Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng - Phần 6 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.18 KB, 16 trang )

500 giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc
Các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt,
tim phổi và bệnh ở bụng
Phần 6
351. "Túi dịch" sau khi mổ thoát vị bẹn
"Cháu mổ thoát vị bẹn mới được hai ngày thì phát hiện ra một túi dịch
căng tròn trên tinh hoàn trái (trước đó không có). Cháu xuất viện vào ngày
thứ 9 sau mổ, vẫn nguyên túi dịch đó. Về nhà 1 tuần, thấy túi dịch không tự
mất đi như vị bác sĩ mổ đã bảo, cháu đi siêu âm thấy nó có kích thước 4,9 x
3,9 cm. Trở lại bệnh viện, cháu được chính ông bác sĩ mổ chọc hút dịch,
nhưng sau đó nó vẫn còn và gây đau. Cháu hoang mang và chán đời quá".
Tình hình của cháu vẫn sáng sủa. Cái "túi dịch" mà cháu nói, ban đầu
không phải chứa chất dịch. Đó là máu đã rỉ ra trong quá trình mổ (và cả sau
mổ) từ những vết rạch không được cầm máu kỹ. Nếu được băng ép tốt,
những chỗ rỉ nay sẽ tự cầm. Nhưng ở cháu, có một điều mà không biết vị
bác sĩ mổ có nhận ra không: Túi thoát vị của cháu không nằm nửa chừng
(như một ngón găng tay), mà nó xuống gần tinh hoàn, như cái ống. Do đặc
điểm này mà máu rỉ tích tụ dần thành một túi máu; nếu được chọc hút triệt
để ngay lúc phát hiện, sẽ không để lại di chứng.
Thời gian trôi đi, máu trong túi kia biến chất để thành chất dịch. Lúc
này, cái được chọc hút không còn là máu, và nó đã để lại di chứng là các mô
xơ sinh ra trong quá trình hấp thu chất dịch.
Túi máu này có thể tránh được, nếu phẫu thuật viên sau khi tái tạo
thành bụng để chữa thoát vị bẹn đã thanh toán giúp "cái ống" nói trên bằng
cách khâu lộn nó ra (như kiểu ta lộn ngược cái vỏ chanh đã vắt), một động
tác đơn giản chỉ mất 1 phút.
Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là xem cháu đã hết thoát vị chưa. Nếu
đã hết, thì coi như phẫu thuật tái tạo thành bụng đã thành công. Còn di
chứng nói trên tuy làm cháu phải bận tâm nhưng chắc chắn không ảnh
hưởng gì đến sức khỏe nói chung và hoạt động giới tính nói riêng, dần dà sẽ
hết.


352. Nứt hậu môn
"Mỗi lần đi ngoài, cháu rất khổ vì đau rát ở hậu môn và khi lau thấy
có rớm máu. Xin cho biết cách chữa".
Hiện chưa có thuốc đặc trị chứng nứt hậu môn như trường hợp của
cháu.
Nên thường xuyên giữ ẩm cho vùng hậu môn bằng cách bôi Glycérine
hoặc Vaseline pure, kem chống nẻ , nhất là khi trời hanh khô. Vào thời gian
vết nẻ lành và chưa tái lại, khi tắm, cháu có thể dùng khăn mềm thấm nước
ấm cọ nhẹ lên vùng quanh hậu môn, nhằm làm mỏng bớt lớp sừng xung
quanh để hạn chế độ sâu của các vết nứt.
Giữ cho phân luôn mềm bằng cách ăn nhiều rau xanh, uống nhiều
nước, nhất là mùa nực, khi trời hanh khô.
353. U đại tràng
"Bà cháu năm nay gần 70 tuổi, sức khỏe bình thường, nhưng gần đây
bà hay bị cuộn bụng từ dưới lên rồi nôn ra, bất cứ lúc no hay lúc đói. Xin
cho gia đình cháu một lời khuyên".
Nhiều khả năng bà cháu bị u đại tràng, thỉnh thoảng gây bán tắc ruột
(đau quặn bụng từng cơn, không trung tiện được, nôn khan hoặc nôn ra thức
ăn, một lúc sau thì mọi chuyện trở lại bình thường).
Gia đình nên sớm cho bà đi khám tại một bệnh viện có trang bị và kỹ
thuật tốt, để nếu đúng như vậy thì có thể xét phẫu thuật cho bà. Bởi vì trong
điều kiện hiện nay, việc mổ người cao tuổi bảo đảm an toàn hơn trước kia.
Trong khi chờ đợi, hoặc nếu không có chỉ định phẫu thuật, cần chú ý
cho bà uống nhiều nước để giúp cho phân mềm; tránh các thức ăn khó tiêu;
dùng các thức ăn nhuận tràng (khoai lang, đu đủ, rau xanh nấu nhừ ).
Nếu đúng là u đại tràng thì ở bà là u ác tính; nếu cứ để vậy, u sẽ phát
triển nặng dần. Nếu còn mổ được, chắc chắn bà sẽ sống thêm, được bao lâu
là tùy thuộc vào tình hình cụ thể; và nhất là những ngày cuối đời của bà sẽ
nhẹ nhàng hơn nhiều.
354. Khi bị loét bờ cong nhỏ dạ dày

"Mẹ em đau bụng vùng dưới xương mỏ ác đã lâu, năm kia đã được
bác sĩ cho chụp X-quang dạ dày, chẩn đoán là loét bờ cong nhỏ và khuyên
vào nằm viện để mổ luôn, nhưng mẹ em ngần ngại. Gần đây đau tăng, không
ăn uống gì được nên mẹ em muốn mổ, thì gia đình chúng em lại lo lắng vì
sức khỏe sút kém nhanh của mẹ".
Tình hình không còn đơn giản như hai năm trước đây, cho nên khi em
nhận được thư riêng của tòa soạn hay đọc giải đáp này trên báo, em nhớ giữ
kín đừng cho mẹ biết nhé!
Về thuật ngữ y học, khi nói đến bệnh dạ dày (bao tử), một số thầy
thuốc và kỹ thuật viên thường nói gộp "dạ dày - tá tràng" (do chỗ phần cuối
dạ dày nối vào hành tá tràng, trông giống tựa như củ hành). Vì nói gộp "hội
chứng dạ dày tà tràng", "viêm loét dạ dày tá tràng" nên nội dung khá mơ hồ
và nhất là dễ gây ngộ nhận cho bệnh nhân cũng như gia đình họ.
Thực tế thì tuy cùng là loét, cùng gây đau ở vùng thượng vị, nhưng
loét dạ dày khác loét hành tá tràng về triệu chứng lâm sàng, diễn biến và tiên
lượng bệnh.
Nói chung, loét hành tá tràng gây đau bụng lúc đói, ăn vào thì đỡ,
không bị ung thư hóa; còn loét dạ dày gây đau khi no, nôn hết ra hoặc tiêu
hóa xong thì đỡ, thường có nguy cơ bị ung thư hóa, nhất là khi loét ở phần
đứng của bờ cong nhỏ dạ dày.
Vị bác sĩ khuyên mẹ em "vào nằm viện để mổ luôn" rất có lý, tiếc
rằng chúng ta đã bỏ lỡ mất cơ hội. Rất nhiều khả năng ổ loét dạ dày của mẹ
đã bị ung thư hóa theo quy luật diễn tiến của nó.
Trước tiên, phải cho mẹ em vào vào điều trị nội trú tại một bệnh viện
có các phẫu thuật viên vững tay nghề và giàu kinh nghiệm. Còn triển vọng
có mổ được nữa hay không sẽ do bệnh viện quyết định sau khi có đầy đủ cứ
liệu.
Tuy nhiên, có hai điểm mà gia đình em cần nắm rõ để có thể chủ động
trong từng tình huống:
- Nếu loét ung thư hóa ở phần ngang của bờ cong nhỏ (điều rất may

mắn), các bác sĩ phải cắt tới 3/4, thậm chí 4/5 dạ dày (trường hợp loét đơn
thuần chì chỉ cắt 2/3).
- Nếu loét ung thư hóa ở phần đứng của bờ cong nhỏ, phải cắt rộng
hơn, thậm chí phải cắt toàn bộ dạ dày rồi đem một đoạn ruột non lên nối với
phần cuối của thực quản; đây là một phẫu thuật nặng nề và có thể bị bục
miệng nối, gây tử vong sau mổ.
- Nếu bệnh viện từ chối mổ, hoặc là các bác sĩ, sau khi trực tiếp sờ
nắn tổn thương, thấy không còn khả năng phẫu thuật, thì điều đó chứng tỏ
ung thư đã lan rộng.
355. Diệt thủ phạm gây loét dạ dày - tá tràng
"Tôi có người em 27 tuổi bị loét hành tá tràng, có người mách nên
uống Helikit. Xin cho biết chi tiết về tác dụng của thuốc và cách sử dụng".
Người ta đã xác định 80-100% trường hợp loét dạ dày - tá tràng là do
vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra, và đã tìm ra được thuốc điều trị có hiệu
quả, trong đó có Helikit.
Helikit được đóng thành vỉ, mỗi vỉ có 3 viên (1 viên nang Omeprazole
20 mg, 1 viên nén Tinidazole 500 mg và 1 viên nén Amoxycillin 750 mg);
mỗi hộp có 14 vỉ dùng trong 7 ngày liền, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và
tối, mỗi lần 1 vỉ (tức cả 3 viên một lúc). Sau đó, uống thêm Omeprazole 20
mg mỗi ngày 2 viên (chia làm 2 lần) trong 3 tuần liền. Như vậy, liệu trình
hoàn chỉnh là 4 tuần, hết một hộp 14 vỉ (khoảng 180 ngàn đồng) và 42 viên
Omeprazole.
Omeprazole ức chế mạnh sự tiết axit của dạ dày, tạo thuận lợi cho tác
dụng chống Helicobacter pylori của Tinidazole (can thiệp vào việc tổng hợp
ADN của vi khuẩn) và của Amoxycillin (kháng sinh phổ rộng, diệt được cả
vi khuẩn Gram - và Gram+).
Do đó, phải uống 3 thứ một lúc (cả vỉ), trong 7 ngày liền, thì mới có
tác dụng, và sau đó dùng thêm Omeprazole trong 21 ngày liền để tiếp tục ức
chế tiết axit.
356. Phát hiện ung thư dạ dày

"Tôi bị đau dạ dày đã lâu, được nội soi và kết luận là viêm dạ dày,
dùng thuốc theo đơn nhưng không khỏi. Nếu muốn phát hiện ung thư dạ dày
thì có phương pháp khám xét gì chắc chắn?".
Tùy từng tình huống mà có phương pháp thích hợp.
1. Nếu mới bị ung thư dạ dày hoặc ổ loét cũ vừa mới ung thư hóa thì:
- Khi chụp X-quang dạ dày, trên một loạt phim chụp trong cùng một
tư thế (để so sánh) sẽ thấy bờ cong bé co bóp thiếu mềm mại, tại chỗ thấy có
hiện tượng "cứng đơ" (như một tấm ván nằm trên mặt nước gợn sóng).
- Soi dạ dày để kiểm tra trực tiếp tình hình tại khu vực nghi vấn, nhất
là để làm sinh thiết tại đó (lấy một mẫu mô để làm xét nghiệm giải phẫu
bệnh). Nếu thấy hiện diện những tế bào bất thường, phải mổ sớm cắt đoạn
dạ dày; sau đó tiếp tục làm xét nghiệm trên mảnh cắt nhằm xác định thêm và
phân loại để có hướng theo dõi và chữa tiếp sau phẫu thuật (hóa trị liệu nếu
cần).
2. Nếu ung thư đã để hơi muộn, chụp X-quang dạ dày sẽ thấy có hình
khuyết nơi bờ cong bé; hình khuyết này tồn tại trên một loạt phim chụp
trong cùng một tư thế. Lúc này, thủ thuật soi dạ dày không cần thiết nữa; tốt
nhất là bệnh nhân vào viện sớm để xét mổ, sau đó cho xét nghiệm mảnh cắt.
Có thể phải cắt tới 3/4, thậm chí 4/5 dạ dày (ung thư càng ở cao càng phải
cắt rộng); sau mổ phải kết hợp thêm hóa trị liệu.
Trong trường hợp ung thư để hơi muộn, nhiều khi bệnh nhân tự phát
hiện các hạch nằm trên xương đòn trái.
3. Nếu ung thư đã để khá muộn, có thể sờ thấy một đám rắn chắc
vùng thượng vị (dưới mỏ ác), thường có hạch rõ trên xương đòn trái. Lúc
này, triệu chứng đã quá rõ, việc chụp X-quang chỉ nhằm khẳng định thêm
mà thôi (sẽ thấy vùng hang vị bị thu hẹp lại do ung thư ôm lấy nó). Trường
hợp này, nếu còn mổ được thì phải cắt toàn bộ dạ dày (đưa một phần ruột
non lên khâu với thực quản). Đây là một phẫu thuật nặng nề và nhiều nguy
cơ biến chứng.
Do vậy, nếu bị loét dạ dày, bệnh nhân phải hết sức cảnh giác phòng

nguy cơ bị ung thư hóa, nhất là khi loét ở phần đứng của bờ cong bé. Điều
trị nội khoa thật tích cực một thời gian, nếu không thuyên giảm, nên phẫu
thuật sớm để tránh hậu họa (trái lại, loét tá tràng không dẫn đến nguy cơ
trên).
357. Khi nào phải mổ cắt đoạn dạ dày?
"Anh bạn tôi trên 50 tuổi, bị loét hành tá tràng lâu năm, mấy tháng
nay đau liên miên không chịu nổi, hầu như không ăn uống, người gầy mòn.
Bạn muốn mổ nhưng gia đình lại can ngăn. Xin cho biết khi nào thì phải mổ
cắt đoạn dạ dày?".
Bạn hãy chuyển đến người thân của anh bạn một số tình huống phải
mổ để họ tham khảo:
a) Nói chung, loét hành tá tràng đau theo chu kỳ sau đây: đói đau, ăn
vào đỡ, trời lạnh đau hơn trời ấm, khi đầu óc căng thẳng đau nhiều hơn khi
thanh thản Khi đau không theo chu kỳ nữa có nghĩa là bệnh đã nặng.
Trong trường hợp này, nếu chữa chạy tích cực một thời gian ngắn không đỡ
thì phải nghĩ đến phẫu thuật, cho dù bệnh nhân còn trẻ, thậm chí đang tuổi
thiếu niên.
b) Loét hành tá tràng cũng có nguy cơ ăn thủng vào tụy, vào gan, cho
nên khi thấy đau liên miên, hãy nghĩ đến tình huống này và sớm tới bệnh
viện để xét mổ.
Trường hợp anh bạn kia nằm trong cả (a) và (b).
c) Khi một ổ loét bị thủng đã mổ khâu cấp cứu, người ta khuyên 6
tháng sau nên mổ cắt đoạn dạ dày (chỉ định là tương đối nếu loét hành tá
tràng, tuyệt đối nếu loét bờ cong nhỏ).
d) Nếu ổ loét chảy máu nặng hay kéo dài mà chữa nội khoa không kết
quả, lối thoát duy nhất là cắt đoạn dạ dày.
358. Tại sao phải cắt tới 2/3 dạ dày?
"Khi mổ loét dạ dày - tá tràng, tại sao bác sĩ cứ phải cắt bỏ tới 2/3 dạ
dày, mà không tiến hành khoét chỗ loét đi rồi khâu lại, có phải nhẹ nhàng
hơn không?".

Nếu "sáng kiến" của bạn mang lại kết quả tốt thì hay biết mấy! Rất
tiếc là không thể làm như vậy, bởi vì nếu chỉ khoét bỏ ổ loét đi rồi khâu lại
thì sau khi mổ, một ổ loét mới sẽ xuất hiện ngay tại nơi đã xử trí.
Vì sao vậy? Loét dạ dày hay loét tá tràng là hậu quả của hiện tượng đa
toan (nhiều axit) của dạ dày; nếu không thanh toán được nguyên nhân này
thì phẫu thuật sẽ thất bại.
Người ta chia dạ dày thành 3 vùng, tính từ dưới lên, như sau:
- Vùng hang vị: Chiếm non 1/3 cuối của dạ dày, chuyên việc tiết chất
kiềm.
- Vùng thân vị: Chiếm khoảng già 1/3 giữa, chuyên tiết chất toan
(axit).
- Vùng phình vị, chiếm khoảng non 1/3 trên, tiết hỗn hợp kiềm-toan.
Khi thức ăn xuống dạ dày, vùng hang vị bị kích thích đầu tiên, tiết ra
chất kiềm; chính chất kiềm này sẽ khởi động việc tiết ra chất toan của vùng
thân vị.
Ở người bị loét dạ dày-tá tràng được mổ cắt 2/3 dạ dày (nghĩa là cắt
hết vùng hang vị và gần hết vùng thân vị), thì mức tiết toan của dạ dày chủ
yếu do vùng phình vị đảm nhiệm, luôn ở mức bình thường. Nếu bác sĩ cắt bỏ
không đủ 2/3 dạ dày (nghĩa là để lại quá nhiều tổ chức của vùng thân vị) thì
về sau, ngay tại miệng nối của dạ dày với ruột non sẽ sinh ra một ổ loét mới,
gọi là loét miệng nối. Trường hợp này phải xử trí lại bằng một phẫu thuật
phức tạp, thậm chí nguy hiểm.
359. Tại sao phải cắt đoạn dạ dày cấp cứu?
"Con trai tôi 32 tuổi, kêu đau bụng vùng mỏ ác khoảng một năm thì bị
thủng dạ dày, phải đi mổ cấp cứu. Cháu đã ra viện và cho biết bị thủng ổ
loét bờ cong bé, được mổ cắt đoạn dạ dày ngay trong đêm vào viện. Thấy
cháu bình phục, tôi rất mừng, nhưng vẫn băn khoăn sao phải cắt dạ dày sớm
vậy, tưởng thủng thì chỉ khâu chỗ thủng thôi?".
Thông thường, khi gặp thủng ổ loét tá tràng, bác sĩ chỉ tiến hành khâu
lỗ thủng, lau sạch ổ bụng, đặt ống dẫn lưu, rồi đóng bụng lại. Trước khi ra

viện, họ dặn bệnh nhân "nếu tiếp tục đau thì sau ít nhất 6 tháng phải trở lại
để cắt đoạn dạ dày".
Sở dĩ họ làm như vậy là vì:
- Một số trường hợp khâu xong thì khỏi luôn, bệnh nhân không đau
lại; đó là trường hợp loét chưa lâu năm, bờ ổ loét còn tương đối mềm mại.
- Thời gian 6 tháng cho phép ổ bụng ổn định lại, các chỗ dính giữa
quai ruột bớt đi nhiều. Nếu mổ sớm hơn, sẽ gặp nhiều tổ chức dính hơn, gây
khó khăn cho tiến trình mổ cũng như giai đoạn sau mổ.
- Khi dạ dày bị thủng, chất dịch và thức ăn tràn ngập ổ bụng, vì vậy
chỉ xử trí tối thiểu như trên là an toàn nhất.
Tuy nhiên, có những tình huống buộc bác sĩ mổ phải cân nhắc lợi hại,
có thể phải "mạnh tay hơn" thì mới đem lại kết quả cao nhất cho bệnh nhân.
Đó là khi gặp phải một số tình huống như sau:
- Vừa thủng dạ dày vừa chảy máu dạ dày (tổn thương mạch máu ngay
tại chỗ thủng). Việc cứng nhắc, chỉ tiến hành khâu không thôi thì sẽ nguy
hiểm đến tính mạng bệnh nhân (nếu như máu vẫn tiếp tục chảy, chữa không
cầm thì lại phải mở ổ bụng để cắt đoạn dạ dày, khiến bệnh nhân mất thêm
nhiều máu).
- Thủng ổ loét bờ cong bé: Loét bờ cong bé thường có khuynh hướng
ung thư hóa. Nếu chỉ khâu lỗ thủng rồi chờ 6 tháng e không kịp, bởi lẽ, nếu
đã ngấm ngầm có hiện tượng ác tính hóa thì cuộc mổ ấy sẽ thúc cho tiến
trình đó nhanh lên gấp bội. Mà mổ lại trước 6 tháng sẽ khó hơn vì chưa thật
ổn định.
- Chỉ thủng ổ loét tá tràng, nhưng là một ổ loét lâu năm và xơ chai;
nếu chỉ khâu không thôi sẽ dễ gây hẹp làm cản trở lưu thông (hẹp môn vị),
chỗ khâu có nguy cơ bị bục.
Trong những tình huống nói trên, nếu tình trạng bệnh nhân tốt, ổ bụng
tương đối sạch , bác sĩ sẽ tiến hành mổ cắt đoạn dạ dày luôn. Và khi mổ,
nếu xét thấy đã có dấu hiệu ác tính hóa, bác sĩ còn phải cắt rộng hơn (3/4
thay vì 2/3 dạ dày như thường lệ).

Như vậy, trường hợp con trai bác rơi vào tình huống sau cùng, và dù
sao cháu cũng may mắn đã gặp được vị bác sĩ có đầu óc tỉnh táo, hết lòng vì
bệnh nhân và có kỹ thuật mổ tốt; xung quanh vị đó có những bác sĩ phụ mổ
ăn ý, kíp gây mê hồi sức trực có trình độ. Bởi lẽ mổ cắt dạ dày cấp cứu
thường không được thuận lợi như mổ theo kế hoạch hằng tuần.
360. Nôn ra máu nhưng không thấy ổ loét
"Em trai tôi 35 tuổi, đang khỏe mạnh bỗng nôn ra nhiều máu tươi và
lâm râm đau bụng; bệnh viện cho thuốc cầm máu và truyền máu thì khỏi.
Hơn hai năm nay, nó không đau bụng hoặc nôn, không phải dùng thuốc gì,
sức khỏe tốt, chụp X-quang dạ dày không thấy loét. Gia đình rất mừng
nhưng vẫn lo vì thấy người ta bảo chảy máu dạ dày là do bị loét dạ dày-tá
tràng, phải thuốc men liên tục vì đau, thậm chí bị nôn ra máu tái phát".
Nếu đúng là kết quả chiếu chụp X-quang cho thấy niêm mạc dạ dày
bình thường, bờ cong bé và bờ cong lớn mềm mại, không có ổ loét ở dạ dày
hay tá tràng thì nhiều khả năng là cách đây hai năm, em trai bạn bị nôn ra
máu không phải do một ổ loét của dạ dày hay tá tràng, mà là do một vết trợt
ở niêm mạc dạ dày.
Vết trợt niêm mạc dạ dày (VTNMDD) là một tổn thương cấp tính, ít
gặp, xảy ra trên người trước đó không có dấu hiệu gì của bệnh dạ dày-tá
tràng, thường ở người trẻ. Chảy máu có thể dữ dội ngay từ đầu nhưng có thể
cầm được bằng thuốc men và truyền máu, sau đó vết trợt khỏi hẳn, không để
lại dấu vết.
Nguồn gốc của VTNMDD chưa được làm sáng tỏ (không rõ thức ăn
thức uống nhất thời hay vi khuẩn Helicobacter pylori có can dự gì vào đây
không?)


×