Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài giảng về môi trường trong thời kỳ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.99 KB, 9 trang )

Phần một : Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Mục đích : nhằm giáo dục cho chiến sỹ về môi trường và vị trí tầm quan
trọng của bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH,HĐH; quan điểm , chủ trương
chính sách của Đảng, nhà nước ta trong chiến lược bảo vệ môi trường trong thời kỳ
mới.
Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của Quân đội và quân nhân đối với nhiệm
vụ bảo vệ môi trường văn hóa xây dựng doanh trại xanh,sạch, đẹp trong quân đội
hiện nay.
2. Yêu cầu :
- Nắm chắc bài giảng, nghe ghi theo ý hiểu
- Nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thêm thông tin qua đài báo, tranh ảnh minh họa
II. Nội dung :
1. Môi trường và tầm quan trọng của môi trường
2. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước ta về bảo vệ môi
trường.
3. Trách nhiệm của Quân đội và của quân nhân.
* Trọng tâm : phần 2
III. Đối tượng : Chiến sỹ nhập ngũ đợt II.2009
IV. Thời gian : Toàn bài : 7 giờ
Lên lớp : 3 giờ
Ôn luyện : 45 phút
Thảo luận : 3 giờ
V. Phương pháp :
1. Đối với giáo viên : giảng giải thuyết trình kết hợp nêu các dẩn chứng chứng
minh cụ thể để minh họa. Tranh vẽ quan sát bổ trợ cho nội dng bài giảng. Đọc
chậm nội dung chính
2. Đối với người học : nghe, quan sát nắm chắc nội dung bài và nghi theo ý
hiểu,tìm hiểu thêm thông tin theo hướng dẩn.
VI. Địa điểm : phòng ở Trung đội 1


VII. Bảo đảm :
- Giáo viên : giáo án, bảng,phấn, đầu đĩa, tài liệu bổ trợ
- Người học : vở, viết
Ngày 21-1, Ban Bí thư T.Ư Ðảng ra Chỉ thị số 29-CT/T.Ư về tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa IX) "Về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Hà Nội (TTXVN 18/9/2002)
Một bản báo cáo chi tiết về tình hình môi trường ở Việt Nam và những thách thức
đối với Việt Nam trong việc quản lý và bảo vệ môi trường, đã được Ngân hàng thế
giới công bố sáng 18/9 tại Hà Nội.
Báo cáo này do Ngân hàng thế giới và Cục môi trường Việt Nam phối hợp soạn
thảo với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (Danida).
Bằng việc phân tích một cách chặt chẽ và có hệ thống các dữ liệu về môi trường,
báo cáo đã đưa ra một bức tranh tổng quan về chất lượng môi trường, sự suy giảm
nguồn tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triền bền vững.
Theo báo cáo, trong 5 thập kỷ qua, diện tích che phủ rừng của Việt Nam đã giảm
từ 43% xuống còn 29%, gây sói mòn đất, mất cân bằng sinh thái và khu hệ sinh
sống làm cho nhiều loài động, thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Việc gia
tăng dân số nhất là ở khu vực thành thị đã dẫn đến tình trạng không quản lý được
rác thải, ô nhiễm nước và không khí gia tăng. Việc khai thác quá mức và sự phá
hủy các giải san hô, rừng ngập mặn ven biển đã làm giảm sản lượng đánh bắt hải
sản.
Báo cáo cũng nêu ra một số hướng giải quyết nhằm hạn chế tình trạng này như tạo
điều kiện và khuyến khích người dân thay đổi thói quen, đồng thời vận động họ
tham gia vào việc bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả thế chế; cải tiến việc thu
thập, phân tích và lưu giữ số liệu môi trường một cách có hệ thống, để tăng tính
chính xác kịp thời, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả các chính sách về môi
trường; thúc đẩy trao đổi thông tin và nâng cao năng lực của cán bộ môi trường.
Theo Thứ trưởng Bộ khoa học, công nghệ và môi trường Phạm Khôi Nguyên, báo
cáo đã giúp các nhà quản lý môi trường Việt Nam nhận diện được những vấn đề

cần ưu tiên cấp bách, làm cơ sở cho các nhà quản lý môi trường Việt Nam hoạch
định chính sách môi trường Việt Nam trong 10 năm tới. Báo cáo là phương tiện tốt
để nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề môi trường và tạo sự đồng
tâm trong công chúng về vấn đề này, đồng thời là cơ sở để Ngân hàng thế giới và
các nhà tài trợ hợp tác với Việt Nam trong vấn đề này.
Ông Klaus Rohland, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cam kết sẽ hợp tác
tích cực với Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế để cải thiện tình hình môi
trường ở Việt Nam. Dự kiến ngân hàng sẽ cùng với cơ quan chức năng của Việt
Nam soạn thảo Diễn biến môi trường hàng năm cho Việt Nam, mỗi báo cáo sẽ
nhấn mạnh những vấn đề môi trường cần ưu tiên trong những năm tới.
Để khẳng định sự hợp tác của Đan Mạch với Việt Nam trong vấn đề này, ông
Mikael Winther Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết,
Chính phủ Đan Mạch vừa phê chuẩn dự án hợp tác với Việt Nam về thông tin môi
trường với khoản tài trợ 2 triệu USD./.
-Có khi ta tạo ra sự trong lành,
có khi là sự tàn phá và ô nhiểm
như xã rác, thải chất thải
-Đây là nguồn môi trường
quý giá có hạn nên khi sử
dụng, con người cần ý thức
hơn
-Như trong quân đội là một
môi trường tốt để thanh niên
phát triển về mọi mặt.
Chính phủ đã ra nhiều
chương trình hành động và
trung ương đoàn cũng đã ra
nhiều chiến dịch phát động
thanh niên chung tay bảo vệ
Phần hai : NỘI DUNG

I. Môi trường và tầm quan trọng của môi
trường
1. Một số vấn đề cơ bản về môi trường
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu
tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển con người và thiên nhiên ’’
Như vậy giữa con người và môi trường có mối
quan hệ mật thiết tác động lẩn nhau. Con người chịu
ảnh hưởng môi trường và ngược lại con người phải
giữu cho môi trường trong lành, sạch, đẹp, cải thiện
môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và
khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên
gây ra.
Môi trường sống của con người theo chức năng được
phân loại như sau:
+ Môi trường nhân tạo : là môi trường do bản thân
con người tạo nên như các điểm dân cư, nhà ở, các
công trình xây dựng, kỷ thuật….
+ Môi trường tự nhiên : là toàn bộ những hoạt
động và đối tượng có sẵn trong tự nhiên như đất,
nước,gió… trong trạng thái tự nhiên của nó.
+ Môi trường xã hội : là môi trường được hình
thành trong các quan hệ xã hội và thông qua phẩm
chất, tư cách, đạo đức. hành vi ứng xử của con người
dưới nhiều hình thức giao tiếp xã hội khác nhau.
2. Tầm quan trọng của môi trường đối với sự
phát triển của con người và sự nghiệp CNH,HĐH
đất nước ta hiện nay.
a/ Môi trường là nơi cung cấp hệ sinh thái và các

yếu tố vật chất giúp cho sự tồn tại và phát triển của
con người.
Con người và môi trường có mối quan hệ tương hổ
nhau, con người bao giờ cũng sống trong môi trường
tự nhiện nhất định, đồng thời con người có khả năng
môi trường.
Sau khi nêu rõ kết quả đạt được và những
thiếu sót trong việc thực hiện Nghị quyết
của Bộ Chính trị và những hạn chế, yếu
kém của công tác bảo vệ môi trường, Chỉ
thị của Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy
đảng, chính quyền, tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện triệt để các quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị
quyết số 41-NQ/T.Ư nhằm tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi
trường, trong đó chú trọng thực hiện các
nhiệm vụ: Tổ chức kiểm điểm, đánh giá
việc thực hiện Nghị quyết 41-NQ/T.Ư
của Bộ Chính trị; xác định rõ những ưu
điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất
là nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân; đề ra các giải pháp
cụ thể để thực hiện tốt các nhiệm vụ
trong Nghị quyết 41 và Chỉ thị này; đưa
nội dung kiểm điểm công tác bảo vệ môi
trường vào báo cáo tổng kết, đánh giá
định kỳ của cơ quan, đơn vị. Tăng cường
và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo
dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận

thức và hành động trong các cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể,
cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân
về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi
trường Tăng cường, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường
làm phong phú thêm môi trường tự nhiên để phục vụ
tốt hơn cho cuộc sống con người. Tách con người khỏi
môi trường sống thì con người không thể tồn tại.
b/ Môi trường là yếu tố cơ bản của một nền sản
xuất.
Môi trường là nơi cung cấp nguyên liệu năng
lượng và điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất vật
chất của xã hội.
Bất cứ nền sản xuất nào muốn tồn tại và phát triển
cũng phải biết dựa vào việc khai thác, sử dụng có hiệu
quả nguồn nhân lực lao động và nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
c. Môi trường là một bộ phận quang trọng của
chiến lược phát triển đất nước.
CNH,HĐH phát triển luôn luôn gắn với việc tăng
nhu cầu và khai thác nguyên vật liệu, tài nguyên thiên
nhiên, tạo thêm nhiều việc làm…các khu công nghiệp
mở ra nhiều hơn, vì vậy nguy cơ về môi trường càng
nguy hiểm và phức tạp…
3. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay
a. Môi trường tự nhiên.
- Tài nguyên rừng : nước ta nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hàng

năm tương đối lớn. cảnh sắc thiên nhiên đa dạng
phong phú.tuy nhiên tình trạng khai tác các nguồn tài
nguyên này rất bừa bãi, gây tổn thất lớn đến môi
trường và hệ sinh tái quý hiếm này.
- Đất đai : nước ta có hạn về số lượng nhưng đang
giảm sút về chất lượng, đó là hậu quả của việc sử
dụng và khai thác không hợp lí các nguồn tài nguyên
- Nước : nguồn nước tự nhiện nước ta khá dồi dào,
tuy nhiên lại phân phối không đều trên cả nước và các
mùa. Các khu công nghiệp xả nước thải bừa bãi vào
các sông hồ ao suối….
- Không khí : là một trong những yếu tố của môi
trường sống. Vấn đề ô nhiểm không khí là tất yếu khi
mà CNH, HĐH đang phát triển…
b. Môi trường nhân tạo:
+ Môi trường nhân tạo các khu vữc đô thị : nước ta
quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa phát triển nhanh,
nhiều vấn đề môi trường đô thị, các khu công nghiệp
đã nổi cộmleen như ô nhiểm nước, rác thải và không
khí
Ðẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ
môi trường, có cơ chế, chính sách khuyến
khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham
gia bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát
triển lực lượng tình nguyện viên bảo vệ
môi trường.
Tăng đầu tư và sử dụng đúng mục đích,
hiệu quả nguồn chi thường xuyên từ ngân
sách cho sự nghiệp môi trường, khuyến
khích các tổ chức, cá nhân trong nước và

ngoài nước đầu tư bảo vệ môi trường;
tăng tỷ lệ đầu tư cho môi trường trong
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA).
Nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa
học phục vụ hoạch định chủ trương,
chính sách của Ðảng, Nhà nước về bảo vệ
môi trường.
Hợp tác chặt chẽ với các nước láng
giềng và các nước trong khu vực để giải
quyết các vấn đề môi trường liên quốc
gia. Bản Chỉ thị nêu rõ: Ðảng đoàn Quốc
hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các tỉnh
ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn,
đảng ủy trực thuộc Trung ương quán triệt
và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị theo
phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình
+ Môi trường nhân tạo ở nông thôn : Việt Nam là
nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông
thôn… nạn phá rừng tràn lan vì sự di cư của các cộng
đồng dân tộc sống su canh du cư…
c. Môi trường xã hội : sự tràn lan các tệ nạn xã hội
như mại dâm, ma túy, rượu, hút chích….sự tha hóa
đạo đức lối sống của bộ phận không nhỏ thanh thiếu
niên trong thời buổi hội nhập Nguyên nhân do sự
phát triển dân số quá nhanh so với sự phát triển về trí
thức và cơ sở thượng tầng…
II. Quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng, nhà nuớc ta về bảo vệ môi trường.
1. Quan điểm :

Thứ nhất : bảo vệ môi trường là một trong những
vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức
khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội
Thứ hai : bảo vệ môi trường là một trong những
nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể
hiện trong các chiến lược quy hoạch, kê hoạch, dự án
phát triển kinh tế-xã hôi của từng nghành, từng địa
phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển
kinh tế-xã hội mà xem nhẹ bảo vệ môi trường
Thứ ba : bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa
vụ của mọi tổ chức, gia đình, mọi người, là biểu hiện
của nếp sống văn hóa văn minh
Thứ tư : bảo vệ môi trường phải theo phương châm
lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi
trường là chính, kết hợp với xữ lí ô nhiểm…
Thứ năm : bảo vệ môi trường là nhiệm vụ phức tạp
và cấp bách, có tính đa nghành và bền vững rất cao. Vì
vậy cần có sự lãnh đạo , chỉ đạo chặc chẽ của các cấp
ủy Đảng, sự quản lí thống nhất của nhà nước.
2. Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước
ta về bảo vệ và cải thiện môi trường.
ĐH Đảng X xác định “ Bảo vệ và sử dụng cso hiệu
quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên,
phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn”
- Tăng cường quản lí,bảo đảm khai thác các tài
nguyên quốc gia hợp lí và tiết kiệm, nhất là các tài
nguyên đất, nước, khoáng sản
- Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiểm
môi trường, khắc phục tình tạng xuống cấp, cải thiện

môi trường
- Xử lí mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển
kinh tế và đô thị với bảo về môi trường
- Quan tâm đầu tư cho lỉnh vực môi trường, nhất
là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lí các chất
thải.
- Hoàn chỉnh luật pháp, tăng cường quản lí nhà
nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi
người dân và của toàn xã hội
- Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự
báo khí tượng –thủy văn, chủ động phòng chống thiên
tai
- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
và quản lí thiên nhiên.
III. Trách nhiệm của quân đội và quân nhân
1. Trách nhiệm của quân đội :
- Tổ chức giáo dục tuyên truyền Luật bảo vệ môi
trường. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng
môi trường văn hóa ở các đơn vị. Xây dựng thói quen,
nếp sống và các phong trào quần chúng trong bảo vệ
môi trường
- Có biện pháp giảm đến mức thấp nhất các tác
động xấu đối với tài nguyên, môi trường. Thu gom và
xử lí chất thải triệt để.
- Thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh, phòng
dịch. Xóa bỏ tình trạng nơi ăn ở hoặc các hoạt động
TGSX không hợp vệ sinh ở các đơn vị, bảo đảm đủ
bước cho bộ đội sinh hoạt
- Xây dựng các phương án tổ chức lực lượng làm
nòng cốt khắc phục sự cố môi trường.

- Tích cực trồng cây xanh trong và ngoài khu vực
quân sự. Tha gia chương trình quốc gia về trồng và bảo
vệ rừng ở nơi đóng quân
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy và các
hướng dẩn chuyên nghành về bảo vệ môi trường đối
với các đơn vị quân đội. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học về môi trường
- Tăng cường quản lí nhà nước và bảo vệ môi
trường ở các cấp, chú trọng kiện toàn tổ chức, đào tạo
bồi dưỡng về nhân lực và từng bước đầu tư thiết bị kỹ
thuật để thự hiện tốt chức năng quản lý môi trường
theo phân cấp
2. Trách nhiệm của quân nhân đối với bảo vệ
môi trường.
- Quán triệt sâu sắt quan điểm của Đảng, chủ
trương của nhà nước về bảo vệ môi trường trong thời
kỳ CNH,HĐH đất nước, nhận thức đúng đắn về vị trí
vai trò của môi trường
- Thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của quân đội
đối với môi trường Việt Nam hiện nay. Tích cực thực
hiện chính sách DSKHHGĐ
- Chấp hành nghiêm Luật Bảo vệ môi trường và
các văn bả pháp luật khác liên quan đến môi trường,
dân số và tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành
tốt các chủ trường chính sách của Đảng Nhà nước về
MT
- Tham gia với đơn vị, phối hợp với chính quyền
và nhân dân địa phương thực hiện các dự án trồng
rừng, phủ xanh đát trống đồi trọc
- tham gia tích cực các phong trào bảo vệ môi

trường, tực hiện dân số KHHGĐ ở địa phương
- Xây dựng thói quen, nếp sống ý thức tư giác bảo
vệ môi trường, kiên quyết đấu tranh với những hành vi
làm hại đến MT.
CÂU HỎI ÔN LUYỆN
Câu 1 : Quan điểm thói quen , nếp sống và chủ
trương chính sách của Đảng ta về bảo vệ môi trường ?
Câu 2 : Trách nhiệm của quân đội và quân nhân
đối với bảo vệ môi trường ?
Phần ba : HƯỚNG DẨN ÔN LUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Mục đích : làm cho người học tự tư duy tổng hợp lại các nội dun đã học ,
nghiên cứu kỹ và sâu hơn nội dung bài , các ý chính và phân tích tổng hợp làm cơ
sở nắm kiến thức và kiểm tra sau này
2. Yêu cầu :
- Ôn luyện tự giác nghiêm túc
- Nghiên cứu tài liệu bổ trợ và các nội dung ghi nhanh trong học tập
II. Nội dung :
Tất cả các nội dung đã học và :
Câu 1 : Quan điểm thói quen , nếp sống và chủ trương chính sách của Đảng ta
về bảo vệ môi trường ?
Câu 2 : Trách nhiệm của quân đội và quân nhân đối với bảo vệ môi trường ?
III. Thời gian : 3 giờ
V. Phương pháp :
Giai đoạn 1: Từng khẩu đội triển khai tổ chức ôn luyện theo hướng dẩn trong
thời gian : 45 phút
Giai đoạn 2: tập trung thành đội hình trung đội do trung đội trưởng duy trì thảo
luận theo 3 bước
+ Bước 1 : nêu câu hỏi và hướng dẩn trả lời theo phương pháp diển dịch, từng
đ/c trả lời theo nội dung diển dịch

+ Bước 2 : tổng hợp các ý kiến tham gia
+ Bước 3 : định hướng nội dung giáo dục và định hướng tư tưởng
VI. Địa điểm : theo quy định tại phòng ở từng bộ phận
DANH SÁCH KIỂM TRA
TT Họ và tên Ndung TGian
Quân số Kết
quả
Ghi chú
Có Vắng
01 Phạm Anh Khoa
02 Hồ Duy Thịnh
03 Trần Đình Mạnh
04 Nguyễn Thanh Huy
05 Lê Thanh Hải
06 Trần Ngọc Huy
07 Nguyễn Văn Hùng
08 Định Khắc Sang
09 Nguyễn Đăng Nhất
10 Lê Anh Tuấn
11 Phùng Ngọc Minh
12 Đặng Tấn Hiếu
13 Phạm Hậu
14 Lê Văn Lâm
15 Trịnh Hữu Tăng
16 Huỳnh Văn Trí
17 Trần Văn Dũng
18 Bùi Chí Công
19 Phan Xuân Trường
20 Đinh Văn Trai
21 Đinh Văn Him

22 Đinh Văn Vết
23 Đinh Văn Hai
24 Trần Văn Khương
Tổng hợp quân số tham gia học tập và kiểm tra
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

×