Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng - Phần 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.48 KB, 15 trang )

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt,
tim phổi và bệnh ở bụng
Phần 3
321. Lợi bị viêm tấy
"Đã 3-4 năm nay, vùng lợi của cháu cứ tấy đỏ lên, rất đau. Cháu lại
hay chảy máu cam, chữa trị bằng nhiều loại thuốc tây không khỏi".
Cháu hãy áp dụng cách chữa đơn giản mà người dân nghèo thường
dùng (và chưa chắc đã thua thuốc Tây trong việc điều trị các bệnh ở lợi):
- Lá lốt tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước (có thể dùng cối xay sinh
tố). Cho thêm chút muối rồi dùng ngậm mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần dăm bảy
phút; khi đã đỡ thì ít lần hơn, tới khi khỏi hẳn thì ngậm thêm vài hôm nữa.
Chú ý: Chế biến ngày nào dùng ngày ấy, không để đến hôm sau. Khi
ngậm nếu nhỡ nuốt vào cũng chẳng sao.
322. Cứ như bị nghẹn
"Tôi 41 tuổi, huyết áp thường xuyên 160/80. Từ cách đây khoảng 9
tháng tôi thấy trong ngực như có cục gì chặn lại, cảm giác giống như khi ăn
cơm bị nghẹn hoặc đang ở trong một cơn tức giận cao độ; thường buổi
chiều hay bị hơn".
Thư ông thiếu chi tiết, địa chỉ lại không cụ thể để hỏi thêm, cho nên
phải nêu lên mấy hướng để ông liên hệ, qua đó trình bày thêm với các bác sĩ
chuyên khoa:
1. Do tim nằm ở phía trước thực quản nên việc tim to lên có thể đè
vào thực quản (nhất là tâm nhĩ). Huyết áp 160/80 của ông không hẳn là bình
thường, bởi vì theo số liệu JNC năm 1998 của Mỹ, huyết áp tối đa trên 140
hoặc huyết áp tối thiểu trên 90 được gọi là cao. Có thể lâu nay tim ông có
tăng kích thích ít nhiều chăng? Một tấm phim chụp nghiêng lồng ngực (có
barit trong thực quản) sẽ cho biết thực quản bị đè lên hay không.
2. Co thắt tâm vị: Lỗ thông thực quản và bao tử (dạ dày) bị nhỏ lại do
co thắt. Nghẹn trong trường hợp này xảy ra khi ăn uống, và thường xuất hiện
ở lứa tuổi trẻ hơn là ở tuổi ông. Tuy nhiên, một công đôi việc, tấm phim


chụp X quang nói trên cũng cho biết chắc chắn có vấn đề ở thực quản
không.
3. U giáp thể chìm ở đàn ông: Việc khám kỹ về lâm sàng, xét nghiệm
và siêu âm sẽ giúp khẳng định hay phủ định điều này.
323. Huyết áp đột nhiên tăng cao
"Em rất khỏe, nhưng mấy lần khám nghĩa vụ quân sự đều bị loại vì
huyết áp tăng lên rất cao, tới 150/95, phải nằm theo dõi khá lâu vẫn thế (ở
nhà huyết áp chỉ vào khoảng 120/80 và em không hề bị đau đầu). Xin cho
biết nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm lắm không?".
Thường thì khi ta xúc động, mạch có nhanh lên đôi chút và huyết áp
cũng vậy, và điều đó chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Riêng ở em, huyết
áp tăng cao đột ngột và duy trì lâu là do cảm xúc mạnh và kéo dài (không
quen "bị khám", hồi hộp chờ đợi kết quả khám tuyển, sợ bị loại ).
Các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu trên 1.600 người từ 25 đến 75
tuổi, họ thấy rằng ở những người dễ xúc động thường có hiện tượng huyết
áp tăng cao khi được khám bệnh, thậm chí khi vừa nhìn thấy tà áo bờ-lu
trắng của bác sĩ.
Có lẽ em có tạng người giống vậy, và đành chịu thiệt thòi không được
vào quân ngũ. Chớ lo lắng gì. Cách khắc phục duy nhất là tự mình rèn luyện
kiên trì để quen dần với mọi môi trường sinh hoạt và làm việc.
Theo các nhà nghiên cứu nói trên, tình trạng của em lúc đầu không
sao, nhưng nếu để lâu có thể làm cho tim to ra. Do đó, em phải nhanh chân
lên. Hơn nữa, không biết em sẽ xoay xở ra sao nếu nay mai có cuộc hẹn hò
với một cô bạn mà em ưng ý?
324. Suy tim do bệnh ở van hai lá
"Năm 14 tuổi em bị bệnh khớp, sau đó ba năm bị bệnh tim. Mới đây
bác sĩ khám và xác định là suy tim độ 3 do hở van hai lá, hẹp van động
mạch chủ, tim to toàn bộ. Năm nay em 22 tuổi, em không mong chữa khỏi
bệnh tim, chỉ mong sao đừng tức ngực nữa, nhiều đêm phải ngủ đứng, khổ
quá!".

Em còn trẻ lắm. Bệnh tim của em tuy nặng nhưng đừng cam chịu như
vậy. Trình độ y học đã được nâng cao khác xưa rất nhiều; trường hợp của
em có thể xem xét để xử trí bằng phẫu thuật thay van tim. Nếu gia đình có
điều kiện, em có thể vào Viện tim TP Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Tri
Phương, quận 10) để kiểm tra, điều trị và xét mổ thay van tim, có thế mới
sống tương đối khỏe mạnh lâu dài được. Phẫu thuật này an toàn, bệnh nhân
được chăm sóc tận tình. Kết quả mổ rất tốt, nhiều người được mổ đã có thể
lao động nhẹ nhàng và sinh hoạt bình thường.
Chi phí điều trị khoảng trên dưới 25 triệu (gồm tiền mua van tim của
nước ngoài, tiền thuốc men, phục vụ ). Nếu có giấy chứng nhận xin miễn
giảm thì trả ít hơn. Nếu gia đình không đủ tiền thì nên xin họ hàng, chòm
xóm giúp đỡ, hoặc xin các tổ chức từ thiện. Và phải khẩn trương lên.
Một biện pháp khác là sử dụng các loại thuốc trợ tim, lợi tiểu, chống
đông, ngừa bệnh thấp khớp tái phát theo sự hướng dẫn của chuyên gia tim
mạch. Nhưng nếu van tim vẫn hở thì không thể hết suy tim được. Mà còn
suy tim thì tim vẫn to và vẫn tiếp tục gây khó thở.
Trong lúc này, em phải tránh tất cả mọi hoạt động thể lực, ngay cả đi
lại cũng phải hạn chế, vì ban ngày càng hoạt động nhiều thì đến đêm càng
khó thở.
325. Hen phế quản
"Cháu được bác sĩ chẩn đoán là bị hen suyễn. Bệnh này có di truyền
hoặc lây lan không, và có chữa khỏi hẳn được không? Cháu nên dùng thuốc
gì?".
Bệnh hen suyễn, nói chính xác là hen phế quản (để phân biệt với hen
tim) không phải do vi khuẩn hay virus gây ra nên không lây. Nó là một bệnh
dị ứng, mà tính hay bị dị ứng (đối với thời tiết, một vài thứ thức ăn, phấn
hoa ) có thể di truyền, nhất là khi cả hai bố mẹ đều bị.
Sở dĩ người hen bị khó thở khi lên cơn là vì lúc đó, ở phổi xảy ra hai
hiện tượng trái ngược. Các phế quản nhỏ co thắt, trong khi các phế nang (túi
khí) giãn ra (tựa như các cuống quả bóng thì thu nhỏ còn bản thân các quả

bóng lại phình ra); khiến bệnh nhân hít vào đã khó nhưng thở ra còn khó hơn
nhiều. Vì vậy, người lên cơn hen phải ngồi khuỳnh hai tay, cố hết sức đẩy
không khí ra mà vẫn thấy ngột ngạt. Các phế nang bị giãn lâu ngày không
hồi phục được nữa, sẽ làm cho lồng ngực biến dạng.
Nguyên nhân của hai hiện tượng trên là do mất cân bằng giữa hệ thần
kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm (cơn hen thường xảy ra ban
đêm, vì vào ban đêm, hệ phó giao cảm hoạt động mạnh hơn).
Y học hiện chưa chữa được tận gốc bệnh hen phế quản; các loại thuốc
được sử dụng chỉ chữa triệu chứng cũng như biến chứng. Cháu nên đi khám
một bác sĩ có tay nghề vững để được hướng dẫn cách chữa và phòng ngừa
biến chứng.
Cháu có thể dùng thuốc xịt họng Ventolin: Nếu cơn vừa phải, xịt 2 cái
liền, chờ 1 phút rồi xịt thêm 2 cái nữa. Nếu cơn nặng, xịt lần đầu 2 cái liền,
rồi sau đó cứ 5 phút lại xịt 2 cái, cho tới khi hết cơn thì thôi. Việc dùng
thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.
Một số bệnh nhân hen lâu năm được bác sĩ cho tiêm bắp thịt mông
thuốc Kenacort (K-cort) thải trừ chậm (loại 80 mg), với khoảng cách 1-2
tuần 1 lần, khi đã đỡ thì thưa hơn, có thể tới 1-2 tháng/lần, kết quả ngừa cơn
khá rõ rệt.
Bệnh hen phế quản nếu để lâu ngày sẽ gây hại cho tim (bệnh tim do
phổi, y học gọi là tâm phế mãn). Và người hen có thể dễ bị dị ứng với một
số thức ăn.
Một số người bị hen phế quản do dị ứng thời tiết, sau khi chuyển vào
miền Nam một thời gian thì đỡ nhiều hoặc khỏi. Cháu xem có điều kiện
chuyển vùng không?
326. Khi bị hen chữa thuốc không khỏi
"Tôi gần 30 tuổi, bị hen từ hơn chục năm nay, hễ thay đổi thời tiết là
lên cơn khó thở về đêm, dùng đủ loại thuốc không khỏi. Xin hỏi có phương
cách điều trị nào tốt và có nên cấy Filatốp không?".
Về thuốc men, bạn có thể tham khảo Mục 325, nhưng xin nhớ rằng

các thuốc nêu trong mục này chỉ có tác dụng chặn cơn hen, chứ không chữa
được căn nguyên của bệnh hen là hiện tượng dị ứng.
Thật vậy, do dị ứng mà ở cơ thể bệnh nhân đã xảy ra sự mất cân bằng
giữa hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm (vì sự mất cân
bằng này mà các phế nang nhỏ bị co thắt, trong khi các phế nang giãn ra, gây
nên khó thở, nhất là lúc thở ra), mặc dù cả phế quản lẫn phế nang đều không
có tổn thương thực thể.
Và suy cho cùng, theo quan điểm hiện đại, mất cân bằng thần kinh là
do mất cân bằng về năng lượng sinh học trong cơ thể. Nếu năng lượng sinh
học trở lại lưu thông bình thường thì sẽ hết mọi hiện tượng mất cân bằng.
Đi theo hướng đó, từ mấy năm nay, Trung tâm nghiên cứu và ứng
dụng năng lượng sinh học thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt
Nam đã đúc kết được các phương thức hữu hiệu về dưỡng sinh và chữa trị
một số bệnh, trong đó có hen phế quản. Bạn có thể liên hệ với trung tâm qua
địa chỉ 46 Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, ĐT: 08-
8652040. Trung tâm sẽ giới thiệu những địa chỉ gần nhất giúp bạn luyện tập
để chữa trị bằng năng lượng sinh học.
Filatốp là rau thai đặt dăm bảy hôm trong tủ lạnh (theo phỏng đoán là
để các mô của nó do chống chọi với cái lạnh mà sản sinh ra chất kích thích
sinh học) rồi nghiền ra, chế thành thuốc tiêm hay uống. Phương pháp này
một thời rộ lên ở Đông Âu và một số tỉnh của nước ta. Tới nay, không còn
mấy ai nhớ tới nó nữa vì không hiệu quả.
327. Sau khi bị viêm phổi
"Cháu làm nghề rang xay cà phê; gần đây bị viêm phổi nặng, đã được
chữa lành. Cháu muốn biết sau này nếu tiếp tục làm việc nặng thì có sao
không, và có cần kiêng khem gì không?".
Viêm phổi là một bệnh cấp tính, chữa khỏi là xong (đối với trẻ nhỏ thì
hãy dè chừng vì vùng này về sau có nguy cơ bị giãn phế quản). Chỉ cần cháu
sống điều độ, ăn uống tốt, tập thở đều đặn để giúp chỗ tổn thương cũ hồi
phục tốt.

Tuy nhiên, những người đã chữa khỏi bệnh viêm phổi về sau vẫn có
thể bị lại, tại vùng phổi cũ hay một vùng khác. Do vậy, cháu cần tránh không
để bị dầm mưa, nhiễm lạnh (nhất là khi đang bị cúm), giữ vệ sinh răng
miệng Việc giữ gìn tốt sức khỏe cũng sẽ giúp cháu ngăn ngừa được lao
phổi - một căn bệnh xã hội đang có nguy cơ phát triển trong số bà con
nghèo.
Cháu không phải kiêng khem gì ngoài thuốc lá và rượu. Nên đeo khẩu
trang khi làm việc để chống bụi.
328. Khi nghi người giúp việc bị lao
"Vợ chồng chúng tôi bận việc, phải nhờ một chị khoảng 45 tuổi trông
giúp cháu nhỏ 2 tuổi, ăn ở tại nhà. Gần đây, sau khi bị sốt, chị ho nhiều, kéo
dài cho tới nay. Điều đáng lo nhất là cháu bé cũng bị sốt cao, ho, nôn và
gầy sút. Chúng tôi lo chị giúp việc bị bệnh lao, vì dùng thuốc ho mãi vẫn
không hết".
Thư bạn nói không chi tiết, rất khó nói chắc, nên xin nêu lên mấy
điểm để bạn tham khảo và vận dụng:
1. Nếu chị giúp việc của bạn chỉ bị sốt mấy hôm rồi hết, thì nhiều khả
năng là đã bị cúm, và triệu chứng ho kéo dài là hậu quả của bệnh này, có khi
vài ba tháng mới khỏi hẳn.
2. Nếu chị ấy vẫn sốt hâm hấp về chiều, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, kém
ăn, kém ngủ thì hãy coi chừng chị bị lao phổi. Nếu vậy, cần cho chị đi
khám để được chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao.
Nếu chị ấy bị lao phổi, bạn phải cho chị ấy thôi việc ngay để được
chữa trị theo yêu cầu của bệnh tật (nằm viện hay dùng thuốc tại nhà) và để
tránh lây nhiễm tiếp cho gia đình bạn.
Trong tình huống đó, phải đồng thời làm mấy việc:
- Cho cháu bé đi khám để xác định có bị sơ nhiễm lao hay không
(chụp X-quang phổi, thử phản ứng lao). Nếu có, cháu sẽ được bác sĩ cho
dùng thuốc, sau khoảng 6 tháng là hết, không để lại di chứng (vừa qua, cháu
bị sốt cao, ho, nôn, gầy sút chỉ là do bị cúm thôi, bởi vì sơ nhiễm lao không

"ồn ào" như vậy).
- Tổng vệ sinh nhà cửa nhiều lần (không được quét khô), phơi chăn
màn, quần áo, đồ đạc ra nắng trong nhiều buổi liền, hoặc ủi (là), thường
xuyên để ánh nắng vào nhà (trực khuẩn lao rất ớn tia nắng, nhất là vào buổi
trưa). Dù tìm ba lần liên tiếp vẫn không thấy trực khuẩn lao trong đờm của
chị giúp việc ("không thấy" không có nghĩa là "không có"), bạn cũng phải
làm như vậy để thanh toán những ổ trực khuẩn lao có thể có.
- Vợ chồng bạn cũng phải đi chụp X-quang phổi để xem mình có bị
thâm nhiễm lao hay không. Nếu có, việc chữa trị sẽ mang lại kết quả mỹ
mãn bằng những thuốc chống lao hữu hiệu, với điều kiện dùng đủ liều
lượng, đủ thời gian, đồng thời chú ý bồi dưỡng và giữ gìn sức khỏe.
3. Nếu cần một người giúp việc khác, nhất thiết bạn phải cho họ chụp
X-quang trước để loại trừ các bệnh phổi, đặc biệt là lao phổi. Bởi vì những
cháu bị sơ nhiễm lao lúc ấu thơ thì về sau rất dễ bị lao phổi, nhất là khi
nguồn lây bệnh lại tồn tại lâu dài ngay sát nách cháu. Có trường hợp người
giúp việc bị lao xơ hang mà gia đình vẫn nhờ trông con nhỏ suốt mấy năm
trời, cháu này lớn lên đã bị lao xơ hang, phải mổ cắt phổi mà vẫn không qua
được.
Mất lòng trước được lòng sau, nếu bạn lo liệu trước đi thì đâu đến nỗi
phải lo lắng nhiều như vậy.
329. Hãy đề phòng thâm nhiễm lao
"Cách nay 3 năm, cháu phải nằm viện vì hôm nào cũng sốt từ chiều
đến sáng; bác sĩ bảo không phải lao, tuy kết quả thử phản ứng ở tay cháu
dương tính. Sau đó cháu khỏe lại. Gần 5 tháng nay, thấy có hiện tượng như
trước, cháu chụp phổi và được kết luận không phải lao phổi. Sau khi đọc
báo, cháu mới nghĩ đến bệnh rò hậu môn của mình từ trước (hôm nào sốt
nhiều là chỗ rò mưng mủ)".
Rò hậu môn có thể do lao gây nên. Và những lần cháu sốt kèm theo
sưng tấy ở đó rồi vỡ mủ là biểu hiện của bội nhiễm. Nếu cứ để vậy thì hiện
tượng này sẽ lặp lại nhiều lần, đường rò ngày càng phức tạp hơn (thêm ngóc

ngách, xơ dày hơn, thậm chí thêm đường rò). Tuy hiện giờ hai phổi cháu còn
bình thường nhưng nguy cơ bị lao phổi vẫn luôn rình rập, thử phản ứng lao
vẫn dương tính.
Cháu nên sớm đến một khoa ngoại tổng quát của bệnh viện xin mổ.
Các bác sĩ sẽ luồn dăm bảy sợi chỉ vào đường rò, sau đó cứ 1-2 hôm thít chặt
một sợi, giúp đường rò mở ra và thành sẹo.
Nếu vì lý do đặc biệt nào đó chưa đi mổ được, cháu phải chú ý giữ gìn
sức khỏe, ăn ngủ thật tốt. Trong tình hình bình thường, ít nhất mỗi năm cháu
phải chụp phổi một lần, để nếu có thâm nhiễm lao thì kịp thời chữa trị; vì ổ
trực khuẩn Koch ở hậu môn này không yên phận bị "cầm tù" đâu, nó sẽ tìm
cơ hội tấn công phổi đấy.
330. Chồng đang chữa lao phổi có nên sinh con?
"Chồng tôi bị thâm nhiễm lao, được điều trị tấn công 2 tháng tại bệnh
viện huyện, sau đó điều trị tại nhà 3 tháng nữa. Trong thời gian chữa bệnh,
chúng tôi có nên sinh con hay không, nếu sinh con thì có ảnh hưởng gì
không?".
Trường hợp của vợ chồng bạn phải được cân nhắc kỹ về cả hai mặt
bệnh tật và sức khỏe.
1. Nếu trong đờm của anh ấy vẫn có trực khuẩn lao (BK +) thì khả
năng lây nhiễm cho vợ con rất lớn, nhất là nếu cháu bé ra đời vào dịp này.
Dù được tiêm phòng lao, cháu bé cũng khó tránh được tình trạng sơ nhiễm
lao vì có nguồn lây nhiễm thường xuyên và quá gần. Trong tình hình như
vậy, bản thân bạn và các thành viên khác trong gia đình cũng có nguy cơ lây
bệnh.
Thực ra, "không thấy BK trong đờm" không có nghĩa là "không có
BK trong đờm"; cho nên muốn kết luận chính xác, phải tiến hành các biện
pháp tìm tòi cao cấp (nuôi cấy đờm trong môi trường, tiêm truyền vào màng
bụng của chuột thí nghiệm ).
Như vậy, việc cần làm trước nhất là cho anh ấy đi khám tại một cơ sở
lao có trang bị tốt hơn và chuyên gia giỏi hơn, nhằm biết rõ được 2 điều: tổn

thương lao đã ổn định chưa và trong đờm còn có BK không. Từ đó, bác sĩ sẽ
cho hai bạn lời khuyên chính xác nhất.
2. Trong khi cần tập trung nỗ lực vào việc chữa bệnh cho chồng, nếu
thai nghén, sinh nở, nuôi con , bạn sẽ không có điều kiện tinh thần và vật
chất để trông nom anh ấy như hiện nay. Đó là chưa nói đến chuyện anh ấy sẽ
lo lắng, thao thức, chia sẻ việc nhà với bạn, dẫn đến chậm bình phục hoặc
bệnh sẽ diễn biến theo chiều hướng bất lợi.


×