Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hệ tiêu hóa ở người (ruột non-2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.83 KB, 14 trang )



Hệ tiêu hóa ở người
(ruột non-2)




3. Tiêu hoá hoá học ở ruột non
Tiêu hoá ở ruột non chủ yếu là tiêu
hoá hoá học, với sự tham gia của
dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột.
a) Dịch tuỵ
- Tuyến tuỵ là một tuyến pha. Dịch
tuỵ là dịch do phần ngoại tiết của
tuyến tuỵ tiết ra. Dịch tuỵ từ ống
tuỵ được đổ vào đoạn đầu tá tràng,
cùng nơi với dịch mật. Dịch tụy có
pH = 7.8 ~ 8.4, chứa hầu hết các
enzim tiêu hoá. Đặc biệt dịch tuỵ
có vai trò trung hoà độ axit của
khối thức ăn từ dạ dày đẩy xuống.
- Sau đây là thành phần của dịch
tuỵ và tác dụng của chúng
+ Trypsin: được tiết ra dưới dạng
không hoạt động là trypsinogen.
Sau khi được
enzimenterokinaza trong dịch ruột
hoạt hoá, và đặc biệt là trypsin
được hoạt hoá từ trước, trở thành
trypsin hoạt động. Trypsin hoạt


động tối ưu tại pH = 8, nó cắt các
kiên kết peptit của axit amin có tính
kiềm.
+ Chymotrypsin: cũng được tiết
ra dưới dạng không hoạt động
là chymotrypsinogen, sau đó được
hoạt hoá bởi trypsin, hoạt động tối
ưu trong pH = 8. Chymotrypsin cắt
liên kết peptit của các axit amin có
nhân thơm.
+ Cacboxylpolypeptidaza: tiết
dưới dạng không hoạt
động procacboxypolypeptidaza.
Được hoạt hoá bởi trypsin, hoạt
động tối ưu trong pH = 8, nó cắt
dần các axit amin ở đầu chuỗi
polypeptit giải phóng các axit amin
tự do.
+ Lipaza: hoạt động tối ưu trong
pH = 6.8, cắt đứt các liên kết este
giữa glyxerol với axit béo của lipit
đã nhũ tương hoá.
+ Photpholipaza: cắt đứt liên kết
este giữa glyxerol với gốc phôtphat
trong phân tử phôtpholipit.
+ Cholesterol esteraza: cắt liên
kết este của các chất béo thuộc
nhóm steroid, giải phóng sterol và
các axit béo.
+ Amylaza: hoạt động tối ưu

trong pH = 7.1, thủy phân tinh bột
sống và chín giải phóng đường
mantozơ. Chú ý rằng amylaza của
dịch tuỵ có hoạt tính mạnh hơn
amylaza trong nước bọt.
+ Mantaza: phân giải mantozơ
thành glucozơ.
+ 1 số ion khoáng như Na+, K+,
Ca2+, HCO3-, … nhưng quan
trọng nhất là NaHCO3, nó trung
hoà độ axit của khối thức ăn từ dạ
dày đẩy xuống và tạo pH thích hợp
cho enzim hoạt động.
- Với các thành phần như trên, dịch
tuỵ phân giải hầu hết các chất dinh
dưỡng trong thức ăn. Nếu dịch tuỵ
tiết ra bị giảm, sẽ gây rối loạn tiêu
hoá và hấp thu của cơ thể. Khi tuỵ
bị tổn thương hoặc khi một ống tuỵ
bị tắc nghẽn, các enzim tiêu hoá sẽ
nhanh chóng tiêu hoá tuyến tuỵ
trong vòng vài giờ. Đó là bệnh
viêm tuỵ cấp dẫn đến shock, có thể
dẫn đến suy tuỵ hoặc tử vong.
- Cơ chế tiết NaHCO3: cũng
tương tự như cơ chế tiết HCl của
dịch vị. Diễn ra theo các bước:
+ CO2 từ máu khuếch tán vào tế
bào. Enzim CA (nhắc đến ở phần
cơ chế tiết HCl) sẽ kết hợp CO2

với nước tạo thành H2CO3, lập tức
bị điện ly tạo thành H+ và HCO3
HCO3- được vận chuyển tích cực
ra ống tuỵ
+ H+ từ tế bào được vận chuyển
tích cực vào máu qua bơm H+/Na+.
Na+ từ máu được bơm vàotế bào,
sau đó khuếch tán ra ống tuỵ.
+ Sự vận chuyển Na+ và HCO3-
dẫn đến một gradient nồng độ. Do
đó nước được kéo vào ống tuỵ tạo
thành dịch tuỵ.
- Sự điều hoà tiết dịch tuỵ
+ Dây thần kinh X điều khiển
hoạt động của tuyến tuỵ. Chú ý là
chỉ có phân hệ phó giao cảm điều
khiển tuyến tuỵ, làm tăng tiết dịch
tuỵ.
+ Secretin là 1 hoocmon do tá
tràng tiết ra khi có HCl từ dạ dày
xuống kích thích. Secretin kích
thích tiết nước và NaHCO3.
+ CCK do tá tràng tiết ra khi bị
sản phẩm tiêu hoá protein và lipit
kích thích. CCK kích thích dịch tuỵ
tiết ra nhiều enzim. CCK cũng kích
thích tiết dịch mật vào tá tràng.
b) Dịch mật
- Dịch mật do gan tiết ra nhưng
được dự trữ ở túi mật. Dịch mật ở

gan sẽ được túi mật làm đăc hơn 4 -
10 lần. Thành phần của dịch mật
gồm chủ yếu là muối mật, ngoài ra
còn có bilirubin, lecitin,
cholesterol… và khoảng 94% được
tái hấp thu ở hồi tràng. Bilirubin 1
phần được liên kết với hệ vi sinh
vật ở ruột, chuyển thành stecobilin
là nguyên nhân dẫn đến màu
vàng của phân. Dịch mật có pH
vào khoảng 7 ~ 7.6 nên có vai trò
trung hoà axit dịch vị.
- Dịch mật có vai trò quan trọng đối
với sự tiêu hoá lipit. Nó nhũ tương
hoá tất cả lipit có trong thức ăn để
tạo điều kiện cho lipaza hoạt động.
Muối mật làm giảm sức căng bề
mặt của hạt mỡ, các cử động lắc lư
của ruột sẽ làm vỡ hạt mỡ thành
các hạt rất nhỏ để enzim có thể tác
động lên bề mặt. Quá trình này gọi
là nhũ tương hoá mỡ.
- Ngoài vai trò trong tiêu hoá lipit,
dịch mật còn giúp cho sự hấp thụ
các vitamin A, D, E, K. Vì thế nếu
tổn thương ở gan sẽ làm giảm tiết
dịch mật, kéo theo lượng lipit và
vitamin trong phân tăng, đặc biệt là
vitamin K, sẽ theo phân ra ngoài.
Tình trạng kéo dài gây máu khó

đông là triệu chứng thiếu vitamin
K.
- Dịch mật còn làm tăng tiết dịch
tuỵ, tăng nhu động ruột, ức chế
hoạt động của vi khuẩn, ngăn chặn
lên men, thối rữa các chất ở ruột.
- Kích thích dây thần kinh X sẽ gây
tăng tiết dịch mật. Secretin và CCK
là các hoocmon gây tăng tiết dịch
mật.
- Trong một số điều kiện bất
thường, cholesterol trong dịch mật
bị kết tủa tạo ra sỏi mật. Nguyên
nhân dẫn đến sỏi mật:
+ Sự hấp thu quá nhiều nước,
muối mật, lecitin của túi mật làm
giảm lượng các chất giữ cholesterol
ở dạng hoà tan. Hậu quả là
cholesterol bị kết tủa, sau đó đến
các hạt bilirubin.
+ Sự bài tiết quá nhiều
cholesterol của gan. Lượng
cholesterol này phụ thuộc vào
lượng mỡ ăn mỗi ngày, vì thế
những người ăn quá nhiều mỡ kéo
dài sẽ bị sỏi mật.
+ Các tế bào biểu mô của túi mật
bị viêm.
c) Dịch ruột
- Dịch ruột do niêm mạc ruột tiết

ra. pH dịch ruột vào khoảng 8.3, rất
nhớt và đục do có nhiều mảnh vụn
của tế bào niêm mạc.
- Sau đây là các thành phần của
dịch ruột và tác dụng của chúng:
+ Aminopeptidaza có tác dụng
cắt axit amin đứng ở đầu chuỗi
polypeptit.
+ Iminopeptidaza cắt axit imin
ra khỏi chuối. Axit imin thường
gặp là prolin nên enzim này còn
được gọi là prolilaza.
+ Đipeptidaza và Tripeptidaza
phân giải các đipeptit và tripeptit.
+ Nuclêaza phân giải các axit
nuclêic thành các đơn phân
nuclêotit
+ Nuclêotidaza phân giải
các đơn phân nuclêotit thành gốc
phôtphat, đường ribôzơ và bazơ
nitơ.
+ Lipaza, Photpholipaza,
Cholesterol esteraza phân giải nốt
các lipit còn sót lại chưa được phân
giải hết
+ Mantaza và Amylaza có tác
dụng giống với của dịch tuỵ. Ngoài
ra còn có Saccaraza phân
giảisaccarozơ thành glucozơ và
fructozơ.

+ Photphataza tách các nhóm
phôtphat của chất vô cơ và hữu cơ.
+ Enterokinaza có tác dụng hoạt
hoá trypsinogen thành dạng trypsin
hoạt động.
- Sự điều hoà tiết dịch ruột: +
Các tác động cơ học và hóa học ở
ruột đều kích thích tiết dịch ruột.
Đám rối Meissner tham gia điều
hoà quá trình tự động này.
+ Các hoocmon secretin,
enterocrinin, duocrinin, CCK,
gastrin… đều làm tăng tiết dịch
ruột. Moocphin ức chế tiết dịch
ruột.

×