Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Làm đồ dùng dạy học môn TNXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.76 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài:
Làm và sử dụng đô dùng dạy học môn tự nhiên và xã hội.

Người thực hiện : Ngô THị Phương Thanh.
Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội

Hà Nội 2003 - 2004


Phần I: Lý do chọn đề tài
*******************
Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ là bậc Tiểu học. Các em sẽ
trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một
nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: trí tuệ phát triển, ý chí cao,
tình cảm đẹp.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng nên nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng
đã chỉ rõ là phải “Nâng cao chất lượng toàn diện bậc Tiểu học”. Trong chương trình hiện hành
của môn tự nhiên và xã hội ở lớp năm được chia thành ba phần: Khoa học – Lịch sử - Địa lý.
Những tri thức thu nhận được từ môn học này là những cơ sở ban đầu, những đường nét ban
đầu của nhân cách. Vì vậy việc dạy các em như thế nào để có hiệu quả giáo dục cao. Những tri
thức mà các em thu nhận được sẽ gắn chặt trong kí ức, tâm trí và một số kiến thức sẽ được
hiện thực hoá trong cuộc sống thơ ngây và cả cuộc đời của học sinh.
Trong nhiều năm qua ở các trường Tiểu học đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp
dạy học. Một điều quan trọng trong sự đổi mới đó là việc làm và sử dụng các phương tiện dạy
học để xoá bỏ tình trạng “thầy đọc, trò ghi” rồi “học thuộc lòng, nói lại theo sách”. Vì vậy việc
làm và sử dụng đồ dùng dạy môn Tự nhiên và xã hội theo tôi thấy là rất cấp thiết để góp phần
thực hiện phương pháp dạy học chương trình hoá.
Xuất phát từ những lí do đó mà tôi chọn đề tài: “Làm và sử dụng đồ dùng dạy học môn
Tự nhiên và xã hội 5”.



Phần 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn giải quyết đề tài
**************************
Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của Giáo viên và của học
sinh trong quá trình dạy học. Quá trình đó được tiến hành dưới vai trò của giáo viên, sự hoạt
động nhận thức tích cực của học sinh – phải lấy học sinh làm trung tâm. Cần phải khai thác tối
đa những ưu điểm của các phương pháp dạy học để học sinh phát huy tính tích cực học tập
một cách thông minh sáng tạo.
Ở lứa tuổi tiểu học, các em học sinh còn rất hồn nhiên . Các em chỉ hiểu được những
khái niệm có liên quan đến môi trường tự nhiên và xã hội trực tiếp xung quanh. Các em còn
thiếu kiến thức trực tiếp về thế “giới thực”. Vì vậy cần tạo điều kiện để các em trải nghiệm một
cách trực tiếp hay gián tiếp. Cả tư duy và tình cảm của các em đều mang tính cụ thể, trực
quan, giàu cảm xúc. Mặt khác ở giai đoạn này ghi nhớ không chủ định còn giữ một vai trò
quan trọng trong quá trình nhận thức của các em. Đồng thời khả năng tập trung chú ý của các
em chưa cao. Vì vậy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã góp phần không nhỏ trong giờ dạy Tự
nhiên và xã hội ở trường Tiểu học.
Những đồ dùng truyền thống để dạy học bao gồm:
- Tranh ảnh phục vụ kiến thức bài học.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm của Giáo viên và học sinh để minh hoạ cụ thể hơn
nội dung của bài.
- Bản đồ, lược đồ.
- Sơ đồ trận đánh, chiến dịch.
- Mẫu vật có thật trong tự nhiên.
Hiện nay việc dạy học chương trình hoá đã thực sự lấy học sinh làm trung tâm. Các
trường học đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nên cần phải cho học sinh được làm quen
với các đồ dùng dạy học sinh động thông qua các phương tiện hiện đại như:
- Sơ đồ có sự điều khiển ánh sáng, màu sắc, có sự chuyển động linh hoạt, phù
hợp với từng đơn vị tri thức nhỏ.
- Thiết kế băng hình, đĩa phục vụ nội dung bài dạy.
Sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa

cái cụ thể và cái trìu tượng, phù hợp với các đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học. Nó còn
tạo điều kiện tích cực trong quá trình học tập của học sinh.
A/ sử dụng đồ dùng trực quan tạo biểu tượng trong việc dạy môn lịc sử 5.
************************
Bộ môn lịch sử trong trường Tiểu học là một bộ môn góp phần giáo dục toàn diện cho
học sinh. Tuy nhiên trong học sinh vẫn còn tồn tại tâm lí coi môn lịch sử là môn phụ, thụ
động, ít suy nghĩ. Cần sử dụng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng, để giờ dạy không tẻ nhạt
mà trở nên sinh động tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.
Do đặc điểm của việc nhận thức lịch sử là không thể trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật
trong quá khứ cho nên việc tạo biểu tượng lịch sử là một yêu cầu rất quan trọng. Biểu tượng
lịch sử là hình ảnh chân thực về hiện thực trong quá khứ bằng hoạt động của các giác quan:
thị giác tạo nên hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông qua
lời giảng của giáo viên.
Tạo biểu tượng là điều kiện để biết lịch sử trên cơ sở khôi phục đúng quá khứ như nó đã
tồn tại và là cơ sở quan trọng để hình thành khái niệm. Muốn đạt được điều này ở học sinh thì
đòi hỏi ở người giáo viên phải cung cấp tài liệu – sự kiện lịch sử chính xác, vừa sức tiếp thu
của học sinh, có hình ảnh cụ thể, sinh động. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa dễ hiểu sâu sắc
bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các tri thức, các khái
niệm lịch sử.
Năm 2004 này, cả nước ta tưng bừng kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Vì
vây, bài học lịch sử:
“Điện Biên Phủ – Pháo đài thực dân sụp đổ”
có tầm quan trọng và tính cập nhật cao. Để thực hiện thành công giờ dạy này, trước hết
giáo viên phải thiết kế một bại học đầy đủ, cụ thể. Bản thiết kế phải mang nhiều tâm sức, trí
tuệ và thời gian vì “Muốn dạy học có kết quả, cần thiết kế thành công”.
Hai yếu tố chủ yếu của bản thiết kế này là:
1) Phương pháp dạy học: đảm bảo sự chủ động của học sinh.
- Hướng về học sinh, phát huy tính tích cực của các em trong học tập ở các khâu (lên
lớp, học ở nhà, kiểm tra, bài tập, thực hành )
- Khuyến khích học sinh nêu câu hỏi, thắc mắc, đặt vấn đề để tự trả lời, cùng bạn học

giải quyết dưới sự hướng dẫn của thầy cô.
- Gợi ý một số vấn đề để học sinh có thể viết bài luận nhỏ, trả lời câu hỏi, điền câu,
sắp xếp đúng các sự kiện, địa điểm, thời gian.
2) Làm và sử dụng đồ dùng dạy học:
Ngoài các đồ dùng như:
- Bản đồ Việt Nam
- Tranh ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ do học sinh sưu tầm.
Giáo viên cần phải có:
- Sơ đồ khu Mường Thanh phóng to có sử dụng mũi tên màu sắc.
- Đĩa CD Room ghi lại hình ảnh tư liệu và lịch sử: bộ đội kéo pháo, đào hầm, tấn
công và đặc biệt là đoạn phim về cuộc tổng công kích chiều ngày 7 tháng 5 năm 1954.
Khi tiến hành giờ dạy cần chú ý:
a) Phần kiểm tra bài cũ:
Sử dụng kíên thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và liên hệ với hiện tại.
b) Phần mở đầu giới thiệu bài phải gây được không khí học tập, hứng thú với bài
học cho học sinh.
c) Phần chủ yếu của bài học:
bao gồm:
- Phương pháp dạy học
- Những câu hỏi chính
- Những điều chủ yếu cần học
- Việc sử dụng các đồ dùng dạy học
- Việc quản lí lớp của giáo viên
- Phân phối thời gian cho từng phần
- Hoạt động của học sinh
Qua tiết học tôi nhận thấy
Thứ nhất
- Trong vài phút đầu học sinh cho nhau quan sát tìm hiểu tranh ảnh mình sưu
tầm đã gây hứng thú và chuẩn bị cho việc tiếp thu bài mới.
- Giáo viên treo bản đồ và đưa ra những câu hỏi cho học sinh trả lời để thu hút sự

chhú ý quan sát của các em. Điều đó luôn luôn gợi cho các em suy nghĩ để giải quyết vấn đề
trung tâm của bài giảng.
Thứ hai
- Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan như sơ đồ, đĩa CD Room phù hợp với
bài dạy vừa nâng cao trình độ về lịch sử và nghiệp vụ cho giáo viên vừa giúp cho học sinh nắm
được bài học một cách có hiệu quả nhất
- Tại sao Pháp và Mỹ gọi Điện Biên Phủ là “Pháo đài không thể công phá”
- Thời gian và quy mô của chiến dịch.
- 56 ngày đêm (từ ngày 13 – 03 – 1954 đễn ngày 7 – 05 – 1954)
- Ta tấn công đợt một → Vòng vây sau đợt một.
- Ta tấn công đợt hai → vòng vây sau đợt hai.
- Ta tấn công đợt ba → giành chiến thắng.
- Dùng các hình ảnh thực trong quá khứ để xây dựng hình tượng anh hùng của:
Binh chủng pháo binh: Anh Tô Vĩnh Diện.
Binh chủng bộ binh: Anh Phan Đình Giót.
- Đặc biệt qua đoạn phim ngắn về cuộc tổng công kích chiều ngày 7 tháng 5 năm
1954 đã giúp cho học sinh như được sống thực trong chiến thắng ở Điện Biên Phủ
năm xưa.
- Tiếng bộc phá, tiếng súng lớn cùng khói lửa mịt mù báo hiệu giây phút thất bại
của thực dân Pháp đã tới.
- Tiếng cầu cứu của Đờ Cát với Cô - nhi qua bộ đàm cho thấy sự thảm hại của
khoa học kĩ thuật quân sự đế quốc thực dân giàu mạnh trước sức mạnh dân tộc Việt
Nam kiên cường.
- Tiếng hò reo chiến thắng vang dội trên chiến trường cùng với lá cờ đỏ sao vàng
được các chiến sĩ tung cao trên nóc hầm Đờ Cát và bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ đã khắc sâu trong tâm trí của các em.
Thứ ba
Việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan tạo biểu tượng như vậy không chỉ tiếp nhận
kiến thức đã học, chuẩn bị để tiếp thu các bài học tiếp theo. Dùng sơ đồ, phim ảnh học sinh
được quan sát kĩ hơn, cụ thể sinh động hơn, phát hiện và nêu lên những quan điểm mới. Do

đó học sinh có thể đề ra thắc mắc, câu hỏi hay trả lời, giải đáp vấn đề liên quan được đặt ra.
Các loại đồ dùng trực quan này đã được trình bày kiến thức thu nhận một cách phong phú, cụ
thể sinh động hơn hẳn.
Thứ tư
Sử dụng đồ dùng trực quan có thể kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh. Đây là
phương thức tốt nhất để giáo viên kiểm tra trí nhớ của các em về những kiến thức cần thiết
của bài học.
Thứ năm
Trong khi sử dụng các đồ dùng trực quan, giáo viên đã giúp cho học sinh rèn luyện kĩ
năng thực hành. Học sinh tự miêu tả, tường thuật, giải thích các sự kiện lịch sử. Các em có
điều kiện để thử thách năng lực của mình trong các tình huống khác nhau. Giáo viên đã tạo
điều kiện và cơ hội để các em khám phá và thử thách năng lực của mình, phát triển kĩ năng
ngôn ngữ nói một cách trực tiếp.
Cuối cùng
Học sinh được làm quen với phương tiện dạy hcọ hiện đại có khả năng thể hiện chiều
sâu của kiến thức rõ ràng sinh động hơn. Giáo viên dạy học nhẹ nhàng, giảm bớt nhiều thao
tác mà hiệu quả lại cao. Giờ học chẳng những có không khí nhẹ vui mà còn khơi dậy sự hứng
thú, phát huy tính tích cực của học sinh rất phù hợp với học sinh tiểu học.

b/ sử dụng đồ dùng trực quan tạo biểu tượng trong việc dạy môn khoa học 5
************************
Khoa học là một môn học thực hành. Những hiểu biết mà các em nhận thức được là thực
tế đang xảy ra ở xung quanh các em là những điều mà các em có thể áp dụng ngay vào bản
thân mình, vào những người xung quanh và môi trường thiên nhiên. Học sinh trường tiểu học
Cát Linh của chúng ta sống ở thành phố nên ít có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên đa dạng ở
các vùng, ít có các cơ hội quan sát trực tiếp hoạt động sống của các loài vật quanh ta.
Phần lớn ở chương ttrình Khoa học 5 kỳ hai là nghiên cứu về sự sinh sản của thực vật và
động vật trong đó có bài
"Sự sinh sản và nuôi con của chim"
Với nội dung bài ngắn gọn và phần minh hoạ chỉ có một bức tranh "Mớm mồi cho chim

con". Vì vậy trong quá trình giảng dạy của thầy cô và tiếp thu của học sinh còn có nhiều hạn
chế. Từ thực trạng đó tôi đã suy nghĩ, tìm cách tạo ra đồ dùng dạy học để khai thác được nọi
dung bài học một cách đầy đủ, sâu sắc và sinh động.
Đây là một hệ thống các hình ảnh sưu tầm có xen kẽ các đoạn phim ngắn được sắp xếp
theo từng nội dung nhỏ của tiết học. Với màu sắc tươi tắn, hình dáng sống động như trong
thiên nhiên làm cho các em chú ý theo dõi, lôi cuốn các em vào bài học. Từ đó các em tự rút
ra những kiến thức sâu sắc, mở rộng sự hiểu biết của mình.
Để làm được đĩa CD Room này tôi đã sử dụng tư liệu lấy được từ mạng Internet, các
chương trình thế giới động vật ở truyền hình cáp và trnh ảnh sưu tầm.
Chương trình là một dạng phim video. Để tạo chương trình này, tôi đã sử dụng chương
trình chính là Adobe Premiere (chương trình biên tâp phim). Hỗ trợ thêm còn có chương trình
Adobe Photoshop (xử lí ảnh) và một số chương trình Video converting, Adobe Aftereffect (hiệu
ứng cho phim), Nero Burning Rom (ghi đĩa), Xara Webstyle (tạo chữ nổi).
Đĩa gồm 6 phần:
Phần 1: giới thiệu đề mục và tên bài.
Phần 2: Đời sống của chim.
Phần 3: Đặc điểm sinh sản của chim.
Phần 4: sự phát triển của trứng nở thành chim con.
Phần 5: Sự nuôi dưỡng chăm sóc của chim bố mẹ với chim con.
Phần 6: Phần tham khảo về sự muôn màu muôn vẻ của thế giới các loài chim.
Sau khi tiến hành giờ dạy tôi nhận thấy:
1) Bằng các hình ảnh trực quan, khoa học, chính xác học sinh hiểu nội dung bài một
cách dễ dàng và rút ra được kiến thức một cachs sâu sắc.
2) Qua từng đoạn phim ngắn, nhất là đoạn trứng phát triển nở thành chim con, học sinh
được tận mắt thấy một quá trình sinh sản đầy đủ, sâu sắc, sống động chỉ trong thời gian ngắn
(2 phút). Qua đó học sinh giải đáp được vấn đề mà giáo viên đã nêu:
- Con chim non trong trứng làm sao ra được khỏi vỏ trứng?
- Nó phá vỏ hay mẹ nó giúp?
3) Học sinh có cơ hội tranh luận cùng bạn học, được giải đáp và tìm hiểu về:
- Mục đích làm tổ, nguyên vật liệu mà chim sử dụng để làm tổ, làm tổ rất công phu, tổ

làm sơ sài, loài chim cá biệt không biết làm tổ.
- Đặc điểm chim non mới nở:
+ còn rất yếu ớt, nhiều phần cơ thể còn chưa có lông, chưa có lông cánh, chưa đi
lại được (bồ câu, sẻ, ri )
+ Chim non có bộ lông tơ khắp mình, khô ngay sau khi nở và đi lại được (gà, vịt,
ngan, ngỗng…)
- Sự nuôi con của chim được thể hiện bằng hành động cụ thể nào?
- Sự đa dạng về kích thước, hình dáng, màu sắc.
- Những điều có hại và những điều có lợi mà các loài chim mang lại cho đời sống sản
xuất của con người.
4) Qua bài học còn giáo dục tư tưởng, nhân cách cho học sinh. Các em biết yêu quí
thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên (không bắt và phá tổ chim), học tập ở chim có hình dáng đẹp,
tính tình hiền hoà không gây hại cho đồng loại và con người, là biểu tượng cho hoà bình.
- Chim bồ câu - chim hoà bình.
5) Với thời gian của đĩa là 9 phút, học sinh được cập nhật nhiều hình ảnh phục vụ nội
dung bài, Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian treo tranh, mô tả tranh…để cung cấp thêm
các thông tin khác cho học sinh.

c/ Sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ nọi dung dạy học môn địa lí 5
***********************
Địa lí cũng là môn khoa học thực hành. Bên cạnh những đồ dùng đặc trưng của bộ môn
như: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, mô hình, quả địa cầu…giáo viên có thể sử dụng một số đồ
dùng khác như biểu đồ, thống kê, máy ảnh số, tivi để khai thác và phục vụ nội dung bài học.
Đối tượng học sinh tiểu học còn rất nhỏ tuổi nên điều kiện để đi xa khỏi nơi mình sống
còn rất hạn chế. Vì vậy vốn hiểu biết về môn Địa lí chưa có là bao nhiêu.
Phần địa lí dân cư Việt Nam lớp 5 kì I gồm hai bài trong đó có bài:
"Các dân tộc Việt Nam. Sự phân bố dân cư"
Bài học cho các em được làm quen với một số khái niệm về dân số, mật độ dân số, dân
cư, dân tộc, một số biểu mẫu thống kê, biểu đồ. Để giúp học sinh nắm bắt được từng đơn vị tri
thức nhỏ, kkhắc sâu kiến thức của bài, tôi đã chuẩn thêm những đồ dùng sau:

- Hình ảnh các dân tộc ít người mà học sinh chưa được quan sát ở lớp bốn (khi học bài
"các dân tộc mìên núi phía Bắc") có gắn liền với nhà cửa, nơi sống và xen kẽ một số đoạn
phim ngắn.
- Biểu đồ hình quạt giữa các dân tộc.
- Bảng thống kê tên và số lượng người của 54 dân tộc nước ta.
Để làm được các đồ dùng này tôi đã:
- Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc tại Viện bảo tàng dân tộc học.
- Tìm hiểu các số liệu thống kê mới nhất để đảm bảo cập nhật thông tin.
- Sưu tầm một số đoạn phim ngắn về nơi sinh sống, cảnh lao động sản xuất, sinh hoạt
văn hoá của các dân tộc.
Sử dụng tính năng quay phim, phát hình của máy ảnh số cắm ttrực tiếp qua tivi cho học
sinh quan sát.
Sau giờ dạy , tôi nhận thấy một số điều sau:
1) Đồ dùng trực quan đã giúp học sinh tự đi được trên con đường từ trực quan sinh động
đến tư duy trìu tượng. Các em có thể tự rút ra được kết luận hoặc giải thích được những vấn
đề mà giáo viên và chính bản thân các em nêu ra:
- Việt Nam là nước có ít hay nhiều dân tộc?
- Người dân tộc nào có số lượng đông nhất và thường sống ở đâu?
- Các dân tộc khác thường sống nhiều ở đâu?
- Em đã biết nhiều hình ảnh về dân tộc nào?
- Dân tộc nào có số lượng người ít nhất?
- Từ đỉnh Hà Giang tới mũi Cà Mau có người dân tộc nào sinh sống nhiều ở địa phương
đó?
2) Trong một thời gian ngắn các em có thể quan sát và nhớ lâu được nhiều hình ảnh mà
thao tác sử dụng tranh khó có thể có hiệu quả cao như vậy. Các em như được đi du lịch qua
màn ảnh nhỏ. Giáo viên có thể dừng hình để mở rộng thêm kiến thức về dân tộc và chuyển ý
sang phần Sự phân bố dân cư, kế hoạch điều chỉnh dân cư của nước ta.
Tạo cho giờ học không khí nhẹ nhàng, thoải mái, học sinh không bị căng thẳng, không
phải nghe thuyết trình nhiều, đơn điệu, khô khan. Các em có nhiều thời gian nêu ý kiến của
mình, khong phải chỉ đơn thuần có thầy "vấn", trò "đáp". Trong giờ học các em được tìm hiểu

rộng và sâu nhưng nội dung phần ghi nhớ ngắn gọn. Những ý này đã được khắc sâu qua từng
chuyên mục, giúp các em có khả năng tiếp thu tốt, có thể thuộc bài ngay trên lớp. Điều này có
tác dụng khơi dậy niềm ham thích bộ môn thuộc cả hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội

Phần 3: bài học kinh nghiệm
*****************
Từ lâu nay, việc khuyến khích làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học đã được ngành
giáo dục và các trường học rất quan tâm vì đây chính là cơ sởđể tạo được sự thành công trong
các tiết dạy. Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh được tăng
cường. Khẩu hiệu "Học đi đôi với hành" không còn là hình thức, sáo rỗng.
Để đáp ứng nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy và học hướng tập trung vào học sinh,
hướng tập trung vào đứa trẻ, trên cơ sở hoạt động của đứa trẻ, người giáo viên phải suy nghĩ,
lựa chọn những tài liệu trực quan cho từng bài dạy sao cho phù hợp. Hơn nữa hiện nay các
trường tiểu học ở Hà Nội đã có điều kiện trang bị các thiết bị nghe nhìn hiện đại. Học sinh của
chúng ta thông minh hơn và có sự phát triển tâm lí tốt hơn học sinh Tiểu học cách đây 10 năm
về trước. Các em có nhu cầu trực quan cao hơn. Tranh vẽ tĩnh, màu sắc chưa thực sự sát hợp,
những sơ đồ trận đánh, chiến dịc đơn giản chưa lôi cuốn được các em, chưa tạo ra được sự say
mê trong học tập của các môn học vẫn được coi là "phụ "này. Thiết kế các bài học có sử dụng
mô hình, sơ đồ sinh động, máy ảnh số, đĩa CD ROOM có tác dụng thiết thực như sau:
- Giờ học sôi nổi, sinh động, đảm bảo các em được hoạt động, học tập một cách tích
cực, chủ động sáng tạo, suy nghĩ độc lập. Các em nói lên được ý kiến riêng của mình một cách
tự nhiên không gò bó, rập khuôn máy móc…
- Giúp học sinh nắm bài một cách hiệu quả, trình bày các kiến thức đã thu nhận một
cách phong phú, cụ thể, sinh động hơn trong thời gian ngắn hơn. Như vậy giành được nhiều
thời gian hơn để học sinh phát hiện, giải thích các tri thức nhỏ trong bài, liên hệ vầ áp dụng
vào thực tế đời sống.
- Rèn kĩ năng thựchành cho học sinh như việc sưu tầm tranh ảnh, trìng bày, miêu tả,
tường thuật, giải thích sự kiện lịch sử, hiện tượng tự nhiên (địa hình, khí hậu, thời tiết, động
thực vật…)
- Kiểm tra ttrí nhớ cần thiết của các môn học. Sự kiểm tra có sử dụng đồ dùng trực quan

tạo biểu tượng kkhông dừng lại ở việc xem học sinh có học thuộc, có nhớ hay không mà còn
xem các em đã nhớ, đã biết để hiểu như thế nào?
- Làm quen, biết cách sử dụng các phương tiện trực quan hiện đại ở trường và áp dụng
được ở nhà theo kịp bước phát triển chung của khoa học kĩ thuật.
- Trong giờ học, đồ dùng trực quan không phải mang nhiều cồng kềnh. Giáo viên giảng
được nhiều các thao tác. Việc dạy nhẹ nhàng, giờ học có không khí vui hơn.
- Đồ dùng trực quan góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh. Tiểu học là cấp học
nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con
người. Các em có lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu hoà bình… từ những hình
ảnh, lời nói sinh động trong từng bài học.

Phần IV: Kết luận
***************
Phần nội dung đề tài đã nêu lên những công việc, những biện pháp chính mà tôi đã cố
gắng thực hiện trong quá trình dạy học từ đầu năm đến nay.
Kết quả từ phía học sinh cho thấy:
- Bài kiểm tra chất lượng đầu năm còn chưa cao. Số điểm 9, 10 chưa nhiều, nhất là ở
lớp 5B và 5C.
- Số điểm hàng tháng giữa học kì I có tiến bộ hơn, đặc biệt là lớp 5E và 5C.
- Bài kiểm tra cuối học kì I:
+ Cả 3 lớp đạt 100% số điểm trên trung bình.
+ Điểm 5, 6 chỉ còn số lượng nhỏ.
+ Điểm 9, 10 chiếm số lượng cao hơn hẳn.
- Điểm trung bình các bộ môn cuối học kì I:
+ Lớp 5E: 80% đạt loại giỏi từ 9,0 trở lên
+ Lớp 5C: 62% đạt loại giỏi từ 9,0 trở lên
(Tính trung bình cả 3 môn Khoa - Sử - Địa).

Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi về: "Làm và sử dụng đồ dùng dạy học
môn Tự nhiên và xã hội 5".

Tuổi thơ và mái ttrường đầu tiên sẽ là kỉ niệm đẹp trong đời của mỗi học sinh. Làm sao
mà các em thấy được "Đi học là hạnh phúc" "Mỗi ngày đi học là một ngày vui". Đó là mong
muốn không phải chỉ riêng học sinh mà là cả của những người làm công tác giáo dục như tôi.
Mỗi việc làm bé nhỏ sẽ góp phần vào thành tích chung của nhà trường. Trường Tiểu học Cát
Linh sẽ trở thành ttrường tiên tiến xuất sắc của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Tôi xin chân thành mong được Bán Giám Hiệu và các bạn đồng nghiệp nhiệt tình góp ý,
bổ sung thêm để công tác giảng dạy của tôi ngày một tốt hơn, góp phần vào thành tích chung
của nhà trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2004
Người viết

Ngô Thị Phương Thanh


×