Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tổng quan ngành khoáng sản Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.23 KB, 3 trang )

Tổng quan ngành khoáng sản Việt Nam
(ĐTCK-online) Hiện nay, cuộc cạnh tranh toàn cầu để có nhiều dầu mỏ và các loại
kim loại quý hiếm đang diễn ra quyết liệt do nhu cầu tăng, nguồn cung giảm
mạnh, giá cả leo thang và sự độc quyền của những tập đoàn lớn nắm giữ phần lớn
nguồn tài nguyên này.
Hiện nay, cuộc cạnh tranh toàn cầu để có nhiều dầu mỏ và các loại kim loại quý hiếm
đang diễn ra quyết liệt do nhu cầu tăng, nguồn cung giảm mạnh, giá cả leo thang và sự
độc quyền của những tập đoàn lớn nắm giữ phần lớn nguồn tài nguyên này. Việt Nam
là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng và đó là nguồn nguyên
liệu tiềm năng quý hiếm của quốc gia. Qua kết quả điều tra địa chất đã phát hiện hàng
nghìn mỏ và điểm quặng với các loại khoáng sản khác nhau (kim loại màu, kim loại
quý hiếm, vật liệu khoáng, đá quý, than, dầu…).
Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản
đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020. Theo đó, ngành khoáng sản vẫn
được ưu tiên phát triển.
Các chuyên gia nhận định rằng, ngành khoáng sản sẽ phát triển mạnh trong thời gian
tới, cho dù nền kinh tế thế giới có đi xuống.
Tại Việt Nam, trong ngành khoáng sản có 8 công ty trên sàn niêm yết và 48 công ty
giao dịch trên OTC. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu 8 công ty đang niêm
yết trên sàn (xem bảng).
Mã Công ty EPS P/E
Vốn hoá
(tỷ đồng)
BMC Khoáng sản Bình Định 10.830 36,8 1.599
LBM
Khoáng sản vàVật liệu xây
dựng Lâm Đồng 930 33,4 128
DHA Hoá An 6.090 11,3 503
MCV
Cavico Việt Nam Khai thác
mỏ và Xây dựng 1.900 16,0 177


MCO MCO Việt Nam 2.062 24,3 115
MIC
Kỹ nghệ khoáng sản Quảng
Nam - - 195
NBC Than Núi Béo 5.590 12,7 375
HPS Đá xây dựng Hoà Phát 852 34,0 44


Phân tích kỹ thuật
Qua biểu đồ có thể nhận thấy, lịch sử của chỉ số ngành khoáng sản VEI-Index từ đầu
năm 2007 đến nay đã tuân theo lý thuyết sóng Elliott với 4 sóng lên và 4 sóng xuống,
được chia thành 4 giai đoạn.
Đồ thị VEI-Index, dải Bollinger Bands, Volume
- Giai đoạn 1: Chỉ số VEI xuất phát từ 122 điểm ngày 26/1/2007 lên đỉnh ở mức 189
điểm ngày 13/3/2007 rồi rơi xuống mức 153 điểm ngày 24/4/2007. Như vậy, trong giai
đoạn này, VEI đã tăng 31 điểm.
- Giai đoạn 2: VEI từ 153 điểm ngày 24/4/2007 tăng lên đỉnh ở mức 269 điểm ngày 11
và 22/6/2007; tại đây, VEI có mô hình hai đỉnh báo hiệu sự sụt giảm sau đó và VEI đã
đánh mất 75 điểm xuống còn 194 điểm ngày 3/8/2007.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn bước sóng mạnh nhất của VEI, VEI tăng liên tục từ 194
điểm lên 341 điểm ngày 16/10/2007. Đây là giai đoạn đánh dấu mốc tăng kỷ lục của
VEI. Ngay sau đó, sự điều chỉnh thứ 3 kéo VEI về 277 điểm vào ngày 18/12/2007, kết
thúc 3 sóng tăng của sóng Elliott
- Giai đoạn 4: VEI tăng trở lại mức 328 điểm vào ngày 24/12/2007 và tiếp tục sự sụt
giảm xuống 231 điểm. Như vậy, VEI đã phá mức hỗ trợ 268 điểm và xuyên thủng mức
hỗ trợ dài hạn báo hiệu một giai đoạn phát triển mới.
Về các chỉ báo kỹ thuật
- Chỉ số khối lượng giao dịch của ngành trung bình ở mức 178.000 cổ phiếu; hiện nay,
khối lượng giao dịch trên dưới 100.000 cổ phiếu. Giao dịch thấp thể hiện sự sụt giảm sẽ
không kéo dài.

- Hai chỉ số Aroon và MACD cho thấy sự sụt giảm rõ rệt của thị trường. Chỉ báo RSI
đang ở mức thấp 32,7 chênh 2,7 điểm so với mức 30 điểm (mức siêu bán), bên bán
đang áp đảo bên mua.
- Hiện tại, VEI đang dao động xung quanh mức hỗ trợ Fibonacci 61,8% ở mức 268
điểm, mức được đánh giá là mạnh do thiết lập vào giữa tháng 6 và cuối tháng 8/2007.
Năm vừa qua là một năm sóng gió của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, ngược lại với xu
hướng chung của thị trường, chỉ số của ngành khoáng sản đã có sự tăng trưởng đột phá.
Tuy nhiên, trong xu hướng sụt giảm chung của toàn thị trường hiện nay, cổ phiếu của
ngành khoáng sản cũng không tránh khỏi những tác động. Tuy nhiên, triển vọng chung
của ngành vẫn được đánh giá là tiếp tục phát triển mạnh. Như vậy, cổ phiếu ngành
khoáng sản vẫn hứa hẹn tiềm năng.

×