Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Để không tổn thương sau mỗi lần xung đột potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.48 KB, 7 trang )

Để không tổn thương sau mỗi lần
xung đột
"Sau mỗi cuộc cãi vã, dù là nhỏ thôi nhưng cũng làm cho tình cảm của hai bạn bị
tổn thương thêm một lần nữa. Phải chăng, đó là một sự mất mát sau những xung
đột?"

Những vụ "cãi nhau vặt" trong đời sống vợ chồng diễn ra khá thường xuyên đến
nỗi bạn đã dần quen với điều đó, coi nó như một thứ "gia vị" không thể thiếu được
trong hôn nhân. Tuy nhiên, chuyện vặt lâu rồi cũng dễ biến thành chuyện lớn và
các bạn không thể điều chỉnh được cảm xúc của mình. Lúc này, những oán giận,
những bực dọc bị tích tụ lại bỗng chất thành đống, khiến các bạn không thể chịu
đựng nổi. Và chuyện gì sẽ xảy ra tiếp đó?
Dù lý do của những cuộc cãi vã rất tầm thường và chẳng đáng để bạn phải bận
tâm, nhưng sau đó, cảm giác của bạn sẽ là gì nào? Tổn thương, oán giận và đầy
rẫy nỗi ấm ức. Bạn không thể tin được là có một ngày nào đó, bạn và anh ấy cùng
sống chung dưới một mái nhà, hai người cùng xem chung một chương trình truyền
hình đang phát sóng trên TV nhưng mỗi người lại ngồi ở hai căn phòng khác nhau,
không thèm nhìn mặt cũng như chẳng nói với nhau một lời nào.
Sau mỗi cuộc cãi vã, dù là nhỏ thôi nhưng cũng làm cho tình cảm của hai bạn bị
tổn thương thêm một lần nữa. Phải chăng, đó là một sự mất mát sau những xung
đột?
Bạn bực mình vì phải bận rộn với hàng đống công việc không tên trong khi anh ấy
cứ nhởn nhơ với các bạn nhậu ngoài phố hoặc nằm ườn trên ghế sa lông đọc báo.
Bạn lớn tiếng chỉ trích chồng, và rồi anh ấy cũng "gân cổ" để cãi lại. Ai cũng tìm
đủ mọi cách để giành lấy phần thắng. Cuộc cãi vã cứ thế, cứ thế mà chẳng biết lúc
nào sẽ kết thúc. Nó khiến cho các bạn trở nên bực dọc và căm ghét chính bản thân
mình.
Đã đến lúc các bạn cần phải biết rằng, trong một cuộc "chiến đấu" đều có kẻ thua
và người thắng. Nhưng trong hôn nhân, điều đó hoàn toàn vô nghĩa vì cả hai vợ
chồng bạn cùng đang ở chung một đội tuyển. Các bạn phải nhận ra mục đích của
mỗi "cuộc chiến" không nhằm để đánh bại đối thủ mà hai bạn cần phải nỗ lực để


thoát ra khỏi cuộc chiến ấy, để rồi sau đó các bạn có cơ hội hiểu nhau nhiều hơn
và biết tha thứ cho nhau hơn. Chúng ta cần phải làm gì để vượt qua những lần cãi
vã vặt vãnh ấy?

Cãi vã luôn khiến cả hai bị tổn thương

Bước một: Giây phút quý báu
Trước khi cảm thấy xung đột sắp xảy ra, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tạm ngồi
xuống trong vòng ít nhất một phút để cơn giận không bùng cháy. Thay vì khoa tay
múa chân và la hét đối phương, hãy dịu dàng nói với bạn đời của bạn: Anh ngồi
xuống đây cùng em đi, em muốn nói với anh nhiều điều. Thời gian một phút ít ỏi
ấy sẽ giúp bạn bình tĩnh trở lại và biết thận trọng hơn trước mỗi lời nói thốt ra.
Hãy tranh thủ thở thật sâu và thả lỏng cơ thể.
Tác dụng thực tế: Bạn bực mình vì thói quen bừa bãi, cẩu thả của anh ấy. Tại sao
anh ấy cứ thản nhiên vứt tung quần đùi ở sàn nhà để rồi sau đó bạn phải lúi húi
dọn dẹp và mất thêm rất nhiều thời gian. Bạn đã định nổi nóng, bạn đã định quát
ầm nhà khi trông thấy anh ấy? Nhưng không, bạn đã kịp ngồi xuống và tự trấn an
mình.
Ngoài thói quen bừa bãi này, anh ấy vẫn là một người chồng rất tốt và có trách
nhiệm, bạn còn gì phải phàn nàn nữa đâu. Chỉ cho tới lúc cơn giận biến mất, bạn
mới từ tốn nói chuyện với chồng, góp ý về thói quen "đáng ghét" của anh ấy.
Nhưng cách góp ý dịu dàng, mềm mỏng của bạn lại khiến chồng xiêu lòng và
chịu khó lắng nghe. Ai cũng có điểm tốt và điểm xấu, khi bạn yêu anh ấy cũng là
lúc bạn phải chấp nhận những cái xấu của anh ấy rồi cơ mà. Một chút bình tĩnh đã
giúp cho "chiến tranh" không xảy ra, xoa dịu sự giận dữ ở trong bạn.

Sau khi đã bình tĩnh trở lại, đừng "hành hạ" đối phương bằng những câu hỏi chất
vấn
Bước hai: Khám phá cảm giác của đối phương
Sau khi đã bình tĩnh trở lại, đừng "hành hạ" đối phương bằng những câu hỏi chất

vấn kiểu như: "Em đã nói với anh bao nhiêu lần rồi, tại sao anh vẫn làm như thế".
Mục đích chính của bạn lúc này là tìm hiểu được cảm xúc của đối phương, biết
được anh ấy đang nghĩ gì. Hãy đặt hoàn cảnh của anh ấy tương tự như với bạn.
Cảm giác của bạn sẽ như thế nào nếu bỗng dưng bị mắng xối xả kể cả khi mình là
người mắc lỗi?
Hãy cho anh ấy có cơ hội được trình bày chứ đừng thao thao bất tuyệt. Những lý
do vụn vặt từ những cuộc cãi vã đôi khi khiến hai bạn trở nên phát điên. Bạn tức
giận vì mình đã nấu cơm mà anh ấy khăng khăng không chịu rửa bát. Ông xã đưa
ra hàng đống lý do có vẻ rất hợp lý: "Nhưng đã đến giờ anh phải xem TV rồi",
hoặc: "Anh mệt quá rồi đấy, anh đã phải làm bao việc ở cơ quan rồi còn gì".
Phải rồi, bạn đang định "gầm" lên vì cảm thấy điều đó thật quá bất công. Nhưng
thay vì la hét, hãy cứ thừa nhận lý do mà anh ấy đưa ra nhưng dùng chính lý do đó
để "khuất phục" chồng: Em biết là anh đang mệt, em biết là anh muốn xem TV,
nhưng em không biết là đến bao giờ vợ chồng mình mới kết thúc được bữa tối nếu
anh không giúp em dọn nốt đống bát đĩa này.
Chiến thuật ấy lợi được cho cả hai người. Thứ nhất, ông xã được an ủi vì thấy vợ
hiểu được sự mệt mỏi của mình trong khi người vợ lại đạt được mục đích là vận
động chồng dọn dẹp bát đĩa sau bữa ăn.

Hãy kiềm chế những cơn tức của mình
Bước ba: Đưa ra hướng giải quyết
Nhiều cặp vợ chồng thường bỏ qua bước cuối cùng này khi họ đang "hăng máu"
lao vào cuộc chiến. Đó là lý do tại sao những cuộc cãi vã thường không "tiêu diệt"
được tận gốc và cứ luôn mải miết lặp lại năm này qua năm khác chỉ bởi những lý
do vụn vặt.
Khi đã thực sự bình tĩnh, hãy cùng nhau trả lời xem vấn đề mấu chốt ở đây là gì và
họ đã đúng, sai ở điểm nào. Nhìn lại và phân tích những gì đã xảy ra giúp các bạn
nhận ra "khuyết điểm" của mình để tránh phạm phải vào những lần sau. Ngoài ra,
các bạn có thể đưa ra một vài giải pháp hoặc nói lên ý kiến của từng người để cùng
nhau "rút kinh nghiệm" và tìm được hướng khắc phục khi "sự cố" xảy ra


×