Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hệ tiêu hóa ở người (hấp thụ chất dinh dưỡng) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.27 KB, 12 trang )



Hệ tiêu hóa ở người
(hấp thụ chất dinh dưỡng)




V - HẤP THỤ CHẤT DINH
DƯỠNG
- Các chất dinh dưỡng có thể được
hấp thụ theo 2 cơ chế: thụ động
hoặc chủ động. Để hấp thụ được
trước hết thức ăn phải được phân
giải thành các chất đơn giản:
+ Protein phân giải thành các axit
amin. 1 số protein chưa phân giải
vẫn có thể hấp thụ được, nhưng có
thể gây dị ứng.
+ Gluxit được hấp thụ dưới dạng
các đường đơn và 1 phần là các
đường đôi.
+ Lipit được hấp thụ dưới dạng
glyxerol và các axit béo, sau khi
hấp thụ lipit được tái tổng hợp
thành lipit. Khoảng 30% lipit được
vận chuyển trong máu, còn lại 70%
vào mạch bạch huyết.
+ Vitamin hầu như hấp thụ được
mà không cần một biến đổi hoá học
nào. Tuy nhiên 1 số trường hợp


như vitamin B12 phải hấp thụ kèm
các yếu tố nội…
+ Các muối khoáng được hấp thụ
dưới dạng các ion. Các ion hoá trị I
hấp thụ nhanh hơn các ion hoá trị
II. Ion Mg2+ liều cao sẽ ứ lại ở ruột
làm tăng sự hút nước vào ruột làm
căng ruột, do đó làm tăng nhu
động, gây ỉa chảy. Vì thế MgCO3
được dùng làm thuốc tẩy ruột
chống táo bón.
+ Nước được hấp thụ tích cực ở
ruột già.
VI - RUỘT GIÀ VÀ SỰ THẢI
PHÂN
1. Ruột già
- Ruột già là đoạn cuối của ống tiêu
hoá, tiết diện lớn hơn ruột non.
Ruột già thông với ruột non tại ranh
giới là van hồi manh có tác dụng
chống cho các chất ở ruột già
không rơi ngược trở lại ruột non.
Ruột già được chia làm 3 đoạn:
manh trành, kết tràng, trực tràng.
Manh tràng nối trực tiếp với ruột
non. Kết tràng gồm 3 đoạn: kết
tràng lên, kết tràng ngang và kết
tràng xuống. Trực tràng nối liền với
hậu môn.
- Ruột già không tiết dịch tiêu

hoá mà chỉ tiết chất nhày để bảo vệ
niêm mạc. Ở đây có hệ vi sinh
vật rất phát triển. Tại đây có 1 số vi
sinh vật tổng hợp vitamin B12,
K. Vi sinh vật lên men các chất
không được ruột non hấp thụ, giải
phóng các khí CO2, CH4, H2S, …
và các chất độc như indol, scatol,
mercaptan làm cho phân có mùi
thối.
- Ở ruột già chỉ có cử động nhu
động và phản nhu động. Cử động
nhu động không mạnh, mỗi ngày
chỉ có 1 hoặc 2 cử động nhu động
mạnh để dồn chất bã xuống trực
tràng. Cử động phản nhu động
mạnh hơn, giúp các chất bã lưu lại
trong ruột già.
2. Sự thải phân
- Sau khi được hấp thụ nước, cấc
chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành
phân và thải ra ngoài qua hậu môn.
Do các chất dinh dưỡng được hấp
thụ từ 80 ~ 100% nên trong phân
còn rất ít chất dinh dưỡng không
được hấp thụ. Phân chứa khoảng
60% nước, còn lại là các mảnh
vụn tế bào niêm mạc ống tiêu
hoá và xác vi sinh vật.
- Thải phân qua động tác đại tiện là

phản xạ không điều kiện gây co
bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ
thắt hậu môn. Trong ngày có một
vài cử động nhu động mạnh ở ruột
già làm 1 lượng phân tích tụ ở trực
tràng gây áp lực lên niêm mạc ở
đây, kích thích lớp niêm mạc,
thông qua cơ chế thần kinh sẽ xảy
ra phản xạ đại tiện.
- Ở hậu môn có 2 vòng cơ thắt là cơ
trơn và cơ vân. Do đó cơ thể có thể
kìm hãm phản xạ đại tiện bằng
cách co vòng cơ vân lại, đóng chặt
hậu môn. Sau một vài lần trực tràng
co mà phản xạ không xảy ra, các cử
động phản nhu động lại dồn phân
lên khiến cho trực tràng không còn
bị kích thích và cũng mất đi cảm
giác muốn đại tiện. Nếu phản xạ
đại tiện bị kìm hãm lâu dài sẽ dẫn
đến táo bón.
VII - MỘT SỐ RỐI LOẠN LÂM
SÀNG CỦA ỐNG TIÊU HOÁ
1. Loét dạ dày
- Vị trí loét thường khu trú ở hành
tá tràng, bờ cong bé và đầu dưới
thực quản. Nguyên nhân dẫn đến
loét dạ dày:
+ Dịch vị tiết ra quá nhiều.
Nguyên nhân này chiếm 50%

trường hợp loét dạ dày
+ Bài tiết chất nhày không có tác
dụng bảo vệ
+ Giảm bài tiết chất nhày
+ Cơ chế điều hoà ngược tá tràng
- dạ dày (để hạn chế tốc độ chuyển
thức ăn từ dạ dày vào tá tràng)
không hoạt động
+ Cơ chế điều hoà ngược secretin
- tuỵ (kích thích bài tiết dịch tuỵ
kiềm tính để trung hoà dịch vị)
không hoạt động
- Loét tá tràng mang tính di truyền.
Những người uống nhiều rượu hoặc
lạm dụng aspirin thường bị loét dạ
dày.
- Điều trị nội khoa: phối hợp những
biện pháp sau
+ Dùng thuốc trung hoà axit dịch
vị
+ Giảm các tình trạng stress vì
stress kéo dài cũng dẫn đến bài tiết
nhiều axit
+ Dùng thuốc Cimetidin hoặc các
thuốc tương tự, có tác dụng ức chế
hoạt tính của gastrin
+ Cai thuốc lá, rượu, tránh lạm
dụng kháng sinh.

- Điều trị ngoại khoa

+ Cắt nhánh dây thần kinh X vào
dạ dày (cần chú ý không cắt vào
nhánh dây nối với tuỵ). Dạ dày tạm
thời không tiết HCl và pepsin, tuy
nhiên sai vào tháng các tuyến lại
hoạt động trở lại và lại bị loét dạ
dày.
+ Cắt dạ dày bán phần: cắt bỏ
vùng hang vị và môn vị, thân dạ
dày được nối trực tiếp với đầu tá
tràng
2. Táo bón
- Táo bón nghĩa là sự vận động
chậm chạp của phân qua ruột già,
thường kèm theo sự tích lũy 1
lượng lớn phân khô và rắn ở kết
tràng ngang. Nguyên nhân là do
thói quen ức chế phản xạ đại tiện
bình thường. Trẻ sơ sinh hiếm khi
bị táo bón. Tuy nhiên các trẻ
thường bị bắt nhịn mỗi khi muốn đi
đại tiện. Nếu sử dụng thường xuyên
thuốc nhuận tràng thay thế cho
chức năng tự nhiên của ruột thì các
phản xạ sẽ mất dần. Nếu tập được
thói quen đi đại tiện vào buổi sáng
sau bữa điểm tâm, là lúc diễn ra các
cử động đẩy ở ruột già, sẽ không bị
táo bón.
3. Ỉa chảy

- Ỉa chảy là sự vận động quá nhanh
của phân trong ruột già, nguyên
nhân chủ yếu do nhiễm khuẩn
đường tiêu hoá. Vi khuẩn thường
lan rộng ở ruột già và phần cuối
của hồi tràng. Do niêm mạc bị kích
thích, các tuyến tăng cường bài tiết,
vận động của ruột non tăng mạnh.
Kết quả là ruột bài tiết một lượng
dịch rất lớn để cuốn đi những tác
nhân gây bệnh, đồng thời nhu động
ruột tăng mạnh để đẩy dịch về phía
hậu môn


×