Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Xây dựng đoạn văn - lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.45 KB, 20 trang )

Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
A. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
- Mục tiêu cơ bản của giáo dục tiểu học là đào tạo con người phát triển
toàn diện, có đầy đủ phẩm chất, năng lực để thể hiện những chức năng xã hội cơ
bản, đồng thời phát huy những năng khiếu của mình thông qua việc dạy các môn
học và thực hiện các hoạt động có đònh hướng theo yêu cầu giáo dục. Nói đến các
môn học thì môn Tiếng Việt chiếm một vò trí quan trọng trong chương trình. Trong
đó để dạy tốt và học sinh học tốt môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Từ ngữ và
Tập Làm Văn là điều không đơn giản. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, người
giáo viên cần giúp học sinh hoàn thành và phát triển các kỹ năng sử dụng từ để
đặt câu-đoạn-bài để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi. Cũng thông qua việc dạy và học góp phần rèn các thao tác tư duy cho các
em. Đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về xã
hội, tự nhiên và con người. Qua đó, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành
thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành
nhân cách con người.
Thực tế giảng dạy trong những năm qua, tôi thấy chất lượng môn Tiếng
Việât không phải là thấp, nhưng nếu tính riêng môn Tập Làm Văn thì kết quả đạt
được chưa cao, nhất là thể loại văn miêu tả. Học sinh viết đoạn miêu tả chưa đạt
yêu cầu còn khá nhiều. Một số viết được thì chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ
thuật tu từ trong miêu tả. Đầu năm học này, tôi băn khoăn: Chẳng lẽ để học sinh cứ
như thế sao? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này và nâng cao chất lượng cho
môn học. Thế là, với chút ít kinh nghiệm góp nhặt được trong những năm qua, tôi
quyết đònh chọn đề tài: “Kinh nghiệm giúp Học sinh xây dựïng đoạn văn trong bài
văn miêu tả đồ cây cối” để giúp học sinh tôi học tốt hơn trong việc viết đoạn văn
miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng. Đó là lý do tôi chọn viết đề tài này.
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
1
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
2. Đối tượng nghiên cứu:


* Chủ thể nghiên cứu: “Biện pháp giúp Học sinh xây dựïng đoạn văn trong bài
văn miêu tả cây cối”.
* Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy Tập Làm Văn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 4A trường tiểu học Thò
Trấn Châu Thành A.
- Đề tài này tôi chỉ đề cập đến cách thức giúp học sinh viết đoạn văn
miêu tả cây cối cho tốt.
4. Giả thuyết khoa học:
Học sinh lớp 4A chưa viết tốt một đoạn văn miêu tả cây cối có thể là do các
nguyên nhân sau :
- Học sinh chưa hiểu :
+ Đoạn văn là gì?
+ Cấu tạo đoạn văn?
+Cách dựng đoạn văn?
Nếu đề tài thành công sẽ góp phần giúp học sinh lớp Bốn viết tốt đoạn văn
miêu tả cây cối. Đồng thời tôi mong được áp dụng cho các giáo viên trong khối 4
của trường.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Dự giờ học tập bạn bè đồng nghiệp.
- Điều tra, so sánh, đối chiếu.
- Thử nghiệm, áp dụng từ đầu năm học.


Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
2
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

B. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận:
Yêu cầu chủ yếu của phân môn từ ngữ lớp Bốn là phát triển vốn từ cho học
sinh (theo các chủ đề), hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành sử dụng từ ngữ,
nhằm củng cố, phát triển kỹ năng sử dụng từ ngữ cho các em
- Tác dụng chủ yếu là giúp học sinh tìm được ý để tập dùng từ đặt câu,
tập viết đoạn văn xoay quanh chủ đề bài học, trên cơ sở nâng cao trình độ năng
lực sử dụng Tiếng Việt. Đối với học sinh là khả năng liên kết các câu vừa đặt theo
các từ ngữ thuộc chủ đề thành đoạn văn, bài văn.
Với phân môn Tập làm văn yêu cầu học sinh:
- Biết cách lập dàn ý cho một bài văn, rút ra dàn ý từ đoạn văn cho sẵn,
chuyển dàn ý thành đoạn văn.
- Nắm vững cách viết mở bài, kết bài và đoạn văn, tiến tới viết được một
bài hoàn chỉnh về các thể loại: miêu tả, kể chuyện, viết thư…
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh rất sợ học môn Tập làm
văn và bài tập viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề ở các tiết Từ ngữ. Qua tìm hiểu
tôi biết được nguyên nhân vì các em chưa hiểu rõ đoạn là gì? Cấu tạo đoạn ra sao
và cách dựng đoạn như thế nào?
Từ những nhận đònh trên tôi nghó rằng: Muốn cho các em học tốt môn này ta
cần giúp các em hiểu rõ:
- Đoạn là gì?
- Cấu tạo đoạn?
- Cách dựng đoạn?
Song song với việc dựng đoạn, việc chữa lỗi viết đoạn cho học sinh là không
thể thiếu được trong quá trình dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn
Tập làm văn nói riêng.
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
3
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Trong khuôn khổ của “Đoạn văn miêu tả cây cối” học sinh phải: Hiểu được
cấu tạo cơ bản của đoạn văn và hình thức nhận biết mỗi đoạn văn.

2. Cơ sở thực tiễn:
- Ở các lớp Hai, Ba giáo viên đã hướng dẫn các em cách đặt một đoạn
văn. Tuy nhiên, các em thực hiện các bài tập này chưa có đạt kết quả cao: Bài viết
sơ sài, ý rời rạc, thiếu liên kết vì các em chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý.
- Lên lớp Bốn, còn nhiều em chưa viết được đoạn văn miêu tả cây cối, bài
làm văn viết còn sơ sài, ý nghèo nàn, bài văn chưa có hình ảnh.
- Vấn đề đặt ra ở lớp tôi chủ nhiệm còn nhiều em chưa viết được đoạn văn, bài
văn tả cây cối như đã nêu trên.
Với tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của một giáo viên tôi phải giúp đỡ
các em khắc phục khó khăn, giải quyết thực trạng của lớp nhằm nâng cao chất
lượng học tập của các em.
Để khắc phục tình trạng trên nhằm giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn,
nhiệm vụ cần thực hiện là giúp các em xây dựng được đoạn văn mà cơ bản là
đoạn văn miêu tả cây cối để các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả cây cối trong
chương trình Tập làm văn lớp Bốn và hoàn thành tốt thể loại văn miêu tả.
3. Nội dung vấn đề:
3.1 Vấn đề đặt ra:
Học sinh phải hiểu được đoạn là gì? Cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài
văn miêu tả cây cối? Hình thức nhận biết mỗi đoạn văn? Đồng thời xây dựng được
đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (đoạn mở bài - đoạn tả bao quát cây khi
mới nhìn- đoạn tả chi tiết các bộ phận của cây– đoạn nêu ích lợi của cây - đoạn
kết bài). Lưu ý đoạn văn miêu tả cần chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo khi dùng
từ.
3.2 Yêu cầu cần đạt:
Để giải quyết vấn đề trên, giáo viên cần giúp học sinh hiểu:
3.2.1/ Đoạn là gì?
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
4
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Đoạn là sự liên kết các câu để diễn đạt nhiều thông báo về một bộ phận của

đề tài, của sự vật. Đoạn diễn tả một ý trọn vẹn của đề tài chung.
3.2.2/ Cấu tạo đoạn: Gồm 3 phần
- Mở đoạn: giới thiệu đề tài nhỏ.
- Thân đoạn: phát triển đề tài nhỏ.
- Kết đoạn: kết thúc đề tài nhỏ.
3.2.3/ Hình thức nhận biết mỗi đoạn văn:
Học sinh nhận biết được đoạn văn là nhờ dấu chấm xuống dòng sau khi
hoàn tất mỗi đoạn. Khi học sinh đã nắm được đoạn, cấu tạo đoạn và hình thức
nhận biết đoạn văn rồi thì tôi tập cho học sinh luyện viết đoạn theo bố cục của
bài tập làm văn.
3.3 Giải quyết vấn đề: Luyện học sinh viết đoạn
3.3.1/ Luyện cách viết đoạn mở bài
Trong bài Tập làm văn, mở bài là phần thứ nhất nhằm mục đích giới thiệu
đối tượng sẽ nói đến trong phần thân bài.
Đối với viết đoạn mở bài, các em có thể vào bài trực tiếp hoặc gián tiếp, có
em mở bài bằng một câu, nhưng có em mở bài bằng cả một đoạn nhưng không ai
được phép tách rời nội dung đã xây đựng được. Ở đây tuỳ nghệ thuật vào bài của
mỗi em mà giáo viên góp ý, không gò bó áp đặt các em. Tuy nhiên để các em lựa
chọn cách vào bài hay, hợp lí, tôi hướng dẫn cho học sinh một số cách vào bài như
sau:
* Mở bài bằng cách giới thiệu (mở bài trực tiếp)
Theo cách này, các em sẽ đề cập trực tiếp đến đối tượng mà các em đònh tả.
Ví dụ: Tả cây hoa hồng trong vườn nhà em.
“Ở trong vườn nhà em có trồng một cây hoa hồng. Bố em trồng đã được 4
năm rồi.”.
* Mở bài bằng cách nêu lý do (mở bài gián tiếp)
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
5
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Với cách này, các em phải nêu nguyên nhân, trường hợp nào em bắt gặp đối

tượng.
Ví dụ: Tả cây bóng mát trong sân trường em.
“Ở trường em trồng rất nhiều cây cho bóng mát như dầu bóng, sa kê, phượng
vó… Cây nào cũng cao lớn, xanh tốt , nhưng hơn cả là cây bàng được trồng cạnh
phòng thầy hiệu trưởng.” :
* Với 2 cách viết mở bài như đã hướng dẫn, tôi bắt đầu cho học sinh luyện
viết với đề bài: Tả cây hoa mà em yêu thích. Học sinh viết khá tốt. Các em vận
dụng được 2 cách mở bài để viết và có kết quả khá khả quan . Chẳng hạn như mở
bài trực tiếp của em Kiều Vi và mở bài gián tiếp của em Nhật Long . Các em đã
viết như sau:


Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
6
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
3.3.2/ Luyện cách làm phần thân bài:
Ở phần này tôi hướng dẫn để các em nắm được thân bài là phần thứ hai trong
bài Tập làm văn. Yêu cầu của phần thân bài là phải thể hiện được trọng tâm và
yêu cầu của đề bài. Khi làm, các em phải xây dựng được ba tiểu đoạn cơ bản
trong thân bài đó là :
- Đoạn tả bao quát hình dáng cây khi nhìn từ xa.
- Đoạn tả chi tiết các bộ phận của cây ( gốc, thân , cành, lá, hoa, quả ).
- Đoạn nêu ích lợi của cây.
Trong phần thân bài, những ý tưởng viết ra cần phải chân thực, đúng với
những điều mình thấy và cảm nhận được từ đối tượng. Cần hướng dẫn học sinh sử
dụng kết hợp nhiều giác quan phù hợp khi miêu tả như: mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi,
tai nghe,…
Cũng trong phần thân bài, ta có thể hướng dẫn các em miêu tả cây theo
những trình tự khác nhau. Tuỳ theo từng loại cây mà các em có thể tả theo trình tự
từng thời kì phát triển của cây hoặc tả theo trình tự từng bộ phận của cây .

Chẳng hạn: Trong bài Cây gạo, Vũ Tú Nam đã tả cây gạo theo trình tự từng
thời kì phát triển của cây.Đ là :
- Tả thời kì cây gạo đơm hoa.
- Tả thời kì cây gạo hết mùa hoa.
- Tả cây gạo trong thời kì kết trái.
Hoặc trong bài Cây trám đen, tác giả đã tả cây trám theo trình tự từng bộ
phận của cây. Đ là:
- Tả bao quát ( thân, cành ,lá) cây trám.
- Tả những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt hai loại trám đen:
trám đen tẻ và trám đen nếp.
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
7
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
- Nêu ích lợi của quả trám đen.
- Cảm nghó của tác giả đối với cây trám.
. Nhưng ta cần giúp học sinh nhớ rằng cho dù các em muốn miêu tả theo
trình tự nào đi chăng nữa thì trước tiên các em cũng phải lập được dàn bài chi tiết
trước khi tiến hành viết hoàn chỉnh bài văn. Có như thế thì bài văn mới nay đủ bố
cục và ý tứ , câu cú mới gãy gọn.
Ví dụ1ï: Tả cây hoa mà em yêu thích.
Học sinh cần thực hiện được dàn bài sau:
- Tả bao quát: Nhìn từ xa em thấy dáng hồng thế nào? Thân hồng cao ước
khoảng chừng nào?
- Tả từng bộ phận:
+ Gốc cây hồng ra sao? Màu gì? Rễ thế nào?
+ Thân cây hồng thế nào? Màu gì? Cành mọc ra sao ? Lá hồng hình dáng
thế nào ? Màu gì ? Nụ hồng hình gì? Nhỏ lớn khác nhau thế nào? Bông hồng mới
nở, nở từ lâu khác nhau ra sao? Cánh hoa, nh hoa màu gì? Hương hoa thoang
thoảng như thế nào? Sương sớm còn đọng, tiếng chim, ong bướm vờn quanh ra
sao?

Ví dụ 2: Tả cây có bóng mát trong sân trường em.( Tả cây bàng )
Học sinh cũng cần lập được dàn bài sau:
- Tả bao quát: Nhìn từ xa em thấy cây bàng giống vật gì?
- Tả từng bộ phận: Thân cây to, nhỏ? Màu sắc thế nào? Rễ bàng lộ trên
mặt đất hay cấm sâu trong lòng đất? Em có thể ví rễ bàng giống con vật gì? Cành
bàng , táng lá thế nào?Lá bàng có hình gì? To , nhỏ thế nào?
- Ích lợi của cây bàng đối với học sinh trong trường chúng em?
Khi đã hướng dẫn các em hoàn chỉnh 2 dàn bài trên , tôi tiến hành yêu cầu
các em tự chọn một trong hai dàn bài trên để lập dàn ý chi tiết một dàn bài cho
riêng mình. Khi đã có dàn ý với đầy đủ chi tiết rồi, tôi yêu cầu các em dựa vào
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
8
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
dàn ý chi tiết đó để diễn đạt ý thành câu văn đúng ngữ pháp. Sau đó trau chuốt lại
bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ( nhân hóa, so sánh…), sử dụng các chi tiết
cụ thể, các từ tượng hình , tượng thanh…, để câu văn thêm sinh động , hấp dẫn.
Đến lúc này khi mà trong tay mỗi em đều đã có một dàn ý chi tiết cho riêng
mình, tôi bắt đầu yêu cầu các em luyện viết đoạn thân bài cho bài văn miêu tả cây
mình chọn, và tôi nhận thấy kết quả rât khả quan. Nhìn chung học sinh viết câu
cũng khá tốt, đảm bảo được yêu cầu của một đoạn văn miêu tả cây cối. Bên cạnh
có nhiều em viết cũng rất hay. Chẳng hạn như đoạn tả cây bóng mát của em Bá
Nguyên hay đoạn tả cây hoa của em Phương Uyên như sau;
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
9
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
10
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang

11
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
3.3.3/ Luyện cách viết kết bài:
Tôi hướng dẫn để học sinh viết kết bài là phần sau cùng của bài Tập làm
văn. Yêu cầu thông thường của phần này là phải thể hiện, bộc lộ được tình cảm
chân thật của mình trước đối tượng đã đề cập. Kết bài có tự nhiên để lại dư âm
trong lòng người đọc. Có nhiều cách kết thúc bài khác nhau như kết bài mở rộng,
không mở rộng…. nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính của bài.
Cũng như mở bài các em nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại vấn đề thì cũng có thể
bằng nhiều cách nhưng chọn cách nào cho hay, cho phù hợp hơn, tôi hướng dẫn
các em chọn một trong những cách kết bài sau:
* Kết bài không mở rộng: Kiểu kết bài này chỉ nêu lên cảm nghó hoặc ích
lợi của đồ vật mà không cần bình luận gì thêm.
Ví dụ: Tả cây bàng ở sân trường.
Em rất yêu cây bàng ở trường em. Cây bàng có rất nhiều ích lợi. Nó
không những là cái ô che nắng , che mưa cho chúng em mà nó còn làm cho
trường em thêm đẹp .
* Kết bài mở rộng: Kiểu kết bài này nêu nội dung ý nghóa hoặc đưa ra lời
bình luận về cây cần tả.
Ví dụ: Tả cây hoa em thích.
Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung vì hoa hồng tô điểm cho vẻ đẹp
của cuộc sống, có thể làm quà tặng người thân, trang trí nhà cửa,… Mỗi khi đi học
về, hay mỗi lúc học bài xong , em thường giúp bố chăm sóc cây. Vì mẹ em bảo
rằng:” Hoa liền cành mới giữ được vẻ đẹp tự nhiên và màu sắc lâu bền”
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
12
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
* Sau khi hướng dẫn học sinh các cách viết đoạn kết bài , tôi cũng tập cho
các em luyện viết và kết quả là nhiều viết cũng rât hay. Như kết bài không mở
rộng của em Thanh Vi hay kết bài mở rộng của em Bá Nguyên :

4. Những biện pháp đã áp dụng
Giáo viên đứng lớp nhiệm vụ chính là giảng dạy. Muốn hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình bản thân tôi đã tìm tòi tài liệu tham khảo đối với môn Tiếng Việt,
nhất là phân môn Từ ngữ và Tập làm văn vì phân môn từ ngữ bổ sung rất nhiều
cho phân môn Tập làm văn. Thế nhưng chỉ dạy những gì có trong Sách giáo khoa
không thôi là chưa đủ mà còn hướng dẫn cho học sinh tìm tòi thêm ở sách tham
khảo. Tuy nhiên không có cách dạy nào là tối ưu cả mà tuỳ tình hình thực tế và
tuỳ từng loại đối tượng mà chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Đối với lớp tôi, khi dạy học sinh xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối, tôi
hướng dẫn học sinh xây dựng các đoạn bằng nhiều cách khác nhau và cứ thế mỗi
em đều tập viết. Dần dần chính bản thân các em cũng thấy được sự tiến bộ của
mình qua từng đoạn, từng bài. Từ đó, các em cảm thấy yêu thích môn học này hơn
chứ không còn cảm giác sợ sệt như trước kia.
Qua gần một năm thử nghiệm giải pháp của mình, tôi nhận thấy việc giúp
học sinh lớp 4A xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối đã có kết quả tốt. Sự tiến bộ
của các em qua từng giai đoạn có mức tăng rõ rệt. Cụ thể kết quả như sau:
Thời điểm Số học sinh viết được đoạn văn miêu tả cây cối đạt yêu cầu
Đầu năm 7/35
Giữa HK1 14/35
Cuối HK1 20/35
Hiện nay 32/35
C. KẾT LUẬN
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
13
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
* Bài học kinh nghiệm:
Để giảng dạy tốt, người giáo viên cần phải có những yêu cầu sau:
+ Luôn tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp, tìm đọc tài liệu, phấn đấu nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa và tài
liệu hướng dẫn để xác đònh đúng mục đích, yêu cầu của từng bài dạy.

+ Sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức trong giờ dạy để phát huy
hết khả năng tối ưu của từng phương pháp giảng dạy. Rèn cho học sinh có thói
quen chuẩn bò bài ở nhà thật chu đáo, áp dụng phương pháp tự học trong quá trình
tự học.
+ Tạo không khí lớp học thoải mái, sôi nổi, hào hứng, học sinh tích cực trong
hoạt động, phát huy khả năng độc lập sáng tạo nơi học sinh, kích thích tinh thần thi
đua vươn lên trong học tập của học sinh.
+ Quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yêu thích văn học. Đồng thời
giúp học sinh yếu kém vươn lên. Dạy toàn lớp, song cần quan tâm đến từng cá
nhân học sinh.
* Phạm vi áp dụng:
Quá trình nghiên cứu và thực hiện “Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng
đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cốit”, bản thân tôi rất phấn khởi vì nhận thấy
học sinh của mình học tập tiến bộ. Kinh nghiệm này tôi đã trao đổi cùng các anh
chò em trong tổ, các anh chò em cũng đồng tình. Song song đó, bản thân tôi cũng
nhận thấy rằng bên cạnh việc hướng dẫn học sinh xây dựng được đoạn văn miêu
tả cây cối thì người giáo viên cũng cần sửa chữa cho học sinh đúng lúc, kòp thời
(các em cùng tham gia nhận xét, đánh giá, sửa sai trong tiết trả bài viết) thì kết
quả đạt được sẽ cao hơn.
Trên dây chỉ là kinh nghiệm của bản thân trong việc “nghiệm giúp học sinh
xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối”, tôi đã áp dụng cho lớp 4A của
tôi với kết quả rất khả quan. Tuy nhiên vì điều liện hạn hẹp về thời gian nên việc
nghiên cứu đề tài của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong hội đồng các
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
14
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
cấp và các đồng nghiệp nhận xét, bổ sung, góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thò trấn, ngày 12/03/2010
Người viết

Huỳnh Thò Hà Anh
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
15
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
MỤC LỤC
Bảng tóm tắt đề tài
A. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………………………………… …1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………………………………… ………
1
2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………………… ……
2
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………
………2
4. Giả thiết khoa học…………………………………………………………………………………………………………
…2
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………………………… …
2
B. NỘI DUNG…………………………………………………………………………………………………………………………… 3
1. Cơ sở lý luận………………………………………………………………………………………………………………… ……3
2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………………………………………………… ……4
3. Nội dung vấn đề……………………………………………………………………………………………………………….4
3,1/ Vấn đề đặt ra…………………………………………………………………………………………………………………… 4
3.2/ Yêu cầu cần đạt………………………………………………………………………………………………………………… 4
3.3/ Giải quyết vấn đề _ Luyện học sinh viết đoạn………………………………………………………5
4. Những biện pháp đã áp dụng và kết quả cụ thể…………………………………………………11
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………………………………12
* Bài học kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………….12
* Phạm vi áp dụng……………………………………………………………………………………………………………………12
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
16

Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
TÀI LIỆU THAM KHẢO
oOo
1. Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Ở Tiểu Học _ Tập 1 trường ĐHSP Hà
Nội, 1994_Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh.
2. Phương Pháp Dạy Tiếng Việt Ở Tiểu Học _ Tập 2 trường ĐHSP Hà
Nội, 1995_Lê Phương Nga, Nguyễn Trí.
3. 150 Bài Tập Rèn Luyện Kỹ Năng Xây Dựng Đoạn Văn _ NXB GD
1997_Nguyễn Quang Minh.
4. Tiếng Việt Thực Hành _ NXB GD, 1998_Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ
Việt Hùng.
5. Bồi dưỡng và phát triển văn Tiểu học- NXB ĐÀ Nẵng- Lê Thanh
Thuý, Ngô Lê Hương Giang.
6. – Sách Dạy TLV Ở Trường Tiểu Học _ NXB GD_Nguyễn Trí.
– Sách Giáo Viên: Tiếng Việt 4_tập 2.
– Sách Giáo Khoa: Tiếng Việt 4_tập 2.
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
17
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
PHIẾU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN VÀ ĐỀ TÀI NCKH
TIÊU CHUẨN
NHẬN XÉT ĐIỂM
Đề tài đưa ra
giải pháp mới
( Tối đa 25
điểm)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………
Hiệu quả
áp dụng
( Tối đa 50
điểm)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Phạm vi
áp dụng
( Tối đa 25
điểm)
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
18
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
TỔNG CỘNG : ……………………… ĐIỂM * Giám khảo 1 : …………………………………………………ký tên:
XẾP LOẠI : ……………………… * Giám khảo 1 : ……………………………………………… ký tên:
* Giám khảo 1 : …………………………………………… ký tên:

Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
I – Cấp đơn vị ( Trường ):
* Nhận xét : ………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
* Xếp loại :……………………………………………………………………………….

Chủ tịch Hội đồng khoa học

…………………………
II – Cấp cơ sở ( Phòng Giáo dục ) :
*Nhận xét : …………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
* Xếp loại : …………………………………………………………………………
Chủ tịch Hội đồng khoa học

……………………………
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
19
Kinh nghiệm giúp học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
III –Cấp ngành ( Sở GD-ĐT ):
* Nhận xét : ………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
* Xếp loại : ……………………………………………………………………………….
Chủ tịch Hội đồng khoa học
……………………………
Giáo viên : Huỳnh Thò Hà Anh Trang
20

×