Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GOI Y LAM BAI VAN NLXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.28 KB, 11 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1: Trong bài thơ “Một khúc ca”, Tố Hữu có viết:
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Hãy trình bày ý kiến của anh/chị về quan niệm sống nói trên.
Dàn ý
I.Mở bài:
-Mỗi người có một quan niệm sống riêng, thậm chí đối lập nhau.
-Với Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
II.Thân bài:
1.Giải thích ý nghĩa (nói như vậy có nghĩa là gì?).
-Thế nào là “cho”, “nhận” ? “Cho” là biết hi sinh, cống hiến, biết sống vì người khác.
“Nhận” là hưởng thụ, đem phần về cho mình, sống chỉ biết có mình.
-Ý nghĩa của câu nói: Sống không phải chỉ biết hưởng thụ, mà phải biết hi sinh, cống
hiến, phải biết quan tâm đến mọi người. (Mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền lợi)
2.Mở rộng, nâng cao: (Lí giải, phân tích, đánh giá tính chất đúng đắn, đồng thời bác bỏ,
phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề được bình luận).
*Lí giải tại sao?
-Thành quả của mỗi người đạt được trong cuộc sống không phải tự dưng có được mà phải
trải qua một quá trình. Ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân còn là sự hi sinh, giúp đỡ, cống
hiến của bao người.
-Vì vậy, lối sống chỉ vì mình, chỉ biết hưởng thụ mà không biết hi sinh, cống hiến là một
lối sống ích kỉ, không thể chấp nhận. Xét về mặt đạo lí: đó là sự vô ơn, bội nghĩa. Xét về qui luật
phát triển xã hội: đó là lối sống lạc hậu, trì trệ, kìm hãm sự phát triển…
*Các biểu hiện của quan niệm sống đẹp:
-Cần phải quan tâm, giúp đỡ người khác để cuộc sống của họ ngày càng tố đẹp hơn:
những người trong gia đình, người thân, người quen biết và cả những người ta chưa quen biết khi
họ có nhu cầu được sẻ chia, giúp đỡ. Giúp đỡ bằng nhiều hình thức: vật chất, tinh thần tuỳ vào
điều kiện bản thân mình.
-Xác định trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, dân tộc: thực hiện đúng và đủ trách
nhiệm của mình; biết đặt quyền lợi của tập thể lên trên lợi ích bản thân; biết cống hiến, hi sinh
cho Tổ quốc nếu cần…


*Nêu gương sống đẹp và phê phán những biểu hiện lệch lạc:
-Thế hệ thanh niên ngày nay đã có nhiều bạn trẻ sống đẹp như vậy, học sẵn sằng cống
hiến tài năng, trí tuệ, sức lực của mình cho quê hương, đất nước; họ sẵn sàng san sẻ gánh nặng
với người khác mà không chút so đo, tính toán…
-Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thanh niên có lối sống nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ lo vun vén cho
bản thân mình mà không quan tâm đến người khác…
3.Bài học rút ra: Cần phải biết kết hợp hài hoà giữa quền lợi và trách nhiệm, giữa “cho”
và “nhận”; nhận thức rõ ý nghĩa cao quý khi mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác;
cho cồng đồng, đất nước.
III.Kết bài:
-Quan niệm sống của Tố Hữu là quan niệm sống đúng đắn ở mọi thời đại.
-Hơn ai hết, thanh niên cần phải xác định rõ trách nhiệm, tình thương của mình.
Đề 2: Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến sau:
“Phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca
ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.
Gợi ý
I.Mở bài:
-Trong cuộc sống, việc khen chê có một ý nghĩa vô cùng quan trọng (Tuân Tử: “Người
chê ta mà chê phải là thầy ta; người khen ta mà khen phải là bạn ta; những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta
chính là kẻ thù ta vậy”).
-Để lòng vị tha, tình thương yêu con người càng được nhân lên, mỗi người không chỉ biết
ca ngợi mặt tốt đẹp, thánh thiện của con người mà cần phải tỏ rõ thái độ phê phán, không đồng
tình với lối sống ích kỉ, thiếu tình người trong đời sống, đúng như lời nhận xét: “Phê phán thái
độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình
đoàn kết”.
II. Thân bài:
1.Giải thích ý nghĩa: khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết như nhau của việc phê
phán thái độ sống ích kỉ, vô cảm trong việc nêu gương, ca ngợi lòng vị tha, tình nhân ái, tinh thần
đoàn kết của con người.
2.Mở rộng, nâng cao:

*Lí giải tại sao?
-Theo lẽ thường, con người ta ai cũng thích được khen và từ đó nảy sinh tâm lí chung là
chỉ thiên về biểu dương, ca ngợi những mặt tốt đẹp của con người mà ngại phê phán những mặt
còn hạn chế, yếu kém của họ. Ý kiến trên muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết của tinh thần đấu
tranh, phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người trước hết là vì thế.
-Sinh ra trong đời không phải ai cũng như ai, có người sống chan hoà, nhân ái, luôn muốn
đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác, nhưng cũng có người lại sống ghẻ lạnh, thờ ơ,
chẳng quan tâm đến người thân, đồng loại. Và ngay trong chính bản thân của mỗi người cũng tồn
tại hai mặt tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn, vị tha-ích kỉ,…(Nhân vô thập toàn). Do vậy, trong cuộc
sống không thể chỉ có một chiều ca ngợi đức vị tha, lòng yêu thương mà thiếu đi tiếng nói đấu
tranh, phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người. Bởi xét đến cùng, bản chất của hai sự
việc trên đều cùng chung mục đích: hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn, muốn con
người được sống trong biển đời giàu tình yêu thương.
*Những biểu hiện của hai cách sống nói trên và tầm quan trọng của cách ứng xử và
phê phán:
-Sống vị tha là sống vì người khác, là biết cảm thông, chia sẻ và yêu thương con người
bằng một tình cảm chân thành. Lòng vị tha sẽ giúp con người vượt lên trên mọi hận thù, mọi
ganh ghét cá nhân để cùng sống vì lợi ích chung. Lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống
chọi với thiên tai, địch hoạ của nhân dân ta là những minh chứng hùng hồn và thuyết phục nhất
cho chân lí này.
-Sống thờ ơ, ghẻ lạnh là thái độ sống vô tâm, vô cảm trước nỗi đau của người thân, đồng
loại, không biết thông cảm, quan tâm, chia sẻ với những cảnh đời bất hạnh chung quanh mình mà
chỉ biết lo nghĩ đến lợi ích của bản thân, chỉ biết đề cao cái tôi riêng mình. Lối sống đó dẫn con
người đến sự nhỏ nhen, ích kỉ, nhiêu khi là tàn nhẫn. Vì mình, họ có thể giẫm đạp lên người khác
để mà sống. Nếu sống như vậy, đạo đức xã hội sẽ dần bị băng hoại.
-Như vậy, có thể thấy rằng, thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và lòng vị tha, tình đoàn kết là hai mặt
trái ngược của đạo đức xã hội; ở đối cực nào nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con
người, của cộng đồng, dân tộc. Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và ngợi ca lòng vị tha, tinh thần
đoàn kết đều cần thiết quan trọng như nhau vì tất cả đều giúp con người soi vào đó mà thấy rõ
những mặt tốt-xấu của mình để có sự điều chỉnh, phấn đấu hoàn thiện bản thân.

*Suy nghĩ về lối sống của thanh niên hiện nay: Hiện nay, bên cạnh những thanh niên
hăm hở nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, dành hết “chiếc bánh thời gian” của mình cho
công tác từ thiện thì vẫn không ít thanh niên chỉ lo hưởng thụ, thờ ơ, lạnh nhạt với cả gia đình và
những người chung quanh.
3.Bài học rút ra:
-Sống có trách nhiệm, biết yêu thương con người, không chỉ có lời ca ngợi một chiều mà
cùng với lời ngợi ca, mỗi người cần phải có tiếng nói đấu tranh, phê phán với những biểu hiện
còn lệch lạc, cách sống vô trách nhiệm, thiếu tình thương trong cuộc đời.
-Cần phải có thái độ khen chê rõ ràng, đúng mức, đúng lúc, đúng nơi. Tất cả phải xuất
phát từ thiện tâm, thiện ý của mình. Không có gì có sức thuyết phục và lay động mạnh mẽ trái
tim mọi người hơn là cách sống chan hoà, giàu tình thương của bản thân trong cuộc sống hàng
ngày đối với người thân và cộng đồng.
III.Kết bài:
-Trong cuộc, nếu lời ca ngợi được ví như đường thì lời phê phán được ví như muối. Lẽ
nào cuộc sống chỉ cần đến vị ngọt ngào của đường mà không cần đến cái mặn của muối ?
-Bản chất của con người là thánh thiện (Khổng Tử: “Nhân chi sơ tính bản thiện”) và ai ai
cũng đều mong muốn có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Nhưng để có một cuộc sống
“Người yêu người sống để yêu nhau”, mỗi người cần phải sống thành tâm, thành tâm trong cả lời
khen và lời chê. Câu nói trên không phải là một tư tưởng mới mẻ nhưng nó có ý nghĩa thực tế vô
cùng sâu sắc.
Đề 3: Anh/chị có suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh vẫn còn gian lận trong các kì thi?
Gợi ý
I.Mở bài:
-Giáo giục nướcnhà trong những năm gần đây có những bước tiến đáng kể.
-Tuy nhiên vẫn còn những hiện tượng tiêu cực, trong đó không thể không kể đến việc học
sinh vẫn còn gian lận trong các kì thi.
II.Thân bài:
1.Thực trạng gian lận của học sinh trong các kì thi:
-Ở khắp nơi trong cả nước, ở các cấp học, đặc biệt là những kì thi tuyển, những kì thi
mang tầm Quốc gia đều xảy ra hiện tượng này.

-Hình thức gian lận ngày càng tinh vi.
2.Nguyên nhân:
-Bằng cấp trở thành áp lực nặng nề trong đời sống xã hội.
-Nhận thức về thi cử còn sai lệch từ nhiều phía: học sinh, gia đình, nhà trường (Bệnh sỉ,
tính hiếu danh, bệnh chạy theo thành tích).
-Nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do năng lực còn hạn chế của học sinh.
3.Biện pháp khắc phục:
-Mỗi học sinh cần xác định đúng đắn mục đích, động cơ học tập để có thái độ và biện
pháp học tập tích cực. (Mục đích của việc học không phải để thi và thi cử không phải là con
đường duy nhất để bước vào đời; gian dối trong thi cử sẽ gây tác hại to lớn; bằng cấp chỉ thật sự
có ý nghĩa khi gắn liền với thực lực của con người,…).
-Xã hội cần tạo môi trường học tập lành mạnh và nhiều cơ hội học tập để đảm bảo tính
công bằng và quyền lợi học tập cho mọi người.
-Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội nhằm nâng cao chất
lượng học tập cho học sinh.
III.Kết bài:
-Hưởng ứng tích cực cuộc vận động của ngành giáo dục: “Nói không với tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
-Là học sinh, bản thân phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc học.
Đề 4: Hiện nay, khi chọn nghề, nhiều thanh niên, học sinh thường theo hai xu hướng sau: Hoặc
chọn nghề làm ra nhiều tiền, hoặc chọn nghề mà bản thân mình yêu thích.
Hãy cho biết quan điểm chọn nghề của anh/chị?
Gợi ý:
I.Mở bài:
-Khác với đại đa số thanh niên ngày trước, không mấy ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm với
cuộc đời vì “ai đã có phận nấy”, thanh niên ngày nay có nhiều cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp
cho tương lai của mình, vì vậy ai cũng băn khoăn về con đường phía trước.
-Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, mỗi người đều có một lựa chọn nghề nghiệp riêng,
nhưng xu hướng chung mà phần đông thanh niên hiện nay đang hướng đến là họ chọn nghề làm
ra nhiều tiền, hoặc chọn nghề mà bản thân họ ưa thích.

-Chọn nghề là quyền của mỗi người, và tất nhiên, tôi cũng có quan điểm lựa chọn riêng
của mình.
II.Thân bài:
1.Vai trò của việc chọn nghề đối với sinh viên, học sinh:
-Việc chọn nghề có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó không chỉ liên quan đến cuộc đời
mỗi người mà còn liên quan đến cả gia đình, cộng đồng, xã hội.
-Chọn nghề cũng thể hiện một phương diện quan trọng của quan điểm sống, lí tưởng của
tuổi trẻ.
2.Trao đổi về hai xu hướng chọn nghề của học sinh hiện nay:
*Chọn nghề làm ra nhiều tiền:
-Mặt tích cực:
+Tiền bạc là nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc (Hạnh phúc được hiểu theo nghĩa
chung nhất là được thỗ mãn những nhu cầu của con người). Nó là một phương tiện khơng thể
thiếu để giúp con người thoả mãn những nhu cầu rất thiết thực trong cuộc sống và thực hiện được
hồi bão, mơ ước của mình. Chính vì thế, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, thiếu thốn thì tiền
bạc mang ý nghĩa quyết định hạnh phúc. Chọn nghề theo hướng này sẽ đảm bảo được những u
cầu về vật chất của bản thân, gia đình.
+Tiền bạc được tạo ra từ bàn tay, khối óc, từ lao động chân chính cuả mình sẽ kiến tạo
được một hạnh phúc lâu bền, đích thực.
-Mặt hạn chế:
+Tiền bạc chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để tạo nên hạnh phúc. Nó có
vai trò quan trong, thậm chí là quyết định nhưng khơng phải là điều kiện duy nhất để dệt nên
hạnh phúc của con người. Bởi hạnh phúc chỉ thực sự trọn vẹn khi con người được no đủ về vật
chất và thoải mái về tinh thần. Có tiền khơng phải là có tất cả.
+nếu chọn nghề với mục đích làm ra nhiều tiền mà nghề ấy mình khơng u thích, khơng
phù hợp thì cơng việc mỗi ngày sẽ trở thành gánh nặng suốt đời.
*Chọn nghề mà mình u thích:
-Mặt tích cực:
+Thoả mãn được nhu cầu, sở thích ca nhân mình nên mỗi ngày sẽ là niềm vui, cuộc sống
sẽ trở nên đáng u hơn khi đáp ứng niềm đam mê ấy của mình.

+u thích cơng việc bao giờ cũng là một tiền đề dẫn đến niềm mê say. Và một khi đã mê
say cơng việc thì chắc chắn hiệu quả cơng việc sẽ cao hơn, thu nhập từng bước sẽ được nâng
cao…
-Mặt hạn chế:
+Cuộc sống được tạo ra bởi mn vàn mối quan hệ, khơng bao giờ cái “tơi” sở thích của
mình cũng đáp ứng, hài hồ được với cái “ta” chung của gia đình, cộng đồng, xã hội. (Hạnh phúc
khơng thể trọng vẹn nếu như mình khơng mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người).
+Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội và cá nhân ngày càng cao. Vì vậy
nếu chọn nghề theo tiêu chí sở thích của bản thân mà khơng chú ý đến những mặt khác sẽ khó
đáp ứng được những nhu cầu chính đáng do cuộc sống đặt ra.
*Nhận xét chung: Cả hai quan niệm nêu trên đều còn phiến diện vì mới chỉ xuất phát từ ý
thức chủ quan chứ chưa quan tâm nhiều đến các phương diện khác trong đời sống.
3.Quan điểm chọn nghề của bản thân:
-Khơng chỉ quan tâm đến sở thích cá nhân, chú ý đến vấn đề thu nhập mà còn căn cứ vào
nhiều yếu tố khác: điều kiện kinh tế gia đình, năng lực, năng khiếu của bản thân, những chỉ định
của nghề nghịêp, nhu cầu của xã hội, của đất nước.
-Lúc cần thiết, có thể hi sinh quyền lợi, sở thích của mình để chọn lựa nghề theo u cầu
của gia đình, q hương, đất nước. (“ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”).
III.Kết bài:
- Chọn nghề khơng chỉ là chọn một cơng việc mà còn là chọn cho mình một tiền đồ. Xã
hội càng phát triển thì việc lựa chọn nghề nghệp càng có ý nghĩa quan trọng. (Biết lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp, đúng đắn thì chẳng khác nào như “tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam để xác định
hướng đi”, khơng thì như “chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va” – như cách nói
của Nguyễn Khắc Viện).
-Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” khơng hề đơn giản. khơng ai có thể lựa chọn nghề
nghiệp thay cho mình. Muốn chọn lựa nghề nghiệp một cách đúng đắn nhất, thiết nghĩ mỗi người
sẽ hướng đến “mẫu số chung” là đảm bảo sự hài hồ giữa nguyện vọng của cá nhân và nhu cầu
của quốc gia, dân tộc.
Đề 5:
“ Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của

số phận ”(Euripides).
Anh (chò) nghó thế nào về câu nói trên?
Gợi ý
1. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
-Giải thích câu nói: “Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân
để chống lại tai ương số phận ?” Vì gia đình có giá trò bền vững và vô cùng to lớn không bất
cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần
nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?”
- Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trò của gia đình đối với con người.
2. Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
- Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ
truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).
-Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con
người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
3. Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
- Khẳng đònh câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trò to lớn của gia đình
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn
lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc
sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục,
nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.
- Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm
no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết
thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia
trưởng….
Đề 6:
Gớt nhận đònh : Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không
phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó
bạn lập tức hiểu được giá trò của chính mình
Anh (chò ) hiểu và suy nghó gì về nhận đònh trên.
Gợi ý

Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý
* Hiểu câu nói ấy như thế nào ?
- Thế nào là nhận thức ( thuộc phạm trù của tư duy trước cuộc sống. Nhận thức về lẽ
sống ở đời, về hành động của người khác, về tình cảm của con người).
- Tại sao con người lại không thể nhận thức được chính mình lại phải qua thực tiễn .
+ Thực tiễn là kết quả đẻ đánh giá, xem xét một con người .
+ Thực tiễn cũng là căn cứ để thử thách con người .
+ Nói như Gớt : “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh
tươi.”
* Suy nghó:
- Vấn đề bình luận là : Vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người.
- Khẳng đònh vấn đề : đúng
- Mở rộng : Bàn thêm về vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người.
+ Trong học tập, chọn nghề nghiệp.
+Trong thành công cũng như thất bại, con người biết rút ra nhận thức cho mình
phát huy chỗ mạnh. Hiểu chính mình con người mới có cơ may thành đạt.
* Nêu ý nghóa lời nhận đònh của Gớt.
Đề 7
“Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
Gợi ý
I/ Mở bài:
Sách là một phương tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn
luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí…Do đó, có nhận đònh” Một quyển sách tốt là người
bạn hiền”.
II/ Thân bài
1. Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền
- Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều
mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự đònh
tương lai, khoa học viễn tưởng.

- Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp
ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận đònh ví von
“Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.
2. Phân tích, chứng minh vấn đề
* Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ
mà vẫn giữ trọn vẹn nghóa tình:
- Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác
phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao.
- Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa
xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
* Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,…
3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
-Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu.
- Liên hệ với thực tế, bản thân:
III.Kết bài:
-Nêu vai trò không thể thiếu của sách tốt trong cuộc sống.(“Không có sách thì không
có tri thức”-Lê-nin)
-Suy nghó của bản thân.
Đề 8: Anh ( chò ) có suy nghó và hành động như thế nào trước tình hình tai nạn giao
thông hiện nay.
Gợi ý
Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý.
1. Xác đònh vấn đề cần nghò luận.
- Tai nạn giao thông đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với mọi phương tiện, mọi người
tham ra giao thông nhất là giao thông trên đường bộ.
- Vấn đề ấy đặt ra đối với tuổi trẻ học đường. Chúng ta phải suy nghó và hành động như
thế nào để làm giảm tới mức tối thiểu tai nạn giao thông.
Vậy vấn đề cần bàn luận là: Vai trò trách nhiệm từ suy nghó đến hành động của tuổi
trẻ học đường góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
2. Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:

- Tai nạn giao thông nhất là giao thông đường bộ đang diễn ra thành vấn đề lo ngại của
xã hội.
- Cả xã hội đang hết sức quan tâm. Giảm thiểu tai nạn giao thông đây là cuộc vận đọng
lớn của toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường là một lực lượng đáng kể trực tiếp tham gia giao thông. Vi thế tuổi
trẻ học đường cần suy nghó và hành động phù hợp để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao
thông.
3. Suy nghó và hành động như thế nào trước vấn đề?
-An toàn giao thông góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội và đảm bảo hạnh phúc gia
đình. Bất cứ trường hợp nào, ở đâu phải nhớ “an toàn là bạn tai nạn là thù”.
- An toàn giao thông không chỉ có ý nghóa xã hội mà còn có ý nghóa quan hệ quốc tế
nhất là trong thời buổi hội nhập này.
- Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông ( không đi dàn hàng ngang ra đường, không
đi xe máy tới trường, không phóng xe đạp nhanh hoặc vượt ẩu, chấp hành các tín hiệu chỉ dẫn
trên đường giao thông. Phương tiện tham gia giao thông phải bảo đảm an toàn…
- Vận động mọi người chấp hành luật lệ giao thông. Tham ra nhiệt tình vào các phong
trào tuyên truyền cổ động hoặc viết báo nêu điển hình người tốt , việc tốt trong việc giữ gìn
an toàn giao thông.
Đề 10: Anh/chò hãy trình bày nhận thức về trách nhiệm của bản thân về hiện tượng ô nhiễm
môi trường và việc bảo vệ môi trường hiện nay.
Gợi ý
A.Mở bài:
-Xã hội càng phát triển thì phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực cần lên tiwngs và
chung sức đẩy lùi, hạn chế các hiện tượng xấu.
-Ô nhiểm môi trường là một trong những hiện tượng tiêu cực rất đáng lên tiếng và cần
phê phán.
B.Thân bài:
1.Nhận thức của tuổi trẻ về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay:
a.Môi trường là toàn bộ những yếu tố bao quanh cuộc sống của con người và các sinh
vật như đất, nước, khí quyển,…Con người không thể sống thiếu môi trường, con người là một

thành rố trong môi trường.
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường sống tự nhiên của con người như đất,
nước, không khí bò nhiễm bẩn tới mức có thể gây độc hại tới sức khoẻ, tinh thần…của con
người, xã hội.
b.Biểu hiện của ô nhiễm môi trường: môi trường hiện nay đan bò ô nhiễm một cách
nặng nề: đất, nước, không khí … đều bò ô nhiễm. Mặt đất đầy rác thải khó phân huỷ; nước thải
sinh hoạt, nước thải công nghiệp chảy tự do vào nguồn nước sạch ở các sông, hồ, ao, đầm;
không khí bò ô nhiễm bởi khói, bụi, tiếng ồn từ các khu công nghiệp.
c.Môi trường bò ô nhiễm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống của con
người: tài nguyên thiên nhiên như nước sạch ngày càng khan hiếm, cạn kiệt; chất lượng cuộc
sống của con người nhìn chung bò giảm sút; tinh thần hoang mang, lo âu, đặc biệt sức khoẻ
con người bò ảnh hưởng nghiêm trọng, có những nơi, cả làng nhà nào cũng có người mắc bệnh
hoặc chết vì ung thư, báo chí gọi là “làng ung thư”; từng gia đình phải tốn nhiều tiền để chạy
chữa bệnh tật, Nhà nước cũng đã chi tiêu nhiều tiền của cho tình trạng khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường.
d.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường như chưa nhận thức
đầy đủ và quan tâm đúng mức mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết
những vấn đề phát sinh về xã hội, môi trường…, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là ý
thức của con người: chặt phá rừng; vứt rác thải, xả nước thải bừa bãi; săn bắt thú q hiếm;
tiến hành các hoạt động kinh tế; khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ mà
không chú ý đến các giải pháp bảo vệ môi trường… đã làm cho môi trường ngày một bò tàn
phá nặng nề, bò ô nhiễm đến mức báo động.
2.Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi
trường:
a.Có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường. Hiểu rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người
quanh mình, của toàn xã hội. Đó là trách nhiệm lớn lao của bản thân, thế hệ trẻ trong xã hội
hiện nay.
b.Tích cực vận động, tuyên truyền mọi người tham gia bảo vệ môi trường sống quanh
mình.

c.Học tập, nghiên cứu để góp phần tìm ra những giải pháp hữu ích nhằm cứu môi
trường bò ô nhiễm.
d.Có những hành động cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp ở
chính nơi mình đang học tập, cư trú; không vứt rác bừa bãi; xả chất thải đúng nơi qui đònh,
tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do các đoàn thể xã hội tổ chức như trồng
cây xanh, khơi thông cống rãnh, vệ sinh đường phố, ngõ xóm…
C.Kết bài:
Nêu nghóa, những lợi ích của việc bảo vệ môi trường.
Đề 11: Trình bày quan niệm về hạnh phúc của anh/chò trong thời đ hiện nay.
Gợi ý
A.Mở bài:
-Thế nào là hạnh phúc ? Một câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng không dễ trả lời.
-Trong thời đại ngày nay, rất cần bàn đến quan niệm hạnh phúc của tuổi trẻ.
B.Thân bài:
1.Giải thích ngắn gọn:
a.Hạnh phúc là khái niệm thuộc phạm trù đời sống tinh thần. Hạnh phúc chỉ một trạng thái
tâm lí mà con người cảm thấy vui vẻ, sung sướng, thoải mái, phấn khởi.
b.Hạnh phúc thực sự:
-Quan điểm hạnh phúc ở mỗi người và mỗi thời kì rất khác nhau. Có người cho rằng, hạnh
phúc là đạt những gì mình muốn. Có người lại cho rằng hạnh phúc có được khi mình là người
thành đạt hoặc giàu có, hoặc có đòa vò cao trong xã hội…Có người lại cho rằng, người ta chỉ
thực sự hạnh phúc khi có một yên ấm, hạnh phúc.
-Hiện nay chúng ta đang sống trong một thời đại mà kinh tế, khoa học kó thuật hết sức phát
triển. Nhiều tiến bộ khoa học đã và đang đem lại cho con người cuộc sống thực sự đầy đủ,
hiện đại hơn. Quan niệm về hạnh phúc với mỗi người trong thời đại ngày nay cũng có nhiều
thay đổi:
+Người được hạnh phúc chính là người nếm trải được nhiều kinh nghiệm sống hơn. Đó
là những người làm được nhiều việc hơn, không chỉ cho bản thân, cho gia đình mà còn cho xã
hội. Theo nhiều nghiên cứu, những người có lòch hợc tập căng thẳng hơn lại là những người
cảm thấy hài lòng hơn về cuộc sống. Bởi lẽ, họ luôn đặt ra cho mình những mục tiêu để phấn

đấu, khi các mục tiêu đạt được, lẽ dó nhiên họ cảm thấy hạnh phúc, thoả mãn, sung sướng.
+Tất nhiên người hạnh phúc không phải là người không bao giờ thất bại. Điều quan
trọng là họ nhìn nhận những thất bại, vấp ngã theo hướng tích cực. Kinh nghiệm sống không
chỉ có được từ những thành công mà còn được tích luỹ khi con người trải qua những thất bại.
Người hạnh phúc không chỉ do được làm việc hết mình, cống hiến hết mình mà còn ở chỗ biết
tận hưởng cuộc sống. Đi du lòch, khám phá những miền đất mới; tận hưởng những thú vui tích
cực trong cuộc sống, những trò giải trí lành mạnh… đều làm chô con người cảm thấy thoải
mái, sung sướng hơn.
+Và đặc biệt, hạnh phúc ở bất kì thời kì nào cũng có những điều không bao giờ thay
đổi. Đó chính là hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu. Xã hội càng hiện đại, con
người càng phải biết trân trọng gia đình và có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình.
2.Bình luận:
a.Làm thế nào để trở thành người hạnh phúc ?
-Người hạnh phúc phải là người có một thân thể khoẻ mạnh, một tâm hồn trong sáng
và một trái tim giàu tình yêu thương và biết chia sẻ. Người ốm yếu, người bệnh tật; người ích
kỉ, hẹp hòi chỉ nghó đến bản thân; người có suy nghó tiêu cực không bao giờ là người hạnh
phúc.
-Người hạnh phúc là người luôn học tập, lao động, cống hiến hết mình: sống tận lực,
biết tận hiến. Nhưng đồng thời người hạnh phúc là người biết tận hưởng: hưởng thụ cuộc sống
một cách tích cực, biết quan tâm đến gia đình, bạn bè, người thân… Những người lười biếng,
không chòu học hỏi, an phận, thủ thường…; những người lao động quá sức, không biết thụ
hưởng cuộc sống…cũng không thể coi là người hạnh phúc được.
b.Có những ngộ nhận nào về hạnh phúc cần đwocj phê phán, phủ nhận ?
C.Kết bài: Liên hệ bản thân.
Đề 12: Anh/chò hãy trình bày nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí
trong cuộc sống hiện nay.
Gợi ý
A.Mở bài:
-Có nhiều hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống với một đất nước trải qua nhiều cuộc
chiến tranh, bò tàn phá nặng nề và giờ đây mới đang phát triển.

-Lãng phí là hiện tượng rất đáng lo ngại trong đời sống.
B.Thân bài:
1.Giải thích ngắn gọn:
a.Lãng phí là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, tổ chức một công việc
nào đó mà làm tốn kém , hao tổn một cách vô ích.
b.Những biểu hiện của sự lãng phí: của cải, vật chất, thời gian…trên mọi bình diện của cuộc
sống, với nhiều đối tượng khác nhau.
2.Chứng minh:
a.Biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất phong phú, đa dạng, ở cả cấp độ vi mô
(cá nhân, gia đình) đến cấp độ vó mô (các cấp, các ngành và toàn xã hội): Có thể đưa ra
những ví dụ cụ thể, chẳng hạn như việc tổ chức cưới hỏi, tang lễ trong mỗi gia đình đều rất
lãng phí, không cần thiết; các cuộc hội nghò, hội thảo, các dòp lễ kỉ niệm, lễ hội… phung phí
rất nhiều tiền của, tốn kém mà chất lượng thực sự lại không cao… Có những dự án kinh tế,
nhà nước đầu tư hàng trăm tỉ đồng mà hiệu quả thu về không nhiều…
b.Lãng phí cũng là hiện tượng nổi bật trong đời sống của giới trẻ hiện nay.
-Lãng phí không chỉ những thứ hữu hình như tiền bạc, của cải, sức lực. Không ít bạn trẻ sử
dụng tiền bạc vào những việc vô bổ như quần áo, xe cộ, điện thoại, giày dép… đắt tiền, không
phù hợp, không cần thiết đối với học sinh.
-Lãng phí còn thể hiện ở những thứ vô hình như thời gian, tuổi trẻ, cơ hội… Có những bạn trẻ
dành nhiều thời gian co những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như chơi điện tử, chơi
game, đọc truyện tranh bạo lực… Đây là biểu hiện lãng phí đáng lo ngại nhất ở thế hệ trẻ,
song cũng là sự lãng phí mà chính người trẻ tuổi lại khó nhận biết nhất.
3.Bình luận:
a.Tác hại của lãng phí là điều không cần phải bàn cãi:
-Trước hết, lãng phi gây thiệt hại về tiền bạc, công sức…
-Thứ hai, không có điều kiện để đầu tư cho công việc, những lónh vực cần thiết, cấp bách cần
phải làm.
-Mỗi người chỉ sống một lần trong đời, và tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”. Thời gian, tuổi
trẻ, những cơ hội không quay trở lại bao giờ. Do đó, lãng phí lớn nhất đối với những người trẻ
tuổi đó chính là lãng phí thời gian, tuổi trẻ và những cơ hội.

b.Chống lãng phí đem lại lợi ích gì cho bản thân ?
c.Hành động của tuổi trẻ để khắc phục, hạn chế hiện tượng lãng phí:
-Chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, thực hành tiết kiệm.
-Cần biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia
đình, cộng đồng… Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ đầy ý nghóa.
C.Kết bài:
Liên hệ bản thân (Đã lãng phí những gì ? Làm gì để khắc phục ?).
Đề 13:
Nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiểm hoạ gia tăng dân số hiện nay.
Gợi ý
A.Mở bài:
-Hiện nay do sự phát triển quá nhanh của xã hội hiện đại, kéo theo rất nhiều hiểm hoạ đối
với đời sống con người.
-Một trong những hiểm hoạ mang tính toàn cầu là hiểm hoạ gia tăng dân số hiện nay.
B.Thân bài:
1.Giải thích ngắn gọn:
a.Gia tăng dân số là sự tăng thêm số lượng cụ thể nhân khẩu ở một gia đình, đòa phương,
vùng miền, quốc gia. Có hai hình thức gia tăng dân số là gia tăng dân số tự nhiên (do sinh
đẻ); gia tăng dân số cơ học (do dân số di cư giữa các vùng miền). Đây vốn là hiện tượng tự
nhiên của đời sống xã hội, con người. Sự gia tăng dân số sẽ cung cấp nguồn lao động trẻ cho
xã hội, góp phần duy trì sự phát triển ổn đònh và bền vững của xã hội. Tuy nhiên, gia tăng
dân số vượt quá điều kiện sống cho phép của xã hội là một thảm hoạ.
b.Gia tăng dân số hiện nay đang là một thảm hoạ vì gia tăng dân số gắn liền với sự gia tăng
tình trạng sống đói nghèo, bệnh tật, dốt nát, lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Đây là gánh nặng
không chỉ với mỗi gia đình mà còn đối với toàn xã hội.
2.Bàn luận:
a.Gia tăng dân số quá mức như hiện nay do nhiều nguyên nhân: trình độ dân trí thấp, thiếu
những hiểu biết sơ lược về kế hoạch hoá gia đình, quan niệm lạc hậu “trời sinh voi, trời sinh
cỏ”, “con đàn cháu đống” mới có phúc, phong tục tập quán lạc hậu, tâm lí trọng nam khinh
nữ vẫn còn rơi rớt…

b.Hành động thiết thực của tuổi trẻ trước thảm hoạ gia tăng dân số hiện nay:
-Tuổi trẻ phải là lực lượng tiên phong, gương mẫu trong công tác kế hoạch hoá gia đình.
-Tuổi trẻ cũng là lực lượng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội nhằm vận động, tuyên
truyền các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm Pháp lệnh dân số của Nhà nước.
-Tuổi trẻ còn là thành viên tích cực tham gia các hoạt động xoá đói giảm nghèo; nâng cao
dân trí, xoá bỏ những tập tục, tập quán lạc hậu; tác động để làm thay đổi những quan niệm
lạc hậu trong nhân dân ở nơi mình cư trú, học tập hay công tác.
C.Kết bài: Liên hệ bản thân.
Đề 14:
Nêu hiểu biết của mình về ý kiến sau: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong
cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”.
Gợi ý
Có thể có nhiều cách trình bày khác nhau và có những ý kiến riêng, nhưng cần nêu bật các ý
chính sau:
-Nội dung: Nhấn mạnh, đề cao cách sống có mục đích, lí tưởng, có cách ứng xử tốt đẹp.
-Sống trong cuộc đời mà tâm hồn khô cằn, thiếu tình thương yêu, niềm tin, hi vọng – đó mới
là điều mất mát lớn nhất của con người.
-Suy nghó về hành động của bản thân, tu dưỡng đạo đức, có ý thức bồi đắp làm giàu cuộc sống
tinh thần, có trách nhiệm với cộng đồng và bản thân.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×