Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.94 KB, 2 trang )

H ướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT 2010
30.3.2010, Bộ GD-ĐT đã công bố hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT 2010.
Theo đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu: Để chuẩn bị thật tốt cho học sinh về kiến thức, kỹ
năng và tâm lý khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp, các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường
hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của sở, phù hợp với
hướng dẫn kế hoạch năm học của Bộ GD-ĐT và không được cắt xén chương trình
đã quy định. Các trường THPT chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi
tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức việc ôn tập, đảm bảo thời
gian, tập trung vào những kiến thức kỹ năng cơ bản nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù
hợp với điều kiện địa phương và khả năng nhận thức của học sinh.
Ôn tập theo chủ đề
Bên cạnh việc ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo
khoa theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, nhà trường và giáo viên
cần tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ
đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các bài, các chương khác nhau. Đồng
thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp
THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; nội dung tổng hợp của tất cả các chủ đề đã
được ôn tập.
Để tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh, Bộ yêu cầu các trường THPT cần chỉ đạo
giáo viên chuẩn bị tốt nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù
hợp, hướng dẫn, gợi ý trả lời.
Về phương thức ôn tập, Bộ GD-ĐT hướng dẫn: Các trường cần kết hợp hướng dẫn
học sinh tự học, tự ôn tập; ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. Kết hợp giữa
tự kiểm tra đánh giá của học sinh; kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm
tra đánh giá chung toàn lớp, toàn trường; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về
kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp phân
loại học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức. Đặc biệt, cần tập trung ôn tập
nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu. Cử giáo viên có khả năng và kinh
nghiệm chuyên môn, những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, ngoài thời gian ôn tập


theo kế hoạch ôn tập của các trường THPT, giúp những học sinh này nắm được
kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi.
Không nên chăm chăm học thuộc lòng
Ông Đặng Đình Đại - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Q.Long Biên,
Hà Nội) cho rằng: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều tài liệu nhằm mục đích
hướng dẫn ôn thi cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần phải hiểu rằng do không
được phép giới hạn nội dung ôn tập so với chương trình nên những bộ sách này
thực chất cũng chỉ là tóm tắt từ nội dung sách giáo khoa. Chính vì vậy, để chuẩn bị
cho kỳ thi tốt nghiệp, học sinh chỉ cần nắm vững nội dung kiến thức trong quá trình
học, đồng thời tự ôn lại những nội dung trong sách giáo khoa, trong vở ghi chép là
đủ.
Cũng theo ông Đại, trong các môn thi tốt nghiệp THPT thì học sinh nên chú ý rèn
luyện kỹ năng làm bài đối với môn Lịch sử và Địa lý, bởi lẽ trong quá trình học thì
học sinh chỉ làm bài kiểm tra đối với hai môn trên với thời gian dài nhất là 45 phút.
Trong khi ở kỳ thi tốt nghiệp THPT thì thời gian làm bài hai môn này là 90 phút.
Chính vì vậy kỹ năng làm bài cũng sẽ rất khác.
Trao đổi với PV Thanh Niên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng: Các hình thức
kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh hiện nay được xây dựng hướng tới
việc đánh giá sự thông hiểu và vận dụng kiến thức, tức là biết lựa chọn, phân tích,
tổng hợp, so sánh, đánh giá. Chính vì vậy, ngay cả những môn khoa học xã hội
như: Lịch sử, Địa lý…, học sinh cũng không nên chăm chăm học thuộc lòng. Ví dụ,
với môn Lịch sử, PGS Vũ Quang Hiển (khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học xã hội
và nhân văn Hà Nội) tư vấn: Hiểu biết, khám phá và sáng tạo là phong cách học
lịch sử. Khi ôn tập môn Lịch sử, học sinh phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi
cơ bản: "Như thế nào?" (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt); "Tại sao?" (giải thích);
"Phân tích" (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh giá, phê
phán). Học sinh cần nói lại, hoặc viết ra giấy nội dung trả lời, không nên chỉ hình
dung đại khái trong đầu. Khi viết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần so
sánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ sai sót. Nếu sai sót nhiều thì cần học lại
và viết lại.

Điều đáng chú ý là học sinh không bắt buộc phải trình bày mọi vấn đề lịch sử một
cách máy móc, giống từng câu, từng chữ như SGK, mà có thể thay đổi câu chữ và
bố cục, miễn là đảm bảo đúng nội dung. Mặt khác, có thể trình bày cả những kiến
thức không có trong SGK.
Nguồn Thanh Niên Online

×