáo dục chỉ tập trung vào người
dân là lệch lạc về bản chất cần phải tránh.
Chính vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường trong công tác xã hội hóa phải tích
cực tham mưu nguồn ngân sách của nhà nước, nguồn ngân sách của địa phương
và nguồn ủng hộ của nhân dân trên phương diện 3 trong 1 thì mới có được kết
quả tốt.
Thực tế để có nguồn tài chính khắc phục và giải quyết triệt để những khó
khăn, nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với UBND thị xã, UBND
phường, Phòng Giáo dục & Đào tạo thị xã mang lại nguồn kinh phí hỗ trợ cho
tăng cường cơ sở vật chất nhà trường như sau:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100 000 000đ
- Ngân sách địa phương hỗ trợ: 100 000 000đ
- Nhà tài trợ Ngân hàng AgriBank Chi nhánh Sao Đỏ: 30 000 000đ
- Hội cha mẹ học sinh: 160 000 000đ.
- Các khu dân cư và cá nhân hảo tâm, GVGV nhà trường 27 800 000đ.
- Một số trường Tiểu học và trung học CS trong cụm và con em giáo
viên địa phương: 2 400 000đ.
Rõ ràng con số huy động được không hề nhỏ ấy đã giúp cho nhà trường
nâng cấp và sửa chữa hoàn thiện nhà ăn, bếp ăn bán trú nội thất phòng ăn bán
trú cho học sinh; Khắc phục xong hậu quả bão, cơ sở vật chất nội thất các
phòng chức năng đảm bảo tốt, đã đưa vào hoạt động; Trang trí trang lớp thân

thiện, khang trang, cải tạo công trình vệ sinh và những bất cập về CSVC của
nhà trường ; đang tiến hành xây dựng thư viện xuất sắc với các tiêu chí cứng cơ
bản.
Kết quả công tác xã hội hóa giáo dục mang lại: Khuôn viên, bộ mặt nhà
trường được chỉnh trang, xanh, sạch, đẹp. Bếp ăn bán trú đảm bảo được công
nhận Bếp ăn ATTP tháng 12/2014; Được công nhận Danh hiệu Trường chuẩn
22


Quốc gia mức độ I vào 13/11/2014. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước
ổn định và phát triển. Chi bộ nhà trường đạt Vững mạnh xuất sắc được tặng
Giấy khen, Chi Hội chữ thập đỏ nhà trường đạt Vững mạnh xuất sắc được Tặng
Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Công đoàn cơ sở đạt
Vững mạnh xuất sắc, Liên đội đạt vững mạnh toàn diện…Trường Đạt Tập thể
Lao động Tiên tiến- Cơ quan đơn vị Văn hóa.
4.8. Phối kết hợp với cha mẹ HS tuyên tuyên và tham gia tích cực vào
việc xây dựng cơ sở vật chất trường học.
Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, do dân, vì dân nên vấn đề dân biết
dân bàn, dân kiểm tra và dân được hưởng là vấn đề phải được hiểu đúng và làm
đúng. Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong trường tiểu học thì vai trò phối
kết hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là vai trò của
hội cha mẹ học sinh là cực kì quan trọng. Bởi, cha mẹ học sinh chính là cầu
nối, là tuyên truyền viên tích cực và hiệu quả nhất giúp nhà trường thực hiện
được chủ trường xã hội hóa giáo dục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ
cho công tác dạy và học.
Chính vì vậy, Hiệu trưởng cần phải làm tốt công tác tuyên truyền sâu
rộng trong phụ huynh và học sinh cũng như cán bộ giáo viên nhà trường để họ
hiểu, họ ủng hộ. Đồng thường trang bị cho họ kiến thức và phương pháp làm
dân vận để cùng nhà trường thực hiện chủ trương xã hội hóa có hiệu quả bằng
tiếng nói và việc làm của chính nhân dân.

Cách mạng là của toàn dân, nên vấn đề dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và
dân phải là người được hưởng phải được Hiệu trưởng coi trọng trong việc phối
kết hợp với cha mẹ học sinh cùng nhà trường chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Sự phối hợp phải thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng Điều lệ cha mẹ học
sinh; cha mẹ học sinh được biết, được bàn bạc với nhà trường trong các phiên
họp định kì, các kì Đại hội Đại biểu cha mẹ học sinh đầu năm và họp phụ
huynh các lớp đầu năm, cuối kì I và cuối năm. Trong các phiên họp ngoài việc
công khai minh bạch tài chính, thông báo kết quả giáo dục bằng con số thuyết
phục thì chính những thành quả mà cha mẹ học sinh đóng góp phần vào thàch
23


tích chung của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh. Đặc biệt, Hiệu trưởng cần phải cùng phối hợp thể hiện vai trò của
cha mẹ học sinh trong việc đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014 một cách
dân chủ, cởi mở. Có như vậy hiệu quả phối hợp trong công tác xã hội hóa mới
thành công.
4.9. Đẩy mạnh hoạt động Giáo dục tập thể, hoạt động ngoại khóa, tạo
môi trường học tập, vui chơi, giao lưu, ngoại khóa trong nhà trường với sự
tham gia của cha mẹ học sinh.
Đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014 tránh áp lực với nhà trường
cũng như phụ huynh và học sinh đã làm thay đổi không nhỏ vấn đề nhìn nhận
về giáo dục trong trường tiểu học như với các yêu cầu hội thi, các hoạt động
mũi nhọn không còn là bắt buộc, chỉ là khuyến khích. Do vậy, Hiệu trưởng
cũng phải linh hoạt, sáng tạo, năng động vận dụng trong công tác chỉ đạo và
thực hiện theo thông tư 30/2014 để làm sao sản phẩm của mình phải trẻ, năng
động, hoạt bát, tinh tường, thích ứng với xã hội trong lối sống đạo đức, trong
kỹ năng sống và thái độ trách nhiệm trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Làm được điều này, Hiệu trường nhà trường cần có định hướng chỉ đạo
và thực hiện trong kế hoạch và thực hiện theo phương châm gắn với hoạt động

vui chơi, hoạt động ngoại khóa bổ ích trong các chủ đề chủ điểm năm học, đặc
biệt phải có điểm nhấn trong mỗi năm, thu hút sự tham gia hào hứng nhất của
mọi người.
Năm học này, trường chúng tôi đã tổ chức cho toàn thể phụ huynh, giáo
viên học sinh nhà trường tham gia hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa tại Hà Nội
vào dịp tháng 12/2014 như thăm Lăng Bác, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, Dâng
hương tại Văn miếu Quốc Tử Giám, thăm công viên Thủ Lệ; Chăm sóc và
Viếng nghĩa trang liệt sĩ phường nhà nhân dịp 27/7 và 22/12; Tổ chức các hoạt
động giao lưu văn nghệ cấp trường qua Hội thi tiếng hát dân ca; Tham gia thi
Tiếng hát dân ca cấp thị xã đạt Giải phong cách; tham gia thi Tiếng Anh trên
mạng và giải toán trên mạng lớp 4,5; tham gia thi Trạng nhí Tiếng Anh Chương
trình Victoria cho học sinh lớp 2 đạt 01 Giải nhất và 02 Giải ba; thực hiện xây
24


dựng mô hình dạy học trang trí lớp theo VINEN từ khối 2 đến khối 5, tham gia
tích cực phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào chữ thập đỏ tặng quà cho học
sinh nhân dịp khai giảng, tặng quà cho gia đình chính sách dịp 27/7, tặng quà
cho giáo viên và học sinh nhân dịp Tết Nguyên đán chia sẻ tấm lòng nhân ái
đến với mọi người, làm tốt công tác hiến máu nhân đạo dành giọt máu nghĩa
tình như một nghĩa cử cao đẹp cho những người bất hạnh ; xây dựng không
gian thư viện xanh và thư viện thân thiện để học sinh vui chơi sau các tiết học,
giữa hai buổi học, tổ chức thi kể chuyện Bác Hồ, thi tìm hiểu lịch sử địa
phương … Có thể nói, với định hướng đó nhà trường nhận được sự đồng tình
và vào cuộc của cha mẹ học sinh và các thầy giáo cô giáo cũng như học sinh
với những chuyến đi an toàn, bổ ích. Đây cũng là điểm mạnh giúp nhà trường
có được sự ủng hộ hết mình từ phía cha mẹ học sinh cũng như các cấp ủy
Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.
5. Kết quả đạt được.
Sáng kiến đưa ra một số biện pháp chỉ đạo có tính khả thi của Hiệu

trưởng trong việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục tăng
cường cơ sở vật chất, xây dựng trường học thân thiện với mô hình thư viện
xanh và thư viện thân thiện, xây dựng thư viện xuất sắc trong trường Tiểu học
với việc huy động xã hội hóa giáo dục, phát huy nội lực xã hội hóa và sử dụng
có hiệu quả nguồn huy động xã hội hóa giáo dục trong xã hội và phụ huynh,
giáo viên và học sinh trong và ngoài địa phương trong việc tăng cường đầu tư
cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì và giữ vững
Danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Hiệu trưởng, với một số biện pháp nâng cao chất lượng xã hội hóa giáo
dục trình bày trên đã thu được những kết quả như sau:
- Thực hiện triệt để quy chế dân vận để làm tốt công tác xã hội hóa giáo
dục đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học với sự đồng thuận và chung tay
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội,
cha mẹ học sinh, giáo viên, học sinh nhà trường và các tổ chức xã hội, các nhà
hảo tâm cùng chia sẻ hỗ trợ cho nhà trường làm công tác xã hội hóa giáo dục.
25


×