Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết niệu và hệ sinh dục - Phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.54 KB, 11 trang )

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
Bệnh ở tứ chi, xương khớp, hệ tiết
niệu và hệ sinh dục
Phần 2

391. Tự chữa gù lưng do tư thế
"Cháu 16 tuổi, đang học lớp 11. Có lẽ do ngồi học ở tư thế không
đúng nên từ một năm nay, lưng cháu cứ gù dần. Cháu lo quá. Liệu có cách
gì làm hết gù không?".
Làm hết gù hoàn toàn thì khó, nhưng làm cho đỡ gù, thậm chí đỡ hẳn,
thì có thể được (nếu gù không phải do bệnh về xương khớp mà chỉ là do
ngồi sai tư thế):
- Nhờ gia đình tạo cho một cái xà ngang chắc chắn, vừa tay nắm, ở
tầm cao hơn người khi cháu giơ cao tay chừng 15-20 cm, tại một chỗ kín
đáo, không bị nắng mưa, ngay trong nhà càng tốt. Hằng ngày, cháu đu mình
lên, hai tay nắm xà và buông thẳng người, nhằm mục đích dùng sức nặng cơ
thể để kéo thẳng cột sống (cũng như giúp cho người có thể cao thêm). Khi
treo mình, cháu hãy hít thở đều đặn và thoải mái, hai tay vẫn giữ thẳng,
không lên gân. Nhìn đồng hồ, buổi đầu chỉ giữ một lúc, thấy hơi mỏi thì
ngừng; các buổi sau tăng dần thời gian và số lần thực hiện. Tốt nhất là xen
kẽ giữa giờ học ở nhà, càng nhiều càng tốt, nhưng không để nhức mỏi, dễ
nản lòng.
- Khi nằm, cháu kê một chiếc gối độn dưới hai vai, làm cho cổ ưỡn ra;
ban đầu thấy hơi khó chịu nhưng sẽ quen dần.
- Ngồi học tại lớp hay ở nhà đều giữ đúng tư thế, không được khom
người.
Hãy kiên trì, cháu sẽ thành công.
392. Vẹo cột sống
"Cháu 23 tuổi. Năm 17 tuổi, khi đi đo quần áo, gia đình mới phát hiện
ra cháu bị vẹo cột sống. Chụp X-quang thấy cột sống hình chữ S, hai bả vai
lệch, ngực không đều Có phải do cháu đã không chú ý giữ đúng tư thế khi


ngồi học? Xin hỏi có cách gì chỉnh lại không?".
Bệnh của cháu có từ bé, dù bố mẹ có phát hiện sớm cũng không làm
được gì nhiều. Bệnh này vẫn gây đau đầu cho các nhà nghiên cứu y học. Hy
vọng rằng sau khi xác lập được bản đồ gene của con người, khoa học sẽ phát
hiện ra những gene chịu trách nhiệm về bệnh này để có thể phòng ngừa cho
trẻ.
Tình hình vẹo coi như đã cố định và ổn định (chỉ còn vài năm nữa là
các xương của cháu hết lớn).
Có lẽ điều cháu cần quan tâm hiện nay là làm sao giữ vững được tinh
thần, bớt mặc cảm về hình thức, đặc biệt chăm chút về nội dung (học tập,
đạo đức) cho vượt trội lên để bù trừ một cách xứng đáng. Hãy thử bắt đầu đi,
nào!
393. Kim gãy lại trong bắp chân
"Cháu 23 tuổi, hồi còn bé bị một nửa cái kim khâu gãy đâm vào bắp
chân trái. Cháu đã giấu bố mẹ, nhưng hai năm trở lại đây nghe người ta nói
nó có thể chạy lên tim, lên óc, và cháu sẽ chết Xin cho biết có đúng
không?".
Đúng là những vật nhọn nhỏ khi mới đâm vào bắp thịt có thể theo cử
động của cơ thể mà trượt dọc thớ cơ, di chuyển tới một vùng khác, có khi ở
khá xa. Nhưng lâu dần, nó sẽ bị bao bọc bởi một lớp tổ chức xơ, do vậy khả
năng di động càng giảm nhiều theo năm tháng. Nửa cái kim khâu của cháu
chắc đã "yên vị" tại một nơi nào đó rồi.
Nếu cháu muốn thật "yên trí", có thể xin chụp một phim X-quang
vùng bắp chân trái xem nó đang nằm tại đâu. Nếu không thấy, chụp thêm
phía dưới hoặc phía trên. Trường hợp của cháu không có chỉ định mổ tuyệt
đối, bởi lẽ dị vật không gây hại và sẽ không gây hại; quá trình mổ lại phải
tiến hành dưới tia X-quang (do vậy, cả kíp mổ lẫn bệnh nhân đều phải "ăn
tia").
394. Đó không phải là gân
"Lúc còn con gái, tay tôi đã nổi nhiều đường gân xanh, sau khi sinh

cháu đầu lòng lại càng nổi rõ. Có cách gì làm hết?".
Đó không phải là "gân" mà là những tĩnh mạch dưới da; ở người nào
có lớp mỡ dưới da mỏng sẽ thấy rất rõ. Hiện tượng này hoàn toàn bình
thường.
Nếu cơ thể bớt gầy (bớt ốm) thì sẽ thấy bớt rõ hơn.
395. Ngón tay thừa
"Em là con trai, 18 tuổi, từ khi sinh ra đã có một ngón thừa ở cạnh
ngón tay phải, cũng có cả xương và móng. Nó làm em vướng víu nên em chỉ
thuận tay trái và viết tay trái. Do bị bạn bè trêu chọc nên em rất muốn mổ
bỏ đi, nhưng bố mẹ sợ sẽ bị thần kinh. Xin cho biết phải mổ ở đâu và có tốn
nhiều tiền không?".
Trường hợp như của em đáng ra phải mổ thật sớm, khi em đã biết
ngoan ngoãn chịu đựng một cuộc mổ nhỏ và gây tê tại chỗ, nghĩa là vào
khoảng 5-7 tuổi (nếu mổ khi đứa trẻ còn quá nhỏ thì phải gây mê, không lợi
cho sự phát triển trí tuệ). Việc này sẽ giúp trẻ tránh mặc cảm tự ti do bị trêu
chọc, và không ảnh hưởng đến sự khéo léo của bàn tay. Mổ xong, chắc chắn
thần kinh em chẳng những không việc gì mà còn khoáng đạt hơn vì không
còn bị những bạn xấu quấy rầy.
Vào một dịp thuận tiện nào đó, em hãy xin gia đình cho đến khoa
chấn thương chỉnh hình của một bệnh viện khu vực hoặc trung ương. Mổ
xong chắc em không phải nằm viện nên không tốn kém mấy, em đừng quá
lo lắng.
396. Sai khớp vai tái phát và võ thuật
"Năm ngoái, trong một buổi tập võ thuật chuẩn bị thi đấu, em bị trật
khớp bả vai, được thầy của em nắn lại, nhưng từ đó đến nay hay trật đi trật
lại tới 4-5 lần. Có cách gì làm cho khớp vai của em trở lại phong độ ban đầu
không?".
Thật đáng tiếc, các dây chằng của khớp vai em đã bị suy yếu do tổn
thương ban đầu, thể hiện bằng những lần trật khớp tái phát về sau. Từ nay,
chẳng những em không thể tiếp tục môn võ thuật mà trong sinh hoạt còn

phải nương nhẹ cái khớp vai không may này để nó không "trở chứng".
Đừng buồn nhiều, biết bao danh thủ nổi danh như cồn đã phải rời bỏ
sân cỏ, bãi đấu, trường đua chỉ vì tai nạn đấy thôi!
397. Sưng mắt cá sau chấn thương cẳng chân
"Em 25 tuổi, đã có vợ. Vừa qua em bị tai nạn giao thông, chấn thương
cẳng chân (có chụp X-quang nhưng bác sĩ nói là không ảnh hưởng đến
xương). Một tuần sau, thấy mắt cá sưng lên, em đi khám thì bác sĩ nói là do
đi lại nhiều. Từ khi bị tai nạn, vợ chồng em tạm cách ly; được một tháng,
thấy hết đau, chúng em mới quan hệ bình thường. Hiện em rất khủng hoảng
vì nghe nói người bị chấn thương như vậy mà quan hệ tình dục sẽ bị cùi,
thậm chí phải cưa chân. Hãy cho em lời khuyên".
Bệnh phong (bị gọi một cách thành kiến là "cùi", "hủi") do vi khuẩn
gây ra. Phải gần gũi liên tục với người bệnh trong nhiều năm mà không chú
ý giữ gìn thì mới lây.
Người ta chỉ cưa chân khi:
- Chân bị hoại thư sinh hơi do bị nhiễm vi khuẩn yếm khí. Gặp trường
hợp này thì nhiều khi mổ mà vẫn không cứu được tính mạng.
- Chân bị mất quá nhiều da thịt làm lộ xương ra mà không thể che
phủ.
- Ung thư xương; viêm đa khớp biến dạng gây đau nhức đến mức chịu
không nổi.
Dù bị chấn thương cũng không phải kiêng khem quan hệ vợ chồng.
Trái lại, việc này còn có tác động tích cực về cả tinh thần lẫn thể chất, với
điều kiện là vợ chồng phải thuận tình và đúng mực.
Về mắt cá chân của em, có hai khả năng:
- Sưng sau chấn thương: Chỉ cần hạn chế đi lại, ngồi tại giường và kê
chân lên gối, một thời gian sẽ hết.
- Có tổn thương xương nơi mắt cá mà trước đây không phát hiện được
(rạn xương hoặc bong một chút vỏ xương ): Nếu được cố định ngay
(thường dùng nẹp bột) thì an toàn hơn. Tuy nhiên, khi em đọc giải đáp này

thì chấn thương đã xảy ra chừng hai tháng, nếu có rạn xương thì cũng đã liền
rồi.
398. Cốt tủy viêm đường máu
"Cháu là con trai, 18 tuổi. Năm 1993, cháu bị sốt cao, được mấy ngày
thì bắp chân phải sưng to, đỏ, bác sĩ chẩn đoán là viêm cơ, cho dùng kháng
sinh tiêm và uống, chỉ đỡ mà không khỏi. Một thời gian sau, bắp chân lại
sưng, nặn ra mủ (không thấy có ngòi như mụn nhọt), sau đó thì xẹp, để lại
một vết sẹo bằng ngón tay cái lõm xuống. Năm 1994, bệnh tái phát nhưng lỗ
mủ chảy ra ở phía dưới lỗ trước 6 cm. Năm 1995 cũng vậy nhưng còn ra
thêm những mẩu trắng nhỏ gồ ghề như xương, bác sĩ cho tiêm thuốc vào bắp
chân thì xẹp; năm 1997 tái phát. Xin cho cháu biết đó là bệnh gì và cách
chữa trị ra sao?".
Nhiều khả năng là ngay từ đầu, cháu đã bị cốt tủy viêm đường máu
(nói nôm na là xương bị viêm do vi khuẩn xâm nhập qua đường máu, mà
không phải qua vết thương). Chữa bằng kháng sinh liều cao là đúng, nhưng
sau đó người ta quên mất một động tác đơn giản nhưng rất quan trọng là
chụp X-quang cẳng chân! Trên phim X-quang, bác sĩ sẽ dễ dàng nhìn thấy
tổn thương của xương và vỏ xương. Nếu đúng là cốt tủy viêm đường máu,
người ta sẽ cho thêm một đợt kháng sinh mạnh rồi mở rộng, lấy các mảnh
xương chết, nạo sạch ổ viêm xương và dẫn lưu. Quá trình liền vết mổ sẽ diễn
ra từ trong ra ngoài, và coi như khỏi hoàn toàn.
Cháu hãy xin gia đình cho tới một cơ sở chấn thương chỉnh hình có
trình độ. Ở đó, ngoài việc chụp X-quang thường để phát hiện các mảnh
xương chết, có thể người ta còn cho bơm thuốc cản quang vào lỗ rò để chụp
kiểm tra xem các ngóc ngách đường rò ra sao. Căn cứ vào tình hình cụ thể,
bác sĩ sẽ lấy xương chết và nạo sạch rồi dẫn lưu, hoặc phối hợp thủ thuật
trên với việc trám cơ tại chỗ (tách một dải bắp thịt gần đó xem nhét vào chỗ
xương đã nạo để giúp nó chóng liền). Tuy bệnh có được điều trị muộn một
chút nhưng không sao. Cháu còn trẻ; sau "vụ" này, xương của cháu vẫn phát
triển đẹp đẽ, đừng lo!

399. Chân bì bì, trắng bệch
"Hai bàn chân của bố cháu có màu trắng bệch và bì bì, dùng kéo cắt
chỗ đó không thấy đau. Xin cho biết đó là bệnh gì?".
Nên thu xếp đưa bố cháu đi khám ở một khoa da liễu có kinh nghiệm
để xem có phải là triệu chứng sớm của bệnh phong không.
Người ta nghĩ tới bệnh phong khi thấy xuất hiện một vùng da bạc
màu, teo, khô, rụng lông và mất các cảm giác nóng lạnh, sờ vào thấy tê dại.
Nếu khám xét để xác định và chữa trị vào lúc này thì kết quả nhanh nhất,
hoàn hảo nhất.
Để muộn nữa, bệnh nhân sẽ có những u đỏ sần sùi ở mặt, vành tai,
hoặc bàn tay teo tóp, ngón tay út và ngón đeo nhẫn khèo rụt; hoặc thủng loét
ở lòng bàn chân. Vào thời điểm này, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn nhiều, và
thường để lại di chứng; có khi phải dùng phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ để
khắc phục.
400. Có phải là bệnh phong?
"Cháu có quen với một người bạn trai. Bà ngoại bạn ấy gần đây nổi
nhiều nhọt gì kỳ lắm. Đó có phải bệnh cùi không? Bệnh lây qua đường nào,
ăn uống cùng một mâm có lây không? Ngày nay y học đã trị được khỏi hẳn
bệnh phong chưa hay chỉ ngăn không cho bệnh phát ra ngoài?".
Bệnh phong lây qua đường máu; thời gian nung bệnh thường rất lâu,
có khi cả chục năm hoặc hơn. Do đó, nếu chỉ ăn cùng mâm hoặc tiếp xúc
trong một thời gian ngắn thì không sao.
Y học đã chữa khỏi hẳn bệnh phong, không để lại di chứng nếu phát
hiện, điều trị sớm và đủ liều. Trường hợp để muộn cũng chữa được khỏi hẳn
bệnh (hết vi khuẩn) nhưng không thể phục hồi các di chứng (cụt đầu chi, tai,
mũi ).
Bà của bạn cháu có các triệu chứng như trong Mục 399 hay không?
Không tức là không bị bệnh phong.
Nhân đây, xin kể với cháu một số trường hợp: Có một ông nhà văn bị
mấy nốt bạch tạng ở trán, vậy mà con cái đã la hoảng lên là "Bố mắc bệnh

phong, chúng mình làm sao lấy vợ lấy chồng!", khiến ông già quá bi quan
chỉ muốn chết! Có bà bị bạch tạng loang lổ cả mặt mày, ta có cảm giác ghê
ghê; nếu bà ta đi hỏi vợ cho con thì khó được chấp nhận lắm; nhưng bệnh
bạch tạng đâu có lây!

×