Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nội độc tố trong viêm đường mật do sỏi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.6 KB, 4 trang )

Nội độc tố trong viêm đường mật do sỏi


Nội độc tố đóng vai trò quan trọng trong viêm đường mật cấp từ triệu
chứng lâm sàng đến tiên lượng bệnh. Nghiên cứu 33 bệnh nhân viêm đường
mật cấp do sỏi đường mật chính, được điều trị tại Bệnh viện nhân dân Gia
Định cho thấy, nội độc tố có trong dịch mật ở hầu hết các trường hợp viêm
đường mật nặng (88,9% viêm mủ đường mật và 100% sốc nhiễm trùng
đường mật). Tỷ lệ có nội độc tố trong dịch mật trong trường hợp cần can
thiệp cấp cứu (66,7%), cao hơn hẳn so với các trường hợp mổ chương trình.
Khoảng 88,9 - 100% viêm đường mật nặng có nội độc tố trong nước mật.
Sỏi đường mật chính vẫn còn là bệnh phổ biến ở khu vực Đông Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng. Đa số bệnh nhân vào viện vì viêm đường mật ở
nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, đặc biệt là thể lâm sàng nặng với tụt huyết áp,
rối loạn tri giác, được gọi là viêm mủ đường mật. Gần đây có tác giả gọi là viêm
đường mật thể nhiễm độc.
Những khám phá mới về sinh lý bệnh của viêm đường mật nhiễm độc cho
thấy có vai trò quan trọng của nội độc tố. Nội độc tố có liên quan từ triệu chứng
lâm sàng đến tiên lượng bệnh của viêm đường mật. Tỷ lệ hiện diện nội độc tố
trong nước mật và trong máu vào khoảng 85% và 30% các trường hợp viêm
đường mật.
Những dấu hiệu lâm sàng có thể giúp tiên đoán nhiễm nội độc tố máu và
ngược lại, nồng độ của nội độc tố giúp tiên lượng liệu bệnh nhân có tình trạng
viêm đường mật nhiễm độc hay không. Kinh nghiệm thực tế cho thấy cần phát
hiện sớm viêm đường mật thể nặng. Chẩn đoán và xử trí sớm giúp hạ thấp tỷ lệ tử
vong, giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

Triệu chứng lâm sàng
Theo thống kê của Bệnh viện John Hopkins cho thấy bệnh nhân viêm
đường mật có đủ 3 triệu chứng trong tam chứng Charcot (sốt lạnh run, đau bụng,
vàng da) không còn nhiều như trước, đa số bệnh nhân có 2 trong 3 triệu chứng.


Trong lô nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân đến bệnh viện với đủ 3 triệu
chứng trong tam chứng Charcot chiếm tỷ lệ cao nhất 15/33 (45,5%).
Theo Lau 1996 và Kanazawa 1997 thì tỷ lệ nội độc tố trong dịch mật bệnh
nhân viêm đường mật khoảng 85%. Trong lô nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này
thấp hơn, 18/33 trường hợp có nội độc tố trong mẫu thử, chiếm tỷ lệ 55%. Nội độc
tố hiện diện trong 80% các bệnh nhân có 3 triệu chứng, 50% bệnh nhân có 2 triệu
chứng và chỉ 12,5% bệnh nhân có 1 triệu chứng.
Thể lâm sàng
Trong nghiên cứu này số bệnh nhân viêm đường mật nặng còn chiếm tỷ lệ
cao, 27,2% viêm mủ đường mật và 1 trường hợp (3,3%) sốc nhiễm trùng đường
mật. Các trường hợp này đều phải giải áp đường mật cấp cứu và đa số có nội độc
tố trong mẫu thử: 88,9% viêm mủ đường mật so với 39,1% viêm đường mật.
Vi trùng
Như những nghiên cứu trước đây, vi khuẩn thường gặp là gram (-) đường
ruột. Chủ yếu là E. coli 54,36%, kế đến là Klebsiella 22,9%. Nghiên cứu của Liset
và Pitt 1990: tỷ lệ cấy đa khuẩn là 20 - 35%. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
cho tỷ lệ tương tự, phần lớn là cấy đơn khuẩn 61%, còn lại là cấy đa khuẩn 18%.
Tỷ lệ có nội độc tố trong mẫu thử ở nhóm cấy đa khuẩn cao hơn hẳn so với
nhóm cấy đơn khuẩn (100% so với 60%).
Giải áp đường mật
Số bệnh nhân giải áp mật cấp cứu chiếm tỷ lệ khá cao (48%) và tỷ lệ có nội
độc tố trong dịch mật cao hơn hẳn nhóm bệnh nhân có đáp ứng điều trị nội khoa
(75% so với 35%). Tỷ lệ giải áp mật cấp cứu hầu hết rơi vào nhóm bệnh nhân
viêm đường mật nặng (viêm mủ đường mật và sốc) và thường có nội độc tố trong
dịch mật. Điều này cho thấy có mối liên hệ giữa độ nặng của viêm đường mật và
nội độc tố trong dịch mật, tuy nhiên cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu với
cỡ mẫu lớn hơn để chứng tỏ điều này.



×