Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khám phá bất ngờ: Vitamin B1 chữa biến chứng suy thận do tiểu đường potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.66 KB, 6 trang )

Khám phá bất ngờ: Vitamin B1 chữa biến
chứng suy thận do tiểu đường


Những nhà nghiên cứu của Đại học y khoa Warwick hợp tác với các
nhà nghiên cứu Đại học Punjab thành phố Lahore Pakistan, khám phá liều
cao vitamin B1 có thể giúp đảo ngược sự bắt đầu giai đoạn sớm bệnh thận do
tiểu đường. Bệnh thận do tiểu đường phát triển từ từ ở bệnh nhân tiểu đường
type 2. Sự phát triển sớm bệnh thận được đánh giá do tốc độ bài tiết cao một
loại protein (albumin) trong nước tiểu, được gọi là albumin vi niệu
(microalbuminuria).
Trong một bài báo trên Diabetologia, toán nghiên cứu cho thấy 300 mg sinh
tố B1 uống mỗi ngày trong 3 tháng làm giảm tốc độ bài tiết albumin niệu ở bệnh
nhân tiểu đường type 2. Tốc độ bài tiết albumin giảm 41% so với trị số ban đầu.
Kết quả cũng cho thấy 35% bệnh nhân có albumin vi niệu trở lại mức bình thường
sau khi điều trị bằng thiamin (B1).
Nghiên cứu thử bệnh nhân tiểu đường type 2 tuổi từ 35 đến 65. Họ được
phân phối ngẫu nhiên dùng giả dược hay 3 viên thiamin 100 mg mỗi ngày trong 3
tháng.
Tuy số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu nói trên chưa đủ lớn nên chỉ mới
có tính gợi ý, nhưng thiamin không độc nên nếu bệnh nhân dùng thử có lẽ cũng
không có hại gì, vì B1 là sinh tố tan trong nước, dùng dư sẽ được bài tiết theo
nước tiểu mà thôi. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên ăn cơm gạo lứt, có thể ăn
với mè nhưng không được dùng muối vì muối mặn sẽ làm tăng nguy cơ suy thận.
DS. LÊ VĂN NHÂN
Kết quả nghiêncứu bất ngờ: Các chế phẩm bạch quả không ngừa hoặc chữa
được sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Thứ bảy, 13/12/2008, 07:28 GMT+7

Thông thường, khi nghe bệnh nhân than phiền là hay bị quên hoặc
kém trí nhớ thì các bác sĩ thường cho Tanakan, hoặc một trong các chế phẩm


chứa cao Bạch quả (Ginkgo biloba) ngoại nhập hay bào chế trong nước.
Nhưng theo nghiên cứu đánh giá Bạch quả giúp trí nhớ GEM (Ginkgo
Evaluation of Memory) của Đại học Washington (ở Seattle) và 4 trung tâm
nghiên cứu GEM (Đại học Pittsburgh, Đại học Wake Forest, Đại học Johns
Hopkins, Đại học UC Davis California) với sự tài trợ của Viện nghiên cứu y tế
quốc gia Hoa Kỳ, thì cao lá Bạch quả không thấy có lợi ích gì để ngừa sa sút
trí tuệ ở người cao tuổi.
Bác sĩ Richard Hodes, giám đốc Viện nghiên cứu y tế quốc gia Hoa Kỳ
phát biểu: “Chúng tôi đã tiến hành rất nhiều việc tìm hiểu những cơ chế căn bản
của bệnh Alzheimer, và tiếp tục theo đuổi chương trình diễn dịch những điều
chúng tôi biết để phát triển và thử nghiệm những điều trị mới cho chứng bệnh suy
não Alzheimer. Tuy nhiên, điều thất vọng là cao Bạch quả để điều trị hoặc hỗ trợ
dinh dưỡng trong nghiên cứu này không có tác dụng để ngừa bệnh
Alzheimer”.
GEM thu nhận 3.069 người tham dự thí nghiệm, tuổi từ 75 trở lên với nhận
thức bình thường hay suy thoái nhẹ. Những người bị sa sút trí tuệ bị loại khỏi
nghiên cứu. Sau khi sàng lọc kỹ bệnh y khoa và bệnh tâm thần kinh, những người
tham dự được phân phối ngẫu nhiên dùng hoặc cao Ginkgo biloba 120 mg ngày 2
lần hay viên giả dược. Liều Ginkgo biloba 240 mg/ngày được chọn dựa trên liều
khuyên dùng hiện nay và những nghiên cứu lâm sàng trước đây bảo có lẽ thuốc
hiệu nghiệm ở liều này. Sản phẩm dùng cho nghiên cứu này do Công ty Schwabe
Pharmaceuticals ở Đức cung cấp.
Theo thăm dò năm 2007, Ginkgo biloba là 1 trong số 10 sản phẩm thiên
nhiên bán chạy nhất tại Mỹ, nên cần đưa ra chứng cứ khoa học về dược liệu này
qua nghiên cứu như thử nghiệm GEM.
Nghiên cứu được tiến hành để xem Ginkgo biloba có giảm được tần suất
xảy ra sa sút trí tuệ hay đặc biệt hơn, giảm tần suất bệnh Alzheimer hay không.
Mục tiêu thứ hai là đánh giá hiệu quả của Ginkgo biloba về sa sút nhận thức, tàn
phế chức năng, tần suất bệnh tim mạch và đột quỵ, và tử suất tổng quát. Điểm
chính chấm dứt nghiên cứu là chẩn đoán sa sút trí tuệ do một nhóm bác sĩ chuyên

khoa dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán. Bệnh nhân chẩn đoán sa sút trí tuệ sẽ được
chụp ảnh cộng hưởng từ để xác định type sa sút trí tuệ.
Những người tham dự được theo dõi trung bình 6 năm, tối đa là 7 năm.
Trong thời gian nghiên cứu, 523 người tham dự chẩn đoán sa sút trí tuệ, 246 người
trong nhóm dùng giả dược và 277 người trong nhóm dùng cao Bạch quả. Như vậy
Ginkgo biloba không cho thấy hiệu quả nào trong việc giảm tất cả các type bệnh
Alzheimer. Ngoài ra, khi phân tích dữ liệu an toàn, nghiên cứu GEM không tìm
thấy tác dụng phụ nào đáng kể do dùng Bạch quả, đặc biệt là không có chứng cứ
tăng nguy cơ chảy máu ở người dùng Ginkgo biloba.
Cuối cuộc nghiên cứu, người ta biết tình trạng nhận thức của hơn 93%
người tham dự và 60% người tham dự dùng thuốc như đã dặn: Không thấy khác
biệt về kiên trì dùng thuốc giữa nhóm dùng Ginkgo biloba và nhóm dùng giả
dược.
Bộ y tế nước ta nên xem lại có nên tiếp tục cho lưu hành các chế phẩm
chứa cao Bạch quả hay không để người tiêu dùng khỏi bị “tiền mất tật mang”.
(Theo báo JAMA)
DS. LÊ VĂN NHÂN


×