Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

skkn chinh ta lop 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.66 KB, 4 trang )

A/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I/ Lý do chọn đề tài:
-Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như trong quá trình giảng dạy, qua việc học
tập của học sinh về phân môn chính tả ở lớp 3, tôi nhận thấy rằng học sinh lớp tôi đa số
các em thường hay mắc nhiều lỗi chính tả. Mặt khác khi kiểm tra chất lượng đầu năm có
đến 15/21 học sinh viết sai lỗi chính tả. Vậy làm thế nào để giúp học sinh viết đúng
chính tả ? Từ những kiến thức học được ở trường Sư phạm cùng với những kinh nghiệm
của bản thân và đồng nghiệp, tôi đã nghiên cứu biện pháp để rèn chính tả cho học sinh
lớp 3 mà tôi phụ trách. Thời gian qua, tôi nhận thấy rõ một số vấn đề có thể áp dụng để
dạy tốt môn chính tả nhưng đó chỉ là bước đầu, đi sâu vào môn chính tả tôi thấy vẫn còn
có nhiều từ, nhiều vần mà các em vẫn còn sử dụng sai.Điều này đã làm cho tôi phải
trăn trở. Vì thế tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp để dạy tốt môn chính tả”
II/ Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3Trường Tiểu học Minh An.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: “Một số biện pháp để dạy tốt môn chính tả ” là làm cho học
sinh hiểu được các lỗi sai phổ biến mà các em thường mắc phải:
VD: Phụ âm đầu: d – v – gi; s – x.
Phụ âm cuối: n – ng; c – đ.
Dấu thanh: dấu ?/ dấu ~ .
Vần : iu /iêu .
III/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát, nhận xét, phương pháp đàm thoại, phân tích, trực quan…Các
phương pháp trên được phối hợp một cách hài hòa, nhịp nhàng để giúp học sinh nắm
được cách viết đúng chính tả.
B/ NỘI DUNG:
I/ Tæng quan :
a/ Địa bàn nghiên cứu:
- Vấn đề chính tả của học sinh lớp 3 mà tôi chủ nhiệm trong năm học 2008-2009 ở
Trường Tiểu học Minh An- HuyÖn V¨n ChÊn- TØnh Yªn B¸i.
b/ Đặc điểm tình hình:
TSHS CỦA LỚP


NĂM HỌC 2008-2009
Nữ
Giỏi Khá TB
TS TL TS TL TS TL
21 11 3 14,3% 6 28,6% 12 57,1%
c/ Điều tra cơ bản:
- Qua tìm hiểu, quan sát về tình hình học tập của các em, tôi nhận thấy rằng do các em
chịu ảnh hưởng cách phát âm của địa phương. Trước khi đến trường, các em đã được
nghe và được nói từ gia đình, từ những giao tiếp và trò chuyện với người xung quanh.
Các em luyện đánh vần - Tập đọc và phát âm chưa chuẩn nên dẫn đến tình trạng mắc
nhiều lỗi chính tả. Bên cạnh đó vẫn có một số học sinh cá biệt như các em có trí nhớ
kém hoặc bị điếc nên các em đánh vần chưa được, đọc chưa thông, nói ngọng……
d/ Nhận thức của bản thân:
- Hệ thống chữ viết Việt Nam là thứ chữ ghi âm, đọc như thế nào là viết như thế đó.Vì
thế việc rèn chính tả cho học sinh là hết sức cần thiết trong dạy học chính tả, là cơ sở để
giúp các em viết đúng chính tả hoặc viết một bài văn đạt hiệu quả.
e/ Biện pháp thực hiện:
- Đối với học sinh lớp 3, các em cũng còn quá nhỏ, khả năng quan sát và nhận xét của
các em còn thấp. Các em chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từ
ngữ Việt Nam vô cùng phong phú. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng sai lỗi chính tả ở học sinh.Vì vậy tôi đã có vài biện pháp như sau:
*Đối với giáo viên:
- Khi dạy một bài chính tả, giáo viên phải đọc bài chính tả, gọi 2 hoặc 3 em đọc lại bài
cho các em nắm được nội dung của bài chính tả. Nếu gặp những bài chính tả ở những
dạng trên thì giáo viên phải rèn phát âm cho chuẩn, có kế hoạch rèn từng loại, mỗi loại
rèn một thời gian dài.
+ Tháng đầu tiên giáo viên nên rèn âm d, v, gi.
+ Tháng thứ 2 rèn cho học sinh âm n, ng.
+ Tháng thứ 3 rèn cho học sinh âm s, x.
+ Tháng thứ 4 rèn cho học sinh âm c, t.

- Giáo viên tiếp tục rèn sát cho học sinh, theo dõi hằng ngày, kiểm tra đôn đốc hoặc khen
thưởng động viên kịp thời tạo hứng thú cho các em say mê học tập. Nên tìm những biện
pháp phù hợp để học sinh dễ phân biệt được chính tả.
VD:
• Phân biệt s – x
s: se sẻ, se lạnh…
x: xe đạp, xe chỉ …
• Phân biệt âm cuối c – t
c: các bạn …
t: cát trắng …
• Phân biệt n – ng.
n: đan …
ng: đang …
• Phân biệt dấu hỏi / dấu ngã
- Những từ có phụ âm đầu “kh” thường viết với dấu hỏi như: khẩn, khỏi, khởi, khủng,
khoảng, khoản, khỉ,… Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ là: khe khẽ, khập khiễng …
• Phân biệt phụ âm: v, d, gi
d: da dẻ, da bò …
v: va chạm ….
gi: gia vị, gia đình ≠ va chạm ….

-Khi gặp những bài chính tả phân biệt d/v/gi hoặc s/x hay dấu ?/~ thì giáo viên phải
luyện cho các em phân tích kĩ các từ khó, tiếng khó và tìm hiểu xem những từ khó, tiếng
khó có trong những từ, tiếng nào.
- Giáo viên tập cho học sinh viết những từ khó, tiếng khó mà các em dễ lẫn(Giáo viên có
thể tự chọn cho học sinh viết bảng con ).
- Khi đọc cho học sinh viết, giáo viên nên đọc từng câu, câu ngắn gọn, đọc trọn câu, câu
dài nên ngắt ra từng cụm từ cho học sinh viết rồi sau đó đọc lại cả câu.
*Đối với học sinh :
- Những học sinh sai nhiều lỗi chính tả luôn được lên bảng lớp trong giờ học chính tả để

giúp các em nhận xét, phân tích và phân biệt được cấu tạo của các từ khó, tiếng khó,
nắm được nội dung và nghĩa của từ, của câu để viết cho đúng. Tùy theo từng loại bài
chính tả mà các em cần phải lưu ý.
II/ Kết quả nghiên cứu:
TSHS ĐẦU NĂM TSHS CUỒI NĂM
Số HS nắm và giải toán theo quy trình
Tổng số Tỷ lệ
21/11 nữ 21/11 nữ 19/21 90,4%
- Qua kết quả đạt được , tôi nhận thấy các em có tiến bộ rất nhiều so với đầu năm.
C/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
- Kết quả cuối năm đạt được như trên là điều đáng mừng. Mặc dù cả thầy và trò đã có
nhiều cố gắng song bên cạnh đó, tôi nhận thấy là giáo viên cần phải theo sát từng đối
tượng học sinh, rèn đúng từng lỗi mà các em thường mắc phải.
- Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp thời. Hạn
chế không nên trách phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm và bạn bè
có ấn tượng không tốt về các em.Bên cạnh đó giáo viên phải khích lệ, động viên học
sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả tốt.
- Khi nhận xét chính tả học sinh phải tập trung quan sát nhận xét và phân tích. Khi sửa
bài cũng phải tập trung cố gắng rèn luyện. Đặc biệt các em phải rèn chính tả ở tất cả các
môn học.
- Giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh phải có sự phối hợp hài hòa tạo điều kiện nhắc
nhở, đôn đốc các em rèn thêm ở nhà. Chăm chỉ luyện tập sẽ giúp các em đạt được kết
quả cao.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN
Hµ §×nh §é.
NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
( A, B, C )
NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC( HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN) (TP)

( A, B, C )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×