Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tổng quan ngành may mặc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.42 KB, 16 trang )

Chiến lược kinh doanh
___________________________________________________________________________
I .Tổng quan ngành may mặc Việt Nam:
Từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã quen thuộc với thêu thùa may vá, phát
triển hơn nữa là những cửa hàng may đo theo ý thích của khách hàng. Sau một
thời gian dài may đo chiếm ưu thế, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật,
ngành may sẵn ra đời.
Ở Việt Nam quá trình phát triển của may sẵn-một bộ phận trong ngành dệt
may bắt đầu phát triển từ năm 1954. Đến nay, ngành công nghiệp này đã phát
triển qua 4 giai đoạn:
- 1954 – 1975: Đây là giai đoạn đầu tiên, được coi như là tiền đề của ngành
may sẵn. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu phục vụ cho công cuộc kháng chiến
cứu nước của dân tộc: quần áo, balô, cờ… đều gửi ra tiền tuyến, còn nhu cầu
trong dân chúng chưa nhiều, chủ yếu là tự may vá.
- 1976 – 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn diện với các
nước xã hội chủ nghĩa. Ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng về
năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp may mặc Nhà nước được thành lập. Các
sản phẩm may sẵn phục vụ nhu cầu trong nước và cung cấp cho các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu theo các chỉ tiêu đã định sẵn. Nhìn chung thời kì này chỉ là
1 bước đệm để may sẵn xâm nhập sâu hẳn vào đời sống.
- 1991 – 1999: Thời kì Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, sản xuất kinh
doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành may sẵn bắt
đầu hội nhập nhanh chóng, các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước
mà đã bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật,
Canada. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam Vinatex được
thành lập (4/1995). Doanh nghiệp may mặc lớn nhất lúc bấy giờ, bao gồm 60
doanh nghiệp thành viên. Quyết định thành lập Vinatex nằm trong chiến lược
phát triển dệt may Việt Nam trong đó có may sẵn. Các sản phẩm may sẵn bắt
đầu khẳng định vị thế trên các thị trường lớn.
- 1999 đến nay: Quá trình hội nhập sâu rộng Việt Nam vào thị trường quốc
tế, chúng ta tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, các diễn đàn


hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt 11/2006 Việt Nam gia nhập WTO,
thị trường thế giới hoàn toàn mở rộng với Việt Nam. Đồng thời thị trường nước
ta cũng họp tác mở để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Ngành
may sẵn đã có những phát triển đột phá. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy
tín trên thị trường quốc tế, được nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước
biết đền như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn, May Thành
Công, May An Phước…
Mỗi năm ngành may sẵn sản xuất gần 2 tỷ sản phẩm, 65% số này phục vụ
xuất khẩu, số còn lại là phục vụ thị trường nội địa. Vinatex vẫn là tập đoàn đứng
đầu về các sản phẩm may sẵn (40% tổng sản phẩm). Thị trường trong nước
không phải là thị trường mà các doanh nghiệp may mặc hướng tới nhiều. Các
sản phẩm may sẵn chủ yếu là áo sơ mi, quần âu, quần Jeans, comple… với ba
thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.
___________________________________________________________________________
1
Chiến lược kinh doanh
___________________________________________________________________________
Tuy may sẵn có nhiều cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị
trường trong nước và quốc tế nhưng cũng có nhiều khó khăn đang nổi cộm.
- Đầu tiên phải kể đến nguồn nguyên liệu khi khoảng 70% nguyên liệu vải
nhập từ nước ngoài, nguồn vải trong nước đáp ứng không đủ và chất lượng
không cao.
- Đối với thị trường trong nước, mối đe doạ của hàng Trung Quốc nhập lậu,
hàng Trung Quốc giá rẻ, hàng may sẵn từ các nước khác trong khu vực, dòng
sản phẩm cao cấp từ Châu Âu… là rất lớn.
- Xuất khẩu cần phải qua nhiều khâu trung gian, 70% sản phẩm xuất khẩu
vào EU qua các nước trung gian phân phối như Hồng Kông, Đài Loan. Điều
này làm tăng chi phí cho hoạt động xuất khẩu, bên cạnh đó, vấn đề thương hiệu
cũng không được đảm bảo.
- Một số thị trường lớn của ngành may sẵn chưa thực sự mở cửa đối với

hàng Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến Quota, Mỹ thì có cơ chế giám sát gắt
gao, chế độ luật pháp phức tạp, luôn đe doạ đến sản phẩm xuất khẩu của may
sắn nước ta. Việc Mỹ kiện Việt Nam trong việc bán phá giá 1 số sản phẩm là
một minh hoạ cụ thể cho khó khăn này.
Tuy nhiên, năm 2007 vừa qua ngành may sẵn Việt Nam cũng đã đạt được
những thành quả nhất định, năm 2007 tăng 12,6% so với năm 2006.
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của ngành may sẵn:
- Quần áo may sẵn 1591 triệu sản phẩm tăng 16,6%.
- VN trong năm vừa qua đã đạt được vị trí thứ 10 trong 56 nước xuất khẩu
hàng dệt may, trong những năm tới chúng ta sẽ tiến tới một vị trí cao hơn nữa.
II. Phân tích môi trường vĩ mô:
1. Môi trường kinh tế:
Nhân tố đầu tiên trong môi trường kinh tế là tăng trưởng kinh tế: trong mấy
năm gần đây nước ta luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 8%. Đặc biệt trong
năm 2007 nền kinh tế nước ta đã có tốc độ tăng tưởng kinh tế cao nhất trong 11
năm qua(8.48%). Điều đó cho thấy quy mô kinh tế tăng lên, đời sống nhân dân
tăng lên, thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá hối đoái là
837USD/người. Vì thế mà cầu tiêu dùng tăng nhanh . Hiện nay sức mua của thị
trường trong nước tăng 15%/năm . Đây là một thuận lợi lớn cho ngành may sẵn.
Lạm phát
Trong năm 2007 tốc độ tăng giá tiêu dùng là 12.63% cao hơn tốc độ tăng
GDP và cao nhất so với tốc độ tăng của 15 năm trước đó. Với đặc thù của ngành
may sẵn về phía cung là sử dụng nhiều công nhân trong khi giá cả tăng thì giá
nhân công cũng tăng (chi phí ăn uống, tiền lương tăng), thì các doanh nghiệp
cũng không khỏi lao đao. Cùng với đó là giá nguyên vật liêu tăng, đặc biệt
không chỉ giá trong nước tăng mà giá trên thế giới tăng cao, mà nguồn nguyên
liệu may sẵn chủ yếu là nhập khẩu (70%). Một nhân tố nữa ảnh hưởng không
nhỏ là lãi suất cho vay tăng 15% /năm mà các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào nguồn vốn này đẻ duy trì hoạt động kinh doanh.
___________________________________________________________________________

2
Chiến lược kinh doanh
___________________________________________________________________________
Đấy là các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến cung may sẵn, còn về phía cầu
thì trước cơn bão giá người tiêu dùng cũng phải đắn đo hơn khi mua hàng trong
đó có sản phẩm may sẵn.
Tỷ giá
Ngành may sẵn chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm, nên sự biến động của thị
trường tiền tệ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp
may sẵn. Thời gian qua giá tất cả các nguyên liệu hàng hoá trên thị trường đều
tăng mạnh chỉ có duy nhất đồng đô la là giảm. Với 1 đô la thu về từ xuất khẩu,
doanh nghiệp sẽ mất từ 500-600đồng.
Như vậy môi trường kinh tế có yếu tố thuận lợi và khó khăn tăng trưỏng
kinh tế lại đi cùng lạm phát như vậy cầu may sẵn về hàng hoá cao cấp sẽ tăng
cao, một điểm về nhu cầu mà các doanh nghiệp cần chú ý.
2. Môi truờng chính trị:
Việt nam được coi là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới, vì
thế mà các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn thực hiện các dự án đâù tư vào thị trường
việt nam nói chung và thị trường may sẵn nói riêng. Thực tế hiện nay có rất
nhiều các dự án đầu tư vào ngành may sẵn.
3. Môi trường pháp luật:
Trong suốt quá trình phát triển của mình ngành may sẵn nhận được sự quan
tâm của nhà nước, một thuận lợi lớn mà không phải ngành nào cũng có.
Quyết định 55 của chính phủ ký năm 2001, theo quyết định này ngành
may sẵn sẽ được vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện các dự án
đầu tư phát triển ngành từ năm 2001 và ưu đãi trong hoạt động xúc tiến thương
mại , chính phủ cho phép dùng phí hạn ngạch để lại hỗ trợ cho các hoạt động
xúc tiến thương mại của ngành. Tuy hiện nay sự ưu đãi này không còn nhưng
nhờ đó mà các doanh nghiệp đã có một nền tảng để phát triển sau này. Hiện nay
ngành may sẵn đã có các chiến lược phát triển chủ đạo: chiến lược phát triển

ngành đệt may đến năm 2015, và tầm nhìn 2020, chương trình một tỷ mét vải
nội địa, chương trình này sẽ cải thiện được tình hình thiếu vải cho may sẵn,
phấn đấu trong tương lai gần vải nội địa sẽ cung cấp 705 nhu cầu của ngành
may sẵn thay vì 305 hiện nay.
4. Môi trường văn hoá xã hội:
Việt Nam là đất nước có nền văn hoá lâu đời, 54 dân tộc anh em mỗi dân
tộc có nét văn hoá riêng vì thế mà nhu cầu may mặc của họ cũng khác nhau.
Ngoài ra nền văn hoá nước ta còn ảnh hưởng của các nước khác trước kia là do
giao lưu văn hoá trong khu vực, còn bây giờ là quá trình hội nhập. Vì thế mà
ngành may sẵn có thể tung ra nhiều sản phẩm với các mẫu mã thiết kế khác
nhau phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
5. Môi trường dân cư:
Dân số nước ta hiện nay là khoảng 88 triệu người với cơ cấu dân số trẻ với
lượng nhu cầu tiêu dùng lớn, ta thấy rằng cầu tiêu dùng may mặc luôn vượt
cung. Trước kia phụ nữ thích thêu thùa may vá, quần áo chủ yếu là may vá hoặc
may đo. Bây giờ phong cách sống đã thay đổi, may sẵn là sự lựa chọn phổ biến
nhất.
___________________________________________________________________________
3
Chiến lược kinh doanh
___________________________________________________________________________
Dân số đông cũng là một nguồn cung cấp lao động dồi dào mà đặc trừng
của may sẵn là sử dụng nhiêu nhân công, vì thế mà ngành may sẵn nước ta có
lợi thế về nhân công so với các nước khác, giá một giờ lao động của ta chỉ vào
khoảng 0.24 USD/h so với của Thái lan là 1.18 USD/h, 1.13 USD/h của
Malaixia …
6. Khoa học kĩ thuật:
Công nghệ là một điểm yếu của ngành may sẵn, dẫn đến năng suất lao
động không cao, khối lượng chủng loại mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu. Đã có
nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và

thực tế thiết bị của ngành cũng được đổi mới khoảng 50%, nhưng trình độ tự
động hoá cũng chỉ đạt mức trung bình trong khu vực. Tính chung trình độ công
nghệ của ngành còn lạc hậu so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng hơn
một thập kỉ, riêng công nghệ cắt may và may còn lạc hậu so với các nước phát
triển trong khu vực khoảng 5 năm, năng suất lao động của ngành chỉ bằng 60-
70% NSLĐ của các nước phát triển trong khu vực. Công nghệ kém dẫn đến
năng suất lao động thấp, vải cung cấp cho may sẵn chất lượng kém, không ổn
định dẫn đến phải nhập khẩu.
Công nghệ phụ liệu cho ngành may sẵn cũng ở tình trạng tương tự. Các
loaị phụ liệu như chỉ may, khoá kéo.. cũng phải nhập từ 30-70% tổng nhu cầu.
Sự yếu kém về công nghệ toàn ngành may sẵn thể hiện qua điểm số mà ông LÊ
QUỐC ÂN chủ tịch hiệp hội may Việt nam cho là 3-3.5 điểm thang điểm là 10,
chưa đạt mức trung bình của thế giới.
7. Hội nhập quốc tế:
Từ sau khi nước nhà giải phóng đất nước ta từng bước phát triển, quan hệ
ngoại giao với các nước khác được thiết lập và chặt chẽ hơn chúng ta đã tham
gia vào tổ chức ASEAN, WTO… các diễn đàn kinh tế các nước trong khu vực
và thế giới…Nhưng đặc biệt ra nhập WTO là một bước đột phá trong quá trình
phát triển kinh tế của Việt nam. Chúng ta đã trở thành một người chơi chính
thức trên sân chơi chung là thế giới.
Thứ nhất là tác động với thi trường may sẵn nội địa : thị trường may sẵn
trong nước sẽ được đầu tư cải thiện về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Nhưng
ngược lại các doanh nghiệp sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ
nước ngoài, sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn bởi các chính các chính sách
hỗ trợ của chính phủ cho ngành không còn và quan trọng hơn là hàng rào thuế
quan bảo hộ doanh nghiệp nội địa cũng bị dỡ bỏ. Với các nước ASEAN, thuế
nhập khẩu may sẵn giảm xuống còn 5%,nhưng các đối thủ của ngành ở thị
trường nội địa là các nước ngoài khối như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài
Loan…với mức thuế sẽ giảm từ 50% xuống tối đa là 15%, nhất là với trung
Quốc, hàng may sẵn giá rẻ là nỗi lo của bất cứ doanh nghiệp nào.

Thứ hai là tác động với thị trường thế giới, thị trường xuất khẩu chính của
ngành may sẵn: Bởi vì sản phẩm may sẵn chủ yếu là phục vụ xuất khẩu nên
những lợi thế hay khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trên thị trường xuất
khẩu là điều mà các doanh nghiệp quam tâm nhất. Nhất là ở 3 thị trường chính
Mỹ, EU và Nhật Bản.
___________________________________________________________________________
4
Chiến lược kinh doanh
___________________________________________________________________________
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành trên thị trường Mỹ là Trung Quốc
hiện đang bị Mỹ áp dụng hạn ngạch với 28 mặt hàng dệt may trong đó có sản
phẩm may sẵn.
Thị trường EU là miến đất hứa của Việt Nam khi khung pháp lý về thị
trường đã được mở hoàn toàn hơn thế, EU còn dành cho Việt Nam cơ chế ưu
đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các nước đang phát triển, xoá bỏ Quota
từ năm 2005. Một cơ hội cho ngành may sẵn phát huy năng lực một cách công
bằng vá tối đa.
Thị trường thế giới mở của còn giúp cho các DN tiếp cận dễ hơn với công
nghệ tiên tiến, để giảm bớt sự tụt hậu về công nghệ của chúng ta .
Đó là những thuận lợi, còn khó khăn cũng không phải là ít. Trên các thị
trường xuất khẩu chúng ta phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Có đến 56 nước
trên thế giới xuất khẩu hàng may sẵn. Trên thị trường Mỹ tuy không còn Quota
nhưng hiện giờ Mỹ đang áp dung cơ chế giám sát chống bán phá giá với các
mặt hàng may sẵn đặc biệt là áo sơ mi và quần âu. Trên thị trường Nhật Bản bị
áp dụng mức thuế 10% trong khi các nước xuất khẩu trong khu vực đã được
giảm đến 0%, ngoài ra Nhật Bản còn áp dụng với ta một số điều khoản phi lý là
nguồn nguyên liệu vải phải nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước khác trong
khu vực Đông Nam Á.
Tóm lại môi trường vĩ mô của ngành may sẵn hàm chứa nhiều cơ hội và
thách thức, các DN cần phải sáng suốt lựa chọn hướng đi đúng cho mình.

III. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh:
1. Nhà cung cấp
Khi xem xét áp lực từ nhà cung cấp ta xem xét các vấn đề chủ yếu sau:
- Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định
đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.
Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực
cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
- Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên
cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí
chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).
- Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố
thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng
lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Với những đặc trưng vốn có của mình, ngành may mặc cần rất nhiều nguyên
liệu và các yếu tố đầu vào khác để phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó là những
nguyên liệu chính như vải với nhiều chủng loại như cotton, silk, kaki... hay
nguyên vật liệu phụ như kim chỉ, cúc, khuy, khoá.... Ngoài ra còn có các yếu tố
khác cũng rất quan trọng như máy móc thiết bị hay đội ngũ nhân công. Để thấy
___________________________________________________________________________
5
Chiến lược kinh doanh
___________________________________________________________________________
rõ hơn về áp lực của nhà cung cấp, chúng ta đi sâu vào phân tích từng yếu tố đầu
vào.
a. Nguyên liệu:
Nguyên liệu chính của ngành may mặc là vải. Hiện nay, trên thị trường Việt
Nam cũng như thị trường quốc tế, vải là một mặt hàng rất đa dạng về mẫu mã và
chủng loại. Các loại vải chính có thể kể đến như cotton, silk, kaki với rất nhiều
màu sắc khác nhau. Và chỉ cần một loại vải với một màu sắc nhất định, các nhà
may mặc có thể thiết kế ra hàng trăm kiểu dáng thời trang khác nhau để phục vụ

cho nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của người tiêu dùng. Vải có một vị trí
quan trọng như vậy, nhưng liệu ngành may mặc Việt Nam có được cung cấp vải
đủ phục vụ cho quá trình sản xuất của mình?
Ở nước ta, ngành dệt được đánh giá là một ngành khá phát triển, nó cung cấp
một lượng vải khá lớn cho may mặc. Nhưng với các doanh nghiệp trong nước
thường có quy mô nhỏ, chất lượng lại không được đảm bảo nên ngành may mặc
vẫn phải nhập khẩu rất nhiều vải từ nước ngoài, tỉ lệ vải nhập khẩu cao, chiếm
tới 70%. Theo thống kê năm 2007, Việt Nam đã nhập khẩu vải trị giá lên tới 3,9
tỉ USD. Các quốc gia cung cấp vải chính cho nước ta là:
- Trung Quốc: năm 2007 cung cấp tới 1,5 tỉ USD vải, chiếm 38,46%. Dự
báo, nhập khẩu vải từ Trung Quốc tiếp tục tăng do mẫu mã phong phú, giá cả
khá cạnh tranh nên các doanh nghiệp nhập khẩu với lượng lớn.
- Hàn Quốc: nước ta nhập khẩu vải của Hàn Quốc gần 0,8 tỉ USD, chiếm
20,51% tổng sản lượng nhập khẩu.
- Đài Loan: 0,75 tỉ USD chiếm 19,23% , sản lượng ngày càng tăng.
- Ngoài ra còn có Nhật Bản và Hồng Kông với sản lượng khá lớn, 0,276 tỉ,
chiếm 7,1 %.
Bên cạnh vải, các nguyên liệu phụ như kim chỉ, cúc, khóa, thắt lưng... cũng
là những yếu tố không thể thiếu trong tiến trình may mặc. Nhưng cũng như vải,
các nguyên liệu phụ này không được sản xuất nhiều trong nước hoặc nếu có thì
chất lượng cũng không đảm bảo. Vì thế, ngành may mặc đã phải nhập khẩu rất
nhiều các yếu tố đầu vào này, chiếm 70-80% số lượng nguyên vật liệu phụ cho
may mặc. Các nước cung cấp chính như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Nhật Bản... những nước được đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã của
các loại nguyên liệu phụ này.
Tóm lại, có thể thấy nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành may mặc Việt Nam
chỉ tập trung ở một số nước Đông Á, sản lượng cung cấp hàng năm chiếm tỉ lệ
rất cao. Như vậy, áp lực về phía nhà cung cấp các nguyên liệu này rất lớn.
___________________________________________________________________________
6

×