Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm thế nào để nuôi con mau lớn, thông minh, học giỏi? (Kỳ 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.7 KB, 5 trang )

Làm thế nào để nuôi con mau lớn,
thông minh, học giỏi?
(Kỳ 2)



Từ 7 - 13 tuổi
Là nhóm tuổi tiền dậy thì, chúng “ăn như tằm ăn lên” nhất là từ 8 tuổi (con
gái, ăn bằng nhu cầu người mẹ; con trai, ăn bằng nhu cầu người cha): các thức ăn
như trên nhưng tăng số lượng lên. Cần bổ túc cho các cháu mỗi ngày 1 quả trứng
luộc và 1 ly sữa bò.

Từ 14 - 18 tuổi
Khẩu phần như trên nhưng số lượng cao hơn nhu cầu của cha mẹ chúng.
Lưu ý đảm bảo mỗi ngày 200 g rau lá các loại, 100 g củ quả non và 200 g quả chín
tươi và 20 g rong biển khô/tuần. Lưu ý cho trẻ nhỏ và hướng dẫn trẻ lớn ăn uống
cho cân bằng dưỡng chất như trên. Tránh để trẻ con thích gì ăn miết một món, lạm
dụng nước ngọt vô chai, đóng hộp quá nhiều đường làm lệch cán cân dinh dưỡng
dẫn tới béo phì cũng tác hại không thua gì suy dinh dưỡng. Ở tuổi đi học, trẻ càng
phát triển nhanh, nhu cầu ăn uống cao và cùng với sự vận dụng trí óc nhiều, thì trẻ
càng cần những thực phẩm cần cho hệ thần kinh như sữa, trứng và rau quả tươi nói
trên chứ không có gì lạ nhưng phải đáp ứng đầy đủ.
Cấu tạo và sự myelin hóa hệ thần kinh cần 3 yếu tố chính: vài acid amin
thiết yếu, có trong thịt cá và sữa; vài acid béo thiết yếu từ dầu nói trên, một đường
đơn là galactose chỉ có nhiều trong sữa và chất cholin, lecithin có nhiều trong lòng
đỏ trứng, đậu mè các loại, cùng các sinh tố, khoáng chất trong rau quả tươi đã nêu
trên. Cho nên phải đáp ứng các món này xuyên suốt từ sơ sinh đến hết tuổi vị
thành niên.
Nói chung, loài người được sinh ra và tồn tại cho đến nay đã hàng triệu
năm rồi. Thiên nhiên làm được tất cả và bằng chứng mọi cách ăn uống của người
lớn và nuôi dưỡng trẻ con ít ra là từ vài chục thế kỷ trước đây, khi khoa học chưa


phát triển nhiều, vẫn có vố số nhà thông thái, đã tạo nên vô số tiến bộ khoa học
như ngày nay chúng ta đang hưởng. Càng nghiên cứu, người ta càng nhận thấy
“trở lại với thiên nhiên” là tốt nhất. Nhưng phải vận dụng đúng cách, theo khoa
học, cụ thể trong bài này và các bài KHPT chuyên đề Sức khỏe sẽ đăng, bạn cần
theo dõi. Những thực phẩm công nghiệp từ sữa bột công thức, bột dinh dưỡng
cũng có cái tốt của nó như cân bằng dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh nhưng thường
được cường điệu hóa với các chất bổ sung như taurin, DHA, acid béo omega 3
Thật ra những chất này cũng có trong các thực phẩm truyền thống như đã nêu trên.
Họ còn dùng những từ thật “kêu” như “gain” (lên cân), “advance” (tiến bộ, cải
tiến), “plus” (thêm, cộng thêm), “IQ” (chỉ số thông minh) khiến người tiêu dùng
phải chạy đôn chạy đáo kiếm tiền mua cho được và quên đi những thức ăn truyền
thống vốn sẵn có trong tầm tay của mình! Thực chất càng ngày càng cho thấy tại
Hoa Kỳ cũng như các nước phát triển khác ở Âu Mỹ, người dân vì đời sống công
nghiệp bận rộn, lại chạy theo sự quảng cáo của thức ăn công nghiệp “thượng hảo
hạng” ấy mà nuôi trẻ con nên đã cho ra những “bầy trẻ công nghiệp” mà tỷ lệ thừa
cân, béo phì lên đến 40 - 50%! Đa số trẻ béo phì sẽ trở thành người lớn béo phì mà
như một cuộc hội nghị khoa học về béo phì mới đây ở Pháp đánh giá là “Thà sống
cuộc đời tàn tật, còn hơn là béo phì!”. Đó là chưa nói tới sự dối trá trong công
nghiệp thực phẩm trẻ con như trộn bột xốp (nguồn gốc từ nhôm), melamin độc hại
chết người như vừa qua
DS. DIỆU PHƯƠNG - BS. QUỲNH NGA

SỰ PHÁT TRIỂN NÃO BỘ Ở TRẺ CON
Não người phát triển từ tuần thứ ba trong bụng mẹ. Lúc sơ sinh não bé n
ặng
300 g, 4 tháng nặng 600 g và 1 tuổi nặng 900 g và cho đến 5 - 6 tuổi thì hoàn t
ất
với đầy đủ số lượng tế bào thần kinh như người lớn nhưng chưa hoàn ch
ỉnh. Các
tế bào và dây thần kinh còn phải hình thành một vỏ bọc gọi là bao myelin (gi

ống
như vỏ bọc ngoài của dây điện) cho tới tuổi trưởng thành (18 - 20 tuổi) mới ho
àn
chỉnh.
Chất liệu để cấu tạo các tế bào và dây th
ần kinh gồm có 4 nhóm chất chính:
(1): chất đạm hay các acid amin có trong thức ăn giàu đạm mà sữa mẹ là t
ốt nhất
trong năm đầu đời và kế đó là sữa bò, (2): các acid béo thi
ết yếu (acid linoleic,
linolenic, arachidonic hay acid béo omega 3, omega 6) có nhi
ều trong sữa mẹ, mỡ
cá, dầu đậu nành, dầu phộng, dầu mè, dầu hướng dương ), (3): đư
ờng galactose
chủ yếu từ đường sữa (lactose) và (4): các sinh tố, khoáng vi lư
ợng (chủ yếu trong
rau quả tươi các loại).
Vì thế thức ăn cần cho sự phát triển trí não của trẻ con chính là s
ữa (sữa
mẹ, tối thiểu trong 6 tháng đầu đời và sữa bò bổ túc cho tới 18 tuổi). Cho th
êm vào
mỗi bình sữa 1 muỗng cà phê dầu nói trên (tức không chiên rán), (3) cũng chính l
à
sữa và (4) (từ tháng thứ sáu trở đi, thêm 5 - 6 lá rau bằng bàn tay bé, 4 lát c
ủ, quả
bằng 4 ngón tay bé, xay, giã, bằm nát nấu chung với bột vị ngọt hay mặn và m
ột ít
quả cây chín tươi tùy theo s
ức ăn của bé). Thức ăn công nghiệp (sữa công thức) có
thể thay thế cách làm “lỉnh kỉnh” này nhưng không tốt, không “THI

ÊN NHIÊN”
bằng!


×