Đề Tài : “ Nguồn lao động ở nông thôn Việt Nam
Thực trạng và giải pháp ”
Tóm tắt: Nông thôn Việt nam có nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng, là nơi
cung cấp và hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Thế nhưng
tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn thì thị trường lao động còn chưa
thực sự phát triển. còn phân tán và sơ khai. Bản thân lao động ở nông thôn còn
chưa được chú trọng và phát huy. Đây là thách thức lớn đối với chính sách lao
động nông thôn cũng như các nhà làm chính sách trước yều cầu công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông thôn. Bài luận này nhằm hệ thống lại một số thách thức đối với
phát triển nông thôn Việt Nam và những biện pháp để giải quyết những thách thức
đó.
Bài luận gồm các phần sau : Phần I đề cập đến thực trang , thách thức đối với
nguồn nhân lực ở nông thôn Việt Nam . Phần II là các phương hướng và giải pháp
trong thời gian tới. Phần 3 là kết luận.
I.Thực trạng và thách thức đối với nguồn nhân lực ở nông thôn Việt Nam
1. Tình hình cung lao động ở nông thôn nước ta
Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn,
tính đến năm 2009 có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn. Trong đó có số
người trong độ tuổi lao động là 23.379.785 người. Tỷ lệ tăng dân số thành thị -
nông thôn ngày một chênh lệch. dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ bình quân là
3,4%. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%. Đây là kết
quả của quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa nhanh
chóng ở các thành phố lớn. Có sự chuyển biến này là do tốc độ tăng độ thị ở nước
ta mà cụ thể là Khu vực Đông Nam Bộ là nơi có mức độ đô thị hóa cao nhất và tốc
độ đô thị hóa nhanh nhất. Do đó, dân số thành thị ở đây chiếm đến 57,1%. Tại
đồng bằng Sông Hồng, mức độ cũng như tốc độ đô thị hóa thấp hơn, dân số thành
thị chiến 29,2%(Vietnamnet).Thế nhưng tốc độ tăng trưởng việc làm của cả nước
lại chỉ là 2.6% nên tác động một luồng di cư lớn lao động nông thôn ra thành thị
1
tìm kiếm việc làm, tạo sức ép việc làm cho khu đô thị. Vấn đề ở chỗ lao động nông
thôn chiếm tới hơn 70% lao động cả nước lại tập trung chủ yếu trong ngành nông
nghiệp, nơi quỹ đất canh tác ngày càng bị thu hẹp và giảm dần. Kết quả là nhiều
lao động mất đất hoặc thiêu đât dẫn đến dư thừa lao động và thiếu việc làm. Vì thế
thu nhập thường thấp và thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Đây chính là lí
do khiến tỉ lệ nghèo tập trung chủ yểu ở khu vực nông thôn.
2. Tình hình cầu lao đông ở nông thôn
Trong những năm gần đây, ở khu vực nông thôn, cầu lao động tăng chậm làm
cho tình hình cung cầu trên thị trường lao động mất cấn đối lớn.
Ta có bảng lao động của một số ngành trong nên kinh tế ( đơn vị là nghìn người)
Ngành kinh te 2005 2006 2007 2008
Nông nghiệp
va lâm nghiệp
22800 22439,2 22177,4 21950.4
Thủy sản
1482,4 1555,5 1634,5 1684,3
( nguồn tổng cục thông kê)
Nhìn vào bảng ta có thể thấy tỉ lệ người có việc làm ở nông thôn còn thấp,tầm
khoảng 7,5 triệu người thiếu việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm
2008 phân theo vùng
(*)
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10
Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23
Trung du và miền núi phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34
Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65
2
Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69
Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11
(*)
Số liệu sơ bộ. Nguồn: Tổng cục thống kê.
Kinh tế trang trại cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn phát triển còn
khiêm tốn, mới chỉ tập trung ở các làng nghề và cũng chỉ giới hạn ở một số địa
phương nhất định.
Bảng: số hợp tác xã nông nghiệp năm 2008
Địa điểm Tổng số Hợp tác xã
nông
nghiệp
Hợp tác xã
thủy sản
Cả nước 7593 7277 273
Đồng bằng
sông hồng
3487 3451 34
Trung du và
miền núi
phía bắc
725 647 78
Btb và
duyen hải
MT
2262 2198 49
Tây nguyên 230 219 11
Đông nam
bộ
135 116 19
Đồng bằng
sông cưu
long
735 646 89
( tổng cục thống kê)
3.Một số vấn đề khác
Trong số 21,2 triệu lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động trên cả nước,
có 20,7 triệu người (chiếm 97,65%) chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ
chuyên môn. Theo đó, trong số 21,2 triệu lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao
3
động trên cả nước, có 20,7 triệu người (chiếm 97,65%) chưa qua đào tạo và không
có chứng chỉ chuyên môn; người có bằng sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 1,26%;
bằng trung cấp chiếm 0,87%. Tỷ lệ lao động có bằng CĐ, ĐH chỉ chiếm 0,22%.
Trình độ văn hóa và CMKT của lao động nông thôn luôn thấp.Tình hình phát triển
nguồn nhân lực lại phản ánh một thực trạng đáng buồn. Khảo sát thực địa (do
AusAid tài trợ trong dự án nghiên cứu về người nghèo ở ĐBSCL) cho thấy có đến
85,67% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Trong số lao động đã qua đào tạo chỉ
có 0,65% có chứng chỉ, 1% có bằng nghề, 0,48% có bằng sơ cấp, 2,39% có bằng
THCN, 2,57% có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học (xếp thứ 8 trong 8 vùng)
và 7,24% có qua đào tạo nhưng không có bằng cấp chứng chỉ. Thêm vào đó các cơ
sở dạy nghề chủ yếu dạy nghề ngắn hạn (sơ cấp) và chất lượng đào tạo chưa đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động. Nguyên nhân cơ bản nhất là công
tác dạy nghề cho lao động nông thôn chưa có quy hoạch, chưa xây dựng được
chương trình khung, chưa xây dựng tiêu chí chọn nghề phù hợp với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, chưa gắn với việc làm và yêu cầu của doanh
nghiệp, vì vậy đã dẫn đến tình trạng phần lớn các cơ sở dạy nghề tập trung vào đào
tạo các nghề công nghiệp, dịch vụ, kinh tế, tin học, may mặc, rất ít trường đào tạo
về các lĩnh vực chế biến thủy sản, nuôi tôm, dịch vụ sau thu hoạch, nông, lâm -
những ngành này có nhu cầu lao động cao. Việc học nghề còn gặp nhiều khó khăn
do một số quan niệm của người dân và của nhà hoạch định chính sách còn chưa
hợp lý
Về thị trường vốn, mạng lưới các ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân những năm gần đây đã
phát triển và giải quyết phần nào nhu cầu thiếu vốn của người sản xuất cũng như
các hộ nông dân. Tuy nhiên số cơ sở cung cấp tín dụng vẫn chưa phát triển hết đến
các xã, phổ biến mới đến được cấp huyện và một số xã nhất định. Nhu cầu món
vay nhỏ của nhiều hộ chưa được đáp ứng, ở phạm vi này phục vụ chủ yếu là các tổ
chức tài chính vi mô của các đoàn thể xã hội hay tổ chức nước ngoài.Số tổ chưc
này cũng chỉ phát triển ở một số địa phương nhất định.
Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2008 khoảng 580 ngàn tỷ tăng so với
năm 2007 la 11%; trong đó đầu tư cho NN, nông thôn là chiếm khoảng 10,37%.
Tương tự cho CN là chiếm 41,85 %, và đầu tư cho giao thông bưu điện chiếm
15,14%). Nếu so sánh với số lao động thu hút vào công nghiệp là 1,76 triệu, dịch
vụ là 4,2 triệu, nông nghiệp là 3,1 triệu trong những năm qua, thì rõ ràng việc đầu
tư không mang lại hiệu quả cho việc thu hút thêm lao động đặc biệt trong công
nghiệp. Nếu tính giá trị vốn đầu tư cho một chỗ làm mới thì một chỗ làm trong
công nghiệp gấp khoảng 7 lần so với nông nghiệp. Chỉ thu hút thêm 3,1 triệu lao
4
động này trong 10 năm là quá nhỏ só với nhu cầu tăng thêm của hàng năm của khu
vực nông thôn là khoảng gần 1triệu người.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong quý I/ 2010 đạt 2,1 tỷ USD, bằng
29% so với cùng quý năm 2009. Trong đó, 139 dự án được cấp phép với tổng số
vốn 1,9 tỷ USD (giảm 40,9% về số dự án và giảm 40,5% về số vốn so với cùng
quý năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 41 lượt dự án được cấp p hép từ các năm
trước là 215 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I/2010 ước
tính đạt 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009 ( Báo giáo dục và thời
đại). Có vai trò lớn với nền kinh tế nước ta hiện nay, song sự tác động của nó với
ngành nông nghiệp không nhiều.Quy mô vốn đầu tư không nhiều, đầu tư chủ yếu
vào vùng Đông Nam Bộ, còn các vùng khác ít về số lượng và quy mô nhỏ. Ngay
đối với những vùng trọng điểm về nông nghiệp tập trung nhiều lao động, với số
lượng nông sản lớn như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng cũng rất
ít (đặc biệt năm 2003 khu vực này không có dự án nào).
Nông nghiệp về cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, phương
pháp canh tác còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. Ngoài hơn 100 nghìn trang
trại, khoảng 1 nghìn doanh nghiệp nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, trên dưới
8 nghìn hợp tác, sản xuất nông nghiệp hiện phân tán ở hàng chục triệu đơn vị kinh
tế hộ tự chủ, với mức diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân một hộ chỉ vào
khoảng 0,8 ha, bình quân một lao động mới được khoảng 0,4 ha, bình quân một
nhân khẩu mới được khoảng 0,2 ha; ở nhiều vùng còn thấp hơn nhiều. Năng suất
lao động nông nghiệp năm 2007 chỉ đạt 8,4 triệu đồng, chỉ bằng một phần ba năng
suất lao động chung, do năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp, tỷ lệ sử dụng thời
gian còn ít, phương pháp canh tác lạc hậu, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp,
chi phí đầu vào cao... Năng suất lúa của Việt Nam năm 2007 đạt 49,8 tạ/ha, trong
khi của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đạt 62 tạ/ha; năng suất ngô của Việt
Nam đạt 38,5 tạ/ha, trong khi của Mỹ, Úc, Pháp đạt 80 tạ/ha...( hội nông dân số
tháng 8 / 2008)
II. Phương hướng và giải pháp trong giai đoạn hiện nay
1.Phương hướng
Đảng đã có Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong nghị quyết này, chủ trương về đào tạo nhân lực đã được cụ thể hoá là:
“Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để
chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức
cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về
5